Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Trường THCS Đạ Long

 Văn bản: BẾP LỬA (Bằng Việt)

Hướng dẫn đọc thêm: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ

(Nguyễn Khoa Điềm)

 * BẾP LỬA

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.

- Thấy được sự sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.

- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

2. Kĩ năng:

- Nhận diên, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm về quê hương, đất nước.

 3. Thái độ: Giáo dục tình thương yêu gia đình, người thân, yêu quê hương.

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, thuyết trình; tích hợp phần Văn ở bài “Đoàn thuyền đánh cá”, phần Tiếng Việt ở bài “Tổng kết về từ vựng”, với phần Tập làm văn qua bài “Tập làm thơ 8 chữ”, kĩ thuật

“khăn phủ bàn”

 

doc 11 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1450Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Trường THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ru thiết tha, trìu mến.
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang đậm màu sắc dân gian.
- Phân tích mạch cảm xúc trữ tình qua khúc hát của bà mẹ, của tác giả.
 - Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kỳ chống Mĩ.
 3. Thái độ: 
- Giáo dục tình thương yêu mẹ, yêu quê hương, đất nước.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, thuyết trình. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A1: Vắng...
 9A2: Vắng...
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " của Huy Cận 
- Nêu ý nghĩa của văn bản? 
 3. Bài mới: 
* Vào bài: Trong bài “Tiếng gà trưa” của thi sĩ Xuân Quỳnh, anh lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa lại chợt nhớ tới bà mình khum khum soi trứng và mắng cháu yêu đừng nhìn gà đẻ mà lang mặt. Tình cảm bà cháu thật cảm động. Một thanh niên khác đang du học tại Liên Xô (cũ) nhớ về bà mình, khi hằng ngày đang sử dụng bếp điện, bếp ga hiện đại, chợt thương về cái bếp lửa ấp iu tình bà cháu tuổi thơ xa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HĐ 1: Hướng dẫn tiềm hiểu văn bản “Bếp lửa”
GIỚI THIỆU CHUNG 
GV: Nêu vài nét chính về tác giả? 
- Những sáng tác chính?
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ? 
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
HS suy nghĩ và trả lời. 
GV chốt ý
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
Đọc – Tìm hiểu từ khó 
GV hướng dẫn HS đọc văn bản ( chậm rãi, xúc động, bồi hồi) và tìm hiểu chú thích trong SGK 
GV nhận xét
Tìm hiểu văn bản 
GV: Nêu bố cục bài thơ ? Cho biết phương thức biểu đạt?
HS: Trả lời
* HS đọc khổ thơ 1:
GV: Hình ảnh thơ nào viết về bếp lửa ? Từ nào lặp lại, có tác dụng gì ?
GV Ai là người nhóm lửa ? Nắng mưa gợi cho em suy nghĩ gì ?
GV Qua khổ thơ 1, em cảm nhận được điều gì? Hình ảnh nào tạo cảm xúc liên tưởng để tác giả viết về bà ?
* HS đọc tiếp 3 khổ thơ
GV: Hình ảnh người bà hiện lên như thế nào qua 3 khổ thơ tiếp ?
HS: suy nghĩ và tìm ý
GV: Bà đã làm gì cho cháu? Bà làm thay những công việc của ai ? (Bố, mẹ,). GV: GV: Em có nhận xét gì nghệ thuật sử dụng và hình ảnh người bà ?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Vì sao những kỷ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa ? 
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Tái hiện cuộc sống lúc 4 tuổi ra sao ? GV liên hệ nạn đói năm 1945.
GV: Hình ảnh khói cay thể hiện điều gì ?
GV: Tìm những câu thơ gắn liền với thời gian nhóm lửa của người bà ?
GV: Nhận xét về tình cảm bà cháu và những kỉ niệm của hai bà cháu ?
HS: suy nghĩ và trả lời
* HS đọc khổ thơ cuối
GV: Nhà thơ nhớ về thói quen nào của bà? Câu kết với câu hỏi tu từ mở ra điều gì? 
