I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giũa các câu trong một đoạn văn.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
3. Thái độ: Ý thức giao tiếp phù hợp, đứng đắn.
Tieát 11: XAÂY DÖÏNG ÑOÏAN VAÊN TRONG VAÊN BAÛN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giũa các câu trong một đoạn văn. 2. Kĩ năng: Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho. Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định. Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp. 3. Thái độ: Ý thức giao tiếp phù hợp, đứng đắn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bảng phụ, giáo án. 2. HS: Bảng nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Khởi động: (5 phút) a) Ổn định lớp: b) Bài cũ: Nêu bố cục của văn bản và cách sắp xếp nội dung phần thân bài trong văn bản? Việc trình bày văn bản có bố cục rõ ràng có tác dụng gì? Nội dung phần thân bài của một văn bản có thể được trình bày theo những cách nào? 2. Bài mới: GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm: chủ đề của văn bản là gì? Vì sao trong văn bản cần phải có chủ đề và chủ đề cần phải có sự thống nhất? Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. Hoạt động a: Đoạn văn. (10 phút) - HS đọc văn bản “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn”. - GV hỏi: Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn? (Hai ý, mỗi ý được viết thành một đoạn) - GV hỏi: Ý mỗi đoạn nói gì? Dựa vào dấu hiệu nào để biết có 2 đoạn văn? (Dựa vào hình thức: lùi dầu dòng, viết hoa, kết thúc có dấu chấm xuống dòng. Nội dung diễn đạt ý tương đối hoàn chỉnh) - GV hỏi: Thế nào là đoạn văn? - GV chốt: Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, về hình thức bao giờ cũng có dấu hiệu tự nhiên để nhận biết. Nội dung đoạn văn có thể hoàn chỉnh tương đối vì có đoạn thể hiện 1 ý, nhưng có đoạn hoàn chỉn 2, 3 đoạn mới thể hiện 1 ý. Hoạt động b: Từ ngữ và câu trong đoạn văn. (15 phút) - GV hỏi: Muốn viết một đoạn văn ta không thể trình bày một cách tùy tiện, chúng ta phải chú ý điều gì? - GV hỏi: Đoạn 1 giới thiệu về Ngô Tất Tố, cho biết từ ngữ nào dùng tả đối tượng của đoạn văn? (Ngô Tất Tố, ông, nhà văn) - GV hỏi: Ở đoạn hai câu nào chứa đựng nội dung then chốt cho cả đoạn? Tại sao em biết? - GV chốt: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố vì câu chủ đề ngắn gọn đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ mang ý nghĩa khái quát cho cả đoạn. - GV hỏi: Qua 2 đoạn văn, từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản? - GV chốt và thuyết minh: Câu chủ đề giúp việc thể hiện chủ đề tập trung hơn, định hướng cho cả đoạn, cũng như việc lặp lại từ ngữ chủ đề làm cho các câu liên kết chặt chẽ với nhau. - Đoạn 1 không có câu chủ đề, các câu trình bày bình đẳng với nhau ® đoạn văn trình bày theo cách song hành. - Đoạn 2 câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, các câu tiếp theo làm rõ câu chủ đề ® đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch. - HS đọc đoạn văn (SGK/35). - GV hỏi: Cho biết câu chủ đề nằm ở đầu? (Cuối đoạn) - GV chốt: Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn được những câu trước làm rõ chủ đề là câu cuối ® đoạn văn trình bày theo cách quy nạp. - GV hỏi: Có mấy cách trình bày nội dung của đoạn văn? Câu chủ đề đóng vai trò gì trong đoạn văn? - HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: Luyện tập. (13 phút) - GV hỏi: Văn bản được chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt thành mấy đoạn? - HS học nhóm: Phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn. - HS dựa vào câu chủ đề đã cho, viết một đoạn văn theo cách diễn dịch. - HS chuyển đoạn văn diễn dịch vừa viết thành đoạn văn quy nạp. - HS thực hiện chọn một trong ba ý để viết thành một đoạn văn. - HS phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn vừa viết. I. Tìm hiểu bài: 1. Đọạn văn: Ví dụ: Đoạn 1: Giới thiệu về Ngô Tất Tố Đoạn 2: Giới thiệu tác phẩm Tắt đèn. - Nội dung: Diễn đạt ý tương đối hoàn chỉnh. - Hình thức: nằm giữa 2 chỗ xuống dòng. Þ Đoạn văn. 2. Từ ngữ và câu trong đoạn văn: a. Từ ngữ và câu trong đoạn văn: * Từ ngữ chủ đề: - Ngô Tất Tố - Ông: đại từ thay thế. - Nhà văn: đồng nghĩa với Ngô Tất Tố * Câu chủ đề: “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố” b. Cách trình bày nội dung đoạn văn: Đoạn văn trình bày: Theo cách song hành. Theo cách diễn dịch Theo cách quy nạp 2. Ghi nhớ: (SGK/36) II. Luyện tập: Bài tập 1: Văn bản có 2 ý, mỗi ý được diễn đạt thành một đoạn văn. Bài tập 2: Cách trình bày nội dung của các đoạn văn: a. Trình bày nội dung của các đoạn văn theo cách diễn dịch b. Trình bày nội dung của các đoạn văn theo cách song hành c. Trình bày nội dung của các đoạn văn theo cách song hành Bài tập 3: Câu chủ đề ở đầu đoạn: diễn dịch. Câu chủ đề ở cuối đoạn: quy nạp. Bài tập 4: Chọn 1 trong 3 ý để viết thành đoạn văn sau đó phân tích cách trình bày nội dung đoạn văn đó. 3. Củng cố – Dặn dò: (2 phút) Củng cố: HS lập BĐTD. Dặn dò: HS học ghi nhớ và hoàn chỉnh bài tập. HS tìm hiểu mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn cho trước, từ đó chỉ ra cách trình bày các ý trong đoạn. Tiết tới: Viết bài tập làm văn số 1.
Tài liệu đính kèm: