Giáo án Ngữ văn 8 - Tức nước vỡ bờ

I/ MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.

- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Tóm tắt văn bản truyện.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.

- Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật hiện đại của nhà văn Ngô Tất Tố.

3. Thái độ:

 Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9326Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tức nước vỡ bờ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Ngày soạn: 23/8/2014
Tiết 9
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích: “Tắt đèn” - Ngô Tất Tố)
I/ MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.
- Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật hiện đại của nhà văn Ngô Tất Tố.
3. Thái độ:
 Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Đọc kĩ văn bản, Tham khảo tài liệu
Thiết kế bài dạy
2. Học sinh:
Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích
Tìm hiểu bố cục và nội dung từng phần.
III/ CÁCBƯỚC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 H: Sau khi học xong văn bản “Trong lòng mẹ” em thấy tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ được thể hiện như thế nào?
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài
 Các em đã được đọc và tìm hiểu 2 văn bản: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là VB tự sự trữ tình, “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng là VB viết dưới dạng hồi kí. Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu 1 VB được sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán, phản ánh sâu sắc mâu thuẫn giai cấp giữa tầng lớp thống trị với những người nông dân nghèo khổ, khốn đốn trong xã hội thực dân nửa PK. Đó chính là văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1:
H: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu đôi nét về nhà văn Ngô Tất Tố?
-> Ngô Tất Tố (1893- 1954) quê ở Đông Anh – Hà Nội. Là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước cách mạng tháng 8/ 1945. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, và sau này đã từng là nhà báo, nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu có tài.
-> Ngô Tất Tố là nhà văn có tư tưởng tiến bộ và giàu tính chiến đấu, là Đảng viên Đảng sộng sản VN. Ông được gọi bằng cái tên trìu mến: “Nhà văn của nhân dân”.
H: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được trích từ tác phẩm nào?
-> Trích từ chương 18 của Tiểu thuyết “Tắt đèn”.
GV: Tiểu thuyết “Tắt đèn” là một trong những tác phẩm tiêu biểu và thành công nhất của Ngô Tất Tố, được sáng tác năm 1939. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” nằm trong chương 18 của tác phẩm này. Nhan đề của đoạn trích do người biên soạn đặt
*GV hướng dẫn cách đọc:
Đọc giọng nhẹ nhàng, thể hiện ngữ điệu:
 + Bọn tay sai: gắt gỏng, uy quyền
 + Chị Dậu: Trước thì mềm mỏng, sau thì quả quyết.
*GV đọc mẫu đoạn đầu.
 Gọi HS đọc nối tiếp
 Nhận xét cách đọc của HS.
*Giải nghĩa chú thích: 3, 4, 6, 9, 11
I/ ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH
1/ Tác giả
- Ngô Tất Tố (1893- 1954) quê ở Đông Anh – Hà Nội. Là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước cách mạng tháng 8/ 1945
- Là nhà văn có tư tưởng tiến bộ và giàu tính chiến đấu, là Đảng viên Đảng sộng sản VN. Ông được gọi bằng cái tên trìu mến: “Nhà văn của nhân dân”.
2/ Tác Phẩm:
Trích từ chương 18 của Tiểu thuyết “Tắt đèn”.
 Hoạt động 2:
H; Xác định thể loại?
H: Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
-> Tự sự, miêu tả và biểu cảm
H: Ai là người kể chuyện?
-> Tác giả. Sử dụng ngôi kể thứ 3.
H: Văn bản có những nhân vật nào? Các sự việc chủ yếu chỉ xoay quanh những ai?
-> Các nhân vật: ...
-> Các sự việc chủ yếu chỉ xoay quanh chị Dậu và bọn tay sai.
GV: Dựa vào diễn biến của câu chuyện, ta sẽ phân tích văn bản theo 2 tuyến nhân vật:
Hình ảnh bọn tay sai và hình ảnh chị Dậu.