GV: Tác giả diễn tả thời gian dài không phải là đốt lửa mà là nhóm lửa: sự khó khăn bền bỉ, kiên trì, nhóm lửa có âm thanh tha thiết của quê hương, Người bà đại diện cho một thế hệ những người bà trong chiến tranh, những thời điểm khó khăn của đất nước. Hình ảnh người bà và bếp lửa trong nỗi nhớ của người cháu, đó là người bà chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh
Tổng kết 
 GV: Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản ?
 TIẾT 52 (45’)
* HĐ 2: Hướng dẫn tiềm hiểu văn bản “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
GIỚI THIỆU CHUNG 
GV: Nêu vài nét chính về tác giả, tác phẩm?
HS suy nghĩ và trả lời. 
GV chốt 
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
* Đọc - Tìm hiểu từ khó 
GV hướng dẫn HS đọc văn bản ( chậm rãi, theo nhịp điệu khúc hát ru) và tìm hiểu chú thích trong SGK 
GV nhận xét
*Tìm hiểu văn bản
GV: Nêu bố cục bài thơ ?
HS: Trả lời
HS đọc 2 khổ thơ đầu
GV: Từ lời ru này, một người mẹ đã hiện lên như thế nào? Nhận xét về hình ảnh đó ?
HS: suy nghĩ và tìm ý
HS đọc 2 khổ thơ tiếp 
GV: Trong lời ru của mẹ có điều ước gì ?
Em suy nghĩ gì về điều ước này?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ:”Mặt trời của băp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”.
GV: Đây là đặc sắc nghệ thuật, mặt trời của bắp là mặt trời của tạo hóa, nghĩa đen, mặt trời của mẹ là sự so sánh ngầm đứa con với mặt trời, muốn nói với mẹ đứa con là thiêng liêng cao quý nhất, là lẽ sống, nguồn sống của mẹ như mặt trời đối với cây bắp. Hay hơn nữa, mặt trời lại nằm ngay trên lưng mẹ, vô cùng gần gũi như một phần cơ thể không thể thiếu của mẹ, cùng mẹ sống và làm mọi việc)
GV: Những điều ước ấy đã nói với ta về một người mẹ như thế nào ?
HS: suy nghĩ và trả lời
* HS đọc 2 khổ thơ cuối:
GV: Trong lời ru tiếp theo, mẹ có điều gì day dứt ?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Người mẹ mong ở con điều gì ? Nhận xét về hình ảnh thơ và ý nghĩa ?
Qua bài thơ tác giả ca ngợi ai ?
GV: Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản ?
* HĐ 3: Hướng dẫn tự học
 GV gợi ý: Giọng điệu như lời mẹ hát ru con, tạo âm hưởng cho bài thơ
- Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi Sgk.
 * BẾP LỬA
I. GIỚI THIỆU CHUNG 
1.Tác giả: Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
2.Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài.
b. Thể thơ: Thơ 8 chữ, vần chân – liền nhau 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần
+ Khổ 1 Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà
+ 3 khổ tiếp: Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả
+ Còn lại: Hình ảnh bếp lửa và tình cảm thấm thía của người cháu đối với bà
b. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm-tự sự-miêu tả-nghị luận
c. Phân tích:
b1. Hình ảnh bếp lửa (Khổ thơ 1)
Một bếp lửa chờn vờn.. 
Một bếp lửa ấp iu.. 
->Điệp từ, từ láy, cảm nhận bằng thị giác: Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc cho tác giả nhớ về người bà vất vả, tần tảo
b2. Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu (3 khổ thơ tiếp)
* Hình ảnh người bà:
- Nhóm lửa Hình ảnh gần gũi: bà cưu mang, 
- Bà kể chuyện đùm bọc chăm sóc, dạy bảo cháu 
- Bà dạy cháu làm nên người
- Bà chăm cháu học 
 -> Miêu tả, tự sự kết hợp với biểu cảm: người bà với đức tính cao cả, hy sinh thầm lặng 
* Kỉ niệm tình bà cháu:
- Lên 4 tuổi: giặc đốt làng, đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, khói cay nhèm mắt 
-> Tự sự kết hợp với biểu cảm: Ký ức về nỗi cay cực đói nghèo tràn ngập tuổi thơ, thấm sâu vào xương thịt, nỗi gian nan, vất vả.
- Tám năm ròng: Cháu cùng bà nhóm lửa, cháu ở với bà, giặc đốt làng, giúp bà dựng lều tranh, viết thư cho bố.
-> Tự sự, giọng điệu cảm xúc hồi tưởng suy ngẫm:Tuổi thơ gian khổ, nhọc nhản; lòng biết ơn bà vô hạn
 b3. Hình ảnh bếp lửa và tình cảm thấm thía của người cháu đối với bà (Khổ thơ cuối)
