A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức :
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
2. Kỹ năng :
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
Tuần 11 Tiết 44 Ngày dạy : - 8A1: // - 8A2: // Văn bản ÔN DỊCH, THUỐC LÁ Theo Nguyễn Khắc Viện A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức : - Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội. - Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản. 2. Kỹ năng : - Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. - Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội. 3. Thái độ : Xác định quyết tâm phòng chống thuốc lá trong gia đình, nhà trường và xã hội. B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : - GV : + Sgk + giáo án. + Một số tranh ảnh, tờ rơi về phòng chống tệ nạn hút thuốc lá. - HS : + Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk. + Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người và cộng đồng. C/ PHƯƠNG PHÁP : Động não + thảo luận nhóm + viết sáng tạo. D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC : 1. Kiểm tra bài cũ : - Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ? - Mục đích lớn nhất của tác giả khi viết văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là gì ? - Nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường tự nhiên ? - Những nguyên nhân nào khiến bao bì ni lông có thể gây nguy hại đến sức khỏe của con người ? - Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 cho em hiểu biết mới mẻ nào về việc : “Một ngày không dùng bao bì ni lông” ? 2. Bài mới : Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. Hút thuốc lá và thuốc lào là một thói quen, hút nhiều thành nghiện, khó lòng cai, bỏ được. Nghiện thuốc lá, thuốc lào đã từ lâu trở thành căn bệnh khó chữa đối với nhiều người. Hút thuốc không chỉ tốn tiền mà còn đem lại rất nhiều hậu quả to lớn, tai hại không lường hết. Đến mức chống thuốc lá từ lâu đã trở thành một vấn đề khoa học – xã hội mang tầm thế giới. Văn bản Ôn dịch, thuốc lá là một trong những tiếng còi báo động vấn đề này. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS BÀI HS GHI Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản. - GV giới thiệu để HS nắm sơ lược về tác giả, tác phẩm : + Nguyễn Khắc Viện đỗ bác sĩ tại Pháp trong thập niên 40 của thế kỷ XX. + Ông là người am hiểu về nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đặc biệt là y học. + Ông là tấm gương tiêu biểu trong việc bảo vệ, chăm lo sức khỏe cho con người. Một trong những cống hiến nổi bật của ông ở lĩnh vực y học. Nhiều tác phẩm của ông viết về phòng bệnh và chữa bệnh là bài học bổ ích cho mọi người. - Tính nhật dụng của văn bản thuyết minh này biểu hiện ở vấn đề xã hội nào mà nó muốn đề cập ? - GV nói thêm : Văn bản dài, nhiều phạm vi, người soạn sách đã lượt bớt, phần giữ lại chỉ có phần đầu, phần cuối nhưng vẫn tương đối hoàn chỉnh. - Chú ý lắng nghe. I. Tìm hiểu chung : - Với nội dung đề cập về vấn đề bức thiết trong cuộc sống hiện nay (tệ nạn hút thuốc lá), văn bản Ôn dịch, thuốc lá được gọi là văn bản gì ? Văn bản này được tình bày bằng phương thức biểu đạt nào ? Nêu chủ đề. - GV khẳng định. - Trả lời : + Văn bản thuộc cụm văn bản nhật dụng. + Phương thức biểu đạt : Nghị luận kết hợp yếu tố thuyết minh. + Chủ đề của văn bản : Tác hại của thuốc lá. - Ôn dịch, thuốc lá : là văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề xã hội có nhiều tác hại. Nhan đề văn bản thể hiện quan điểm, thái độ đánh giá đối với tệ nạn thuốc lá. - Hãy nhắc lại : Thế nào là văn bản nghị luận ? Thế nào là văn bản thuyết minh ? - HS nhắc lại : + Nghị luận : Xác lập tư tưởng, quan điểm nào đó bằng luận điểm, luận cứ. + Thuyết minh : Cung cấp kiến thức thông dụng, cần thiết bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. - GV yêu cầu HS đọc chú thích để nắm nghĩa các từ khó đặc biệt là các thuật ngữ khoa học (niêm mạc, lông rung, nang phổi, hắc ín, ni-cô-tin). - Xem chú thích Sgk/121. - Một số thuật ngữ khoa học. Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản. - GV hướng dẫn đọc : đọc rõ ràng, mạch lạc, phần chữ in nghiêng cần đọc chậm. II. Đọc – hiểu văn bản : + GV đọc : Từ đầu đến “Aids”. - Chú ý theo dõi. + 1HS đọc : “Ngày trước cộng đồng”. - 3HS đọc theo yêu cầu. + 1HS đọc : “Có người bảo nêu gương xấu”. + 1HS đọc : Phần còn lại. - GV nhận xét cách đọc của HS. - Bố cục của văn bản được chia làm mấy phần ? Chỉ ra và nêu nội dung từng phần. - 1HS tìm bố cục : 4 phần. + P1. Từ đầu “Aids” : Nêu tầm quan trọng của vấn đề ôn dịch, thuốc lá đe dọa sức khỏe, tính mạng con người còn nặng hơn cả Aids. + P2. Tiếp theo “cộng đồng” : Tác hại của thuốc lá đối với bản thân người hút. + P3. Tiếp theo “nêu gương xấu” : Tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng (những người không hút – hút thụ động). + P4. Phần còn lại : Thanh niên, con đường phạm pháp được mở đầu từ thuốc lá. Lời kêu gọi cả thế giới đứng lên chống lại ôn dịch, thuốc lá. - Nhận xét. - GV khẳng định. - Qua phần bố cục, em hiểu nội dung văn bản này nói lên vấn đề gì ? - Tác hại của thuốc lá và lời khuyên không nên sử dụng nó. - GV chốt : Tác giả cung cấp các tri thức về tác hại của thuốc lá để bạn đọc nhận thức và quyết tâm bài trừ nó. - Ôn dịch là gì ? - Ôn dịch là một thứ bệnh nguy hiểm lan truyền rộng, làm chết người hàng loạt (VD : dịch H5 N1, H1 N1). - Ôn dịch, thuốc lá : Tác giả đặt dấu phẩy sau từ ôn dịch nhằm mục đích gì ? - Phân tách thành hai vế, tỏ ý nhấn mạnh. - GV chốt : Dấu phẩy được dùng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê sợ : “Thuốc lá” ! Mày là là đồ ôn dịch ! - Vì sao tác giả lại khẳng định như thế ? Chúng ta đi vào tìm hiểu tác hại của thuốc lá. - Ở phần nêu vấn đề, tác giả cung cấp cho ta thông tin gì ? (Điều gì là nguy hiểm ? Điều gì là đáng chú ý hơn ?). - Các bệnh nguy hiểm như dịch hạch, thổ tả nhưng đáng chú ý là tệ nghiện thuốc lá. 1. Tác hại của thuốc lá : - GV chốt, giải thích : Tệ nghiện muốn bỏ cần thời gian rất lâu. - Câu nào thể hiện chủ đề của văn bản ? Dựa vào cơ sở khoa học nào mà tác giả khẳng định điều đó ? - “Ôn dich, thuốc lá” đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả Aids. Hàng vạn công trình nghiên cứu. Đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người. - Aids là gì ? Sự suy hại của Aids như thế nào ? - Trả lời. - GV giải thích : Aids là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong). - GV chốt : Vậy mà ôn dịch, thuốc lá còn nặng hơn cả Aids. - GV chuyển : Vậy để hiểu thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng của con người ra sao ? Ta đi vào phân tích phần a. - Để tạo sự thuyết phục, gây sự chú ý đối với người đọc, người nghe, tác giả đã dẫn lời của ai ? Câu nói đó là gì ? - Tác giả dẫn lời của Trần Hưng Đạo : “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”. a. Sức khỏe : - Vậy theo em, tại sao tác giả lại dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi đi vào tác hại của thuốc lá ? - Tác giả ví tằm, dâu với cái gì ? - Em hiểu gì về câu nói của Trần Hưng Đạo ? - Trả lời : + Tằm : Khói thuốc lá. + Dâu : Con người, sức khỏe của con người. - Vậy lấy câu nói của Trần Hưng Đạo để so sánh với tác hại của việc hút thuốc lá, tác giả muốn làm nổi bật điều gì ? - Giặc gặm nhấm, từ từ chắc chắn đáng sợ hơn đánh mạnh, đánh nhanh. - GV chốt : BPTT so sánh cụ thể, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao. - GV nói thêm : Cũng như các em đã thấy người hút thuốc không lăn đùng ra chết, không say bê bết mà chất độc thấm vào cơ thể từ từ, họ khó nhận biết được. Trước mắt, khi hút họ chỉ tháy có cảm giác sảng khoái, tỉnh táo, khi phì phèo điếu thuốc. Đó là biểu tượng của sự sành điệu (họ quên đi nguy hiểm do khói thuốc lá mang lại). - Vậy khói thuốc lá có tác hại cụ thể như thế nào đến người hút ? - Đối với người hút, gây nhiều căn bệnh (nhẹ là ho hen, viêm phế quản, ; nặng là ung thư phổi, vòm họng,). * Đối với người hút : Gây nhiều căn bệnh. + Nhẹ : ho hen, viêm phế quản, + Nặng : ung thư phổi, vòm họng, - Sau khi đã tìm hiểu về tác hại của thuốc lá, em có suy nghĩ gì ? - Suy nghĩ, trình bày. - GV chuyển : Vậy mà để biện minh cho việc này có một số ý kiến đưa ra là : “Tôi hút, tôi bệnh, mặc tôi !”