Giáo án ngữ văn 9 - Lê Trung Hiếu - THCS Phan Ngọc Hiển

 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 1. Kiến thức:

- Các khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh, phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, Nói giảm nói tranh, điệp ngữ, chơi chữ

- Tác dung của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.

 2. Kĩ năng:

- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình từ tượng thanh trong văn bản.

- Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, Nói giảm nói tranh, điệp ngữ, chơi chữ trong văn bản. Phân tích tác dụng của phép tu từ trong văn bản cụ thể.

- Viết đoạn văn có sử dụng

 

doc 16 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2379Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ngữ văn 9 - Lê Trung Hiếu - THCS Phan Ngọc Hiển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: 22/10/2014
Tiết: 51 Ngày dạy: /10/2014
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt)
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
- Các khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh, phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, Nói giảm nói tranh, điệp ngữ, chơi chữ
- Tác dung của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
 2. Kĩ năng: 
- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình từ tượng thanh trong văn bản.
- Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, Nói giảm nói tranh, điệp ngữ, chơi chữ trong văn bản. Phân tích tác dụng của phép tu từ trong văn bản cụ thể.
- Viết đoạn văn có sử dụng phép tu từ từ vựng.
 3. Thái độ: 
GD HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo, giáo án
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề.
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về từ tượng thanh, từ tượng hình:
? Thế nào là từ tượng thanh? Từ tượng hình? Cho VD.
Bài tập: 
2. Tìm tên loài vật là từ tượng thanh
3. Xác định từ tượng hình, phân tích tác dụng của chúng?
GV nhận xét chung:
Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức về các phép tu từ:
? Nêu khái niệm: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ?
Nêu vd.
? Nói quá là gì? Cho vd.
GV nhận xét:
? Thế nào là nói giảm, nói tránh? Cho vd.
? Điệp ngữ là gì? Cho vd minh họa.
? Em hiểu thế nào là biện pháp chơi chữ? Cho vd.
GV nhận xét:
Hoạt động 3: Bài tập vận dụng:
GV HD & yc HS làm bài tập 2 trong sgk
GV nhận xét chung:
GV HD & yc HS làm bài tập 3 trong sgk
GV nhận xét chung:
HS nhớ & trình bày
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhân xét, sửa
HS lần lượt trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung:
HS trả lời:
HS trình bày:
HS trình bày:
HS nhớ & trả lời:
HS nghe, trao đổi, làm bài tập
HS khác nhận xét, sửa:
HS nghe, lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, sửa
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình:
 1. Khái niệm:
- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
- Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của của sự vật.
 2. Bài tập:
1. Tên loài vật là từ tượng thanh: tu hú, chèo bẻo, quốc, mèo, cú,....
2. - lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ
- Tác dụng: miêu tả đám mây một cách cụ thể, hình ảnh, sống động.
II. Một số biện pháp tu từ về từ vựng:
 1. Khái niệm:
So sánh : là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Nhân hoá: gọi hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm như con người.
Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Nói quá: là một biện pháp tu từ, phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói giảm, nói tránh: là một biện pháp tu từ, dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, mất lịch sự.
 Điệp ngữ: là một biện pháp tu từ, lặp lại từ ngữ ( hay cấu trúc câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về ngữ âm, ngữ nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... tạo cách hiểu bất ngờ, thú vị.
III. Bài tập vận dụng:
Bài tập 2: (sgk)
 Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các vd sau:
a. hoa, cánh - ẩn dụ chỉ gia đình Vương Ông 
 tấm lòng hiếu thảo, sự hi sinh vì người thân của Kiều.
b. So sánh: tiếng đàn như tiếng hạc bay, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa
sự tuyệt diệu của tiếng đàn ở mọi cung bậc, trường độ, lúc du dương lúc trầm bổng, ngân nga lúc nỉ non.
c. Phép nói quá: gác kinh - viện sách rất gần nhưng lại cách trở 
 cực tả sự xa cách giữa Kiều và Thúc Sinh.
e. Chơi chữ: tài, tai là những từ gần âm
dùng chữ tài tình là cho câu thơ thêm hấp dẫn, thú vị.
Bài tập 3: (sgk)
a. Điệp ngữ "còn" và phép chơi chữ bằng cách dùng từ da nghĩa: say: rượu, tình.
 cách bộc lộ tình cảm kín đáo, tế nhị mà mạnh mẽ của chàng trai. 
b. Nói quá: 
+ Gươm mài - mòn đá núi.
+ Voi uống - cạn nước sông.
diễn tả sự trưởng thành, lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c. Phép so sánh: tiếng suối như tiếng hát xatiếng suối trong trẻo du dương từ xa vọng lại nghe như tiếng hát ngân nga.
d. Phép nhân hoá: trăng nhòm, ngắm trăng trở thành người bạn tri kỉ của nhà thơ.
e. Phép ẩn dụ: Mặt trời của mẹ em bé em bé là nguồn sống, là nguồn vui, nguồn hạnh phúc, là ước mơ, là niềm tin.
 4. Củng cố:
 - Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
 - Nêu đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ & chơi chữ?
 - Viết đoạn văn có sử dụng phép tu từ từ vựng.
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài & làm bài tập về nhà.
 - Tập viết một đoạn văn trong đó có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
 - Tập viết đoạn văn trong đó có sử dụng một trong số các phép tu từ đã học.
 - Chuẩn bị bài mới “Tập làm thơ tám chữ” (Chuẩn bị phần chuẩn bị ở nhà)
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1)Ưu điểm:
.
 2)Hạn chế:
Tuần: 11 Ngày soạn: 22/10/2014
Tiết: 52 Ngày dạy: /11/2014 
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
Đặc điểm của thể thơ tám chữ.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết thơ tám chữ.
- Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
- Làm được đoạn thơ, bài thơ theo chủ đề có sự sáng tạo.
 3. Thái độ: 
 GD HS lòng yêu thích thơ, văn.
 II. Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, tài liệu tham khảo, tài liệu CKT
 HS: sgk, sưu tầm các bài thơ 8 chữ.
 III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp. Kỹ thuật trình bày 1 phút.
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nhận diện thể thơ tám chữ
GV yc HS đọc các ví dụ trong sgk
GV cho HS trao đổi nhóm:
 N1: Nhận xét số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên?
N2: Tìm những chữ có chức năng gieo vần? Nhận xét về cách gieo vần?
N3: Cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ?
GV chốt lại kiến thức: 
- Dạng thức tồn tại: 8 chữ trong mỗi dòng.
- Vần: Vần chân, vần liền hoặc vần cách.
- nhịp: Cách ngắt nhịp: nhịp linh hoạt.
- Đ1 : 2 / 3 / 3
- Đ2 : 3 / 2 / 3
- Đ3 : 3 / 2 / 3
? Qua các đoạn thơ vừa được tìm hiểu trên đây, hãy rút ra đặc điểm của thể thơ 8 chữ?
GV nhận xét:
GV chốt:
GV yc HS đọc lại n.dung ghi nhớ trong sgk
Hoạt động 2: Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ
GV chia nhóm cho HS làm các bài tập:
- N1: bài 1
- N2: bài 2
- N3: bài 3
- N4: bài 4
GV nhận xét chung
Hoạt động 3: Thực hành làm thơ 8 chữ 
GV HD & yc HS làm bài tập 1 trong sgk
GV gợi ý:
 + Từ điền vào chỗ trống ở câu 3 phải là thanh B
 + Ở câu thứ 4 phải có khuôn âm a để hiệp với chữ xa ở cuối dòng thứ 2 và mang thanh B
GV nhận xét chung
GV HD & yc HS lên bảng làm bài tập 2
GV gợi ý: Câu thơ này phải có 8 chữ và chữ cuối phải có khuôn âm ương hoặc a, mang thanh bằng
GV nhận xét chung:
Làm 1 đoạn thơ chủ đề viết về môi trường
- Trình bày trước lớp
- Cả lớp tham gia nhận xét, đánh giá
HS đọc
HS trao đổi, thảo luận theo nhóm
HS trình bày kết quả
HS khác nhận xét, bổ sung
HS nghe, chi nhớ
HS trả lời:
HS đọc
HS thảo luận nhóm
HS đại diện trình bày kq (vào bảng phụ)
HS khác nhận xét, bổ sung
HS nghe & lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, bổ sung
HS nghe & lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét, bổ sung
HS làm
HS trình bày
HS nhận xét, đánh giá
I. Nhận diện thể thơ tám chữ:
 Đặc điểm của thể thơ 8 chữ:
+ Mỗi dòng có 8 chữ
+ Cách ngắt nhịp đa dạng
+ Có thể gồm nhiều đoạn dài (không hạn định số câu)
+ Có thể chia thành các khổ (4 câu 1 khổ)
+ Phổ biến là cách gieo vần chân (được gieo liền hoặc vần cách.)