 “Giờ cháu
Sớm mai này 
bà nhóm bếp lên chưa?
-> Sáng tạo hình ảnh thơ vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng: ở xa cháu càng nhớ đến bà, nhớ đến tấm lòng nhẫn nại nhớ đến tấm lòng yêu thương và đức hy sinh của bà.
=>Hình ảnh người bà đại diện cho một thế hệ những người bà trong chiến tranh và những kỉ niệm tình bà cháu chân thành, giàu cảm xúc 
3.Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.
- Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm
b. Nội dung: Kỉ niệm về hình ảnh người bà và tình bà cháu.
* Ý nghĩa văn bản:
Từ những kỉ niệm của tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.
 * KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
- Chất chính luận làm cho thơ ông vừa dạt dào cảm xúc vừa lắng đọng suy nghĩ
2.Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác năm 1971, tại chiến khu miền Tây Thừa Thiên
b. Thể thơ: Thơ 8 chữ trữ tình đậm chất bài hát ru
 II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
Giọng đọc tha thiết, lưu ý các đoạn điệp khúc
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: Bài thơ là lời hát ru có 3 khúc (mỗi khúc có hai khổ), ý thơ phát triển, xác thực và giàu tính biểu tượng. 
b. Phân tích:
b1. Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi:
Địu con giã gạo nuôi bộ đội
Tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Tham gia kháng chiến
-> Người mẹ chịu thương chịu khó và giàu đức hy sinh, người mẹ yêu con vô cùng.
b2. Tình cảm và ước vọng của người mẹ Tà- ôi:
* Lời ru thứ nhất và thứ hai:
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần.... chày lún sân.
“Mặt trời của băp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”.
->Ẩn dụ: Mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường
Mẹ thương A kay làng đói..... chày lún sân.
=> Đứa con, ánh sáng của đời mẹ, nguồn sức mạnh giúp mẹ vượt qua những gian khó nhọc nhằn.
=> Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại: Người mẹ giàu tình thương, giàu lòng yêu nước.
* Lời ru thứ ba: 
+ Mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc:
“Con mơ cho mẹ được thấy bác Hồ
Mai sau con lớn là người Tự do”
=> Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng: Mẹ là người yêu nước nồng nàn, tha thiết với độc lập tự do.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Sáng tạo trong kết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lặp lại giống như những giai điệu của lời ru, âm hưởng của lời ru.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
- Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng.
b. Nội dung: Tình cảm của người mẹ Tà Ôi.
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ ca ngợi tình cảm tha thiết và cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
* Bài cũ:
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
- Trình bày nhận xét về giọng điệu bài thơ. 
* Bài mới: Soạn "Ánh trăng", chú ý khổ thơ cuối và biểu tượng, ý nghĩa của hình ảnh ánh trăng.
E. RÚT KINH NGHIỆM
...
...
***************************
Tuần: 11 Ngày soạn: 28/10/2017
Tiết PPCT: 53 Ngày dạy: /11/2017
 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tt)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
 - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật 2. Kĩ năng:
 - Nhận diện được tượng thanh, từ tượng hình. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.
 - Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngũ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
3. Thái độ: - Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, thảo luận theo cặp.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Vắng.....................................................
 9A2: Vắng.....................................................
