Kiểm tra thơ và truyện hiện đại – Ngữ văn 9

KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI – NGỮ VĂN 9

A. MỤC TIÊU:

 1.K iến thức

-Trên cơ sở tự ôn tập, HS nắm vững kiến thức các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15) để làm tốt bài kiểm tra một tiết tại lớp.

2.Kĩ năng:

-Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, giúp HS có kĩ năng nhận biết, thông hiểu và vận dụng được kiến thức vào việc làm bài viết ngắn.

3.Thái độ:

-Bồi dưỡng cho HS thái độ yêu quý trẻ thơ, có suy nghĩ đúng đắn về thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ để xây dựng đất nước hiện nay.

*Năng lực hướng tới:

- Năng lực tạo lập kiểu văn bản tự sự

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sáng tạo.

 

docx 22 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiểm tra thơ và truyện hiện đại – Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soan:
Ngày dạy:
Tiết: 90
KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI – NGỮ VĂN 9
A. MỤC TIÊU:
 1.K iến thức 
-Trên cơ sở tự ôn tập, HS nắm vững kiến thức các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15) để làm tốt bài kiểm tra một tiết tại lớp.
2.Kĩ năng:
-Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, giúp HS có kĩ năng nhận biết, thông hiểu và vận dụng được kiến thức vào việc làm bài viết ngắn.
3.Thái độ:
-Bồi dưỡng cho HS thái độ yêu quý trẻ thơ, có suy nghĩ đúng đắn về thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ để xây dựng đất nước hiện nay.
*Năng lực hướng tới:
Năng lực tạo lập kiểu văn bản tự sự
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực giải quyết vấn đề 
Năng lực sáng tạo.
II. HÌNH THỨC THỰC HIỆN
1. Hình thức Tự luận
2. Cách tổ chức kiểm tra: Mỗi lớp mỗi mã đề.
Thời gian: 45 phút
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng
Chủ đề 
Vận dụng
Vận dụng cao
Điểm
Các tác phẩm thơ và truyện hiện đại của lớp 9 kì 1
- Chép thuộc lòng đoạn thơ.
- Nêu tên bài thơ, tác giả.
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
- Nêu tình huống truyện.
- Nêu tác dụng của tình huống.
- Giải thích nhan đề của văn bản.
Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để tạo lập một đoạn văn
Biết diễn đạt mạch lạc, liên hệ sáng tạo trong bài viết ... 
Số câu
3 câu: 
2 câu: 
1 câu: 
6 câu
Số điểm
3 điểm
 3 điểm
4 điểm
1điểm 
10 điểm
Tỉ lệ
30%
30%
30%
10%
10%
Đề ra: (Có 5 mã đề và hướng dẫn chầm, biểu điểm theo từng mã đề kèm theo)
 Người ra đề:
 Nguyễn Thị Cầm 
 Hoàng Thị Dần 
 Lê Thị Kim Oanh
TRƯỜNG THCS TAM HỢP BÀI KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 
Mã đề 1
 Môn: Ngữ văn Khối 9 (thời gian 45 phút)
 Họ và tên: . Lớp 9.
 Điểm 
 Lời nhận xét của giáo viên 
Đề ra:
Câu 1: 1(điểm) Chép lại chính xác những câu thơ nối tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ sau:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
......................................
Câu 2: (1 điểm )Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 3: (1 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 4: (1 điểm) Nêu ý nghĩa nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Câu 5: (2 điểm)Nêu tình huống truyện “Làng” Tác dụng của tình huống đó?
Câu 6: (4 điểm) Viết đoạn văn ngắn trình bày ý nghĩa của hình ảnh “Vầng trăng” hình ảnh đó giúp em hiểu gì về chủ đề bài thơ?
Bài làm
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
MÃ ĐỀ SỐ 1:
A. Yêu cầu chung:
Kiểm tra, đánh giá các kĩ năng tiếp nhận thơ và truyện hiện đại Việt Nam.
Đánh giá các năng lực: tạo lập văn bản, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải 
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của HS
Tổng điểm của bài kiểm tra: 10 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Chép chính xác khổ thơ:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
1 điểm
Câu 2
Tên bài thơ: Ánh trăng
Tác giả: Nguyễn Duy
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3: 
Bài thơ viết 1987 tại TPHCM khi chiến tranh đã kết thúc, con người được sống trong yên bình hạnh phúc.
