Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Đông Hòa 1

I/MỤC TIÊU :

1.Kiến thức

-Giúp HS thấy được một số biểu hiện Phong Cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.

-Ý nghĩa củaphong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

-Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua các đoạn văn cụ thể.

2.Kĩ năng

-Nắm được nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

-Vận dụng các biện phápnghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, đời sống.

 

doc 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Đông Hòa 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THCS Đơng Hịa 1 
 Ngày soạn: 10/8/2015
 Tuần: 1
 Tiết:1
BÀI 1
Văn bản: PHONG CÁCH HỜ CHÍ MINH
**************
I/MỤC TIÊU :
1.Kiến thức
-Giúp HS thấy được một số biểu hiện Phong Cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
-Ý nghĩa củaphong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
-Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua các đoạn văn cụ thể.
2.Kĩ năng
-Nắm được nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
-Vận dụng các biện phápnghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, đời sống.
3.Thái độ
Giáo dục HS có lòng kính yêu,tự hào và học tập theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
-Chuẩn bị của giáo viên: SGK, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ	
-Chuẩn bị của học sinh: SGK, soạn bài mới	
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tập sách của học sinh.
2.Dạy bài mới:
	“Tháp mười đẹp nhật bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
	“Bác Hồ ”-hai tiếng ấy thật vô cùng gần gũi và thân thương đối với mỗi người dân Việt Nam. Đối với chúng ta, Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước vĩ đại mà Người còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách đó như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động của GV
Họat động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1:
-Gọi H/S đọc chú thích sgk, nêu vài nét về tác giả, tác phẩm.
-Hướng dẫn đọc: chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm, ngắt ý và nhấn giọng ở từng luận điểm.
-Nhận xét cách đọc của HS.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích. Giải thích thêm các từ: phong cách, văn hóa, di dưỡng tinh thần.
-Văn bản được viết theo thể loại nào?
-Văn bản có mấy luận điểm, nợi dung của mỡi luận điểm là gì?
Hoạt động 2:
-Qua nội dung văn bản, em thếy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện qua nhưng khía cạnh nào?
-Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? 
-Người đã làm thế nào để có được vốn trí thức sâu rộng ấy? 
-Nhưng điều kì lạ và quan trọng trong sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh là gì? 
-Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới trên nền tảng văn hóa dân tộc đã hình thành ở Bác một nhân cách, một lối sống như thế nào? 
-Có sự kết hợp hài hòa thống nhất giữa dân tộc và nhân loại.
-GV: sự hiểu biết của Bác sâu rộng, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chủ động, sáng tạo và có chọn lọc. Bác không chỉ hiểu biết mà còn hòa nhập với môi trường văn hóa thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. 
-Lối sống bình dị của Bác được thể hiện như thế nào?
-Lối sống của Bác cũng là lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông. Lối sống đó được biểu hiện như thế nào? 
GV: Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng: 
-Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
-Từ đó em thấy văn bản có ý nghĩa như thế nào?
-Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, vậy các em học tập được ở Bác điều gì ? 
-Tác giả: Lê Anh Trà
-Tác phẩm: văn bản nghị luận- nội dung đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự, xã hội-văn bản nhật dụng.
-Nghe, đọc
-Nghe
-Văn bản nhật dụng
-Vốn trí thức uyên thâm của Bác.Lối sống của Bác.
-Trình bày
-Điều quan trọng là người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại .
-Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. 
-Nghe
-Trình bày
-Nghe
-Thảo luận, trình bày
-Rút ra ý nghĩa
-Trình bày
I/Tìm hiểu chung
1.Giới thiệu tác giả tác phẩm Tác giả : Lê Anh Trà
Tác phẩm : văn bản nhật dụng.
2.Đọc-tìm hiểu từ khĩ
3.Thể loại:Văn bản nhật dụng
4.Bố cục(2 phần)
P1:Từ đầu => rất hiện đại.
P2: Còn lại
II- Đọc – tìm hiểu văn bản. 
1/Nội dung
 a.Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa của Bác .
-Tiếp xúc với văn hóa nhiều nước trên thế giới.
-Nói thông và viết thạo nhiều thứ tiếng ngọai quốc.(Pháp, Anh, Hoa, Nga)
-Đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu.
-Tiếp thu cái hay, các đẹp đồng thời với việc phê phán những tiêu cực.
-Một lối sống rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị.
" Thống nhất, hài hòa giữa dân tộc và nhân loại.
b/ Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
-Nơi ở, làm việc: nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc mộc mạc, đơn sơ..
-Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
-Aên uống đạm bạc : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa
-Không tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời.Vừa giản dị, vừa thanh cao vĩ đại.
2.Nghệ thuật
-Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
-Kết hợp các phương thức biểu đạt TS,BC,LL và các hình thức SS, đối lập.
-Vận dụng các hình thức so sánh, nghệ thuật đối lập.
3.Ý nghĩa văn bản
Lập luận chặt chẽ, chứng cú xác thực tác giả cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và hành động. Tiếp thu văn hóa nhân loại, giữ gìn, phát huy văn hóa dân tộc.
3. Củng cố, luyện tập 
Văn bản PCHCM ta cảm nhận được Bác là mợt người hiểu sâu sắc nền văn hóa thế giới cũng như nền văn hóa của dân tợc. Đờng thời Bác có lới sớng giản dị thanh cao, chúng ta phải biết học tập và noi theo tấm gương của Bác.
4.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
-Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác.
5.Bổ sung(Từ đồng nghiệp, cá nhân)
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tuần: 1
Tiết: 3
 BÀI 2
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỢI THOẠI
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức
Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất 
2.Kĩ năng
-Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châmvề lượng, phương châm về chất.
-Biết vận dụng phương châm này trong giao tiếp .
3.Thái độ
Giáo dục học sinh sử dụng ngôn ngữ trong sáng, có hiệu quả
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 -Chuẩn bị của giáo viên: SGK, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ	
-Chuẩn bị của học sinh: SGK, soạn bài mới
 III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Dạy bài mới(Giới thiệi bài)
Các em đã được học một số nội dung liên quan đến hội thoại như : hành động nói,vai giao tiếp, lượt lời trong hội thoại . Tuy nhiện để hội thoại thành công người tham gia vào hội thoại không chỉ sử dụng đúng từ ngữ, ngữ pháp phát âm chuẩn mà còn phải đảm bảo một số phương châm giao tiếp hôm nay chúng ta tìm hiểu
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1 . 
-GV treo bảng phụ và hướng dẫn học sinh đọc đoạn đối thoại 1 trang 7 sgk 
- Em có nhận xét gì về nội dung câu trả lời của Ba “ ở dưới nước ’’?
-Theo em bơi có nghĩa là gì ?
-Đây có phải là nội dung An cần biết không ? Nội dung mà An muốn biết là gi ?
-Vậy câu trả lời của Ba có đúng với yêu cầu hội thoại hay không ? Em rút ra bài học gì trong giao tiếp ?
-GV Chốt : câu trả lời của Ba không đáp ứng được yêu cầu của An .Vì thông tin trả lời không có nội dung của hội thoại yêu cầu, thiếu nội dung 
-GV : Cho học sinh đọc truyện cười trong sgk tr 7
 -Vì sao truyện này lại gây cười ?
Anh Lợn cưới chỉ cần nói : Bác có thấy còn lợn nào chạy qua đây không? là đủ. 
Và anh Aùo mới chỉ cần trả lời “ Tôi chẳng thâý con lợn nào chạy qua đây “.
-Như vậy cần phải tuân thủ điều gì khi giao tiếp ?
-Qua hai ví dụ trên em rút ra được điều gì cần tuân thủ ? (cho học sinh đọc ghi nhớ sgk tr7)
* Hoạt động 2.
-Hướng dẫn học sinh đọc mẩu chuyện tr7 sgk 
-Truyện cười này nhằm phê phán điều gì ?
-Như vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì ?
Vd: Một hs xin phép thâỳ giaó .
- Thưa thầy , mai cho em nghỉ lao động ạ !
-Vì sao?
- Thưa thầy,vì ngày mai em đau đâù ạ!
-Như vậy câu trả lời có tính xác thực không ?
- Em rút ra điều gì ?
*Hoạt động 3: 
