Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Viết bài tập làm văn – số 3

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu của học sinh về văn thuyết minh.

 - Nắm được phương pháp trình bày bài văn thuyết minh.

 - Từ đó giúp học sinh tự đánh giá khả năng của bản thân trong việc học tập các nội dung trên để có những điều chỉnh các hoạt động học tập nhằm học tốt hơn ở các nội dung tiếp theo.

II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA :

 - Hình thức kiểm tra : Kiểm tra viết (tự luận).

 - Cách tổ chức kiểm tra : HS làm bài viết tại lớp.

III/ THIẾT LẬP MA TRẬN :

 1. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học của phân môn :

 - Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

 - Phương pháp thuyết minh

 - Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

 - Luyện nói : Thuyết minh về một thứ đồ dùng

 2. Xây dựng khung ma trận :

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2975Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Viết bài tập làm văn – số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 54, 55
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Tập làm văn
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN – SỐ 3 
(Văn thuyết minh)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu của học sinh về văn thuyết minh.
	- Nắm được phương pháp trình bày bài văn thuyết minh.
	- Từ đó giúp học sinh tự đánh giá khả năng của bản thân trong việc học tập các nội dung trên để có những điều chỉnh các hoạt động học tập nhằm học tốt hơn ở các nội dung tiếp theo.
II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA :
	- Hình thức kiểm tra : Kiểm tra viết (tự luận).
	- Cách tổ chức kiểm tra : HS làm bài viết tại lớp.
III/ THIẾT LẬP MA TRẬN :
	1. Liệt kê và chọn các đơn vị bài học của phân môn :
	- Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
	- Phương pháp thuyết minh
	- Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
	- Luyện nói : Thuyết minh về một thứ đồ dùng
	2. Xây dựng khung ma trận :
 Mức độ
Chủ đề
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
Văn thuyết minh về một thứ đồ dùng
1
1
Tổng số câu
1
1
Tổng số điểm
10
10
IV/ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA : 
ĐỀ KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN
BÀI VIẾT SỐ 3
(Thời gian làm bài 90 phút)
Đề : (10,0 điểm).
Học sinh chọn một trong hai đề sau :
1. Thuyết minh về cây bút bi.
2. Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
V/ HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM :
Đề 1 : 
	a/ Mở bài : (1,5 điểm).
	Giới thiệu về bút bi và nêu vai trò của nó đói với con người nói chung, học sinh nói riêng.
	b/ Thân bài : (7,0 điểm).
	- Giới thiệu về nguồn gốc của bút bi (Ai sáng tạo ra ? Từ bao giờ ? Ở 
đâu ?). (0,5 điểm)
	- Nêu cấu tạo, đặc điểm của bút bi (Gồm mấy bộ phận ? Đặc điểm của từng bộ phận như thế nào ?). (2,5 điểm)
	- Nêu các chủng loại của bút bi (Có những loại bút nào ?). (0,5 điểm)
	- Những cơ sở sản xuất bút bi nổi tiếng ? (0,5 điểm)
	- Công dụng của bút bi (Có vai trò gì ? Tác dụng ? Ý nghĩa ?). (1,5 điểm)
	- Cách sử dụng và bảo quản bút bi. (1,5 điểm)
	c/ Kết bài : (1,5 điểm).
	Nêu khái quát về giá trị của bút bi.
Đề 2 : 
	a/ Mở bài : (1,5 điểm).
	- Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam : Tà áo quê hương đã đem lại vẻ đẹp đoan trang, quyến rũ cho người phụ nữ Việt Nam.
	- Chiếc áo dài được coi là Quốc phục.
	b/ Thân bài : (7,0 điểm).
	- Lịch sử của chiếc áo dài (Ra đời khi nào ? Do ai sáng tạo ?...).
	- Đặc điểm của chiếc áo dài (Áo dài có những đặc điểm gì nổi bật ?).
	- Giá trị, ý nghĩa của áo dài (Trong đời sống tinh thần, trong thời trang thế giới ?...).
	c/ Kết bài : (1,5 điểm).
	- Khẳng định giá trị của áo dài. 
	- Cảm xúc của bản thân.
Ù Hướng dẫn tự học :
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : Ôn tập về kiểu bài văn thuyết minh.
	- Chuẩn bị bài mới : “Đọc thêm : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” Sgk/146148.
	+ Đọc văn bản “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”.
	+ Xem chú thích Sgk/146, 147.
	+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 và 4 (Chuẩn bị kỹ câu 4).
	+ Chuẩn bị trước ở nhà phần luyện tập Sgk/148.
	+ Đọc thêm Sgk/148.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 54,55 Viet bai TLV so 3.doc