II/ ĐỌC-TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1/ Cấu trúc
- Thể loại: Tiểu thuyết
- PTBĐ: Tự sự, miêu tả và biểu cảm
- Dựa vào diễn biến của câu chuyện, ta sẽ phân tích văn bản theo 2 tuyến nhân vật: Hình ảnh bọn tay sai và hình ảnh chị Dậu.
H: Trong đoạn trích, hình ảnh bọn tay sai được tác giả giới thiệu như thế nào?
H: Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của chúng và những dụng cụ chúng mang theo?
GV: Trong những ngày sưu thuế, tai hoạ luôn lảng vảng rình rập xung quanh gia đình chị Dậu. Bọn tay sai đi đốc thuế có thể xông vào nhà chị Dậu bất cứ lúc nào. Lần trước, bọn Cai lệ và Người nhà Lí trưởng đã xông vào quát tháo, đấm đá, trói anh Dậu ra ngoài đình cùm giữa lúc anh đang ốm nặng. Lần này, tuy biết tai hoạ luôn chờ đợi, nhưng chị Dậu vẫn thấy nó quá bất ngờ cho nên chị mới “Rón rén...dây thừng”.
Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu nhân vật Cai lệ
H: Hành động, cử chỉ, lời nói của Cai lệ được tái hiện qua những chi tiết nào?
H: Hình ảnh tên Cai lệ là tiêu biểu cho tầng lớp nào?
GV: Với những lời nói, cử chỉ, hành động...tác giả đã sử dụng nhiều động từ mạnh kết hợp với việc miêu tả thái độ trâng tráo, hách dịch, ăn nói thô lỗ cục cằn, hành động đểu cáng bất nhân không còn tình người của Cai Lệ. Hắn tiêu biểu cho chức năng đàn áp của chế độ phong kiến
H: Tên Người nhà Lí trưởng được đặc tả qua những chi tiết nào?
H: Mặc dù hắn chỉ xuất hiện qua 2 câu thoại, nhưng thái độ, lời nói, cử chỉ của hắn đã bộc lộ hắn là người như thế nào?
H: Sự xuất hiện của bọn tay sai tại nhà chị Dậu là sự hiện thân của điều gì?
GV: Bọn chúng đúng là một bọn “đầu trâu mặt ngựa” như dân gian ta vẫn nói. Chúng không có tai để nghe, chúng không có tim để rung cảm. Chúng chỉ biết văng tục, chửi bới, ức hiếp, đánh đập, hành hạ người khác một cách dã man
2/ Nội dung
a. Hình ảnh bọn tay sai:
- Sầm sập tiến vào
- Tay: cầm roi song, thước và dây thừng.
-> Xuất hiện đột ngột, mang dụng cụ đánh trói người.
*Tên Cai lệ:
- Gõ đầu roi xuống đất.
- Thét
- Trợn ngược 2 mắt, quát
- Giọng hầm hè, doạ nạt
- Sai trói cổ anh Dậu
- Giật phắt sợi dây thừng.
- Đấm, tát chị Dậu
-> Tiêu biểu cho bọn tay sai – một công cụ đắc lực của chế độ phong kiến.
* Tên người nhà Lí trưởng:
- Cười mỉa mai
- Chỉ mặt
- Nói năng xỏ xiên.
-> Cậy quyền.
=> Bọn chúng là hiện thân của sự đàn áp và tai hoạ.
Hoạt động 3:
GV: Sau khi bọn cầm quyền mang anh Dậu về trả cho chị Dậu, vì bọn chúng nghĩ anh không còn sống được bao lâu nữa, gia đình chị Dậu lúc này chẳng còn gì ăn cả. Bà hàng xóm thương tình đem cho bát gạo...
H: Ngay ở đầu văn bản, tấm lòng của chị Dậu đối với người chồng đau ốm được thể hiện như thế nào?
H: Em thấy chị có bản chất tốt đẹp gì của người phụ nữ?