-BT 1: Cho hs thảo luận trả lời ,nhận xét giáo viên sửa chữa 
-BT2: Treo bảng phụ gọi hs lên điền vào chỗ trống .
-BT3: Cho Hs thảo luận nhóm , trả lời 
-BT 4,5 : Gv hướng dẫn cho hs về nhà làm 
-Đọc
-Câu trả lời của Ba không chính xác.
- Di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể 
- Địa điểm nơi nào đó.
-Câu trả lời của Ba không đáp ứng được yêu cầu của An 
-Nghe
-Đọc
-Vì các nhân vật nói nhiều hơn nội dung yêu cầu 
-Trong giao tiếp không nên nói thừa
-Đọc
-Phê phán tính nói khoác 
- Không nên nói những điều mà mình tin là không đúng sự thật .
-Nghe
-Không xác thực
-Thực hiện
-Thực hiện
-Thực hiện
I/ Phương châm về lượng :
1.VD1: sgk 
-Câu trả lời của Ba không đáp ứng được yêu cầu hội thoại, thiếu nội dung 
 VD2 : 
-Thừa thông tin
Anh lợn cưới : hỏi thừa “ cưới “
Anh áo mới : trả lời thừa “từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này 
-Trong gia tiếp, nói có nội dung, nội dung đáp ứng yêu cầu giao tiếp không thiếu, không thừa.
II/ Phương châm về chất :
1. Vd :sgk
-Khi giao tiếp,không nên nói những điều mà mình không tin là đúng, hay không có bằng chứng xác thực.
III. Luyện tập ;
-BT1: a/thừa nuôi ở nhà 
 b/Thừa từ có hai cánh 
-BT2: a) Nói có sách,mách có chứng 
 b) Nói dối 
 c) Nói mò
 d) Nói nhăng nói cuội 
 e) Nói trạng 
-BT 3: Vi phạm phương châm về lượng, vì thừa có nuôi được không.
-BT 4, 5: HS Về nhà làm
3. Củng cố, luyện tập 
Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất đđđ
4.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
-Xác định các câu nói không tuan thủ phương châm về lượng và phương châm về chất trong hội thoại và chữa lại cho đúng.
5.Bổ sung(Từ đồng nghiệp, cá nhân)
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
 Tuần:1
 Tiết:4
SỬ DỤNG MỢT SỚ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức
-Nắm được kiểu văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
-Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2.Kĩ năng
-Nhân ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
-Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
3.Thái độ
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 -Chuẩn bị của giáo viên: SGK, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ	
-Chuẩn bị của học sinh: SGK, soạn bài mới
 III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Dạy bài mới(Giới thiệi bài)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1
-Thế nào là văn bản thuyết minh ? 
-Nêu các phương pháp thuyết minh ?
- Em hãy nêu các biện pháp nghệt thuật mà em đã được học? 
-Hướng dẫn học sinh đọc văn bản : Hạ Long – Đá và nước .
-Bài văn thuyết minh vấn đề gì ?
Hỏi : Vấn đề trên có trừu tượng không, có dễ dàng thuyết minh không ?
- Đá và nước là những vấn đề cụ thể nhưng để nhận thấy vẻ đẹp kì lạ của Đá và nước trong cảnh quan thiên nhiên thì phải có sự cảm nhận và tưởng tượng .
-Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào trong bài viết?Tìm dẫn chứng minh hoạ?
-Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì ?
-Gọi HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 2 
-BT 1: Hs đọc văn bản : Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh .
-BT 2: Học sinh tự làm có hướng dẫn của GV 
-Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng nhằm trình bày, giới thiệu, cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất của các hiện tượng sự vật.Đặc điểm chủ yếu : tri thức khách quan, xác thực 
-Trình bày
-Aån dụ, nhân hoá, hoán dụ, so sánh, tự thuật
-Đọc
-Vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long 
-Nghe
-Trình bày
 - Văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, làm nổi bật được đặc điểm của đối tượng, gây hứng thú cho người đọc 
-Đọc
-Thực hiện
I/ Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 
1.Oân tập văn bản thuyết minh:
-Văn bản dùng để trình bày, giới thiệu về những tính chất, đặc điểm sự vật hiện tượng .
-Phương pháp thuyết minh : Định nghĩa –giải thích , so sánh, số liệu, liệt kê, phân loại .
 2/ Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật :
 Văn bản : Hạ Long – Đá và Nước 
 -Vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long 
-So sánh : Như tiên ông không có tuổi
-Nhân Hoá : Và cái thập vui hơn
-Tưởng tượng, liên tưởng : 
 Nước tạo nên di chuyển cảnh sắc.
 Tuỳ theo.lạ lùng 
 - Làm nổi bật các đặc điểm của Đá , tạo được sự hấp dẫn, sinh động, gây được hứng thú cho người đọc.
 -Ghi nhớ ( sgk-13)
II/.Luyện tập :
-BT1:
a) Có tính chất thuyết minh, thể hiện ở chỗ : Giới thiệu loài ruồi có hệ thống : họ, giống, loài, tập tính
PPTM: Định nghĩa, Phân loại, Số liệu, Liệt kê
b) Nghệ thuật : Nhân hoá 
c) gây hứng thú 
-BT2: Làm ở nhà
 	3/Củng cố:
Thế nào văn bản thuyết minh? Tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
4/Hướng dẫn học ở nhà
Tập viết đoạn văn thuyết minh có sử dung một số biện pháp nghệ thuật.
5/Rút kinh nghiệm
Ngày giảng:
Tuần:
Tiết:
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức
-Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng(Cái quạt, chiếc nón lá)
-Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2.Kĩ năng
Lập dàn bài chi tiết và viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh về một đồ dùng.
3.Thái độ
Giúp HS quan sát, tìm hiểu các vật xung quanh trong cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 -Chuẩn bị của giáo viên: SGK, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ	
-Chuẩn bị của học sinh: SGK, soạn bài mới
 III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Dạy bài mới(Giới thiệi bài)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 :
-Yêu cầu HS nhắc lại các bước làn bài.
-Đề thuộc kiểu bài nào?
-Em hãy xác định đối tượng thuyết minh?
-Bài viết có bố cục mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
-Mở bài cần nêu lên những ý nào?
-Phần thân bài cần phải trình bày những ý nào?
-Nội dung phần kết bài là gì?
Hoạt động 2
-Cho hs các nhóm trình bày dàn ý chi tiết, dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh.
-Đọc đọan mở bài
-Tổ chức cho cả lớp thảo luận nhận xét bổ sung, sửa chữa dàn ý của các bạn trình bày.
-Gv nhận xét chung về cách sử dụng biện pháp nghệ thuật như thế nào, đạt hiệu quả ra sao và hướng dẫn cách làm cho hs.
-Đọc bài cho HS nghe
1 – Mở bài:
-Nón lá là vật dụng để che mưa, che nắng khi đi ra ngoài của người dân Việt Nam.
2- Thân bài:
a.Cấu tạo
-Nón hình chóp đều, gồm những nan tre vót mỏng kết thành khung hình chóp.
-Một số thanh tre ngâm nước tạo độ dẻo cho dễ uốn thành hình vòng tròn từ lớn đến nhỏ. Lồng các vòng tròn vào khung tre hình chóp tạo nên sườn nón.
-Lá buông phơi khô, làm dẹp, ủi lá thật phẳng ghép nối tiếp, chồng các mép lá lên sườn nón, dùng chỉ ni lông kết dính phần lá vào khyng sườn nón cho đến khi phủ đều khung nón.
-Nón làm bằng tay, trong các cơ sở sản xuất thủ công nhất lá ở các vùng nông thôn. Nơi nổi tiếng về nghề nón là miền Trung xứ Huế. Nón lá bài thơ xứ Huế nổi tiếng nhất Việt Nam.
-Nón lá rất thông dụng trong đời sống người dân Việt Nam bởi tính chất nhẹ và mát, vật liệu đơn giản gần gũi với đời sống người dân nông thôn.
b. Công dụng
-Ngoài công dụng thường xuyên là dùng che mưa, nắng, nón lá còn được dùng làm quà tặng bạn bè, người thân mỗi khi có dịp ra xứ Huế.
-Nón lá còn dùng trong những điệu ca múa dân tộc.
-Nón lá đi cùng chiếc áo dài giúp người thiếu nữ Việt Nam thêm duyên dáng.
-Trong thời kì kinh tế phát triển du khách nước ngoài đến tham quan Việt Nam, nón lá còn là món quà lưu niệm như là 1 biểu tượng của người Việt Nam.
III – Kết luận
Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam
-Có 4 bước
-Trình bày
-Trình bày
-Nghe
-Nghe
I/Chuẩn bị
*Đề bài:Thuyết minh chiếc nón lá
1.Tìm hiểu đề
-Kiểu bài:thuyết minh một đồ dùng.
-Đối tượng: Chiếc nón lá
2.Lập dàn ý
-Mở bài:
Giới thiêụ chung hoặc nêu định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam.
-Thân bài:
+Hình dáng
+Nón được làm bằng nguyên liệu.
+Cách làm nón
+Nón thường được sản xuất ở đâu(vùng nào nổi tiếng )
+Nón lá có tác dụng rất lớn với người Việt Nam
-Kết bài:
Cảm nghĩ của em về chiếc nón lá Việt Nam.
II/Luyện tập trên lớp
(Viết phần mở bài)
3/Củng cố: 
-Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
-Biết đưa một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
4/Hướng dẫn học ở nhà:
Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Họ nhà kim
5/Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu_van_9_tuan_1.doc