Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Văn bản: Ôn tập truyện ký Việt Nam

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện ký đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật.

 - Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.

 - Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.

 2. Kỹ năng :

 - Khái quát, hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.

 - Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.

 3. Thái độ : Cảm nhận và thể hiện được ý kiến của bản thân về nét riêng, độc đáo của mỗi tác phẩm đã học.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Văn bản: Ôn tập truyện ký Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 37
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Bài 9, 10
Văn bản
ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện ký đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật.
	- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
	- Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
	2. Kỹ năng : 
	- Khái quát, hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
	- Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.
	3. Thái độ : Cảm nhận và thể hiện được ý kiến của bản thân về nét riêng, độc đáo của mỗi tác phẩm đã học.	 
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV :
	+ Chuẩn bị thật kỹ nội dung ôn tập.
	+ Hướng dẫn, nhắc nhở HS chuẩn bị thật tốt nội dung ôn tập dựa theo các câu hỏi gợi ý trong Sgk/104.
	- HS : 
	+ Chuẩn bị thật tốt nội dung ôn tập dựa theo các câu hỏi gợi ý trong Sgk/104 trước khi đến lớp.
	+ Kẻ sẵn bảng thống kê những truyện ký Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu mục 1 Sgk/104.
	+ 1 bảng phụ/nhóm, thảo luận nhóm, phân công HS trong nhóm ghi nội dung ôn tập theo yêu cầu của GV (mỗi nhóm 1 văn bản, câu 1 Sgk/104) trước khi 
đến lớp.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Động não.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Nhận xét nào nói đúng nhất nguyên nhân khiến hai cây phong chiếm vị trí quan trọng và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện ?
	A. Hai cây phong gắn bó với những kỷ niệm xa xưa (tuổi học trò) của người kể chuyện.
	B. Hai cây phong là nhân chứng hết sức xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai.
	C. Hai cây phong là dấu hiệu để người kể chuyện nhận ra ngôi làng 
Ku-ku-rêu của mình mỗi lần đi xa về.
	D. Cả A, B và C đều đúng.
	- Hãy cho biết nghệ thuật đặc sắc và nội dung chính của văn bản “Hai 
cây phong”.
	- Tại sao có thể nói người kể chuyện (một họa sĩ) đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa ? Tìm chi tiết minh họa.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Vừa qua, các em đã được học 4 văn bản truyện ký Việt Nam. Đó là những văn bản nào ?	
	GV yêu cầu 1HS kể tên 4 văn bản truyện ký Việt Nam đã học :
	1. Tôi đi học (Thanh Tịnh).
	2. Trong lòng mẹ (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng).
	3. Tức nước vỡ bờ (trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố).
	4. Lão Hạc (Nam Cao).
	Trong tiết học này, các em sẽ ôn tập nhằm hệ thống hóa kiến thức đã học về truyện ký Việt Nam qua các mặt : nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật để làm cơ sở cho tiết kiểm tra Văn sắp tới (kiểm tra 1 tiết – tiết 41, tuần 11).
	HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm truyện ký đã học (lập bảng). 
- GV gọi đại diện nhóm trình bày phần chuẩn bị của nhóm theo yêu cầu đối với từng văn bản (mỗi nhóm 1 văn bản – GV đã giao nhiệm vụ trong tiết học trước).
- GV chốt, hướng dẫn HS ghi bài vào vở bài học.
- Đại diện nhóm trình bày phần chuẩn bị của nhóm theo yêu cầu.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện 
kiến thức.
I. Hệ thống hóa kiến thức :
	1. Lập bảng thống kê bốn văn bản truyện ký 
Việt Nam đã học từ 
đầu năm : 
TT
TÊN 
VĂN BẢN, 
TÁC GIẢ
THỂ LOẠI
PT 
BIỂU ĐẠT
NỘI DUNG 
CHỦ YẾU
ĐĐ NT
1
Tôi đi học
Thanh Tịnh
(1911-1988)
In trong tập “Quê mẹ”
Truyện ngắn
Tự sự 
xen miêu tả 
và trữ tình
Những kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên.
- Truyện giàu chất thơ.
- Những hình ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm.
2
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng
(1918-1982)
Trích 
“Những ngày thơ ấu”
Hồi ký
(Tự truyện)
Tự sự 
xen miêu tả 
và trữ tình
Nỗi đau khổ, cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ 
bất hạnh.
Văn hồi ký chân thực, trữ tình thiết tha.
3
Tức nước 
vỡ bờ
Ngô Tất Tố
(1893-1954)
Trích 
“Tắt đèn”
Tiểu thuyết