GV: Mặc dù phải chịu bao vất vả lo toan như thế, nhưng chị Dậu vẫn dịu dàng làm sao! Nấu xong cháo, quạt nguội, bưng bát cháo đến tận chỗ chồng nằm, chị động viên anh ăn rồi lại cố nấn ná xem chồng ăn có ngon miệng không. Những cử chỉ chăm sóc tận tình chu đáo đó chỉ có thể bắt nguồn từ một người vợ, một người mẹ hết lòng thương yêu chăm sóc chồng con.
Ta hãy theo dõi tiếp cách cư xử của chị khi gặp bọn tay sai.
H: Khi bọn tay sai sầm sập kéo đến nhà, chị đã cư xử thế nào với chúng?
H: Em có nhận xét gì về thái độ của chị Dậu?
H: Theo em, vì nguyên nhân gì mà chị lại nhẫn nhục với chúng đến vậy?
-> Thương chồng, tôn trọng pháp luật.
GV: Khi 2 tên tay sai – nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị là sự sống còn của chồng. Lúc này, vận mệnh anh Dậu đặt trong tay chị, chị phải một mình đứng ra đối phó, bảo vệ chồng.
 Ban đầu, chị đã “cố thiết tha” van xin bọn chúng vì chúng là những tên “roi song, tay thước và dây thừng”, bọn chúng là “người nhà nước” mà anh Dậu lại là “kẻ có tội” vì thiếu thuế. Chị cố thiết tha, trình bày, van xin chúng. Ngay cả lúc chúng xông đến chỗ anh Dậu để trói, chị đã xám mặt lại nhưng vẫn đỡ lấy tay hắn van xin.
H: Sau những lần van xin không được, cuối cùng chị đã phản ứng lại bọn chúng như thế nào?
H: Em hãy thuật lại cuộc đánh trả của chị Dậu với 2 tên tay sai?
- HS thuật lại
GV: Thế là “Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”, “nước” muốn ở yên mà bão tố cứ quật xuống.Người đàn bà giàu tình thương yêu chồng con và ngùn ngụt lòng căm giận đã vùng lên phản kháng. Nhân vật thay đổi tính cách, ngôn ngữ văn chương cũng thay đổi theo.
H: Cách xưng hô của chị Dậu từ đầu đến cuối văn bản đã thay đổi như thế nào? Mỗi lần thay đổi lại bộc lộ thái độ gì của chị với bọn tay sai?
GV: Tới đây, tác giả chuyển từ văn kể sang văn miêu tả thật sống động. Cuộc tỉ thí chia làm 2 hiệp. Hiệp 1: chị Dậu túm cổ tên Cai lệ, ấn dúi ra cửa khiến hắn ngã chỏng quèo. Hiệp 2 chị nắm được gậy của tên người nhà lí trưởng, du đẩy nhau rồi áp vào vật nhau. Rồi chị túm tóc, lẳng hắn ngã nhào ra thềm. Rõ ràng trong cả hai hiệp, người đàn bà nhà quê đều chủ động, bình tĩnh, nhanh nhẹn, gan góc và dũng cảm. Chị đã chiến thắng giòn giã. Hành động của chị kết hợp với cách xưng hô... làm nổi bật sức mạnh của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của 2 tên tay sai sau khi chị ra đòn.
H: Em có nhận xét gì về những phản ứng của chị Dậu?
H: Do đâu chị có sức mạnh đó?
-> Xuất phát từ tình yêu thương chồng con và ý thức về nhân phẩm bị chà đạp.
H: Qua hành động chống trả của chị Dậu em rút ra được quy luật gì của XH?
H: Em hiểu gì về nhan đề “Tức nước vỡ bờ”?
-> HS trả lời.
GV: Khi nước đã phá bờ rồi, nó không hề biết sợ, nó có thể quật ngã tất cả, phá vỡ tất cả. Suy ngẫm về câu tục ngữ làm nhan đề của đoạn trích này, xét cả nghĩa đen, nghĩa bóng của ngôn từ, hình ảnh chúng ta càng thấm thía cái quy luật diệu kì của tự nhiên, vừa kính phục ngòi bút hiện thực đầy tính nhân đạo của NTT.
H: Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích?
H: Qua phân tích, em hiểu được điều gì về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
-> HS trả lời. GV chốt lại.
 - Gọi HS đọc ghi nhớ.
GV: Tác phẩm “Tắt đèn” có nhiều chỗ quánh đen, vón cục lại bởi sự ảm đạm của đời sống người nông dân khi bị áp bức, bóc lột đến cực điểm. Đoạn cuối chương 18 “Tức nước vỡ bờ” hửng lên 1 ánh sáng bất ngờ - ánh sáng của sự phản kháng. Văn bản đã minh chứng cho 1 quy luật tất yếu: Có áp bức ắt có đấu tranh.
 Ra đời trong XH thực dân nửa phong kiến, tiểu thuyết “Tắt đèn”có tác dụng giáo dục, thức tỉnh bạn đọc mạnh mẽ. Vì thế nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận xét: “Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Mặc dù lúc đó NTT chưa được giác ngộ cách mạng, song ông đã phát hiện những tiềm năng cách mạng trong quần chúng nông dân, phát động họ chống quan Tây,vua ta. Ngòi bút của ông sắc mạnh như gươm giáo. Và ông xứng đáng được xem là người bạn đồng minh tích cực của cách mạng.
b. Hình ảnh chị Dậu:
- Nấu cháo, múc la liệt
- Quạt
- Động viên chồng, quan sát chồng ăn.
-> Cư xử dịu dàng, thương yêu chăm sóc chồng con.
*Khi gặp bọn tay sai:
- Run run lí giải
- Tha thiết van xin
- Đỡ lấy tay hắn, khẩn cầu
-> Nhẫn nhục, nhún nhường, kìm nén.
- Về sau: cự bằng lí
- Cuối cùng: vùng lên đánh trả.
* Cách xưng hô:
- Ông- cháu -> vai dưới.
- Ông- tôi -> ngang hàng
- Mày- bà -> vai trên.
-> Phản ứng mạnh mẽ, đanh thép, căm giận đến cao độ.
=> Quy luật: có áp bức ắt có đấu tranh.
- NT: Kể xen lẫn miêu tả.
* Ghi nhớ: (SGK- 33)
Hoạt động 3:
Gọi HS đọc yêu cầu phần luyện tập.
- GV hướng dẫn HS thực hiện.
II/ LUYỆN TẬP:
 Đọc phân vai
4. Củng cố: GV hệ thống cho HS: 
 - Hình ảnh bọn tay sai
 - Hình ảnh và phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu.
5. Hướng dẫn học bài:
 - Học nội dung văn bản theo quá trình tìm hiểu
 - Học thuộc ghi nhớ
 - Soạn bài: “Xây dựng đoạn văn trong văn bản”. 
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 3 Ngày soạn: 23/8/2014
Tiết 11 
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
- Vận dụng kiến thức đã học, viết được đoạn văn theo yêu cầu.
Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
3. Thái độ
 - Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
 -Viết được các đoạn văn mạch lạc, đủ sức làm sáng tỏ 1 nội dung nhất định.
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 Đọc kĩ nội dung bài, tham khảo tài liệu.
 Thiết kế bài dạy.
 2. Học sinh:
 Đọc trước ví dụ và trả lời câu hỏi.
III/ CÁC BƯỚC:
1.Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ:
 H: Bố cục thông thường của 1 văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Nêu 1 số cách trình bày nội dung trong phần thân bài?
 3. Bài mới
 Giới thiệu bài:
 Ở lớp dưới các em đã được tìm hiểu khái niệm đoạn văn và cách viết đoạn văn. đó là cách viết các đoạn văn trog các kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu cụ thể về cách xây dựng đoạn văn trong văn bản.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
* Gọi HS đọc đoạn văn: “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt Đèn”
H: Theo em, văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
H: Nội dung của từng ý?