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Có mấy cách phát triển của từ vựng ? Cho ví dụ cụ thể ?
- Tìm 5 yếu tố là từ Hán Việt, từ mượn gốc Ấn - Âu, hoàn chỉnh mô hình sau: Thủy + X, Sơn + X... 
 3. Bài mới: 
* Bài mới: Tiết trước chúng ta đã ôn tập sự phát triển của từ vựng, từ Hán Việt, từ mượn, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. Tiết học này một lần nữa chúng ta tiếp tục ôn tập về từ vựng chủ yếu là các biện pháp tu từ mà các em đã được học ở những lớp dưới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HĐ1: Từ tượng hình, từ tượng thanh 
GV: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ cụ thể?
HS trả lời.
GV hướng dẫn HS làm bài tập
* HĐ2: Các biện pháp tu từ từ vựng 
GV: Thế nào là biện pháp tu từ?
GV: Có những biện pháp tu từ từ vựng nào?
HS thảo luận, trả lời.
GV: So sánh là gì? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Thế nào là ẩn dụ? Tác dụng của biện pháp ẩn dụ? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Hãy nêu khái niệm nhân hoá? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Hãy cho biết thế nào là hoán dụ? Tác dụng của hoán dụ?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Thế nào là nói giảm, nói tránh? Cho VD? Tác dụng của nói giảm, nói tránh?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Khái niệm nói quá? Tác dụng của nói quá? Cho VD? 
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Khái niệm của điệp ngữ? Tác dụng? Ví dụ? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Thế nào là chơi chữ? Chơi chữ có tác dụng như thế nào? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV chốt ý: Các phép tu từ từ vựng đã học? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
GV:HS đọc yêu cầu bài tập và làm bài theo nhóm( 4 phút) 
GV nhận xét và bổ sung
GV: GV hướng dẫn.HS đọc yêu cầu bài tập và làm bài
GV nhận xét và bổ sung
* HĐ3: Các biện pháp tu từ từ vựng 
GV gợi ý: ôn lại lí thuyết, tự lấy VD về các phép tu từ từ vựng - từ tượng hình, từ tượng thanh, đặt VD vừa tìm được vào văn bản cụ thể, các ý trong văn bản phải logic với nhau 
I. Từ tượng hình, từ tượng thanh
1. Khái niệm:
- Từ tượng hình: gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, thạng thái của sự vật.VD: chót vót, thon thả, lêu khêu, thấp thoáng
- Từ tượng thanh: mô phỏng âm thanh của thiên nhiên, con người. VD: lanh canh, lách cách, ầm ầm
* Đặc điểm, công dụng:
Gợi tả hình ảnh âm thanh cụ thể sinh động, tính biểu cảm cao, dùng trong văn bản miêu tả và tự sự.
Bài tập:
- Tên loài vật là từ tượng thanh: mèo, bò, tắc kè..
- Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ-> Mô phỏng hình ảnh đám mây một cách cụ thể
II. Các biện pháp tu từ từ vựng
1. Khái niệm: Cách sử dụng những từ gọt giũa, bóng bẩy, gợi cảm.
* Các biện pháp tu từ từ vựng
a. So sánh: đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.
Một số trường hợp sau:
- Người với người, vật với vật, âm thanh với âm thanh.
- So sánh khác loại: vật với người. 
- Cái cụ thể với cái trừu tượng. 
* Cấu tạo của phép so sánh:
Vế a - từ so sánh - vế B.
Dòng sông trong sáng như gương.
b. Ẩn dụ:
 Gọi sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Các phép ẩn dụ:
Gọi sự vật A = tên sự vật B (ngày ngày mặt trời)
Gọi hiện tượng A = tên hiện tượng B (gần mực)
-> Tác dụng: Câu văn giàu hình ảnh hàm xúc, gợi cảm, gợi tả.
c. Nhân hoá:
- Gọi hoặc tả con vật, cây cối bằng những từ ngữ để tả hoặc nói về con người, làm cho đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người.
* Các kiểu nhân hoá:
+ Dùng từ ngữ chỉ con người, gán cho con vật (chàng dế thanh niên - chị cào cào)
+ Dùng từ ngữ chỉ hành động tính cách của con người để chỉ hành động, tính cách của vật VD: “Thương nhau tre không ở riêng”, “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”, “Ông trời mặc áo giáp đen ra trận”, “Hàng bưởi đu đưa, bế lũ con. Đầu tròn trọc lốc”
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người: Trâu ơi
-> Tác dụng: câu văn sinh động, thế giới cây cối, loài vật gần gũi hơn.
d. Hoán dụ:
- Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ nhất định với nó.
- Gọi sự vật hiện tượng bằng một bộ phận của nó. Ví dụ “bàn tay”.
- Gọi sự vật hiện tượng bằng tên một sự vật hiện tượng luôn đi đôi với nó như là dấu hiệu đặc trưng của nó: “Áo chàm”
- Gọi sự vật hiện tượng bằng tên sự vật hiện tượng chứa đựng nó: Ví dụ: Ngày Huế đổ máu,(Huế vật chứa đựng). Chú Hà Nội về (người đang sống và làm việc đó bằng vật được chứa đựng)
-> Tác dụng: Làm cho câu thơ văn giàu tình cảm, cảm xúc. 
e. Nói giảm, nói tránh:
- Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm xúc quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: - “Bác Dương thôi đã thôi rồi
 Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” ( Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
-> Chỉ sự ra đi của Bác Dương
- Bác đã ra đi theo Các Mác -> Chỉ sự ra đi của Bác, giảm nhẹ sự mất mát, nỗi đau
g. Nói quá:
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD: Quả bí khổng lồ..., Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày..
h. Điệp ngữ:
- Dùng đi dùng lại (lặp đi lặp lại) từ ngữ trong cùng một văn bản nhằm nhấn mạnh một yếu tố nào đó.
- Các kiểu điệp ngữ:
+ Điệp ngữ nối tiếp: “Anh đi tìm em rất lâu, rất lâuKhăn xanh, khăn xanh phơi đầy nắng sớm”
+ Điệp ngữ ngắt quãng: “Tiếng gà trưa”
+ Điệp ngữ vòng tròn: (lặp câu cuối và câu trước câu sau)
Ví dụ: Cùng trông lại chẳng thấy
 Thấy xanh.. ngàn dâu
 Ngàn dâumột màu
i. Chơi chữ:
 - Lợi dụng những đặc điểm về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, câu văn hấp dẫn thú vị.
- Các lối chơi chữ:
+ Từ đồng âm
+ Lối nói trại âm (gần âm): truyền hình, tàng hình.
+ Cách điệp âm: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốcgia gia”
+ Nói lái: Trên trời rớt xuống mau co là gì? ( Mo cau), cá đối- cối đá, mèo cái – mái kèo.
+ Các từ trái nghĩa
- Sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày, thơ văn (thơ trào phúng), trong câu đố, câu đối
-> Tác dụng: tạo các hiểu bất ngờ thú vị, thể hiện sự dí dỏm, thông minh, hài hước.
2. Bài tập 2:
a. Phép ẩn dụ tu từ:
Từ “hoa, cánh” chỉ cuộc đời Thúy Kiều
Từ “cây, lá” chỉ gia đình Kiều
-> Ý nói Kiều đã bán mình chuộc cha, cứu gia đình
b.Phép tu từ so sánh:
So sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió, tiếng trời đổ mưa-> Tài đàn điêu luyện..
c.Phép nhân hóa: Thể hiện ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn
d.Phép nói quá: Sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều và Thúc Sinh
e. Phép chơi chữ: Chữ “tài” và chữ “tai”
3. Bài tập 3
a.Phép điệp ngữ; b.Phép nói quá; c.Phép so sánh; d.Phép nhân hóa; 
e.Phép ẩn dụ
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
* Bài cũ:
- Nắm các khái niệm về các phép tu từ từ vựng. Từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Tập viết đoạn văn có sử các từ tượng thanh, từ tượng hình. Viết đoạn văn có sử dụng các phép tu từ từ vựng đã học.
* Bài mới: Tổng kết về từ vựng (luyện tập tổng hợp)
E. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................
	*****************************
Tuần: 11 Ngày soạn: 28/10/2017
Tiết PPCT: 54 Ngày dạy: /11/2017
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
 - Củng cố kiến thức và kĩ năng viết bài văn tự sự biết kết hợp kể chuyện với miêu tả cảnh vật, con người ( hình dáng, hành động, nội tâm) HS nhận thức rõ ưu - khuyết điểm, bố cục, lời kể, hình thức bài văn cụ thể
 - Rèn kĩ năng viết bài văn, đoạn văn hoàn chỉnh. Khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm 
