Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Lầu hoàng hạc - Thôi Hiệu + Khe chim kêu - Vương Duy

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Cảm nhận những suy tư sâu lắng đầy tính triết lí trước cảnh lầu Hoàng Hạc thể hiện nỗi buồn và nỗi lòng nhớ quê hương của tác giả.

- Nắm được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, lời thơ ngắn gọn, ý hàm súc, cô đọng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn tinh tế của nhà thơ trong đêm trăng thanh tĩnh.

- Thấy được mối quan hệ giữa động và tĩnh trong cách thể hiện của bài thơ.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Suy tư sâu lắng đầy tính triết lí của tác giả về mối tương quan giữa cái hữu hình và vô hình, giữa quá khứ và hiện tại thể hiện qua lời thơ.

- Nỗi buồn, nỗi lòng thương nhớ quê hương của nhà thơ.

- Thơ giàu tính triết lí, suy tưởng, tạo nhiều mối quan hệ trong thơ.

- Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh.

- Mối quan hệ giữa động và tĩnh trong bài thơ.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9418Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm: Lầu hoàng hạc - Thôi Hiệu + Khe chim kêu - Vương Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 
Tiết PPCT: 46
Ngày soạn:15-11-10
Ngày dạy: 17-11-10
ĐỌC THÊM: LẦU HOÀNG HẠC - THÔI HIỆU
 KHE CHIM KÊU - VƯƠNG DUY
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận những suy tư sâu lắng đầy tính triết lí trước cảnh lầu Hoàng Hạc thể hiện nỗi buồn và nỗi lòng nhớ quê hương của tác giả.
- Nắm được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, lời thơ ngắn gọn, ý hàm súc, cô đọng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn tinh tế của nhà thơ trong đêm trăng thanh tĩnh.
- Thấy được mối quan hệ giữa động và tĩnh trong cách thể hiện của bài thơ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Suy tư sâu lắng đầy tính triết lí của tác giả về mối tương quan giữa cái hữu hình và vô hình, giữa quá khứ và hiện tại thể hiện qua lời thơ.
- Nỗi buồn, nỗi lòng thương nhớ quê hương của nhà thơ.
- Thơ giàu tính triết lí, suy tưởng, tạo nhiều mối quan hệ trong thơ.
- Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh.
- Mối quan hệ giữa động và tĩnh trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu một bài thơ Đường luật theo những mối quan hệ đặc trưng.
3. Thái độ:
Trân trọng tình bạn, tình yêu thiên nhiên.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Phát vấn , gợi ý và phân tích. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Đọc thuộc lòng bài thơ Tại Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Nêu cảm nghĩ của em về tình bạn được thể hiện trong bài thơ?
3. Bài mới:
Lầu Hoàng Hạc là nguồn cảm hứng cho thơ ca, thơ đường luật giàu triết lí, suy tưởng. Để hiểu thêm về điều đó chúng ta cùng tiềm hiểu qua hai bài đọc thêm “Hoàng Hạc lâu”, “Khê chim kêu”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Nêu vài nét sơ lược về tác giả Thôi Hiệu?
- Em có nhận xét gì về thể thơ và nhan đề của bài thơ?
- Gv giải thích nhan đề bài thơ và truyền thuyết Phí Văn Vi.
- Gv hướng dẫn cách đọc cho Hs: giọng buồn, chậm rãi.
- Bốn câu thơ đầu tả cảnh gì? Cảnh đó hiện lên với vẻ đẹp như thế nào?
- Tất cả cảnh đều đẹp sao lại khiến tác giả buồn?
- Gv liên hệ: bài thơ Tràng Giang -Huy Cận
 “Lòng quê dờn dợn vời con nước
 Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
- Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ?
- Rút ra ý nghĩa của bài thơ?
- Gv chốt lại nội dung bài học.
- Gv yêu cầu Hs phần tiểu dẫn SGK.
- Nêu vài nét sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Vương Duy?
- Gv nhấn mạnh lại nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.
- Gv hướng dẫn Hs đọc: giọng tha thiết, buồn, chậm rãi.
- Nhà thơ cảm nhận mùa xuân qua những hình ảnh và bằng các giác quan nào? Ta thấy được gì về tâm hồn nhà thơ?
- Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm được thể hiện như thế nào?
- Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ?
- Rút ra ý nghĩa của bài thơ?
- Gv chốt lại nội dung bài học.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
 HOÀNG HẠC LÂU
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả.
 Thôi Hiệu (704-754), quê Biện Châu – Khai Phong – Hà Nam – Trung Quốc. Là nhà thơ nổi tiếng thời Đường. 
2. Tác phẩm.
Lầu Hoàng Hạc là một trong những bài thơ hay nhất thời Đường.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bốn câu đầu: 
- Khung cảnh đất trời và cảm xúc về cái vĩnh cửu.
- Tứ thơ được tạo thành từ sự liên tưởng lầu Hoàng Hạc và chim, mây trắng ngàn năm và hạc vàng một thuở, cái mất và cái còn.
- Đối lập giữa vô hạn và hữu hạn: cuộc đời – vũ trụ.
àVẻ đẹp huyền thoại của lầu Hoàng Hạc.
b. Bốn câu sau: 
- Nhà thơ trở về với cuộc đời thực với dòng sông, bãi cỏ, hàng cây, khói sóng,..->gợi nhớ về một quê hương thân thương trong xa cách.
à Người lữ khách càng buồn hơn khi nỗi nhớ nhà trỗi dậy lúc chiều tà buông xuống.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Những phá luật độc đáo của bài thơ: không kết vần, các thanh trắc- thanh bằng đi liền nhau.
+ Thủ pháp đối lập được sử dụng hiệu quả.
- Ý nghĩa: bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng về thời xa xưa và nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.
 KHE CHIM KÊU
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả.
Vương Duy (701-761) ) là nhà thơ nổi tiếng, rất sung đạo Phật, thơ ông mang đậm ý vị thiền nên được gọi là “thi phật”.
2. Tác phẩm.
Điểu minh giản là bài thơ tiêu biểu của Vương Duy và của phái thơ sơn thủy.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Hai câu đầu: 
- Sự tĩnh lặng của đêm và sự bình yên của tâm hồn.
- Trong đêm xuân thanh tĩnh, nhà thơ đã hòa cảm với thiên nhiên, nghe được tiếng rơi của hoa quế.
b. Hai câu cuối: 
- Trăng lên làm gì có tiếng động thế mà lại làm choc him núi sợ hãi -> đêm quá yên lặng.
- Sự tĩnh lặng của đêm xuân và sự bình yên thanh thản của tâm hồn con người -> tiếng đêm xao động tâm hồn bình yên.
àLấy động tả tĩnh.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Quan sát, lựa chọn hình ảnh, từ ngữ.
+ Tạo ra sự đối lập giữa tĩnh và động, giữa hình ảnh và âm thanh.
- Ý nghĩa: vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân trước cảnh vật.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học thuộc lòng hai bài thơ và nắm nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ.
+ Cảm nhận của em về tâm hồn của nhà thơ Vương Duy?
- Chuẩn bị bài mới: “Trả bài viết số 3”: xem lại yêu cầu và lập dàn ý cho đề bài viết số 3.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 46-1.doc