. Từ đó, tác giả đã khéo léo bác bỏ luận điệu sai lầm ấy bằng lòng nhiệt thành và thuyết phục để khẳng định không chỉ bản thân người hút mới mắc bệnh mà ngay cả người xung quanh (người hút thụ động) cũng bị ảnh hưởng theo. - Hút thuốc lá còn làm ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào ? - Đối với người xung quanh, cũng bị mắc bệnh giống như người hút. * Đối với người xung quanh : + Mắc bệnh như người hút. + Đối với phụ nữ mang thai : sinh non, trẻ suy yếu. ® Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. - GV chốt : Đáng lưu ý là tác hại của thuốc lá đối với mẹ mang thai, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, ảnh hưởng đến cộng đồng (tác hại to lớn, lâu dài). - GV nói thêm về tác hại của thuốc lá đối với môi trường không khí, môi trường đất, có thể làm cháy nhà, cháy rừng (Lồng ghép BVMT) - GV cho HS xem tranh ảnh về tác hại của việc hút thuốc lá (nếu có). - Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, môi trường, thuốc lá còn gây tác hại về mặt nào nữa ? - Ảnh hưởng kinh tế, đạo đức. b. Kinh tế và đạo đức : - Hút thuốc lá còn ảnh hưởng như thế nào về mặt kinh tế gia đình ? - Tốn kém tiền của. - Tốn kém. - Người lớn hút thuốc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc giáo dục trẻ em ? - Trẻ em bắt chước người lớn, không ngoan - Trẻ em hút thuốc còn ảnh hưởng như thế nào đến đạo đức ? - Hút thuốc ® trộm cắp ® nghiện ® nghiện ma túy ® Aids. - Tốn tiền, hủy hoại lối sống, nhân cách của con người. - Sau khi giúp chúng ta thấy tác hại to lớn của thuốc lá, tác giả nêu lên ý kiến gì ? Thông qua những câu nói nào ? - Kêu gọi mọi người ngăn ngừa, chống lại. Câu nói : “Nghĩ đến mà kinh ! Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.” - Lớp nhận xét. 2. Kiến nghị : Ngăn ngừa chống lại. - Các nước đã có những biện pháp nào chống lại ôn dịch này ? - Quan sát Sgk. - Trả lời. - Để đáp ứng lời kêu gọi của tác giả, em phải làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng ? - Trả lời. - Quyết tâm không hút thuốc lá. - Tuyên truyền vận động mọi người. - Nêu nhận xét về cách lập luận của văn bản. - Nêu nhận xét. 3. Nghệ thuật : - Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học. - Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản ? - Trả lời. - Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội. - GV nêu câu hỏi liên hệ : Thông qua văn bản, ta rút ra được bài học gì ? (Động não) - Tự liên hệ, trình bày ý tưởng. 4. Ý nghĩa văn bản : Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá. - Bản thân em hưởng ứng lời kêu gọi phòng chống thuốc lá ở Việt Nam như thế nào ? - Tự bộc lộ (Tuyệt đối không thử, không hút, tránh xa ; đồng thời tuyên truyền người thân, người địa phương nơi em đang sống hưởng ứng chiến dịch phòng chống hút thuốc lá – ngày 31/5 ở Việt Nam hằng năm). Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. III. Tổng kết : Ghi nhớ Sgk/122. - Nạn nghiện thuốc lá có tác hại như thế nào đối với cuộc sống gia đình và xã hội ? Muốn chống lại nó ta cần phải làm gì ? - HS phát biểu. - HS đọc ghi nhớ Sgk/122. Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn luyện tập. (Thảo luận nhóm + viết sáng tạo) - GV chốt. - 1HS đọc yêu cầu BT2 Sgk/122. - HS lên bảng trình bày : treo bảng phụ của nhóm thảo luận chuẩn bị sẵn ở nhà. IV. Luyện tập : 2. Ghi lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc bản tin của Báo Sài Gòn tiếp thị (Sgk/122). Ù Hoạt động 6 : Hướng dẫn tự học. - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : + Học thuộc lòng ghi nhớ Sgk/122. + Thực hiện yêu cầu BT1. + Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người và cộng đồng. - Chuẩn bị bài mới : “Trả bài kiểm tra” (Tập làm văn – số 2 + Văn). + Hệ thống hóa kiến thức đã học về truyện ký hiện đại Việt Nam. + Ôn tập văn bản tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. + Xem lại đề bài tập làm văn – số 2 + dàn ý (đề 2, 3 Sgk/103). µ * Rút KN :
Tài liệu đính kèm: