A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.
- Lòng cảm thông, sự sẽ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nỗi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
3. Thái độ: Trong cuộc sống phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
B. Chuẩn bị
GV: Giáo án, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng
HS: Bài soạn, sách giáo khoa
C. Tiến trình các hoạt động dạy – học:
S: Bài soạn, sách giáo khoa C. Tiến trình các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Bài cũ: Ý nghĩa của 2 nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan... trong văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió ”. 3. Bài mới. GV cho hs đọc phần chú thích tg sgk- Tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của OHenri( Ngoài ra GV còn nói thêm: cha là thầy thuốc mẹ qua đời khi mới lên 3, thuở nhỏ không được học hành nhiều, 15 tuổi đả phải thôi học đi làm tại hiệu thuốc của chú sau đó làm nhiều nghề như kế toán, thủ qũy ngân hàng, vẽ tranh. - Ông luôn viết về truyện ngắn, với số lượng nhiều, riêng năm 1904- 1905 có 115 truyện. - Phong cách nghệ thuật: Xây dựng nhiều tình tiết chu đáo, khéo léo, lôi cuốn sự hứng thú của người đọc. Thường sử dụng kiểu đảo ngược tình huống, nhân vật của ông vừa thực vừa mơ hồ.) Truyện của OHenri có những đặc điểm nào? Nhẹ nhàng nhưng thoát lên được tinh thần nhân đạo cao cả tình thương người nghèo khổ cho hs đọc phần tóm tắt truyện sgk. Giới thiệu đoạn trích là phần cuối cùng của truyện. - Vị trí đoạn trích: phần cuối truyện Câu chuyện được đặt vào bối cảnh 1 ngôi nhà 3 tầng tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong 1 khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oa-sinh-tơn. Thời điểm sự việc xảy ra được xác định vào tháng 11 khi gió mùa đông tràn về. Hai hoạ sĩ trẻ và nghèo đến thuê chung một căn phòng trên tầng thượng của ngôi nhà. Cụ Bơ-men là hoạ sĩ nghèo sống ở tầng dưới cùng. Giôn-xi bị sưng phổi, phần vì bệnh nặng, phần vì không có tiền thuốc thang, cô không thiết sống nữa mặc dù cho Xiu chăm sóc động viên. Giôn-xi cứ nằm quay ra ngoài cửa sổ, nhìn những chiếc lá thường xuân, đếm từng chiếc lá rụng. Đếm số còn lại và chờ đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời. Trước khi trời tối cô đếm còn 4 chiếc lá . Cụ Bơ-men nghe Xiu kể, rất bực mình vì trên đời này lại có người muốn chết chỉ vì một cây dây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá. Rồi cụ Bơ-men và Xiu lên gác xép. Tiếp nối là phần cuối truyện.) Trong đoạn trích em thấy Giôn-xi đang ở trong tình trạng như thế nào? Giôn-xi được giới thiệu là một cô gái trẻ, 1 hoạ sĩ nghèo. Đang bị sưng phổi nặng, nằm bất động. Mắt: thẫn thờ; giọng nói : thều thào Tình trạng ấy kiến cô hoạ sĩ có tâm trạng như thế nào ? Suy nghĩ “ Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì lúc đó em sẽ chết” cho em hiểu gì? - Bệnh tật và nghèo túng khiến cô chán nản, mệt mỏi và thất vọng. - Cô gắn sự sống kéo dài của mình với những chiếc lá rụng trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch phía đối diện của sổ phòng cô. => Đó chính là suy nghĩ của một cô gái yếu đuối, bệnh tật, chán nản, ít nghị lực và thất vọng không còn niềm tin vào sự sống của mình. Đây là tâm trạng chán nản của kẻ chờ đợi