Tuần 33
Ngày soạn: 2 /4/2017
Ngày dạy:
Tiết 125: TỔNG KẾT PHẦN VĂN
I.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Một số khái niệm liên quan đến đọc- hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.
- Hệ thống văn bản đã học nội dung và đặc trưng thể loại thơ ở từng VB
-Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, Thơ mới
2.Kỹ năng :
- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện
- Cảm thụ ,phân tích những chi tiết nghệ thuật
II.Chuẩn bị
1.GV: nghiên cứu kĩ bài, soạn giảng.
2.HS : chuẩn bị bài cũ, bài mới.
III.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra vở bài soạn của HS.
3. Bài mới
Câu 1: Lập bảng thống kê các văn bản VHVN đã học .
Tuần 33 Ngày soạn: 2 /4/2017 Ngày dạy: Tiết 125: TỔNG KẾT PHẦN VĂN I.Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: - Một số khái niệm liên quan đến đọc- hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn. - Hệ thống văn bản đã học nội dung và đặc trưng thể loại thơ ở từng VB -Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, Thơ mới 2.Kỹ năng : - Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện - Cảm thụ ,phân tích những chi tiết nghệ thuật II.Chuẩn bị 1.GV: nghiên cứu kĩ bài, soạn giảng. 2.HS : chuẩn bị bài cũ, bài mới. III.Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ Kiểm tra vở bài soạn của HS. 3. Bài mới Câu 1: Lập bảng thống kê các văn bản VHVN đã học . stt Văn bản Tác giả Thể loại Giá trị nội dung chủ yếu 1 Nhớ rừng Thế Lữ Thơ 8 chữ Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tàm thường tù túng và niềm khát khao tự do mãnh liệt. Bài thơ khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thủa ấy. 2 Ông đồ Vũ Đình Liên Thơ 5 chữ Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước 1 lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ, người xưa của nhà thơ. 3 Quê hương Tế Hanh Thơ 8 chữ Bài thơ vẽ ra 1 bức tranh tươi sáng, sing động về 1 làng quê miền biểnàTình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. 4 Khi con tu hú Tố Hữu Lục bát Bài thơ thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. 5 Tức cảnh Pác Bó Hồ Chí Minh Thơ 7 chữ Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống CM đầy gian khổ ở Pác Bó.Với người: làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. 6 Ngắm trăng Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục tối tăm. 7 Đi đường Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt Từ việc đi đường khó đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. 8 Chiếu dời đô Lí Công Uẩn Chiếu (nghị luận trung đại) Phản ánh khát vọng của nhân dân về 1 đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. 9 Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Hịch Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Là áng văn chính luận xuất sắc, có sự k/h giữa lập luận chặt chẽ sắc bén với lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ. 10 Nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi Cáo (nghị luận trung đại) Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược là kẻ phản nhân nghĩa nhất định thất bại. 11 Bàn luận về phép học Nguyễn Thiếp Tấu (nghị luận trung đại) Giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành. 12 Thuế máu Nguyễn Ái Quốc Nghị luận Chính quyền thực dân đã bắt người dân nghèo khổ ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh cho lợi ích của mình trong những cuộc chiến tranh tàn khốc. NAQ đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú xác thực. Câu 2: Nêu lên sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và 18, 19. Vì sao trong thơ các bài 18, 19 được gọi là thơ mới. Chúng mới ở chỗ nào? Các bài thơ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Đập đá ở Côn Lôn. Muốn làm thằng cuội. (Ra đời trước 1932) Các bài thơ: Nhớ rừng Ông đồ đều là thơ mới. Quê hương à Cả 3 vb thơ trong các bài 15, 16 đều thuộc thơ thất ngôn bát cú đường luật. Đây là thể điển hình về tính quy phạm của thơ cổ. Còn 3 bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương hình thức linh hoạt phóng khoáng. * Cái tên thơ mới được hiểu khác nhau: + Những thi sĩ thơ mới đã chống lại thơ khuôn sáo, gò bó. + “Thơ mới” còn dùng để gọi cả 1 phong trào thơ có tính chất LM bột phát vào những năm 1932 - 1933 chấm dứt 1945. 4.Củng cố: Biết hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong sgk lớp 8 tập 2. 5.Hướng dẫn - Ôn lại kiến thức các văn bản đã học. - Đọc, nắm nội dung các văn bản học thuộc 1 số bài thơ. - Nắm tác giả, tác phẩm, thể loại. - Chuẩn bị tiết Ôn tập tiếng việt IV. Rút kinh nghiệm Tuần 33 Ngày soạn: 3/4/2017 Ngày dạy: Tiết 126: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II I.Mục tiêu cần đạt 1 Kiến thức: Giúp hs nắm vững các nội dung sau: + Các kiểu câu: TT, NV, CT. + Các kiểu hành động nói. + Lựa chọn trật tự từ trong câu. 2.kĩ năng: HS biết vận dụng lý thuyết để làm btập. Lựa chọn trạt tự từ để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp II.Chuẩn bị Gv: tài liệu sgk + sgv. Hướng dẫn ôn tập. Hs: Làm đề cương ôn tập theo câu hỏi. Đọc, trả lời các bài tập. III.Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ ? Hãy phát hiện và chữa lỗi trong câu sau: Chị Dậu rất cần cù và chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con. 3. Bài mới Hoạt động 1 Đọc những câu sau và cho biết mỗi câu thuộc loại nào trong số các kiểu câu trên? HS phát biểu Từ VD trên em cho biết thế nào là câu TT? Cnăng chính của câu TT? HS phát biểu Hãy đặt 1 câu nghi vấn. HS đặt câu Thế nào là câu nghi vấn. Chức năng chính của câu ghi vấn? HS phát biểu Hãy đặt câu cảm thán chứa 1 trong những từ như vui, buồn, hay, đẹp. HS đặt câu Thế nào là câu cảm thán? Chức năng chính của câu cảm thán? HS phát biểu Đặt 1 câu cầu khiến. HS đặt câu Thế nào là câu cầu khiến? Chức năng chính của câu cầu khiến? HS phát biểu Đọc VD và trả lời câu hỏi. Trong những câu sau câu nào là câu nghi vấn, câu nào là câu cảm thán, câu nào là câu cầu khiến. HS phát biểu Câu nào trong số những câu NV được dùng để hỏi? HS phát biểu Câu nào trong số những câu NV trên không được dùng để hỏi? Nó được dùng để làm gì? HS phát biểu Hoạt động 2 Xđ hành động nói của các câu đã cho theo bảng sgk. HS xác định Hãy xếp các câu nêu ở bài tập 1 vào bảng tk theo mẫu. I.Kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định 1.Bài tập 1 Câu 1: câu TT ghép có 1 vế là dạng câu PĐ. Câu 2: là câu TT đơn. Câu 3: là câu TT ghép vế sau có 1 nội dung phủ định (không nỡ giận). *Câu TT dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả ngoài ra còn được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 2.Bài tập 2 VD: Những nỗi lo lắng, buồn rầu, ích kỉ có thể che lấp các bản tính tốt của người ta không? *Câu NV là câu có những từ ngữ NV. Chức năng chính là dùng để hỏi. 3.Bài tập 3 VD: Chao ôi buồn! Ôi! buồn quá Buồn thật. Buồn ơi là buồn. * Là câu có những từ ngữ cảm thán như á, ôi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi, trời ơi ... Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói. 4.Bài tập 4 * Là câu có những từ ngữ cầu khiến như hãy, đừng, chớ ... dùng để ra lệnh, đề nghị, khuyên bảo. 5.Bài tập 5 -Câu TT: 1, 3, 6. -Câu CK: 4. -Câu nghi vấn: 2, 5, 7. -Câu NV 7 dùng để hỏi. -Các câu 2, 5 không được dùng để hỏi. II.Hành động nói 1.Bài tập 1 . Câu 1: hđ kể. Câu 2: bộc lộ cảm xúc. Câu 3: hđ nhận định. Câu 4: hđ đề nghị. Câu 5: là câu giải thích thêm ý câu câu 4 (thuộc kiểu trình bày). Câu 6: phủ định bác bỏ. Câu 7: hđ hỏi. 2.Bài tập 2 STT Kiểu câu Hđ nói được thực hiện Cách dùng 1 Trần thuật Kể Trực tiếp 2 Cảm thán Bộc lộ cảm xúc 3 Trần thuật Nhận định 4 Cầu khiến Đề nghị 5 Trần thuật Giải