-> HS trả lời.
H: Dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
H: Em hãy nêu đặc điểm của 1 đoạn văn?
-> Viết hoa, lùi đầu dòng; kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Mỗi đoạn văn đều diễn đạt 1 ý trọn vẹn và do nhiều câu tạo thành.
H: Qua tìm hiểu em hãy cho biết thế nào là một đoạn văn?
- HS trả lời
- GV chốt lại, đưa ra ghi nhớ1.
- Gọi HS đọc ghi nhớ1.
I/ Thế nào là đoạn văn
1. Ví dụ: (sgk)
“Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt Đèn”
 2. Nhận xét:
- Văn bản có 2 ý.
- Mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Bắt đầu: Chữ viết hoa lùi đầu dòng.
+ Kết thúc: Dấu chấm xuống dòng.
* Ghi nhớ1: (SGK – 36)
Hoạt động 2:
*Yêu cầu HS chú đoạn văn ở ví dụ I
H: Đối tượng chính của đoạn văn thứ nhất?
H: Hãy tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn?
-> Ông – 1 nhà báo nổi tiếng- 1 nhà văn hiện thực xuất sắc – nhà văn.
H: Từ đó em thấy cụm danh từ “Ngô Tất Tố” có vai trò gì trong đoạn văn 1?
H: Em căn cứ vào đâu để biết được điều đó?
-Gọi HS đọc lại đoạn văn 2.
H: Em hãy nhắc lại ý chính của doạn văn này?
H: Từ đó em thấy câu văn “Tắt đèn là tác phẩm.....của Ngô Tất Tố” có chức năng gì trong đoạn văn 2?
H: Vì sao em biết đó là câu chủ đề?
H: Em có nhận xét gì về cấu tạo ngữ pháp của câu chủ đề?
H: Vị trí phổ biến của nó trong đoạn văn?
H: Qua phân tích các ví dụ trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
- HS trả lời, GV đưa ra ghi nhớ 2.
- Gọi HS đọc.
II/ Từ ngữ và câu trong đoạn văn
 1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
 a) Ví dụ: (SGK)
 b) Nhận xét:
- Đoạn 1:
+ “Ngô Tất Tố”.
-> Từ ngữ chủ đề.
(Vì các câu trong đoạn văn đều thuyết minh cho đối tượng này)
- Đoạn 2:
+ “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”.
-> Câu chủ đề.
(Vì nó mang ý khái quát nội dung cả đoạn)
- Cấu tạo: Đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ.
- Vị trí: Đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Ghi nhớ 2: (SGK – 36)
- Gọi HS đọc đoạn văn 2.
H: Câu chủ đề của đoạn văn 2 là câu nào? ở vị trí nào?
H: Vậy nội dung của đoạn văn này được trình bày theo cách nào?
H: vì sao em biết đây là đoạn văn diễn dịch?
-> HS trả lời.
- Gọi HS đọc đoạn văn phần b trang 35.
H: Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Đó là câu nào, ở vị trí nào?
H: Vậy nội dung của đoạn văn này được trình bày theo cách nào?
H: Căn cứ vào đâu em xác định được?
-> HS trả lời
H: Qua tìm hiểu các ví dụ, em thấy các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ gì? Có mấy cách trình bày nội dung trong 1 đoạn văn?
- HS trả lời. GV chốt lại 
- GV đưa ra ghi nhớ 3. Gọi HS đọc.
- GV đọc cho HS nghe đoạn văn 1.
H: Đoạn văn 1 có câu chủ đề không? Vì sao em biết?
- Không có câu chủ đề. Vì không có câu nào mang ý khái quát, bao hàm nội dung cả đoạn.
H: Yếu tố nào giúp duy trì đối tượng trong đoạn văn?
-> Chỉ có từ ngữ chủ đề “Ngô Tất Tố”
H: Em có nhận xét gì về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu trong đoạn văn?
H: Vậy nội dung đoạn văn trên được trình bày theo cách nào? 
2. Cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
 a) VD1:
- Các câu: Bình đẳng về ý nghĩa.
-> Trình bày theo cách song hành.
 b) VD2: 
- Câu chủ đề: Là câu (1) – ở đầu đoạn.
-> Trình bày theo cách diễn dịch.
c) VD3:
- Câu chủ đề: Là câu (4) – ở cuối đoạn.
-> Trình bày theo cách quy nạp.
* Ghi nhớ 3: (SGK – 36).
Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và VB ở bài 1.
H: Văn bản này được chia làm mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt thành mấy đoạn văn?
-HS trả lời, GV ghi bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung VB
H: Phân tích cách trình bày của mỗi đoạn văn? Hãy giải thích tại sao em biết đoạn văn được trình bày theo cách đó?
- Mỗi HS chữa 1 phần.
- GV thống nhất đáp án.
III/ LUYỆN TẬP:
1. BT1:
- Văn bản có 2 ý
- Mỗi ý là một đoạn văn.
2. BT2:
a. Diễn dịch
b. Song hành
c. Song hành.
4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống kiến thức:
 - Thế nào là đoạn văn?
 - Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn?
 - Nêu các cách trình bày nội dung đoạn văn?
5. Hướng dẫn học bài:
 - Học nội dung bài theo quá trình tìm hiểu.
 - Học thuộc ghi nhớ; Làm BT3, BT4 vào vở.
 - Ôn lại kiến thức về văn tự sự để tiết sau viết bài viết số 1.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 3:
Tiết 12, 13 Ngày soạn: 23/8/2014
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I/ MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Học sinh nhớ lại kiến thức đã học về kiểu bài tự sự ở lớp 6.
 - Biết làm bài văn tự sự: Kể lại sự việc theo một trình tự nhất định.
 2. Kĩ năng:
 - Học sinh biết triển khai bài viết theo bố cục 3 phần, biết chuyển đoạn và liên kết đoạn.
 - Biết kết hợp các yếu tố phụ trợ cho quá trình kể chuyện như: miêu tả, biểu cảm.
 3. Thái độ:
 - Có tình cảm chân thực, sâu sắc đối với nhân vật và sự việc được kể.
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
Ra đề, đáp án và biểu điểm, hình thức đề tự luận.
 2. Học sinh:
Tập làm quen một số đề trong SGK trước
III/ CÁC BƯỚC:
1.Ổn định lớp 
2/ Tiến hành kiểm tra viết
IV/ ĐỀ BÀI: Hãy kể lại một kỉ niệm xảy ra giữa em với một người bạn, với thầy cô giáo hay với người thân... khiến cho em nhớ mãi.
V/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
 a. Phần mở bài: 1đ
- Giới thiệu hoàn cảnh khiến em nhớ lại kỉ niệm.
- Giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện.
(Cũng có thể nêu kết quả của sự việc trước rồi mới kể nguyên nhân, diễn biến sau).
b.Phần thân bài: 8đ
Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định
 - Câu chuyện mở đầu như thế nào? Diễn ra ở đâu? Khi nào? Với ai?
 - Câu chuyện diễn biến ra sao? Đỉnh điểm của sự việc là gì?
 - Kết quả của sự việc?
c. Phần kết bài: 1đ
 - Nêu kết cục của sự việc và số phận của nhân vật.
 - Cảm nghĩ của người kể chuyện và những ấn tượng sâu sắc còn mãi đến hôm nay.
* Thu bài:
 - Hết giờ giáo viên thu bài.
 - Nhận xét giờ làm bài của học sinh.
 2/ Hướng dẫn học bài:
 - Lập dàn ý cho đề bài vừa viết.
 - Tự rút ra những kinh nghiệm.
 - Chuẩn bị bài tiết sau: Văn bản “Lão Hạc”.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngan Dừa, ngày....tháng năm 2014
TTCM duyệt
TRẦN VĂN TRANH

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Trong_long_me.doc