phút chia tay với cuộc đời, tuyệt vọng không còn muốn sống nữa. Tâm hồn cô trở nên cô đơn với thế giới xung quanh - cô âm thầm chuẩn bị cho chuyến đi xa vào cõi chết. Tại sao tác giả lại viết “ Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn ra lệnh kéo mành lên ? Hành động đó thể hiện tâm trạng gì của Giôn-xi ? Có phải cô là con người tàn nhẫn ? Giôn-xi là con người tàn nhẫn, lạnh lùng, thờ ơ với chính bản thân mình, với cuộc sống đang tắt dần trên cơ thể mình. Từ đó cô không để ý, không muốn quan tâm đến sự lo lắng, chăm sóc ân cần của cô bạn Xiu. tàn nhẫn, thờ ơ, lạnh lùng không phải là bản tính của cô mà do bệnh nặng, do thiếu nghị lực gây nên. Cô sẵn sàng đón nhận lúc mình lìa đời như chiếc lá cuối cùng lìa cành. Sau một đêm mưa gió dữ dội chiếc mành được kéo lên lúc trời vừa hửng sáng. Giôn-xi phát hiện ra điều gì ? Em thử hình dung xem, Giôn-xi có suy nghĩ gì khi thấy chiếc lá vẫn dũng cảm, đơn độc bám mình? - Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. - Giôn-xi kinh ngạc về sức sống của chiếc lá. - Khâm phục sự dũng cảm, kiên cường của nó. Chiếc lá úa đơn độc chống chọi với mưa gió, vùi dập phũ phàng. Trong khi đó cô còn trẻ, có bạn bè, thầy thuốc giúp đỡ, mà cô lại định buông xuôi. Chiếc lá đã khơi lên sự tự phê bình nghiêm khắc và quyết tâm sống của Giôn-xi. Chính sự bám trụ kiên cường của chiếc lá, Giôn-xi đã có sự thay đổi tâm trạng như thế nào? Giôn-xi từ chỗ đợi chết, mong chết,đến chỗ thấy “muốn chết là một tội”. - Từ chỗ không muốn ăn gì đến chỗ xin một tý cháo, chút sữa pha rượu vang đỏ. - Từ chỗ nằm nhìn chằm chằm vào cây thường xuân - muốn ngắm mình trong gương, xem bạn nấu nướng. - Từ chỗ buông xuôi đến hy vọng 1 ngày nào đó sẽ được vẽ Vịnh Na-plơ. - Không chỉ là tác dụng của thuốc hay sự chăm sóc của bạn mà từ chính tâm trạng hồi sinh, cái ý muốn mạnh dần, ấm dần trong cơ thể và trong tâm hồn cô. Nhưng cái quyết định cho sự thay đổi tâm trạng đó là sự khâm phục chiếc lá gan góc, kiên cường, chiếc lá mong manh mà lầm lì chống chọi với giá lạnh, với gió tuyết, Vậy sự thay đổi tâm trạng của Giôn-xi xuất phát từ nguyên nhân nào ? (Từ chiếc lá cuối cùng không chịu rụng, từ sự chăm sóc tận tình của Xiu, từ tác dụng của thuốc ?) Với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống, nhất định không chịu rụng. Khác với ý định buông xuôi chán sống, muốn chết, yếu đuối của mình. Chiếc lá cuối cùng đã đem lại nhiệt tình tuổi trẻ của cô về lại cho cô. Chính cô đã chữa bệnh cho mình nhờ chiếc lá, bằng chính sự thay đổi tinh thần, tâm trạng của mình. Việc Giôn-xi khỏi bệnh nói lên điều gì? Tại sao khi nghe Xiu kể chuyện về cái chết của cụ Bơ-men tác giả không để cho Giôn-xi có phản ứng gì thêm? - Người ta có thể chữa bệnh cho mình bằng nghị lực, bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự đấu tranh và chiến thắng bệnh tật. Tất nhiên cần phải kết hợp với thuốc men, nghỉ ngơi ,chăm sóc và ở đây chiếc lá như một phương thuốc màu nhiệm cần thiết và kịp thời. - Không nói gì, không có thái độ gì để câu chuyện thêm gợi mở, thêm dư ba, để người đọc càng bâng khuâng, nhớ tiếc và cảm phục 1 lão nghệ sĩ, 1 con người. Cũng có thể cho Giôn-xi khóc nhưng hay hơn là cứ để Giôn-xi im lặng cho sự cảm động thật sâu xa, thấm thía vào tâm hồn cô và tâm hồn người đọc. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, Tác phẩm 2. Tóm tắt tác phẩm II. Phân tích 1. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi. - Bệnh tật, nghèo túng. - Chán nản, tuyệt vọng. → vượt qua nguy hiểm, muốn sống, yêu cuộc sống. Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2 Sự thật về chiếc lá cuối cùng liên quan đến nhân vật nào? Cụ Bơ-men: Em biết gì về cụ Bơ-men? - Một hoạ sĩ đã ngoài 60 tuổi, thân hình nhỏ nhắn, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ. - Cụ mơ ước vẽ 1 kiệt tác, nhưng đã 40 năm nay vẫn chưa thực hiện được. - Thái độ của cụ khi nhìn thấy những chiếc lá theo nhau rụng nói lên tấm lòng yêu thương, lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi. Mở đầu đoạn trích nhà văn muốn hé mở cho ta điều gì khi mtả hành động của cụ Bơ-men và Xiu “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi nhìn nhau 1 lát, chẳng nói năng gì”? Tuy không nói nhưng trong thời khắc ấy thâm tâm cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng đó để cứu Giôn-xi. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá cuối cùng đó như thế nào? Vẽ âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt khủng khiếp. Chứng cớ “người ta đã tìm thấy một chiếc đèn bão đang còn tháp sáng và 1 chiếc thang, chiếc bút lông rơi vung vãi,và một bảng pha màu có màu xanh màu vàng trộn lẫn với nhau. Người hoạ sĩ già ấy đã phải trả giá như thế nào cho bức vẽ chiếc lá cuối cùng ? Em đánh giá như thế nào về hành động của cụ Bơ-men ? - Cụ bị viêm phổi nặng và đã chết vì sưng phổi trong vòng 2 ngày. - Tuổi cao, sức yếu mà dám đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, làm việc âm thầm như thế quả là 1 con người dũng cảm, cao thượng, quên mình vì người khác. Cụ có tình yêu thương mạnh mẽ với Giôn , quyết tâm cứu sống cô gái. Cụ đã vẽ thành công tác phẩm của mình. - Gọi là kiệt tác vì chiếc lá in như chiếc lá thường xuân (cuống giữ màu xanh thẫm, hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa) đến mức Giôn là 1 hoạ sĩ mà cũng không phát hiện được nó là tranh. - Chính sức sống kiên cuờng của chiếc lá đã cứu sống Giôn. Nó đã thổi ấm vào tâm hồn cô, hơi ấm của niềm tin và nghị lực, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật, vươn lên qua khỏi lưỡi hái của tử thần. Để cô nhận rằng “muốn chết là một tội”. Tại sao Xiu gọi bức tranh của cụ Bơ-men là “kiệt tác” ? Nó là kiệt tác còn bởi cái giá quá đắt. Nó không chỉ được vẽ bằng màu sắc và cây bút lông mà bằng cả tình yêu thương và đức hy sinh thầm lặng, cao quý của cụ Bơ-men. Xét về phương diện nào đó thì chiếc lá là 1 phương thuốc màu nhiệm, diệu kì đối với Giôn. nhưng ở 1 phương diện khác thì nó chỉ đóng vai trò 1 “cái kích” , 1 lực đẩy cần thiết và kịp thời. Còn ẩn sau chiếc lá là tình người bao la. Trước tình trạng của Giôn-xi, Xiu đã có suy nghĩ và hành động như thế nào? - Xiu chăm sóc Giôn-xi như người chị gái chăm sóc em mình. Cô lo âu và thương đứa em bé bỏng tội nghiệp - Trước ám ảnh của Giôn-xi về chiếc lá cô thấy bất lực, sợ sệt, trĩu nặng tình thương khi chứng kiến sức lực của Giôn-xi đang tàn dần. - Khi nghe Giôn-xi thều thào ra lệnh kéo tấm mành lên để nhìn xem còn chiếc lá nào trên tường " Xiu làm theo 1 cách chán nản, tuyệt vọng. - Nghe những lời nói tuyệt vọng của Giôn thì Xiu vùa nói những lời an ủi tha thiết vừa cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối bạn. “Em hãy nghĩ đến chị “chị sẽ làm gì đây”, trong lòng Xiu còn lo lắng, bất lực: không biết phải làm gì để cứu Giôn. - Cô hết lòng chăm sóc Giôn : Nấu cháo, pha sữa, mời bác sĩ, và luôn thường trực bên cạnh Giôn, ra sức chiều chuộng Giôn. - Chắc hẳn cô đã sung sướng lắm khi nghe Giôn đòi ăn cháo, uống sữa. - Nghe lời thông báo của bác sĩ “cô ấy qua cơn nguy hiểm rồi, chị đã thắng” Hình ảnh của Xiu để lại cho em ấn tượng gì? Có thể nói Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn, vị tha, một cô gái có trái tim nhân hậu, giàu đức hy sinh cao cả - tình bạn đẹp đẽ đó đã làm bừng sáng lên cái không gian chật chội tối tăm, lạnh lẽo đó. Theo em Xiu có biết ý định vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men không? Nếu được biết thì truyện có hấp dẫn không ? Vì sao? - Xiu không hề biết được ý định của cụ Bơ-men. Bằng chứng là khi Giôn bảo kéo mành lên, cô “làm 1 cách chán nản” và sau đó còn nói những lời não ruột. “Em hãy nghĩ đến chị “chị sẽ làm gì đây ?” -Chính Xiu cũng ngạc nhiên “ Nhưng, ô kìa ! sau trrận mưa vùi dập” không ngờ chiếc lá cuối cùng dũng cảm bám vào cành như thế trong một đêm mưa gió phũ phàng. - Nếu Xiu biết được thì truyện sẽ kém hay vì Xiu không bị bất ngờ và c/ta không được thưởng thức cả đoạn văn thấm đượm tình người trong cô. - Truyện sẽ kém hay nếu nhà văn cho biết cụ thể Giôn nghĩ gì, nói gì, có hành động gì khi nghe Xiu kể lại cái chết và việc làm cao cả của cụ Bơ-men. Kết thúc như vậy sẽ có dư âm để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán. Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn phản ứng gì thêm? - Tác giả xây dựng tình huống hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần. + Lần bất ngờ, đảo ngược tình huống thứ nhất: Đối với Giôn- xi người đọc tưởng cô gái sé chết vì bệnh nặng, chán đời, tuyệt vọng và cũng vì chiếc lá cuối cùng nhất định phải rụng trong đêm gió rét ấy. Nhưng chiếc lá không rụng " Giôn dần khỏi bệnh " Gây bất ngờ cho chúng ta. + Lần bất ngờ đảo ngược lần thứ hai Nghệ thuật tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện là gì ? Phân tích và chứng minh? Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh, chẳng ai ngờ đến cái chết của cụ, được thông báo cũng vào lúc truyện gần kết thúc, sau khi đã hoàn thành kiệt tác chiếc lá cuối cùng. Thú vị là ở chỗ bất ngờ trên đều gắn liền với bệnh sưng phổi và hình ảnh chiếc lá cuối cùng (ước mơ vẽ một kiệt tác của cụ Bơ-men 40 năm rồi chưa thực hiện được. Vậy mà chỉ qua một đêm phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt với tình yêu thương quyết tâm cứu sống Giôn cụ đã sáng tác ra một kiệt tác.) Đọc chiếc lá cuối cùng em hiểu những điều sâu sắc nào về tình cảm con người ? về vai trò nghệ thuật chân chính? - Tình yêu cao cả giữa những con người nghèo khổ. - Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu, vì sự sống của con người tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con người. Nghệ thuật - Kết cấu hai lần đảo ngược tình thế " tạo tính bất ngờ cho câu chuyện- thủ pháp nghệ thuật quen thuộc trong truyện ngắn O. Hen-ri - Sắp xếp các tình tiết chặt chẽ, giàu chi tiết - Kết thúc có hậu " Tính cổ điển - Cốt truyện phức tạp, nhiều tầng - Xây dựng nv có nét độc đáo " Tính hiện đại ( Bơ-men dữ dằn, kì dị nhưng ẩn chứa một tấm lòng nhân hậu đáng kính Hai nhân vật nữ dịu dàng, lãng mạn – khác với nv trong vh Mỹ) Nội dung Đoạn trích ca ngợi đức hy sinh, tình yêu thươngcủa nhg người nghệ sĩ nghèo. Tình yêu thương đã cứu sống con người. Bày tỏ quan niệm về nghệ thuật chân chính: từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống con người. 