1 điểm 
Câu 4
- Ý nghĩa nhan đề: Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: ông không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khám phá chất thơ từ hiện thực ấy - chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh.
1 điểm
Câu 5
- Tình huống: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
-Tác dụng: 
+ Tạo nút cho câu chuyện, gây ra một mâu thuận giằng xé trong tâm trí ông Hai, một người nông dân có tình yêu tha thiết với làng mình. 
+Tạo điều kiện cho nhân vật thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc 
1 điểm
0.5 điểm 
0.5 điểm
Câu 6
- Khổ thơ cuối cùnh mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. 
- “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Trăng vẫn đẹp, vẫn nghĩa tình, thủy chung, quá khứ vẫn toả sáng đầy ắp yêu thương dẫu con người đã lãng quên. 
- Trăng “im phăng phắc”, một cái lặng lẽ đến đáng sợ. Trăng không hề trách móc con người quá vô tâm như một sự khoan dung, độ lượng. “Vầng trăng” dửng dưng không có một tiếng động nhưng lương tâm con người lại đang bộn bề trăm mối. “Ánh trăng” hay chính là quan toà lương tâm đang đánh thức một hồn người.
- Cái “giật mình” của người lính phải chăng là sự thức tỉnh lương tâm của con người? Chỉ im lặng thôi “vầng trăng” đã thức tỉnh, đánh thức con người sau một cơn mê dài đầy u tối.
0.5 điểm
1 điểm
1 điểm
0.5 điểm
Đảm bảo về nội dung đoạn văn. Các câu trong đoạn hướng vào câu chủ đề đoạn văn. 
0.5 điểm 
Biết lựa chọn từ ngữ diễn đạt, đặt câu chính xác, trong sáng, không sai chính tả. Hoặc có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.
0.5 điểm 
TRƯỜNG THCS TAM HỢP BÀI KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 
Mã đề 2
 Môn: Ngữ văn Khối 9 (thời gian 45 phút)
 Họ và tên: . Lớp 9.
 Điểm 
 Lời nhận xét của giáo viên 
Đề ra:
Câu 1: 1(điểm) Chép lại chính xác những câu thơ nối tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ sau:
“Không có kính rồi xe không có đèn
......................................
Câu 2: (1 điểm )Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 3: (1 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 4: (1 điểm) Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ “Đồng chí”
Câu 5: (2 điểm)Nêu tình huống truyện “Chiếc lược Ngà” ? Tác dụng của tình huống đó?
Câu 6: (4 điểm)Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép ?
 Bài làm
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
MÃ ĐỀ SỐ 2:
Yêu cầu chung:
Kiểm tra, đánh giá các kĩ năng tiếp nhận thơ và truyện hiện đại Việt Nam.
Đánh giá các năng lực: tạo lập văn bản, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải 
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của HS
Tổng điểm của bài kiểm tra: 10 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Chép chính xác khổ thơ:
Không có kính rồi xe không có đèn
không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
1 điểm
Câu 2
Tên bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Tác giả: Phạm Tiến Duật
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3
Bài thơ viết 1966, lúc đó cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn
 ra vô cùng ác liệt.
1 điểm 
Câu 4
- Ý nghĩa nhan đề: Chính Hữu đặt tên cho bài thơ của mình là “Đồng chí” không chỉ có ý nghĩa viết về những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan; mà sâu sắc hơn, ông muốn viết về tình đồng đội, về những con người đồng cảnh, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 
1 điểm
Câu 5
- Tình huống: 
+ Hai cha con gặp nhau, bé Thu không nhận ba, Thu nhận ra ba thì ông sáu phải ra đi => Thể hiện tình cảm mãnh liệt của bé Thu dành cho Ba
+ Ở khu căn cứ ông sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà, ông hi sinh chưa kịp trao món quà cho con => Thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha dành cho con.
1 điểm
1 điểm 
Câu 6
- Trải qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe ban đầu đã không có kính, nay càng trở nên hư hại hơn, vật chất ngày càng thiếu thốn.
