Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 2

PHẦN I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thơ tung đại.

- Hiểu một vài đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình trung đại theo đặc trưng thể loại.

- Biết vận dụng hiểu biết vào việc phân tích thơ trữ tình trung đại khi làm bài văn nghị luận văn học.

Qua đó, HS có thể hình thành các năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến VB.

- Năng lực giải quyết các tình hướng đặt ra trong văn bản.

- Năng lực đọc - hiểu thơ ca trung đại theo đặc trưng thể loại.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ‎ nghĩa văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1831Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI VIẾT SỐ 2
CHỦ ĐỀ KIỂM TRA: THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(BÀI LÀM Ở NHÀ)
PHẦN I.  MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thơ tung đại.
- Hiểu một vài đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình trung đại theo đặc trưng thể loại.
- Biết vận dụng hiểu biết vào việc phân tích thơ trữ tình trung đại khi làm bài văn nghị luận văn học.
Qua đó, HS có thể hình thành các năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến VB.
- Năng lực giải quyết các tình hướng đặt ra trong văn bản.
- Năng lực đọc - hiểu thơ ca trung đại theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ‎‏ nghĩa văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
PHẦN II. KHUNG NĂNG LỰC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Nêu được các thông tin về tác giả.
Khái quát nội dung của tác phẩm thơ trung đại.
Khám phá về cuộc đời, con người nhà thơ qua tác phẩm.
Lí giải tác dụng của những chi tiết nghệ thuật trong văn bản thơ trung đại.
Nắm được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thể loại thơ từ đó nắm được bố cục bài thơ.
Cảm nhận về một câu thơ (bất kì) trong bài thơ trung đại.
Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua các văn bản thơ trung đại.
So sánh các văn bản thơ trung đại cùng đề tài.
Liệt kê được những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Làm rõ hiệu quả của các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
Tạo lập văn bản theo chủ đề.
PHẦN III. MA TRẬN ĐỀ:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Nội dung 1:
Đọc – hiểu văn bản
Hiểu được vấn đề văn bản đang đề cập.
Hiểu được nội dung của văn bản đã đọc. 
Viết đoạn văn ngắn bày tỏ cảm nhận về thực trạng của vấn đề trong văn bản
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0.5
5%
1
1.5
15%
1
2.0
20%
Nội dung 2: Làm văn
Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài văn nghị luận về một bài thơ trung đại
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
6.0
60%
Tổng câu
Tổng điểm
Tỉ lệ %
1
0.5
5%
1
1.5
15%
1
2.0
20%
1
6.0
60%
4
10.0
100%
PHẦN IV. NỘI DUNG ĐỀ
PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: 
Đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem U23 Việt Nam thi đấu bóng đa SEA Games. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng nhau hát theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống với các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tô có cảm giác thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi. Hát quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ, có khí thế hừng hực để sắn sàng bước vào trận đấu.
 Khi tôi đi học tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. Bây giờ hát lại, trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi: Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba? Để con cùng ba mẹ xem hát quốc ca.”
(Theo Lê Văn Thu, Quốc ca Việt Nam, báo Thanh Niên, số ngày 08.06.2015)
1. Hai đoạn văn trên nói về vấn đề gì? (0.5đ)
2. Tác giả có những cảm xúc gì khi hát quốc ca Việt Nam? (1.5)
3. Em có nhận xét gì về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay (2.0đ)
PHẦN 2: LÀM VĂN (6 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.
PHẦN V. HƯỚNG DẪN CHẤM
1. Yêu cầu chung:
- Phần đọc hiểu, GV chấm theo đáp án.
- Phần làm văn, trong quá trình chấm bài, GV khuyến khích những bài viết trình bày được quan điểm cá nhân nhưng hợp lý của HS, khuyến khích những bài viết trình bày sạch đẹp.
2. Hướng dẫn cụ thể:
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Phần 1
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
4.0
 1
Vấn đề được tác giả nói đến: hát quốc ca Việt Nam
0.5
 2
 Cảm xúc của tác giả khi hát quốc ca Việt Nam: Xúc động, thiêng liêng, phấn chấn, vui sướng và tự hào. 
Cảm xúc đó được thể hiện qua các cụm từ như: tôi rất xúc động; một cảm giác thật khó tả; một điều gì đó thiêng liêngdâng lên trong lòng tôi; tinh thần mạnh mẽ; khí thế hừng hực; cảm xúc thật mãnh liệt
1.5
 3
Thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong các nhà trường hiện nay:
- Một số trường học thực hiện rất tốt; nhiều bạn học sinh thuộc và hát quốc ca một cách say mê và đầy lòng tự hào.
- Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn học sinh không thuộc quốc ca, không cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của việc hát quốc ca nên thường hát một cách gượng ép, chiếu lệ. Nhiều nhà trường và thầy cô giáo không nhắc nhở, giáo dục học sinh về ý nghĩa và sự cần thiết phải thuộc và hát quốc ca khi cần thiết.
- Thực trạng đó rất đáng buồn và đáng báo động. Bởi hát quốc ca một cách say mê và tự giác cũng là biểu hiện của tình yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của cha ông.
2.0
Phần 2
LÀM VĂN
Trình bày cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.
6.0
* Yêu cầu chung
HS biết kết hợp giữa kiến thức và kĩ năng về dạng bài văn cảm nhận thơ để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn cảm nhận
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; Phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Phần Kết luận khái quát được vấn đề, thể hiện được nhận thức của cá nhân.
b. Xác định đúng trọng tâm vấn đề
Trình bày cảm nhận về bài thơ “Cảnh ngày hè”
c. Đảm bảo nội dung
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Cảm nhận về bài thơ:
+ Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
- Nêu cảm xúc của bản thân.
d. Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.5
0.5
0.5
1.5
1.5
1.0
0.25
0.25
Phê duyệt của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_13_Viet_bai_lam_van_so_3_bai_lam_o_nha.docx