2. Kiệt tác của hoạ sĩ Bơ-men. - Một hoạ sĩ đã ngoài 60 tuổi, thân hình nhỏ nhắn, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ. - Cụ mơ ước vẽ 1 kiệt tác, nhưng đã 40 năm nay vẫn chưa thực hiện được. - Thái độ của cụ khi nhìn thấy những chiếc lá theo nhau rụng nói lên tấm lòng yêu thương, lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi. - Trong đêm mưa tuyết cụ vẽ chiếc lá thường xuân lên cây® tạo nên niềm tin, hy vọng,sự sống của Giôn-xi. 3. Tấm lòng người bạn ( nhân vật Xiu) - Lo lắng, chăm sóc, an ủi bạn → Cô có thể làm G nghi ngờ về chiếc lá do sự thiếu tự nhiên của cô. III. Tổng kết IV. Luyện tập: Suy nghĩ và viết cách kết thúc truyện khác cho câu chuyện. 4. Củng cố - HS đọc ghi nhớ, học bài 5. Dặn dò - Soạn "Chương trình địa phương- Phần TV" Ngày soạn Ngày dạy Tiết: 31 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt. 2. Kĩ năng: Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích ruột thịt. 3. Thái độ: Giúp cho hs có cách nói năng đúng hoàn cảnh giao tiếp. B. Chuẩn bị: - GV: giáo án - HS: soạn bài C. Hoạt dộng dạy học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - Tình thái từ có chức năng gì? Cho ví dụ-xác định - Tình thái từ được sự dụng trong văn thơ như thế nào? 3. Bài mới: Gọi hs nhắc lại thế nào là từ địa phương? ( là những từ chỉ dùng trong 1 địa phương nhất định). Từ ngữ địa phương có những điểm chung so với ngôn ngữ toàn dân về các mặt từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp. Tuy nhiên nó cũng có khác biệt về ngữ âm từ vựng nhưng có thể hiểu đưỡc trên cơ sở của ngôn ngữ toàn dân. *GV hướng dẫn HS kẻ bảng thống kê vào vở Tìm từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân. STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Cha Mẹ ông bà nội ông bà ngoại bác trai, bác gái chú, thím cô, chú bác (chị gái của cha) bác (chồng chị gái của cha) bác (anh trai của mẹ) bác (vợ anh trai của mẹ) cậu, mợ bác (chị gái của mẹ) bác (chồng chị gái của mẹ) anh, em trai chú (chồng em gái của mẹ) chị, em dâu chị, em gái anh, em rể con, cháu con dâu, con rể - Ba - Má - cô - dượng - cậu mợ - dì - dượng - dượng Từ toàn dân Từ địa phương cha mẹ bác cô ông anh cả chị cả -thầy, bố, ba, tía, cậu -u, bầm, mạ -bá -o -ôông -anh hai chị hai I. Tìm hiểu bài: 1. Bảng thống kê từ ngữ toàn dân và từ ngữ được dùng ở địa phương: 2. Sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác : II. Phân tích ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ sau: 1. Anh em như thể tay chân. 2. Chị ngã em nâng. 3. Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì. 4. Chú cũng như cha. 5. Cây xanh thì lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con. 6. Có cha có mẹ thì hơn Không cha không mẹ như đờn đứt dây. (HS trả lời- GV nhận xét- sửa) 4. Củng cố - Học bài (bảng thống kê). - Nhắc lại những kiến thức về từ tòan dân và từ địa phương 5. Dặn dò - Về nhà tìm những từ địa phương ta hay sử dụng - Sọan bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Ngày soạn Ngày dạy Tiết: 32 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP MIÊU TẢ & BIỂU CẢM A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm; - Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ. 3. Thái độ: Rèn luyện kĩ năng xây dựng cốt truyện, nhân vật, thứ tự kể, sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. B. Chuẩn bị: Gv: Giáo án Hs: soạn bài C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Nêu các bước vây dựng 1 đọan văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. 3. Bài mới: Nếu như tiết trước tập trung hình thành và rèn luyện cho chúng ta cách viết 1 đọan văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm thì bài này giúp chúng ta lập dàn ý cho cả bài văn. GV kiểm tra kiến thức về cách lập dàn ý cho một bài văn tự sự đã được học ở lớp 6. Gồm có 3 phần: - Mở bài : Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. - Thân bài: Kể lại diễn biến của sự việc, nhân vật. - Kết bài: Kết thúc sự việc. Đọc văn bản : Món quà sinh nhật. Hãy chỉ ra MB , TB, KB và nêu nội dung khái quát của mỗi phần? - Mở bài: Từ đầu đến “bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn”: Kể và tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật. - Thân bài: Tiếp đến “chỉ gật đầu không nói”: Tập trung kể về món quà sinh nhật độc đáo của bạn. - Kết bài: Còn lại: Cảm nghĩ của Trang trước món quà sinh nhật. Truyện kể về việc gì ?Ai là người kể chuyện? Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào ? Trong hoàn cảnh nào? - Sự việc chính: Diễn biến của buổi sinh nhật. - Ngôi kể: Thứ nhất ( Tôi = Trang) - Thời gian: Buổi sáng - Không gian: Trong nhà Trang - Hoàn cảnh: Ngaỳ sinh nhật của Trang có các bạn đến chúc mừng Chuyện xảy ra với ai ? Có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao? - Sự việc xoay quanh nvật chính là Trang. Ngoài ra còn có Trinh, Thanh và các bạn khác. Trang : Hồn nhiên, vui mừng, suốt ruột Trinh : Kín đáo, đằm thắm, chân thành. Thanh : Hồn nhiên, nhanh nhẹn Câu chuyện diễn ra như tn? (Mở đầu nêu vấn đề gì ? Đỉnh điểm câu chuyện ở chi tiết nào? Kết thúc như thế nào? Điều gì tạo nên sự bất ngờ? ) * Diễn biến câu chuyện: - Mở đầu : Buổi sinh nhật của Trang sắp kết thúc với không khí vui vẻ, nhiều bạn, nhiều quà. - Đỉnh điểm : Trang bồn chồn không yên, lo lắng vì người bạn thân chưa đến. + Trinh mang theo gói quà độc đáo “Cành ổi sai quả” + Chùm ổi gợi nhớ sự việc Trang đến chơi nhà Trinh và chơi bên cây ổi găng đang ra hoa +Trinh đã giữ gìn chùm hoa, nâng niu, bảo vệ nó để làm quà sinh nhật cho Trang. - Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo. Điều tạo ra bất ngờ chính là tình huống truyện. Tác giả đã khéo léo đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của n/vật Trang về sự chậm trễ của người bạn thân nhất trong ngày sinh nhật, để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra rằng đó là sự chậm trễ đầy cảm thông (không có xe, nhà lại xa, phải đi bộ) suýt nữa thì Trang đã trách nhầm người bạn, nhất là người bạn ấy có tấm lòng thơm thảo. Thật đáng trân trọng, thể hiện qua món quà đầy ý nghĩa. “Nó