- Ba chữ "không" lại một lần nữa khẳng định mức độ ác liệt của cuộc chiến đấu in dấu trên những chiếc xe ra trận. Phép liệt kê " không kính","không đèn","không mui","thùng xe có xước" cho thấy bom đạn của giặc Mỹ đã làm cho chiếc xe bị méo mó, biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước.
- Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.
- “Trái tim” là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn.
- Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi. Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
1 điểm
0.5 điểm
Đảm bảo về nội dung đoạn văn. Các câu trong đoạn hướng vào câu chủ đề đoạn văn. 
0.5 điểm 
Biết lựa chọn từ ngữ diễn đạt, đặt câu chính xác, trong sáng, không sai chính tả. Hoặc có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.
0.5 điểm 
TRƯỜNG THCS TAM HỢP BÀI KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 
Mã đề 3
 Môn: Ngữ văn Khối 9 (thời gian 45 phút)
 Họ và tên: . Lớp 9.
 Điểm 
 Lời nhận xét của giáo viên 
Đề ra:
Câu 1: 1(điểm) Chép lại chính xác những câu thơ nối tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ sau:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
......................................
Câu 2: (1 điểm )Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 3: (1 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 4: (1 điểm) Nêu ý nghĩa nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Câu 5: (2 điểm)Nêu tình huống truyện “Lặng lẽ Sa Pa” Tác dụng của tình huống đó?
Câu 6: (4 điểm)Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép ?
Bài làm
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
MÃ ĐỀ SỐ 3:
Yêu cầu chung:
Kiểm tra, đánh giá các kĩ năng tiếp nhận thơ và truyện hiện đại Việt Nam.
Đánh giá các năng lực: tạo lập văn bản, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải 
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của HS
Tổng điểm của bài kiểm tra: 10 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Chép chính xác khổ thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
1 điểm
Câu 2
Tên bài thơ: Đồng chí
Tác giả: Chính Hữu
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3
Câu 4
- Ý nghĩa nhan đề: Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: ông không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khám phá chất thơ từ hiện thực ấy - chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh.
1 điểm
Câu 5
- Tình huống: Cuộc gặp gỡ tình cờ của các nhân vật (anh thanh niên, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe).
 -Tác dụng: Làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của nhân vật chính qua cái nhìn của các nhân vật phụ.
Làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của nhân vật chính qua cái nhìn của các nhân vật phụ.
1 điểm
1 điểm 
Câu 6
- Bài câu thơ cuối bài "Đồng chí" của Chính Hữu là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người chiến sĩ:
+ Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. 
+ Câu kết là một hình ảnh thơ rất đẹp: “Đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực, vừa mộng. Về ý nghĩa của hình ảnh này có thể hiểu: Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Bầu trời như thấp xuống, trăng như sà xuống theo. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. “Trăng” là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, là sự sống thanh bình. “Súng” là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Hai hình ảnh đó trong thực tế vốn xa nhau vời vợi nay lại gắn kết bên nhau trong cảm nhận của người chiến sĩ: trăng treo trên đầu súng. Như vậy, sự kết hợp hai yếu tố, hiện thực và lãng mạn đã tạo nên cái vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng thơ. Và phải chăng, cũng chính vì lẽ đó, Chính Hữu đã lấy hình ảnh làm nhan đề cho cả tập thơ của mình – tập “Đầu súng trăng treo” – như một bông hoa đầu mùa trong vườn thơ cách mạng.
1 điểm
1 điểm
1 điểm 
Đảm bảo về nội dung đoạn văn. Các câu trong đoạn hướng vào câu chủ đề đoạn văn. 
0.5 điểm 
