Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35

TUẦN 35

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 133:

 CHƯƠNG TRÌNH ĐIẠ PHƯƠNG

 (PHẦN TIẾNG VIỆT)

I.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

 - Nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô của tiếng địa phương và ngôn ngữ toàn dân

- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô địa phương và toàn dân trong hoàn cảnh giao tiếp

2. Kĩ năng

- Lựa chọn cách xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

- Tìm hiểu, nhận biết từ xưng hô ở địa phương đang sinh sống

II.Chuẩn bị

 Gv: nghiên cứu kĩ bài, soạn giảng.

 Hs: chuẩn bị bài cũ, bài mới.

III.Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ

 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.

 

doc 12 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1004Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
Tiết 133: 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐIẠ PHƯƠNG
 (PHẦN TIẾNG VIỆT)
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 - Nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô của tiếng địa phương và ngôn ngữ toàn dân 
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô địa phương và toàn dân trong hoàn cảnh giao tiếp
2. Kĩ năng
- Lựa chọn cách xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
- Tìm hiểu, nhận biết từ xưng hô ở địa phương đang sinh sống
II.Chuẩn bị
 Gv: nghiên cứu kĩ bài, soạn giảng.
 Hs: chuẩn bị bài cũ, bài mới.
III.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
3. Bài mới
Em hiểu khái niệm từ xưng hô là gì?
HS phát biểu
-Xưng: người nói tự gọi mình.
-Hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe.
Xác định tên các từ xưng hô trong đoạn trích a, b (sgk/145)?
Hs thảo luận nhóm.
(Đại diện các nhóm lên trả lời)
--> Các nhóm bổ sung.
VD:
Thầy: bố.
Cậu: cha.
Ả: chị.
Tía: cha.
Bu: mẹ.
? Từ địa phương được dung trong hoàn cảnh giao tiếp nào?
HS phát biểu.
? Tại sao trong một số VB tác giả lại sử dụng từ địa phương?
HS phát biểu
?Nhận xét về nhưng phương tiện xưng hô trong tiếng Việt?
HS phát biểu
I.Xác định từ xưng hô
a.
U (từ địa phương).
Mẹ (từ toàn dân).
b.
Conà từ toàn dân.
Mợà biệt ngữ xã hội (không phải là từ toàn dân, cũng không phải là từ địa phương).
II.Từ xưng hô ở địa phương em và địa phương khác
III.Từ địa phương được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp
-Thân mât giữa người địa phương với nhau.
-Trong văn chương, người ta thường dùng để tạo ra sắc thái địa phương cho người đọc hình dung ra không gian phong tục của địa phương đó. Vì thế hình tượng cụ thể hơn, sinh động hơn, thật hơn.
IV.Nhận xét về phương tiện xưng hô
Trong tiếng Việt có 1 số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp, chức vụ, được dùng làm từ ngữ xưng hô.
4.Củng cố :Ôn lại ctrình ngữ văn kì II
5.Hướng dẫn
 -Chuẩn bị bài Văn bản thông báo.
IV. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:	
Ngày giảng: 
Tiết 134:	VĂN BẢN THÔNG BÁO
I.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
 -Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
2.Kĩ năng: Biết làm một văn bản thông báo theo quy cách.
 Giáo dục hs có ý thức làm văn bản thông báo khi cần thiết.
II.Chuẩn bị
 Gv: nghiên cứu kĩ bài, soạn giảng.
 hs: chuẩn bị bài cũ, bài mới.
III.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ 
? Khi nào thì viết văn bản tường trình?
3. Bài mới
 Hoạt động 1
Hs đọc vd sgk/140-141.
Trong các văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo, mục đích thông báo là gì?
-Vb 1: 
+Người thông báo: trường THCS Hải Nam.
+Người nhận thông báo: các gvcn và các lớp trưởng.
+MĐ: thông báo để gvcn và các lớp trưởng biết và thực hiện đúng lịch duyệt văn nghệ của nhà trường.
-Vb 2: 
+Người thông báo: liện đội trường THCS Đoàn Kết.
+Người nhận thông báo: các chi đội.
+MĐ: thông báo để các chi đội được biết và thực hiện các nội dung chuẩn bị cho ĐHĐB liện đội.