 *Ghi nhớ: sgk
II. Luyện tập nhận diện thể thơ 8 chữ:
 1. Bài 1: Điền từ thích hợp (1- 3 - 2 - 4) 
 2. Bài 2: Điền từ thích hợp (1 - 3 - 2) 
 3. Bài 3: Đoạn thơ trong bài "Tựu trường" - Huy Cận
- Sai ở câu thơ thứ 3. Vì: Lẽ ra âm tiết cuối của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với từ gương ở cuối câu thơ trên.
-Chép đúng: cuối câu thứ 3 là từ: vào trường
 4. Bài 4: Trình bày bài thơ, đoạn thơ tự làm
III. Thực hành làm thơ 8 chữ:
Bài tập 1: 
- Khổ thơ này được chép chính xác là:
 Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
 Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
 Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
 Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua
Bài tập 2: Làm thêm một câu thơ cho phù hợp với ND cảm xúc và đúng vần của các câu thơ trước
Bài tập 3: 
 4. Củng cố:
 Nêu đặc điểm của thể thơ 8 chữ?
 5. Dặn dò:
 - Về nhà học bài, tập làm thơ theo thể thơ 8 chữ tự do (chủ đề tự chọn)
 - Sưu tầm thêm một số bài thơ 8 chữ.
 - Xem lại những kiến thức đã học về truyện trung đại
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1) Ưu điểm:
.
 2) Hạn chế:
.
Tuần: 11 Ngày soạn: 22/10/2014
Tiết: 53 Ngày dạy: /11/2014
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN – TRUYỆN TRUNG ĐẠI
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
 Qua bài kiểm tra, củng cố lại nhận thức về truyện trung đại đã học từ giá nội dung tư tưởng đến hình thức thể loại. 
 2. Kĩ năng:
 - HS nắm được ưu điểm và hạn chế.
 - Củng cố cho Hs nắm được giá trị về nội dung và nghệ thuật, tư tưởng của các văn bản văn học trung đại.
 3. Thái độ:
 Nghiêm túc học tập.
 II.Chuẩn bị:
 GV: sgk, sgv, tài liệu tham khảo, tài liệu CKT, giáo án + bài kiểm tra đã chấm
 HS: kiến thức đã học.
 III. Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp.
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh, đồ dùng học tập
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nhận xét chung
GV nhận xét, đánh giá chung qua các mặt:
- Kiến thức: mức độ yêu cầu
- K.năng vận dụng của HS
- Cách trình bày: câu chữ viết, chính tả, cách hành văn
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá 1 số bài cụ thể:
GV nêu 1 số bài đạt điểm cao -> tuyên dương
GV nêu 1 số bài điểm thấp cho HS nhận xét và chỉ ra chỗ sai: cách trình bày, câu, chính tả, bố cục, nội dung kiến thức thấy được nguyên nhân vì sao bạn làm bài tốt, chưa tốt -> hướng khắc phục ở bài tiếp theo
Hoạt động 3: Trả và sửa bài kiểm tra
GV trả bài kiểm tra cho HS
GV đọc câu hỏi & yc HS nêu hướng trả lời
GV nhận xét, bổ sung cho HS
GV đưa ra biểu điểm của từng phần cho HS nắm
GV yc HS sửa vào vỡ bài tập
GV nêu bảng phân loại kết quả bài làm của HS
GV nêu hướng phấn đấu sắp của thầy & trò:
- Về phía thầy:
- Về phía trò:
HS nghe
HS nghe, rút kinh nghiệm
HS nhận bài kiểm tra
HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yc của GV
HS nghe
HS nghe
HS sửa
HS quan sát, nghe
HS nghe, ghi nhớ
I. Nhận xét, đánh giá chung:
II. Nhận xét, đánh giá số bài kiểm tra cụ thể:
III. Trả và sửa bài kiểm tra
 I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi ý đúng 0.5 điểm
Đề 1: 
1a,2d,3c,4a, 5c,6b
Đề 2: 1d,2b,3a,4c,5b,6b.
Đề 3:
1c,2a,3c,4b,5b,6c.
Đề 4:
1a,2c,3b,4b,5c,6b.
 II. Phần tự luận: ( 7 điểm )
 Câu 1: (3 điểm)
 Phân tích được 2 nguyên nhân dẫn đến bi kịch Vũ Nương: 
 - Nguyên nhân trực tiếp:
 + Trương Sinh cả ghen (0.5 đ)
 + Vì con dại, vô tình hại mẹ (0.5 đ)
 - Nguyên nhân gián tiếp:
 + Chiến tranh làm 2 người xa cách (0.5 đ)
 + Vũ Nương bế tắc, bất lực (0.5 đ)
 - Trình bày suy nghĩ của bản thân về cái chết của Vũ Nương: gợi niềm xót xa, thương cảm - căm phẫn xã hội phong kiến bất công, oan khuất... (1.0đ)
 Câu 2: (2 điểm)
 - HS viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
 - HS nêu rõ LVT là một Nho sinh chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, nhân hậu thương người, văn võ kiêm toàn. 
 Câu 3: (2 điểm)
Yêu cầu HS chép chính xác đoạn thơ không sai lỗi chính tả.
Lớp
Điểm
9A.
9B.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
 4) Củng cố:
 5) Dặn dò:
 Về nhà xem lại bài
 Chuẩn bị bài mới “ Bếp lửa” (đọc, định hướng trả lời câu hỏi phần – đọc hiểu văn bản)
 V. Rút kinh nghiệm:
 1) Ưu điểm:
.
 2) Hạn chế:
Tuần 11 Ngày soạn: 20/10/14
Tiết 54,55 Ngày dạy: /11/ 14
BẾP LỬA
 Bằng Việt
 I. Mục tiêu cần đạt: giúp HS
 1. Kiến thức: 
Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
 2. Kĩ năng: 
Nhận diên, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước.
 3.Thái độ: 
 - Giáo dục tình yêu gia đình, người thân, yêu quê hương.
 - Giáo dục lòng biết ơn những người mẹ VN anh hùng
 II. Chuẩn bị:
 GV: shk, sgv, giáo án, tài liệu CKT, tài liệu tham khảo.
 HS: sgk, bài soạn.
 III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, đàm thoại. Kỹ thuật trình bày 1 phút.
 IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số, vệ sinh, bài soạn, đồ dùng học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận. Mở đầu bài thơ cũng với "câu hát căng buồm", khép bài thơ lại cũng với "câu hát căng buồm". Em hãy cho biết về ý nghĩa chúng khác nhau như thế nào? 
 3. Bài mới:
 *GV giới thiệu bài mới: Năm 1963, nhà thơ Bằng Việt là sinh viên đang du học tại Liên Xô, một đất nước công nghiệp toàn là bếp điện, bếp ga với những ống khói, con tàu. Nhà thơ lại hồi tưởng về bếp lửa thân thương, quen thuộc nơi quê nhà và hình ảnh người bà tần tảo, kính yêu, cùng với những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Cảm xúc dâng trào, tác giả đã ghi lại bài thơ Bếp lửa.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung văn bản:
GV yc HS đọc chú thích trong sgk
GV giới thiệu thêm cho HS
? Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
GV nhận xét:
 Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích
GV HD & yc HS đọc văn bản: Đọc chậm rãi, tình cảm, thể hiện sự xúc động, bồi hồi
GV nhận xét, sưa cho HS
GV yc HS giải thích từ khó theo chú thích trong sgk.
? Bài thơ là lời tâm tình của ai? Nói về điều gì? 
GV nhận xét:
GV nhấn mạnh: Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về và bà và kỉ niệm những tháng ngày tuổi thơ sống bên bà, thể hiện lòng kính yêu và biết ơn vô hạn cùng những suy ngẫm về bà.
? Dựa vào mạch cảm xúc của bài thơ? 
GV nhận xét:
? Xác định bố cục bài thơ?
GV nhận xét:
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết bài thơ:
Bước 1: Tìm hiểu hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà qua KT1: 
GV yc HS đọc lại khổ thơ 1
? Dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà được bắt đầu từ hình ảnh nào?
GV nhận xét:
? Hình ảnh bếp lửa hiện lên trong trí nhớ tác giả ra sao?
? Các từ láy : chờn vờn, ấp iu gợi cho em hình ảnh, cảm xúc gì?
? Ở hai câu thơ đầu còn sử dụng biện pháp tu từ gì?
GV nhận xét
? Câu thơ "Cháu thương bà ... mưa" cho em cảm nhận được điều gì ở bà?
GV giảng: những hình ảnh thân thương quen thuộc của bếp lửa qua bàn tay chăm chút của bà trong kí ức nhà thơ. 
Hết tiết 01 chuyển sang tiết 02
Bước 2: Tìm hiểu những kỉ niệm tuổi thơ bên bà của cháu qua các KT2, 3, 4, 5 :
GV yc HS đọc lại 4 khổ thơ tiếp theo.
? Trong dòng hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại?
Người dân sống trong tình cảnh như thế nào?
Làng xóm quê hương ra sao?
Gia đình?
Cháu sống với ai?
Những câu thơ nào cho thấy kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ gắn liền với hình ảnh bếp lửa?
Trong dòng hồi tưởng ấy còn có sự xuất hiện của âm thanh gì? Nó có ý nghĩa gì?
GV giảng: Tiếng chim tu hú gọi hè nghe da diết, như giục giã, thôi thúc, khơi dậy trong lòng cháu những hoài niệm, nhớ mong đồng thời gợi tình cảnh vắng vẻ côi cút của hai bà cháu.
Bước 3: Tìm hiểu suy ngẫm về bà của người cháu qua KT6:
GV yc HS đọc lại KT6.
? Người cháu đã suy ngẫm về cuộc đời bà qua những câu thơ nào? Ý nghĩa?
GV nhận xét
? Đoạn thơ còn sử dụng phép tu từ gì? Tác dụng?
GV nhận xét:
? Em hiểu gì về vai trò người bà trong sự suy ngẫm của người cháu?
GV giảng: Bà là người nhóm lửa, không những thế bà con là người giữ lửa và truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin
? Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được nhắc đến mấy lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa người cháu lại nghĩ đến bà và ngược lại?
GV nhận xét:
? Thử suy nghĩ xem bà nhen lửa bằng những gì? 
GV giảng: bằng nhiên liệu bên ngoài: củi, rác; bằng ngọn lửa trong lòng bà: ngọn lửa sự sống, lòng yêu thương, niềm tin
? Vì vậy hình ảnh bếp lửa còn có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?
Hoạt động 4: HD HS tổng kết & luyện tập
? Nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
GV nhật xét
? Qua bài thơ tác giả cho ta thấy điều gì?
GV nhận xét:
GV chốt 
GV yc HS đọc lại n.dung ghi nhớ trong sgk
GV HD & yc HS làm bài tập trong sgk phần luyện tập
? P.tích sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận & biểu cảm ở 1 đoạn tự chọn trong bài thơ.
HS đọc chú thích
HS nghe
HS trả lời
HS nghe, đọc văn bản
HS khác nhận xét cách đọc của bạn
HS giải thích
HS trình bày:
HS nghe, ghi nhớ
HS trả lời: Từ quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng
HS trả lời:
- khổ thơ 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
- khổ thơ 2, 3, 4, 5: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
- khổ thơ 6: Suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
- khổ thơ 7: Dù ở đâu, làm gì cũng không nguôi nỗi nhớ bà
HS đọc
HS trả lời:
HS trao đổi, trả lời:
HS trả lời: - Một bếp lửa chờn vờn: bập bùng, leo lắt, lúc tỏ lúc mờ trong sương sớmgợi hình ảnh mờ nhoà trong kí ức.
- Một bếp lửa ấp iu: gợi chính xác thao tác nhóm lửa khéo léo của bà, vừa gợi lên tình cảm yêu thương chăm chút của bà.
HS trả lời: điệp ngữ, từ láy gợi hình, gợi cảm
HS nêu cảm nhận: cách nói ẩn dụ cuộc đời vất vả, nhọc nhằn của bà.
HS nghe
HS đọc
HS trình bày:
+ " Năm ấy là năm đói ... ngựa gầy"
sống đói rách, lầm than bởi nạn đói khủng khiếp 1945.
+ " Năm giặc đốt ... cháy rụi"
làng xóm quê hương điêu tàn vì giặc đốt phá.
+ " Mẹ cùng cha ... không về"
gia đình li tán.
HS trả lời:
+ " Chỉ nhớ khói ... còn cay".
+ " Tám năm ròng ... nhóm lửa"
+ " Rồi sớm rồi chiều ... bà nhen"
HS trao đổi, trình bày
HS nghe
HS đọc
HS trả lời
HS trình bày
HS suy nghĩ, trả lời
HS nghe
HS trả lời: 
Hình ảnh bếp lửa: được nhắc lại 10 lần và hình ảnh người bà luôn hiện lên cùng bếp lửavì bếp lửa do chính tay bà nhen nhóm, chăm chút, bếp lửa là tình bà ấm áp, bếp lửa gắn liền với những khó khăn gian khổ đời bà.
HS nghe
HS trả lời: hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của sự sống, niềm tin, nghĩa tình, nguồn cội... thật thiêng liêng và kì diệu! Do đó dù đi đâu, làm gì, trong bất cứ hoàn cảnh nào người cháu cũng không bao giờ quên được.
HS trình bày
HS trả lời
HS trình bày
HS đọc
HS nghe, về nhà làm bài tập
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả: 
 Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
 2. Tác phẩm: 
 “Bếp lửa” là một trong những bài thơ đầu tay được Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi đang du học tại Liên Xô, in trong tập thơ " Hương cây - Bếp lửa" cùng với Lưu Quang Vũ.
3. Đọc - chú thích:
2. Bố cục: 4 phần.
III. Tìm hiểu văn bản:
 1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà: 
- Hình ảnh bếp lửa chờn vờn: gợi hình ảnh mờ nhoà trong kí ức.
- Hình ảnh bếp lửa ấp iu: gợi chính xác thao tác nhóm lửa khéo léo của bà, vừa gợi lên tình cảm yêu thương chăm chút của bà.
cuộc đời vất vả, nhọc nhằn của bà.
2. Những kỉ niệm tuổi thơ bên bà:
- Đó là kỉ niệm về thời thơ ấu đầy gian khổ, thiếu thốn nhọc nhằn:
+ sống đói rách, lầm than bởi nạn đói khủng khiếp 1945.
+ làng xóm quê hương điêu tàn vì giặc đốt phá.
+ gia đình li tán.
.
+ " Năm giặc đốt ... cháy rụi"
làng xóm quê hương điêu tàn vì giặc đốt phá.
+ " Mẹ cùng cha ... không về"
gia đình li tán.
- Cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà:
+ " Cháu ở cùng bà ... cháu học".
- Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa:
 Bếp lửa gắn với tình bà ấm áp.
- Tiếng chim tu hú gọi hè nghe da diết, như giục giã, thôi thúc, khơi dậy trong lòng cháu những hoài niệm, nhớ mong đồng thời gợi tình cảnh vắng vẻ côi cút của hai bà cháu.
3. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa 
- Suy ngẫm về cuộc đời bà:
gợi sự tần tảo, đức hi sinh, luôn chăm lo cho mọi người của bà.
 hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của sự sống, niềm tin, nghĩa tình, nguồn cội... thật thiêng liêng và kì diệu! Do đó dù đi đâu, làm gì, trong bất cứ hoàn cảnh nào người cháu cũng không bao giờ quên được.
IV. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật: 
- Xây dựng hình tượng bếp lửa giàu ý nghĩ.
- Kết hợp nhuần nhuyễn tự sự với miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
 2. Nội dung: 
 * Ghi nhớ (sgk)
V. Luyện tập
 4. Củng cố:
 - Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ?
 - Qua bài thơ tác giả cho ta thấy điều gì?
 5. Dặn dò:
 - Học thuộc lòng bài thơ, xem lại phần phân tích & làm bài tập.
 - Chuẩn bị bài mới “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (đọc, định hướng trả lời câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản)
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1) Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
 2) Hạn chế:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
	Nhận xét	Duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Chuyen_nguoi_con_gai_Nam_Xuong.doc