Tự sự 
xen miêu tả 
và trữ tình
Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời ; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động, hấp dẫn.
4
Lão Hạc
Nam Cao
(1915-1951)
Trích 
“Lão Hạc”
Truyện ngắn
Tự sự 
xen miêu tả 
và trữ tình
Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với những người nông dân.
Nhân vật được đào sâu tâm lý, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt vừa chân thực vừa đậm chất triết lý và trữ tình.
Ù Hoạt động 3 : Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện ký đã học. 
- GV hướng dẫn HS khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tuyện ký đã học.
- Hãy cho biết các tác phẩm tuyện ký đã học thể loại gì ? Cho biết phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu, đặc sắc nghệ thuật
- Dựa vào bảng thống 
kê mục I để trả lời : 
Đều là văn bản tự sự, 
là truyện ký hiện đại (được sáng tác vào thời kỳ 1930 – 1945).
	2. Những nét nổi bật cả về nội dung, hình thức nghệ thuật của các tác phẩm truyện ký 
đã học : 
- GV tổng kết, hướng dẫn HS ghi nội dung bài vào vở.
- Khái quát nội dung, nghệ thuật và trả lời.
- Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước 1945 (bộ mặt xấu xa của tầng lớp thống trị, đời sống cực khổ của người dân).
- Thể hiện sự đồng cảm, thương yêu, sự trân trọng, ngợi ca phẩm chất tốt 
đẹp của tác giả đối với những người nghèo khổ, bất hạnh.
- Những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự (kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm, lựa chọn ngôi kể, xây dựng nhân vật).
Ù Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập. 
- GV nêu lần lượt từng yêu cầu để HS thực hiện (HS trình bày miệng).
- Thực hiện theo từng yêu cầu của GV nêu.
II. Luyện tập : 
- Chỉ ra các chi tiết tiêu biểu của thể loại truyện ký trong một tác phẩm 
đã học.
- Phát hiện các chi tiết góp phần khắc học vẻ đẹp của các nhân vật bé Hồng, chị Dậu, lão Hạc.
- Phân tích lối viết chân thực, sinh động (bút pháp hiện thực) ở một văn bane truyện đã học.
- Phân tích lời văn tự sự giàu cảm xúc ở một văn bản truyện ký đã học.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Soạn bài, lập bảng ôn tập ở nhà theo hướng dẫn trong Sgk.
	+ Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật trong một tác phẩm truyện ký đã học.
	- Chuẩn bị bài mới : “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” Sgk/105, 106.
	+ Đọc văn bản Sgk/105, 106 (chú ý phát âm chính xác các thuật ngữ 
chuyên môn).
	+ Tìm hiểu chú thích Sgk/106. Đặc biệt chú ý nghĩa của các thích 1, 2 và 6 (phân hủy, pla-tíc và miễn dịch).
	+ Trả lời câu hỏi 1, 3 Sgk/107.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
I/ Tìm hiểu chung : 	
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết
văn bản. (KN Giao tiếp + Lồng ghép tư tưởng HCM)
II/ Đọc - hiểu văn bản :
Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. (KN Suy nghĩ sáng tạo/KT Động não)
III/ Tổng kết : Ghi nhớ 
Sgk/92.
CÂU HỎI GỌI Ý TÌM HIỂU BÀI MỚI
	- Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp : “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” ? Để làm sáng tỏ nguyên nhân ra đời của bản thông điệp, phần đầu văn bản (từ đầu chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”) nêu lên những 
ý gì ?
	- Việt Nam gia nhập tổ chức “Ngày Trái Đất” vào năm nào ? Với chủ 
đề gì ?
	- Tác hại và giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông ?
	+ Bao bì ni lông được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Hãy lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống để chứng minh điều đó. Bên cạnh những ưu điểm đó bao bì ni lông còn có hạn chế gì ? Tại sao lại như vậy ?
	+ Ngoài những tác hại nêu trong văn bản, bao bì ni lông còn có tác hại 
nào nữa ?
	+ Nêu một số hình thức xử lý bao bì ni lông mà em biết. Hạn chế của những biện pháp đó là gì ?
	+ Văn bản này đã đưa ra những giải pháp nào cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông ? Em có nhận xét gì về các giải pháp đó ? Theo em, những biện pháp đó có hiệu quả không ?
	- Văn bản này được kết thúc bằng vấn đề gì ? Em biết có gì đặc biệt trong trong cách sử dụng từ ngữ trong đoạn kết này ? 
	- Nêu nhận xét về cách lập luận, lý lẽ của văn bản.
	- Học xong bài này, em dự định sẽ làm những gì để góp phần bảo vệ môi 
trường ? Em còn biết những việc làm nào, những phong trào nào nhằm bảo vệ môi trường Trái Đất trên thế giới ở nước ta hoặc ở địa phương em ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 37 On tap truyen ky Viet Nam.doc