 - Giáo dục HS ý thức sửa chữa, khắc phục lỗi sai, biết tiếp thu lắng nghe ý kiến góp ý 
B. CHUẨN BỊ 
 1.Giáo viên: Chấm, trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác.
 2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. Đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
9A1: Vắng......................................................
9A2: Vắng......................................................
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới: GV nêu yêu cầu, sự cần thiết của tiết trả bài
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* HĐ1: Nhắc lại đề
Gv yêu cầu Hs nhắc lại đề và viết đề lên bảng
* HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
GV phát vấn Hs để tìm hiểu đề
* HĐ3 : Hướng dẫn xây dựng dàn ý
- Hs lên khá lên bảng viết dàn ý sơ lược
- Gv treo dàn ý mẫu 
* HĐ4 : Nhận xét ưu - khuyết điểm 
- Gv nhận xét chung ưu – khuyết điểm của Hs
- Hs nghe rút kinh nghiệm
* HĐ5 : Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
* HĐ6 : Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiêp tục sửa bài
* HĐ7 : Đọc bài mẫu
- Gv đọc bài của Vân, Lang
* HĐ8 : Ghi điểm, thống kê chất lượng
 ( Xem cuối giáo án)
Hướng dẫn tự học 
Xem lại dàn ý, phần sửa lỗi để viết lại bài viết vào vở.
I. Đề bài: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi.
II. Tìm hiểu đề, tìm ý:
 (Xem tiết PPCT tiết 34-35)
III. Dàn ý: (Xem tiết PPCT tiết 34-35)
IV. Nhận xét ưu - khuyết điểm:
1.Ưu điểm: 
- Biết cách làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm.
- Kỉ niệm chân thực, hồn nhiên, phong phú.
- Bố cục 3 phần rõ ràng
2. Khuyết điểm:
- Một số bài sơ sài, sắp xếp ý không hợp lí.
- Cách dúng từ không chính xác.
- Câu dài không chấm câu, câu không rõ nội dung.
- Sai nhiều lỗi chính tả
V. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
 (Xem bảng sửa lỗi cuối bài giáo án)
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
VII. Đọc bài mẫu
VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng
 ( Xem cuối giáo án)
* Hướng dẫn tự học
 - Bài cũ: Xem lại kiến thức về văn học Trung đại đã học, cách hành văn, cách viết bài văn tự luận nhỏ.
- Bài mới: Trả bài kiểm tra văn
* Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
Phần văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa sai
- Xuốt đời, nói sấu nói truyện, dẫm đạp, nhổ ra hoa, ăn chộm, trói trang, tre khuất
- Tổn thất bao kỉ niệm, nhỏ xắn, cải nhau rất tranh chấp
- Đã lâu lắm tôi không gặp bạn. Tôi rất là vui khi gặp bạn ở trường
- Thời gian vùn vụt như nước chảy vào thùng
- Mình đã nói là tôi không nói như vậy, lúc đó nói song; cô giáo mình vẫn đấy, vẫn loanh quanh. 
- Hồi thời học sinh, khi thời thơ ấu, đến khi ngày tận thế, nhớ mãi không bao giờ quên
- Nhầm lẫn s/x, gi/d, tr/ch, iu/ưu, ai/ay
- Lỗi dùng từ
- So sánh không biểu cảm
- Diễn đạt mơ hồ.
- Vi phạm phương châm về lượng
- Suốt đời, nói xấu, nói chuyện, giẫm đạp, trổ hoa, ăn trộm, chói chang, che khuất
- Thổn thức bao kỉ niệm, nhỏ nhắn, cải nhau rất gay gắt
- Thời gian trôi qua vùn vụt như nước chảy qua cầu.
- Lúc đó, em bảo là em không nói xấu bạn.
- Co giáo vẫn nhiệt tình bám lớp, bám trường.
- Thời học sinh, thời thơ ấu, đến ngày tận thế, không bao giờ quên
Bảng thống kê điểm
Lớp
Sĩ số
Điểm >5
Điểm 8-10
Điểm < 5
Điểm từ 0-3
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9A1
9A2
Tổng
D. RÚT KINH NGHIỆM 
.	 ******************************
Tuần: 11 Ngày soạn: 30/10/2017
Tiết PPCT: 55 Ngày dạy: /11/2017
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Củng cố kiến thức văn học trung đại về nội dung và nghệ thuật. HS nhận thức rõ ưu - khuyết điểm, bố cục, lời kể, hình thức bài văn cụ thể
 - Rèn kĩ năng viết bài v

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11 Ngu van 9_12191409.doc