thích 6 Phủ định Bác bỏ 7 Nghi vấn Hỏi Viết 1 hoặc vài 3 câu theo 1 trong những yêu cầu sgk. HS viết Hoạt động 3 Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ của các bộ phận câu in đậm nối tiếp nhau trong đoạn văn. HS giải thích Trong những câu sau việc sắp xếp các từ ngữ có tác dụng gì? HS phát biểu Đọc, đối chiếu 2 câu sau và cho biết câu nào mang tính rõ ràng hơn? (2 câu a, b sgk/133). HS phát biểu 3.Bài tập 3 VD: a. Hãy nói không với ma tuý. b. Bạn không được phép đua xe trái phép. c. Bạn phải chăm chỉ học tập hơn nữa để thầy cô vui lòng. III.Lựa chọn trật tự từ trong câu 1.Bài tập 1 -Các trạng thái và hoạt động của sứ giả được sắp xếp theo đúng thứ tự xuất hiện và thực hiện. Thoạt nhiên là tâm trạng kinh ngạc, sau đó là mừng rỡ, cuối là hđ và tâu vua. 2.Bài tập 2 a.Nối kết câu. b.Nhấn mạnh (làm nổi bật) đề tài của câu nói. 3.Bài tập 3 -Câu a: mang tính nhạc rõ hơn vì câu a từ man mác đặt trước khúc nhạc đồng quê. Nó không chỉ tạo sự luân phiên bằng trắc trầm bổng: man (B) mác (T) khúc (T) nhạc (T) mà nó còn kết vần liền man và mác sau đó là vần mác và khúc nhạc. 4.Củng cố 5.Dặn dò - Ôn lại kiến thức về Tiếng Việt kì II. - Đọc, tìm hiểu hệ thống bài tập trong tiết ôn tập và Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt. -Chuẩn bị bài Văn bản tường trình IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 4 /4/2017 Ngày dạy: Tiết 127: VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH I.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: -Hiểu những trường hợp cần thiết viết văn bản tường trình. -Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình. 2. Kĩ năng: Biết cách làm 1 văn bản tường trình đúng quy cách. HS biết viết văn bản tường trình khi cần thiết. II.Chuẩn bị Gv: tài liệu sgk + sgv. Đọc, tìm hiểu hệ thống câu hỏi sgk. Hs: được trước bài mới. Đọc các văn bản và trả lời câu hỏi. Tìm hiểu tình huống sgk (135) III.Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ : kiểm tra vở bài tập của hs (nhận xét). 3. Bài mới Hoạt động 1 Đọc các văn bản 1, 2 (sgk/133, 134) ?Trong các văn bản trên ai là người viết tường trình và viết cho ai? HS phát biểu ?Văn bản tường trình viết ra nhằm mục đích gì? HS phát biểu Mục đích: trình bày nguyện vọng của cá nhân để cấp cỏ thẩm quyền giải quyết. ?Nội dung và hình thức bản tường trình có gì đáng chú ý? . HS phát biểu ?Người viết bản tường trình cần phải có thái độ ntn đối với sự việc tường trình? HS phát biểu Phải có cách trình bày trang trọng nghiêm túc. Trình bày rõ ràng các sự việc xảy ra với 1 thái độ hết sức khách quan. Tích hợp KNS ?Hãy nêu 1 số trường hợp cần thiết viết bản tường trình trong học tập sinh hoạt ở trường. HS phát biểu ?Qua phân tích vd em hiểu thế nào là vb tường trình? HS phát biểu ?Người viết và người nhận tường trình có liên quan trách nhiệm ntn? HS phát biểu ?Em có nhận xét gì về nội dung và thể thức của văn bản tường trình? HS phát biểu Hoạt động 2 Trong các tình huống a, b, c, d sgk tình huống nào có thể và cần phải viết bản tường trình? HS phát biểu -Các tình huống a, b phải làm tương trình. -Tình huống c không cần. -Tình huống d tuỳ tài sản bị mất lớn hay nhỏ mà viết tường trình cho cơ quan công an. -Nếu mất không đáng kể thì không cần tường trình. Vì sao trong tình huống a, b, d phải làm tường trình? HS phát biểu Một văn bản tường trình cần có các mục nào? HS phát biểu ?Nêu nội dung của văn bản tường trình? HS phát biểu ?Thể thức và kết thúc văn bản tường trình gồm những nội dung nào? HS phát biểu Khi làm tường trình cần chú ý điểm nào? HS phát biểu I.