Từ gợi mở trên em cho biết thế nào là văn bản thông báo?
Nội dung thông báo thường là gì?
HS phát biểu
-Nội dung thông báo gồm: ngày, giờ địa điểm, người nhận, nội dung và yêu cầu thực hiện công việc.
Nhận xét về thể thức của văn bản thông báo?
HS phát biểu
Thể thức của văn bản thông báo:
-Thể thức mở đầu.
-Thể thức nội dung.
-Thể thức kết thúc.
Hãy dẫn ra một số trường hợp viết thông báo trong học tập và sinh hoạt?
HS phát biểu
-Nhà trường muốn gửi kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của hs cho các bậc phụ huynh.
-gvcn muốn các bậc phụ huynh biết được các khoản kinh phí đóng góp và thời gian hoàn thành các khoản đóng góp trong năm của hs.
-Hiệu trưởng nhà trường thông báo k/h nghỉ Tết nguyên đán cho toàn thể cbgv và hs.
Hoạt động 2
Những tình huống nào cần phải viết văn bản thông báo?
Ai thông báo? thông báo cho ai?
HS phát biểu
-Tình huống b, c.
+Tình huống b:
-Người thông báo: nhà trường.
Thông báo cho gvcn và lớp trưởng các lớp.
+Tình huống c:
-Người thông báo BCH liên đội.
-Người nhận thông báo: chi đội.
Một văn bản thông báo cần có mấy phần?
HS phát biểu
 Các phần ghi những mục nào?
HS phát biểu
Chỉ định HS đọc ghi nhớ Sgk
Khi viết văn bản thông báo cần lưu ý vấn đề gì?
HS đọc trong sgk
I.Đặc điểm của văn bản thông báo 
- Viết thông báo cần trang trọng, rõ ràng( thông báo của ai? Cho ai? về việc gì? ở đâu?)
- Mục đích: truyền đạt những thông tin cụ thể
II.Cách làm văn bản thông báo
1.Tình huống cần làm văn bản thông báo 
2.Cách làm văn bản thông báo
Gồm các mục sau:
a.Thể thức mở đầu:
Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc.
Quốc hiệu, tiêu ngữ.
Địa điểm và thời gian.
Tên văn bản.
b.Nội dung thông báo.
c.Thể thức kết thúc.
Nơi nhận
Kí tên ,ghi họ tên, chức vụ người thông báo
*Ghi nhớ: sgk/143.
3.Lưu ý: sgk.
a.Tên văn bản cần viết chữ in hoa cho nổi bật.
b.Giữa các phần có chứa 1 khoảng cách hơn 1 dòng để dễ phân biệt.
c.Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên có khoảng trống quá lớn.
4.Củng cố 
 -Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
 -Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
 5. Hướng dẫn
 - Học bài
- chuẩn bị bài Luyện tập làm văn bản thông báo
IV. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
Tiết 135: 	
 LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
I.Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức
-Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính
- Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của văn bản thông báo
2. Kĩ năng
- Nhận biết thành thạo tình huống cần viết VB thông báo 
- Nắm sự việc lựa chiọn các thông tin cần thuyền đạt
II.Chuẩn bị
1.Gv: nghiên cứu kĩ bài, soạn giảng.
2.Hs: chuẩn bị bài cũ, bài mới.
III.Tiến trình lên lớp
1. Ổn dịnh tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra việc chuẩn bị của hs.
3. Bài mới
Tình huống nào cần làm văn bản thông báo?
HS phát biểu
Ai thông báo và báo cho ai?
HS phát biểu
Nội dung và thể thức của văn bản thông báo?
HS phát biểu
Lựa chọn loại văn bản thích hợp cho trường hợp sau?
HS phát biểu
Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo sau?
HS phát biểu
Em hãy sửa lại?
 Nêu một số tình huống thường gặp càn viết VB thông báo.Chọn một tình huống để viết .
Yêu cầu HS đọc bài 
 HS khác nhận xét
GV nhận xét
I.Ôn tập lí thuyết
-Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan Đảng Nhà nước cần báo cho cấp dưới hoặc nội dung về 1 vấn đề, chủ trương cuộc sống, việc làm.
-Người viết phải xác định cụ thể người thông báo và đối tượng (thông báo cho ai).
-Thường là 1 vấn đề, chủ trương, 1 việc cần làm.
-Thể thức (như mẫu tiết 132).
II.Luyện tập
1.Bài tập 1
a.Thông báo
-Hiệu trưởng viết thông báo.
-Cán bộ-gv-hs toàn trường nhận đọc thông báo.
-Nội dung kế hoạch tổ chức lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ.
b.Báo cáo
-Chi đội viết báo cáo.