không phải là món quà mua vội” Chỉ ra các yếu tố miêu tả, biểu cảm? Tác dụng? Chỉ ra các yếu tố miêu tả, biểu cảm. " Tác dụng : Giúp người đọc hình dung ra không khí của buổi sinh nhật và cảm nhận được tình bạn thân thiết giữa Trang và Trinh. Tác giả kể theo thứ tự nào ? - Vừa kể theo trình tự thời gian ( kể các sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật) nhưng trong khi kể tác giả có dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc diễn ra lâu lắm “từ mấy tháng trước” ( Nội dung trên được kể theo trình tự thời gian đảo ngược: từ hiện tại nhớ về quá khứ, rồi lai nhớ về hiện tại.) Dàn ý của bài văn tự sự gồm có mấy phần, là những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì ? 3 phần: - Mở bài : Thường giới thiệu sự việc ,nhân vật và tình huống xẩy ra câu chuyện (cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận của nhân vật trước, sau đó thân bài kể ngược theo thời gian) - Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định, thực chất là trả lời câu hỏi :chuyện diễn ra như thế nào? Trong khi kể người viết thường kết hợp mtả và biểu cảm( miêu tả con người, sự việc và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc con người được miêu tả) - Kết bài : Thường nêu kết thúc và cảm nghĩ của người trong cuộc ( người kể chuyện, hay một nhân vật nào đó). Bài 1: Từ văn bản “Cô bé bán diêm” hãy lập ra một dàn ý cơ bản. - Mở bài: Giới thiệu quang cảnh trong đêm giao thừa và gia cảnh em bé bán diêm – nhân vật chính của truyện. - Thân bài: + Không bán được diêm em bé không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Kết quả là em vẫn bị rét hành hạ: “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”. + Sau đó em liều quẹt que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que, em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ. Ban đầu em tưởng chừng như ngồi bên lò sưởi. Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé lại trở về với hiện tại tê cóng của chính mình. Tiếp đến que diêm thứ hai, em thấy một bàn ăn thịnh soạn “có cả một con ngỗng quay”. Que diêm lụi tàn, em lai đối diện đói khổ của bản thân. Que diêm thứ 3 - một cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy “ hiện lên với hàng ngọn nến sáng rực” Nhưng rồi que diêm tắt những ngọn nến bay lên trời. Que diêm thứ 4 được đốt lên “em nhìn thấy bà đang mỉm cười với em” . Cuối cùng vì muốn níu bà ở lại em đã quẹt tất cả các que diêm còn lại. (Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen trong quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm, đặc biệt là sau mỗi lần quẹt diêm thì cảnh mộng tưởng và cảnh diêm tắt được tác giả miêu tả sinh động. Kèm theo đó là suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật). - Kết bài : Kết cục em bé bán diêm đã chết “ vì gió rét trong đêm giao thừa” mọi người qua đường không ai biết được cái điều kì diệu mà em bé đã từng thấy, nhất là giây phút em được gặp lại bà và cùng bà bay lên để đón lấy niềm vui đầu năm. Bài 2: Lập dàn ý cho đề bài : “ Hãy kể về một kỷ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”. Mở bài: Giới thiệu người bạn tuổi thơ của mình. Kỉ niệm tuổi thơ khiến mình xúc động và nhớ mãi kỉ niệm gì ? Thân bài: Tập trung kể về kỉ nệm xúc động ấy: - Chuyện xảy r
Tài liệu đính kèm: