Văn bản: CHIẾU DỜI ĐÔ (Thiên đô chiếu)
Lí Công Uẩn
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu biết bước đầu về thể chiếu.
- Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lí Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở 1 thời kì lịch sử.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Chiếu: Thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô tự Hoa Lư ra thành Thanh Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu 1 văn bản viết theo thể chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống dân tộc.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phát vấn, đàm thoại, giảng bình, phương pháp khăn phủ bàn,
Hiểu biết bước đầu về thể chiếu. - Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lí Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở 1 thời kì lịch sử. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Chiếu: Thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua. - Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. - Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô tự Hoa Lư ra thành Thanh Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu 1 văn bản viết theo thể chiếu. - Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể. 3. Thái độ: Tự hào về truyền thống dân tộc. C. PHƯƠNG PHÁP - Phát vấn, đàm thoại, giảng bình, phương pháp khăn phủ bàn, D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS - Lớp 8A1: SS: , Vắng.(....) - Lớp 8A2: SS: , Vắng.(....) 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng và diễn cảm văn bản phiên âm chữ Hán và bản địch thơ 2 bài Ngắm trăng. Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ - Qua bài thơ, em nhận rõ hơn tâm hồn của người tù cộng sản như thế nào ? 3. Bài mới: * Vào bài: Dân tộc Việt Nam ta, đã trãi qua bốn nghìn năm lịch sử. Cùng với từng ấy thơi gian cũng là từng ấy năm tháng dân tộc ta thể hiện sự tự cường của mình. Điều đó được ghi nhận sâu sắc cũng là nhờ vào những trang văn hào hùng. Vậy tinh thần ấy được thể hiện như thế nào ta cùng tìm hiểu cụ thể qua văn bản Chiếu dời đô. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG Hs: Đọc chú thích Gv: Hãy nêu vài nét về tác giả – tác phẩm? Gv: Thế nào là thể chiếu? Hs: trả lời. * Hoạt động 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN GV cùng hs đọc với giọng điệu trang trọng, nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình. Giải thích từ khó Tìm hiểu văn bản Gv: Bài chiếu này thuộc kiểu vb nào đã học? Vấn đề nghị luận ở bài chiếu này là gì ? Vấn đề đó được trình bày bằng mấy luận điểm ? Mỗi luận điểm ứng với đoạn nào? Hs: Luận điểm 1: Vì sao phải dời đô (từ đầu đến không thể không dời đô) Luận điểm 2: Vì sao Đại la xứng đáng là kinh đô bậc nhất * Hs đọc đoạn 1 Gv: Theo dõi vb hãy cho biết: Luận điểm vì sao phải dời đô được làm rõ những luận cứ nào ? Hs: Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại. Nhà Đinh và Lê của ta đóng đô một chỗ là một hạn chế Gv: Theo dõi luận cứ 1 cho biết: Những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn ? Hs: Nhà Thương Nhà chu Gv: Tính thuyết phục của các chưng cớ và lì lẽ đó là gì? Hs: Có sẵn trong lịch sử, các cuộc dời đô đó đều mang lại lợi ích lâu dài và phần vinh cho dân tộc Gv: Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy y chí mãnh liệt nào của tác giả, cũng như của dân tộc ta thời lí? Hs: Noi gương sáng, không chịu thua các triều đại đi trước. Muốn đưa đất nước ta đến hùng mạnh lâu dài Gv: Theo dõi luận cứ 2 cho biết: Những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn? Hs: Hai nhà Đinh, Lê không noi theo dấu cũ, cứ đóng yên đô thành. Khiến cho triều đại không được lâu bền, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi Gv: Tính thuyết phục của các lí lẽ, chứng cớ trên là gì? Hs: Đề cập đến sự thật của đất nước liên quan đến nhà Đinh, nhà Lê định đô ở Hoa Lư. Điều này không đúng với kinh nghiệm lịch sử, khiến đat nước ta không trường tồn, phồn vinh Gv: Bằng những lí lẽ hiểu biết lịch sử, giải thích lí do hai triều Đinh, Lê vẫn phải dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng đô Hs: Thời Đinh, Lê nước ta luôn phải chống chọi với nạn ngoại xâm Gv: Vậy tình thuyết phục của lí lẽ dời đô được tăng lên khi người viết lồng vào cảm xúc của mình: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. Cảm xúc đó phản ánh khát vọng gì của tác giả ? (Khát vọng muốn thay đổi đất nước để phát triển đât nước đến hùng cường) Hs đọc đoạn 2 Gv: Luận điểm thứ hai được trình bày bằng những luận cứ nào ? Hs: Đại La là thắng địa của đất Việt Gv: Trong luận cứ 1, để làm cho lợi thế của thành Đại La, tác giả bài chiếu đã dùng những chứng cớ nào ? Hs: suy nghĩ và trả lời Gv: Theo luận cứ 2: Đất như thế nào gọi là thắng địa ? Hs: suy nghĩ và trả lời Gv: Tác giả đã bộc lộ khát vọng nào của mình cũng như của dân tộc ta lúc ấy? Hs: Khát vọng sự thống nhất đất nước, hi vọng về sự bền vững của quốc gia, khát vọng về đất nước hùng mạnh Gv Cuối bài chiếu là lời tuyên bố: trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở, các khanh nghĩ thế nào ? Em hiểu gì về tư tưởng và tình cảm của tác giả qua lời tuyên bố này ? Hs: Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân Tổng kết (3’) Gv: Học qua vb này, em hiểu khát vọng nào của của nhà vua và dân tộc ta phản ánh ? (ghi nhớ) Gv: Từ bài chiếu dời đô, em trân trọng những phẩm chất nào của tác giả ? Hs: thảo luận nhóm – 3 phút và trả lời. GV hướng dẫn HS luyện tập 1 -Bác là người có tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên, có tinh thần lạc quan cách mạng, lạc quan trong cách sống. 2 -Lời thơ thuần Việt giản dị, dễ hiểu. Giọng tự nhiên, nhẹ nhàng. Tình cảm vui tươi, phấn chấn. * Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Người xưa thường ca ngợi thú lâm tuyền (tức là niềm vui tú được sống với rừng suối. Theo em, thú lâm tuyền ở Bác có gì khác với người xưa? Khác: thú vui không theo lối ẩn dật, hiền triết của người xưa mà thanh cao, đạo mạo, lạc quan hòa hợp giữa chất thi sĩ với chiến sĩ I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.Tác giả Lí Công Uẩn (974- 1028) tức Lí Thái Tổ - Ông là vị vua thông minh nhân ái. 2.Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1010, Lí Công Uẩn viết bài “chiếu dời đô”để bày tỏ ý định dời đô về Thăng Long. - Thể chiếu: là thể văn viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi, do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc – Tìm hiểu từ khó: 2.Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 2 phần b. Phương thức biểu đạt: nghị luận c. Phân tích: c1. Lí do dời đô: - Nhà Thương năm lần dời đô, nhà Chu ba lần dời đô. -> Mục đích: mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu - Kết quả: Khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phồn vinh - Nhà Đinh và Lê của ta đóng đô một chỗ là một hạn chế. -> Khiến cho triều đại không được lâu bền, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. => Khẳng đinh đời đô là điều cần thiết, khát vọng muốn thay đổi đất nước để phát triển đất nước đến hùng cường. c2. Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất - Vị trí địa lí: là kinh đô của Cao Vương, là nơi trung tâm trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, tiện hướng nhìn sông dựa núi. - Về vị thế chính trị, văn hóa: Địa thế rộng mà bằng; cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. -> Lối văn biền ngẫu, nhịp nhàng. Khẳng định thành Đại La là nơi lí tưởng. => Khát vọng sự thống nhất đất nước, hi vọng về sự bền vững của quốc gia, khát vọng về đất nước hùng mạnh. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Có tính ngắn gọn, hàm súc. Vừa mang đặc điểm cổ điển, vừa truyền thống mới mẻ, hiện đại. - Lời thơ bình dị pha giọng vui đùa, hóm hỉnh. Tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị. b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La Thăng Long là nhận thức về vị thế, sự phát triển đất nước của Lí Công Uẩn. 4.Luyện tập: III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ:- Học thuộc lòng bài thơ. - So sánh đối chiếu hình thưc nghệ thuật của bài thơ với một bài tứ tuyệt tự chọn. *Bài mới: - Chuẩn bị bài cho tiết sau: Câu cảm thán - Soạn bài “Hịch tướng sĩ” E. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 23 Ngày soạn: 27/01/2018 Tiết PPCT: 90 Ngày dạy: 30/01/2018 Tiếng Việt: CÂU CẢM THÁN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. - Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Chức năng của câu cảm thán. 2. Kĩ năng: Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản. Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ: Khi đọc câu cảm thán nhất thiết phải thể hiện được việc đọc diễn cảm. C. PHƯƠNG PHÁP - Phát vấn, giải thích, phân tích, phương thảo luận nhóm D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS - Lớp 8A1: SS: , Vắng.(....) - Lớp 8A2: SS: , Vắng.(....) 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu cầu khiến? Đặt một câu cầu khiến có tác dụng bộc lộ cảm xúc? 3. Bài mới: * Vào bài: Gv lấy ví dụ về câu cảm thán rồi vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG Hs đọc Vd/sgk Gv: Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán ? Đặc điểm hình thức nào giúp ta nhận biết đó là câu cảm thán ? Hs: Có từ cảm thán: hỡi ơi, than ôi. Thường được kết thúc bằng dấu chấm than Gv: Câu cảm thán dùng để làm gì ? Gv: Vậy khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải 1 bài toán có thể dùng câu cảm thán không ? Vì sao ? HSTLN – 3 phút: Ngôn ngữ trong đơn, hợp đồng ( ngôn ngữ trong vb hành chính công vụ ) và ngôn ngữ trình bày kết quả giải 1 bài toán (ngôn ngữ trong vb khoa học) là ngôn ngữ duy lí, ngôn ngữ của tư duy lô – gíc, nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc Hs: đọc ghi nhớ. * Hoạt động 2: LUYỆN TẬP Bài 1: Hãy cho biết các câu trong các đoạn trích có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao? HS đọc và trả lời miệng. HS khác nhận xét, bổ sung. Bài 2: Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao? HSTL và trình bày theo nhóm. GV nhận xét. Bài 3: Đặt hai câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc. Gv hướng dẫn HS làm bài tập 3 Bài 4: Gv hướng dẫn HS viết đoạn văn * Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Tìm và chỉ rõ tác dụng của câu cảm thán trong 1 vài văn bản đã học - Học bài và hoàn chỉnh bài tập vào vở. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Đặc điểm hình thức và chức năng: 1.Ví dụ: * Câu cảm thán a, Hỡi ơi lão Hạc ! b, Than ôi ! * Hình thức: - Có từ cảm thán: hỡi ơi, than ôi - Thường được kết thúc bằng dấu chấm than * Chức năng: Dùng để bộc lộ cảm xúc 2.Ghi nhớ: sgk/ 44 II. LUYỆN TẬP Bài 1: Nhận biết câu cảm thán a, Than ôi ! Lo thay ! Nguy thay ! b, Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! c, Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Bài 2: Phân tích tình cảm, cảm xúc trong các ngữ cảnh và nhận biết câu a, Lời than thân của người nông dân xưa b, Lời than thân của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra c, Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước cách mạng tháng tám ) d, Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt * Tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có câu nào là câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này Bài 3: Câu cảm thán để thể hiện cảm xúc - Mẹ ơi, tình yêu của mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao - Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh Bài 4: Viết đoạn văn ngắn có chứa câu cảm thán III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Hãy nêu đặc điểm hình thức và công dụng của câu cảm thán. Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 4 vào vở. * Bài mới: Soạn bài “Câu trần thuật”. Tìm hiểu chức năng của câu trần thuật. E. RÚT KINH NGHIỆM . ******************************* Tuần: 23 Ngày soạn: 27/01/2018 Tiết PPCT: 91 Ngày dạy: 31/01/2018 Tiếng Việt: CÂU TRẦN THUẬT A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. - Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Đặc điểm hình thức của câu trần thuật. Chức năng của câu trần thuật. 2. Kĩ năng: Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản. Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ: Nhận rõ được dạng câu trần thuật. C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, giải thích, phân tích, phương thảo luận nhóm D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS - Lớp 8A1: SS: , Vắng.(....) - Lớp 8A2: SS: , Vắng.(....) 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán? Cho vd minh họa? 3. Bài mới: Vào bài: Gv lấy ví dụ về câu trần thuật rồi vào bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG Gv: Trong các đoạn trích trên, những câu nào không có đặc điểm hình thức của những câu đã học nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ) ? Hs: Chỉ có câu: ôi Tào khê ! là câu cảm thán. Những câu còn lại ta gọi là câu trần thuật Gv: Những câu này dùng để làm gì ? Hs: suy nghĩ và trả lời độc lập Gv: Hãy nhận xét về cách dùng dấu câu trong những vd trên ? Hs: Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó cũng kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng) Gv: Qua phân tích ví dụ, ta thấy câu trần thuật có đặc điểm hình thức và chức năng gì? (Ghi nhớ sgk) Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật kiểu câu nào được dùng nhiều nhất vì sao ? HSTLN – 4 nhóm – 3 phút: Vì: Nó có thể thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin và trao đổi tư tưởng tình cảm của con người trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong văn bản. Câu trần thuật có thể thực hiện hầu hết các chức năng của 4 kiểu câu đã học -Hs: đọc ghi nhớ * Hoạt động 2: LUYỆN TẬP Bài 1: Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu HS trả lời miệng trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung. Bài 2: HS thảo luận nhóm – 4 nhóm – 4 phút Đọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) và câu thứ hai trong phần dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ). Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó? HS làm việc và trình bày theo nhóm. HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét và chốt ý. Bài 3: Xác định ba câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì? Hãy nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của những câu sau đây: a-Anh tắt thuốc lá đi. b-Anh tắt thuốc lá được không? c-Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá. HS đọc và trình bày miệng kết quả trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung. Nhận xét. Bài 4: HS trình bày miệng trước lớp. HS khác nhận Bài 5: Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan. Gv hướng dẫn học sinh đặt câu * Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Viết một đoạn văn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu đã học. HS làm vào giấy kiểm tra sau đó nộp bài làm cho GV I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Đặc điểm hình thức và chức năng: a, Lịch sử ta anh hùng -> Câu 1,2 là trình bày suy , câu 3 là yêu cầu b, Thốt nhiên đê vở mất rồi -> câu 1 là dùng để kể , câu 2 thông báo c, Cái Tứ má hóp lại -> dùng để miêu tả d, Tào khê làm của ta -> câu 2 dùng để nhận định, câu 3 bộc lộ tình cảm, cảm xúc => Câu trần thuật 2. Ghi nhớ : sgk/ 46 II. LUYỆN TẬP Bài 1: Xác định các kiểu câu a, cả 3 câu đều là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể, còn câu 2, 3 dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc b, câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu 3, 4 : là câu trần thuật dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc Bài 2: Phân tích tình cảm, cảm xúc Câu thứ 2 trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh là câu nghi vấn .Trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa : đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó. Bài 3: Xác định các câu và chức năng a, Câu cầu khiến, b, Câu nghi vấn c, Câu trần thuật Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến Câu b, c thể hiện ý cầu khiến nhẹ nhàng hơn câu a Bài 4: Tất cả các câu trong phần này đều là câu trần thuật, trong đó câu a và câu được dẫn lại ở câu b dùng để cầu khiến. Còn câu b dùng để kể Bài 5: Đặt câu trần thuật III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật ? Câu trần thuật dùng để làm gì? Cho vd minh hoạ. Học thuộc ghi nhớ . Hoàn tất các bài tập * Bài mới: Soạn bài “Câu phủ định”. Trả lời câu hỏi trong Sgk. Chuẩn bị bài viết theo nhóm: cho Chương trình địa phương ở tiết tiếp theo Nhóm 1-2: Tìm hiểu thông tin, tư liệu để viết bài giới thiệu về suối nước nóng Nhóm 3-4: Tìm hiểu thông tin, tư liệu để viết bài giới thiệu về suối nước mát Nhóm 5-6: Tìm hiểu thông tin, tư liệu để viết bài giới thiệu về nhà thờ Đam Rông. E. RÚT KINH NGHIỆM . Tuần: 23 Ngày soạn: 27/01/2018 Tiết PPCT: 92 Ngày dạy: 31/01/2018 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TẬP LÀM VĂN) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bước đầu vận dụng kiến thức về làm văn thuyết minh để giới thiệu một di tích (thắng cảnh) của quê hương B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: - Những hiểu biết về danh lam thắng cảnh của quê hương. - Các bước chuẩn bị và trình bày vbản thminh về di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương 2. Kĩ năng: Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu về đối tượng thuyết minh cụ thể là danh lam thắng cảnh của quê hương. Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả , biểu cảm, tự sự, nghị luận để tạo lập 1 văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ. 3. Thái độ: Biết vận dụng kiến thức về làm văn TM để giới thiệu 1 di tích của quê hương C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, giải thích, phân tích, phương thảo luận nhóm D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS - Lớp 8A1: SS: , Vắng.(....) - Lớp 8A2: SS: , Vắng.(....) 2. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚT (Đề, đáp án, ma trận xem cuối giáo án) 3. Bài mới: * Vào bài: Lâm Đồng là một trong những địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh. Giới thiệu về danh lam thắng cảnh cũng là cách thể hiện tình yêu quê hương. Bài học hôm nay chúng ta sẽ chia sẻ những hiểu biết về di tích thắng cảnh địa phương. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG Gv: di tích là gì? Hs: trả lời. Gv: danh thắng là gì? Hs: trả lời. Gv: Khi thuyết minh em cần chú ý gì về cách tích lũy tri thức ? - Hs: trả lời. * Hoạt động 2: LUYỆN TẬP Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu đề bài, lập dàn ý và học sinh viết bài theo nhóm Đại diện từng nhóm giới thiệu bài thuyết minh của mình như một hướng dẫn viên du lịch. - Gv: đọc mẫu một bài thuyết minh về ga Đà Lạt hoặc trường CĐSP Đà Lạt GV tích hợp giáo dục ý thức tự hào và bảo vệ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương. - Hs: làm việc theo nhóm. - GV cùng các bạn lắng nghe, bổ sung và nhận xét * Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Sau khi hoàn thành văn bản, em đã nhận thức thêm, củng cố được nhưng gì về thực tế quê hương? Về lí thuyết làm bài văn thuyết minh ? I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Giới thiệu di tích thắng cảnh địa phương - Di tích là những nơi lưu dấu tích lịch sử, cách mạng văn hóa. - Danh thắng là cảnh trí thiên nhiên ở quê hương như: sông, hồ, suối, thác, khe, núi. 2. Yêu cầu khi viết về di tích thắng cảnh địa phương. - Đến tham quan trực tiếp, quan sát kĩ vị trí, phạm vi, khuôn viên, từ bao quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong. - Tìm hiểu bằng cách học hỏi, trò chuyện với những người trông coi - Tìm đọc sách, tranh, ảnh để bắt thông tin qua thông tin. II. LUYỆN TẬP Đề bài: Em hãy giới thiệu về một di tích (thắng cảnh) ở quê hương em ? * Yêu cầu: - Văn thuyết minh, có bố cục 3 phần dài 800 chữ. - Nội dung: di tích thắng cảnh ở địa phương * Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu tên vị trí của di tích (thắng cảnh) - Thân bài: + Nguồn gốc tên gọi, quá trình hình thành. + Giới thiệu miêu tả khuôn viên từ khái quát đến cụ thể. + Ý nghĩa văn hóa du lịch - Kết bài: Nhận định chung về di tích (thắng cảnh) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC *Bài cũ: Tiếp tục bổ sung những tài liệu mới, cách trình bày mới cho bài thuyết minh của mình. *Bài mới: Soạn bài “Hịch tướng sĩ”, đọc văn bản, chia bố cục. Tìm hiểu tinh thần yêu nước của vị chủ soái. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số Đọc – hiểu văn bản - Biết tác giả -Nắm hoàn cảnh. - Nhớ nội dung chính của văn bản. - Chỉ ra được nghệ thuật trong văn bản. - Hiểu được cảm xúc của nhà thơ. - Hiểu được diễn biến thái độ của nhân vật. - Hiểu được ý nghĩa văn bản. 3 1.5 4 3.5 7 5.0 Tạo lập văn bản Viết đoạn văn trình bày cảm nhận Số câu Số điểm 1 5.0 1 5.0 Tổng số Số câu Số điểm 3 1.5 4 3.5 1 5.0 8 10.0 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT A. Trắc nghiệm (3.0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất Câu 1: Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, Thế Lữ muốn nói đến những tâm sự gì của con người? A. Chán ghét thực tại tù túng, giả dối. B. Nhớ tiếc quá khứ vàng son. C. Khát vọng sống tự do. D. Lòng yêu nước thầm kín. Câu 2: “Thơ thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ”, đó là nhận xét tiêu biểu cho hồn thơ của: A. Thế Lữ. B. Vũ Đình Liên. C. Hồ Chí Minh. D. Tế Hanh. Câu 3: Nghệ thuật gì được sử dụng trong câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” Nhân hóa. B. Ẩn dụ. C. So sánh. D. Cả A và B. Câu 4: Cảm xúc của nhà thơ trong bài “ Khi con tu hú” được khơi dậy từ đâu? Tiếng chim tu hú lọt vào xà lim. B. Nỗi nhớ mùa hè xao động. C. Niềm khát khao tự do. D. Nỗi nhớ những kỉ niệm. Câu 5: Tức cảnh Pác Bó được viết trong thời gian nào? A. Tháng 2/1941 tại hang núi Pác Bó. B. Tháng 2/1941 tại Cao Bằng. C. Tháng 2/1942 tại hang núi Pác Bó. D. Tháng 1941 tại Lạng Sơn. Câu 6: Hai câu thơ : “Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiêng sầu” sử dụng nghệ thuật gì? A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. So sánh. D. Nhân hóa. B. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1: Nêu ý nghĩa bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh. (2.0 điểm) Câu 2: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ “Ngắm trăng” Đáp án: A.Trắc nghiệm: (3.0 điểm) Mỗi câu đúng 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D B C A A D B.Tự luận: (7.0 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 Ý nghĩa bài thơ “Quê hương”: Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển. 2.0 điểm 2 Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: - Yêu trăng, yêu thiên nhiên, giao hòa với thiên nhiên. - Khát khao tự do - Vượt lên hoàn cảnh với một tinh thần thép. 5.0 điểm Bảng thống kê điểm 15 phút Lớp Sĩ số Điểm
Tài liệu đính kèm: