Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh đất nước và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ.

- Hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà.

- Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.

- Cách lập luận, kết cấu chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận.

2. Kỹ năng:

Đọc – hiểu văn chính luận theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:

Có ý thức coi trọng người hiền tài.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 36623Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 
Tiết PPCT: 63
Ngày soạn: 09-01-11
Ngày dạy: 11-01-11
ĐỌC THÊM: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
(TRÍCH BÀI KÍ ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA NHÂM TUẤT, NIÊN BIÊN ĐẠI BẢO THỨ BA)
 THÂN NHÂN TRUNG
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh đất nước và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ.
- Hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà.
- Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
- Cách lập luận, kết cấu chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu văn chính luận theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Có ý thức coi trọng người hiền tài.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Vấn đáp, thuyết giảng. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
- Nêu những nguyên nhân làm cho thơ văn không được lưu truyền ở đời?
- Quá trình biên soạn Trích diễm thi tập có gì khó khăn? Nội dung và kết cấu của tác phẩm như thế nào?
3. Bài mới:
Trong Văn Miếu- Quốc Tử Giám Hà Nội, từ TK X (Triều Lí) đã có dựng những hàng bia đá (đặt trên lưng rùa đá) ghi họ tên, năm thi đỗ của các tiến sĩ Đại Việt. Đó là một việc làm độc đáo, đầy ý nghĩa của các vương triều phong kiến VN. Bài đọc thêm này trích từ một trong những văn bia đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
 - Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Nêu vài nét sơ lược về tác giả Thân Nhân Trung?
- Nêu xuất xứ của bài kí?
- Gv cho Hs quan sát hỉnh ảnh Văn Miếu – Quốc Tử giám, hang bia tiến sĩ.
- Gv hướng dẫn cách đọc cho Hs: đĩnh đạc, trang trọng.
- Vai trò của hiền tài đối với đất nước như thế nào?
- Trước vai trò của hiền tài, triều đình đã làm gì để khích lệ?
- Làm được như vậy rồi nhưng vẫn cần phải làm gì nữa để đề cao hiền tài?
- Gv liên hệ và giáo dục cho Hs: vai trò của người hiền tài trong xã hội ngày nay.
- Gv cho Hs quan sát hình ảnh bia tiến sĩ ở Quốc Tử giám.
- Việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa gì?
- Gv liên hệ: Sau CM chính sách phát triển nhân tài, đề cao trí thức, quốc sách giáo dục đã được coi trọng, chiến lược phát triển giáo dục, phát triển con người ở TK XXI...vinh danh các thủ khoa đậu Đại Học tai Văm Miếu.
- Gv giáo dục cho Hs: biết quý trọng nhân tài.
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả trong tác phẩm?
- Rút ra ý nghĩa của tác phẩm?
- Gv chốt lại nội dung bài học.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả.
- Thân Nhân Trung (1418-1499), quê Bắc Giang.
- Đỗ tiến sĩ 1469, được Lê Thánh Tông tin dung.
- Là người giỏi văn chương.
2. Tác phẩm.
Bài kí là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội), do Thân Nhân Trung soạn 1484.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Vai trò của hiền tài đối với đất nước.
- Hiền tài là người tài cao, học rộng, có đạo đức tốt, được mọi người tín nhiệm suy tôn.
- Hiền tài có vai trò quyết định sự hưng thịnh của đất nước, góp phần làm nên sự sống còn của quốc gia và xã hội.
- Nhà nước trọng đãi hiền tài, khích lệ nhân tài bằng việc đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc
à Khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách cho xứng đáng vớivai trò, vị trí của hiền tài.
b. Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
- Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương “khiến cho kẻ sĩ....giúp vua...gắng sức”.
- Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là những trí thức nhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu lí, đạt tình.
- Ý nghĩa: khích lệ kẻ sĩ đương thời luyện tài, rèn đức, nêu những bài học cho muôn đời sau; thể hiện tấm lòng của Thân Nhân Trung với sự nghiệp xây dựng đất nước.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm nội dung:
+ Vai trò của hiền tài đối với đất nước.
+ Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
- Chuẩn bị bài mới: ôn lại kiến thức về văn thuyết minh để làm bài viết số 5 tại lớp.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 63.doc