-BCH Liên đội nhận báo cáo.
-Nội dung tình hình hoạt động của cho đội trong tháng.
c.Thông báo
-Ban quản lí dự án viết thông báo.
-Bà con nhân dân có đất đai, hoa màu trong phạm vi phải phóng mặt bằng của công trình dự án.
-Nội dung: chủ trương của ban dự án.
2.Bài tập 2 
a.Những lỗi sai:
-Văn bản đó có số công văn, thông báo, nơi nhận; nơi lưu ở góc trái phía trên, ở phía dưới bản thông báo.
-Nội dung thông báo chia phù hợp với tên thông báo, nơi nhận nên thông báo còn thiếu cụ thể các thư mục. Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức.
b.Bổ sung và xếp lại các mục cho đúng với tên văn bản thông báo.
3. Bài tập 3(150)
 Hãy chọn một tình huống cụ thể và viết văn bản thông báo.
4.Củng cố: 
5. Hướng dẫn
 -Ôn lại nội dung đã học.
Ngày soạn: 	
Ngày dạy: 
Tiết 136	
 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: 
 -Hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng TVL đã học trong năm. Hs nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh.
 - Biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận.
 -Tích hợp với các bài ôn tập phần văn và phần tiếng Việt trong toàn lớp 8.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, viết đoạn văn, phát triển đoạn văn theo kiểu loại theo chủ đề.
 giáo dục hs ôn tập nghiêm túc.
II.Chuẩn bị
1.Gv: nghiên cứu kĩ bài, soạn giảng.
2.Hs: chuẩn bị bài cũ, bài mới.
III.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới
Tiết 1
Em hiểu thế nào là tính thống nhất của một văn bản?
HS phát biểu
Chủ đề văn bản là gì?
HS phát biểu
Tính thống nhất của văn bản thể hiện rõ nhất ở đâu?
HS phát biểu
Thế nào là văn bản tự sự?
HS phát biểu
Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì?
HS phát biểu
Làm thế nào để tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả?
HS phát biểu
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm tham gia vào văn bản tự sự ntn?
HS phát biểu
I.Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
-Tính thống nhất về chủ đề của 1 văn bản : mọi chi tiết trong VB đều biểu hiện đối tượng và vấn đề chính được đề cập đến trong VB
-Chủ đề của văn bản là vấn đề then chốt là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt.
-Chủ đề của văn bản được thể hiện trong câu chủ đề, trong nhan đề văn bản, trong các đề mục, trong quan hệ giữa các phần trong văn bản và trong các từ ngữ then chốt thường được lặp đi lặp lại có chủ ý.
- Tính thống nhất của chủ đề còn được thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong văn bản, tất cả đều tập chung làm làm sáng tỏ và nổi bật chủ đề của văn bản.
II.Ôn tập về văn bản tự sự 
-Văn bản tự sự là văn bản kể chuyện, trong đó bằng ngôn ngữ văn xuôi bằng lối kể tái hiện lại câu chuyện, sự việc, nhân vật cùng suy nghĩ và hành động trước mắt người đọc như nó đang xảy ra.
-Văn bản tự sự có thể dài, ngắn tùy theo tác giả và nội dung câu chuyện; tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung câu chuyện, tóm tắt văn bản giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ đề, hoặc để tạo ra cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích đánh giá.
-Đọc thật kĩ nhiều lần tác phẩm, phát hiện những đoạn mạch, các chi tiết chính, kể lại bằng lời của mình.
-Không bao giờ có tự sự kể chuyện, kể việc đơn thuần. Văn bản tự sự bao giờ cũng có ít hay nhiều tham gia, đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Các yếu tố này làm cho câu chuyện, sự vật và nhân vật thêm cụ thể sinh động.
4.Củng cố 
 -Hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng TVL đã học trong năm. Hs nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh; biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự;Tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận.
5. Hướng dẫn
 -Ôn tập kĩ các thể loại.
 -Nắm chắc các kiến thức để chuẩn bị thi học kì II
IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an NGU VAN 8 DAY LOP CHAT LUONG CAO_12257808.doc