Biết lựa chọn từ ngữ diễn đạt, đặt câu chính xác, trong sáng, không sai chính tả. Hoặc có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.
0.5 điểm 
TRƯỜNG THCS TAM HỢP BÀI KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 
Mã đề 4
 Môn: Ngữ văn Khối 9 (thời gian 45 phút)
 Họ và tên: . Lớp 9.
 Điểm 
 Lời nhận xét của giáo viên 
Đề ra:
Câu 1: 1(điểm) Chép lại chính xác những câu thơ nối tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ sau:
“Mặt trời xuống biến như hòn lửa
......................................
Câu 2: (1 điểm )Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 3: (1 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 4: (1 điểm) Nêu ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn “ lặng lẽ sa pa” Nguyễn Thành Long
Câu 5: (2 điểm)Nêu tình huống truyện “Làng” Tác dụng của tình huống đó?
Câu 6: (4 điểm)Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép ?
Bài làm
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
MÃ ĐỀ SỐ 4:
Yêu cầu chung:
Kiểm tra, đánh giá các kĩ năng tiếp nhận thơ và truyện hiện đại Việt Nam.
Đánh giá các năng lực: tạo lập văn bản, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải 
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của HS
Tổng điểm của bài kiểm tra: 10 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Chép chính xác khổ thơ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
1 điểm
Câu 2
Tên bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá
Tác giả: Huy Cận
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3
Sáng tác 1958 sau chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quãng Ninh
Câu 4
Ý nghĩa nhan đề: 
- Tên tác phẩm ẩn chưa chủ đề: nơi Sa Pa lặng lẽ, người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, thơ giãn, du lịch.. nhưng đó đang có những con người âm thầm lặng lẽ cống hiến cho tổ quốc, cho cuộc sống. Họ không ồn ào, không khoa trương, không đòi hỏi nhưng chính họ là những người đẹp đẽ và cao quý nhất.
- Lặng lẽ Sa Pa nhan đề vừa thể hiện được cái tĩnh lặng bên ngoài nhưng vừa nói được cái trong lòng Sa Pa. Cuộc sống vẫn đang cuồn cuộn chảy bằng tấm lòng và nhiệt huyết của những con người. Nhan đề còn thể hiện chất thơ, chất lãng mạn, trữ tình của tác phẩm.
0.5 điểm
0.5 điểm 
Câu 5
- Tình huống: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
-Tác dụng: 
+ Tạo nút cho câu chuyện, gây ra một mâu thuận giằng xé trong tâm trí ông Hai, một người nông dân có tình yêu tha thiết với làng mình. 
+Tạo điều kiện cho nhân vật thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc 
1 điểm
0.5 điểm 
0.5 điểm
Câu 6
- Huy Cận đã miêu tả đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn thật đẹp 
- Với nghệ thuật miêu tả kết hợp so sánh tác giả đã giới thiệu cảnh hoàng hôn trên biển thật đẹp , kì vĩ tráng lệ . 
- Mặt trời như một quả cầu lửa đỏ rực đang lặn dần và mất hút dưới lòng đại dương . Ngày đã tàn đêm lại đến với trí tưởng tượng phong phú bay bổng nhà thơ đem đến cho thiên nhiêu một tâm hồn . 
- Ngôi nhà chung của vũ trụ đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi mà sóng biển là then cài , màn đêm là cánh cửa . 
- Trong thời buổi này , ngư dân bắt tay vào lao động. Công việc đánh cá đêm trở thành thông lệ qua từ " lại ". Họ bất chấp khó khăn . Hình ảnh cánh buồm căng phồng no gió cùng với những tiếng hát của ngư dân thể hiện niêm vui hăng say lao động của họ khi bắt đầu lao động cảnh ra khơi thật tưng bừng nhộn nhịp , tràn đầy tiếng ca yêu lao động yêu cuộc sống yêu công việc
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
1 điểm
Đảm bảo về nội dung đoạn văn. Các câu trong đoạn hướng vào câu chủ đề đoạn văn. 
0.5 điểm 
Biết lựa chọn từ ngữ diễn đạt, đặt câu chính xác, trong sáng, không sai chính tả. Hoặc có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.
0.5 điểm 
TRƯỜNG THCS TAM HỢP BÀI KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 
Mã đề 5
 Môn: Ngữ văn Khối 9 (thời gian 45 phút)
 Họ và tên: . Lớp 9.
 Điểm 
 Lời nhận xét của giáo viên 
Đề ra:
Câu 1: 1(điểm) Chép lại chính xác những câu thơ nối tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ sau:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
......................................
Câu 2: (1 điểm )Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 3: (1 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 4: (1 điểm) Nêu ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn “ lặng lẽ sa pa” Nguyễn Thành Long
Câu 5: (2 điểm)Nêu tình huống truyện “Chiếc Lược Ngà” Tác dụng của tình huống đó?
Câu 6: (4 điểm)Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép ?
Bài làm
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
MÃ ĐỀ SỐ 5:
A. Yêu cầu chung:
Kiểm tra, đánh giá các kĩ năng tiếp nhận thơ và truyện hiện đại Việt Nam.
Đánh giá các năng lực: tạo lập văn bản, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải 
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của HS
Tổng điểm của bài kiểm tra: 10 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Chép chính xác khổ thơ:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
1 điểm
Câu 2
Tên bài thơ: Bếp lửa
Tác giả: Bằng Việt
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3
Sáng tác 1963 lúc tác giả đang du học ở Ucraina(Liên xô)
Câu 4
Ý nghĩa nhan đề: 
- Tên tác phẩm ẩn chưa chủ đề: nơi Sa Pa lặng lẽ, người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, thơ giãn, du lịch.. nhưng đó đang có những con người âm thầm lặng lẽ cống hiến cho tổ quốc, cho cuộc sống. Họ không ồn ào, không khoa trương, không đòi hỏi nhưng chính họ là những người đẹp đẽ và cao quý nhất.
- Lặng lẽ Sa Pa nhan đề vừa thể hiện được cái tĩnh lặng bên ngoài nhưng vừa nói được cái trong lòng Sa Pa. Cuộc sống vẫn đang cuồn cuộn chảy bằng tấm lòng và nhiệt huyết của những con người. Nhan đề còn thể hiện chất thơ, chất lãng mạn, trữ tình của tác phẩm.
0.5 điểm
0.5 điểm 
Câu 5
- Tình huống: - Tình huống: 
+ Hai cha con gặp nhau, bé Thu không nhận ba, Thu nhận ra ba thì ông sáu phải ra đi => Thể hiện tình cảm mãnh liệt của bé Thu dành cho Ba
+ Ở khu căn cứ ông sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà, ông hi sinh chưa kịp trao món quà cho con => Thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha dành cho con.
-Tác dụng:
1 điểm
1 điểm 
Câu 6
- “Rồi sớm rồi chiều” ẩn chứa cả một dòng thời gian âm ỉ, dai dẳng mang theo cả cuộc đời bà, mang theo bao tâm tình của đứa cháu phương xa. 
- Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, tác giả đã nâng lên thành “ngọn lửa” mang ý nghĩa khái quát, tượng trưng. “Bếp lửa” với những ấm áp, giản dị của tình cảm gia đình, của tình bà cháu đã bùng lên thành “ngọn lửa” của niềm tin và sức sống cho các thế hệ mai sau.
- Hình ảnh ấy được lặp lại hai lần trong điệp từ “một ngọn lửa” càng khẳng định đó chính là cội nguồn của bao yêu thương, của những tần tảo hy sinh nơi bà. Trong hình ảnh “lòng bà luôn ủ sẵn”, người đọc cảm nhận được một ngọn lửa không bao giờ tắt qua năm tháng, một ngọn lửa bất diệt từ trong chính trái tim bà. 
- Lời thơ thủ thỉ, dịu êm mà sao tiếng lòng của thi sĩ như có sức mạnh thần kì làm người đọc thấy trong tim mình như có lửa bùng lên. Từ láy “dai dẳng” như càng tiếp thêm cho sự bền bỉ, lan tỏa của hình ảnh ấy. Đến nỗi tới bây giờ “ngọn lửa chứa niềm tin ấy” vẫn còn cháy trong cháu, mang theo bao cảm xúc không thể nói hết được mà phải dùng đến một dấu chấm lửng, để lại bao suy ngẫm trong lòng độc giả. 
- Bà không để lại cho con cháu những giá trị vật chất thông thường mà là một điều quý giá hơn gấp bội : ngọn lửa của sự sống. Khái quát lên, bà là hiện thân cho vẻ đẹp thiêng liêng của người giữ lửa, truyền lửa.
0.5 điểm
0.5 điểm
1 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Đảm bảo về nội dung đoạn văn. Các câu trong đoạn hướng vào câu chủ đề đoạn văn. 
0.5 điểm 
Biết lựa chọn từ ngữ diễn đạt, đặt câu chính xác, trong sáng, không sai chính tả. Hoặc có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.
0.5 điểm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 1_12217456.docx