Đặc điểm của văn bản tường trình -Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của sự việc gây ra hậu quả - Người viết là người có liên quan đến sự việc. II.Cách làm văn bản tường trình 1.Tình huống cần phải viết bản tường trình -Các tình huống a, b phải làm tương trình. -Tình huống c không cần. -Tình huống d tuỳ tài sản bị mất lớn hay nhỏ mà viết tường trình cho cơ quan công an. -Nếu mất không đáng kể thì không cần tường trình 2.Cách làm văn bản tường trình a. Thể thức mở đầu văn bản tường trình -Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa). -Địa điểm và thời gian làm tường trình (ghi góc bên phải). -Tên văn bản (ghi chính giữa). -Người (cơ quan) nhận bản tường trình. b.Nội dung tường trình -Người viết trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm. Thái độ tường trình nên khách quan, trung thành. c.Thể thức và kết thúc văn bản tường trình -Lời đề nghị cam đoan, chữ kí họ và tên người tường trình. 3.Lưu ý: Sgk/136. 4.Củng cố -Hiểu những trường hợp cần thiết viết văn bản tường trình. -Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình. 5.Dặn dò - Học thuộc ghi nhớ sgk. Đọc lại các văn bản. - Đọc trả lời các câu hỏi tiết luyện tập. - Viết 1 văn bản tường trình theo yêu cầu bài tập 3 (137). IV. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 4/4/2017 Ngày dạy: Tiết 128: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH I.Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: -Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính -Mục đích, cấu tạo của văn bản tường trình 2. Ki năng: -Nhận biết rõ hơn tình huống cần viết VB tường trình -Quan sát và nắm được trình tự sự việc để tường trình II.Chuẩn bị a.Gv: nghiên cứu kĩ bài, soạn giảng. b.Hs: chuẩn bị bài cũ, bài mới. III.Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ ? Hãy nêu đặc điểm của văn bản tường trình ? 3. Bài mới Hoạt động 1 Mục đích viết văn bản tường trình là để làm gì? HS phát biểu Giữa văn bản tường trình và văn bản báo cáo có đặc điểm gì giống và khác nhau? HS phát biểu Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình. Những mục nào không thể thiếu trong kiểu văn bản này? HS phát biểu Hoạt động 2 Cho hs nêu yc bt1 Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng vb ở các tình huống sau.(sgk) Hs làm ,gv chữa bài. Hãy nêu 2 tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm vb tường trình? Hs làm ,gv chữa bài. Tích hợp KNS Hãy viết một bản tường trình. HS viết, nội dung tự xác định. I.Ôn tập lí thuyết 1.Mục đích viết tường trình là gì ? -Mđ tường trình là làm rõ bản chất sự việc để mọi người xem xét nhìn nhận đánh giá sự việc 1 cách chính xác hợp lí. 2.Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau? *Giống: cùng trình bày tình hình sự việc, ai gửi, gửi ai ... *Khác: -Văn bản tường trình: trình bày khách quan chính xác sự việc. -Văn bản báo cáo: không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả. 3.Bố cục của vb tường trình. -Thể thức mở đầu vb tường trình -Nội dung tường trình -Kết thúc tường trình II.Luyện tập Bài tập 1(137) a/ viết kiểm điểm. b/ viết tường trình c/ viết báo cáo. Báo cáo chuẩn bị cho đại hội. Báo cáo cho kết quả thực hiện thi đua. Bài tập 2(137) -Có thể đưa ra các tình huống sau: 1.Báo với nhà trường về lớp em bị mất một số thiết bị trong phòng ở. 2.Trình bày diễn biến cuộc xô xát giữa 2 bạn hs mà em được chứng kiến. Bài tập 3(137) -Viết bản tường trình báo với nhà trường về việc .. -Yêu cầu: Đảm bảo thể thức bố cục của tường trình. -Nội dung đầy đủ chính xác. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phước Long, ngày...tháng...năm 2016 BẢN TƯỜNG TRÌNH Về việc... Kính gửi:....... Em là:... học sinh lớp...trường... Em xin trình bày với...... Em xin cam đoan ... Người làm tường trình Kí tên 4.Củng cố: -Ôn tập lại những tri thức về văn bản tường trình, mục đích yêu cầu cấu tạo của 1 bản tường trình. 5. Hướng dẫn - Ôn lại kiến thức văn bản tường trình. - Tập đặt tình huống và viết 1 vb tường trình. IV. Rút kinh nghiệm Ngày 10 tháng 4 năm 2017 VŨ BẠCH TUYẾT
Tài liệu đính kèm: