A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan yêu đời của người bình dân trong xã hội xưa.
- Thấy được nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh trong các bài ca dao hài hước.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh.
2. Kỹ năng:
Tiếp tục rèn kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao.
3. Thái độ:
Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao.
C. PHƯƠNG PHÁP.
Vấn đáp, gợi ý và thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Tuần: 11 Tiết PPCT: 31- ½ 32 Ngày soạn: 17-10-11 Ngày dạy: 19-10-11 ĐỌC VĂN: CA DAO HÀI HƯỚC A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Cảm nhận được tiếng cười lạc quan yêu đời của người bình dân trong xã hội xưa. - Thấy được nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh trong các bài ca dao hài hước. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh. 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao. 3. Thái độ: Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao. C. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp, gợi ý và thảo luận. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng 6 bài ca dao đã học. Phân tích một bài ca dao mà em thích nhất? 3. Bài mới: Ở bài trước chúng ta đã biết ca dao là tiếng nói tâm tình của người bình dân. Đó là những câu hát nghĩa tình, là những lời than thân phản kháng. Nhưng ca dao còn là tiếng cười lạc quan yêu đời qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều lo toan. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - Gv yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về ca dao. - Nêu đặc điểm của ca dao hài hước? - Gv hướng dẫn đọc: giọng vui tươi, hóm hỉnh, dí dỏm, chế giễu. - Chàng trai dự định dẫn cưới như thế nào? Sự dẫn cưới có già khác thường? Chàng có thực hiện không ? Vì sao ? (thảo luận: theo bàn – 4 phút) - Cách nói của chàng trai có gì đặc biệt? Phân tích yếu tố nghệ thuật trong lời dẫn cưới của chàng trai? - Quyết định cuối cùng của chàng trai là gì? - Qua tiếng cười ấy ta hiểu thêm điều gì về tâm hồn của người bình dân? - Trước sự dẫn cưới của chàng trai ,cô gái đã thách cưới như thế nào? - So với những lời thách cưới thông thường thì lời thách cưới của cô gái có gì lạ ? - Gv giảng: Qua đây, ta không chỉ thấy được sự đảm đang tháo vát của bà chủ nhà tương lai mà ta còn thấy tình cảm đậm đà của cô gái nghèo với làng xóm, gia đình và cuộc sống sinh hoạt êm đềm, hòa thuận. - Bài ca dao thể hiện triết lí gì của cuộc sống? - Gv liên hệ: “Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” - Gv giáo dục cho HS: tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động. - Đối tượng cười trong các bài 2,3,4 là ai? - Em thử phân tích nghệ thuật trào lộng của người bình dân ở bài ca dao trên? - Bài ca dao chế giễu loại người nào trong xã hội ? - Gv liên hệ: + Chồng người bể Sở sông Ngô Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần. + Làm trai cho đáng nên trai Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu. + Làm trai cho đáng nên trai Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con. + Ăn no rồi lại nằm khèo Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem. - Gv hướng dẫn HS thảo luận: (4 nhóm - 3 phút) + Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Nhằm mục đích gì? + Cách nói “chồng yêu chồng bảo” nói lên dụng ý gì? + Bài ca dao chế giễu loại người nào trong gia đình và xã hội? - Nêu giá trị nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao hài hước? - Rút ra ý nghĩa của ca dao hài hước? - Gv chốt lại nội dung, gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - Gv hướng dẫn HS tự học. I. GIỚI HIỂU CHUNG. - Cao dao hài hước là những lời thơ trữ tình dân gian nhằm mục đích gây cười, mua vui, có mức độ phê phán nhẹ nhàng (tự cười mình). - Qua đó thể hiện tinh thần lạc quan, vượt lên hoàn cảnh khó khăn, hướng đến một tương lai tốt đẹp của nhân dân lao động. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. 1 . Đọc – chú thích. 2 .Tìm hiểu văn bản. a. Bài 1: * Lời dẫn cưới của chàng trai: - Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, trâu, bò, để tưởng tượng lễ cưới linh, sang trọng. - Lời nói giảm dần: Voi-trâu-bò-chuột (chàng trai). - Lối nói đối lập: + Voi >< sợ quốc cấm + Trâu >< sợ họ máu hàn, ăn không được + Bò >< sợ ăn vào sẽ bị co gân + Ý định (voi, trâu, bò) >< thực tế (chuột) à Bằng cách dẫn cưới độc đáo, hóm hỉnh ,chàng trai đã bày tỏ hoàn cảnh thực của mình: anh rất nghèo. Thế nhưng ta không hề thấy ở anh nỗi buồn về thân phận mà trái lại ta thấy anh luôn lạc quan, yêu đời . * Lời thách cưới của cô gái: - Cô gái thách cưới: Một nhà khoai lang ->thứ lương thực của người dân nghèo. - Cô lí giải: Củ to-> Mời làng. Củ nhỏ-> Đãi họ hàng. Củ mẻ-> Con trẻ ăn chơi. Củ rím,củ hà-> Cho lợn gà. - Nghệ thuật: Lối nói giảm dần: củ to-> củ nhỏ-> củ mẻ ->củ rím, củ hà. àLời thách cưới chứa đựng một triết lí nhân sinh của người lao động trong cuộc sống thuở xưa: đặt tình nghĩa cao hơn của cải. =>Tiếng cười tự trào của người bình dân trong cảnh nghèo, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời. b. Bài 2,3,4: * Bài 2,3: - Nghệ thuật: Phóng đại, đối lập: Làm traisức trai >< khom lưnggánh 2 hạt vừng (Bản lĩnh - sức mạnh) (yếu đuối) Chồng ngườivề xuôi >< chồng emcon mèo (đảm đang) (lười nhác, vô tích sự) - Nội dung: + Bài 2: phê phán loại đàn ông yếu đuối, bất tài, không đáng nên trai. + Bài 3: Phê phán loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn. TIẾT 2 * Bài 4: - Nghệ thuật: + Phóng đại, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú: lỗ mũi 18 gánh lông..... + Điệp từ: “chồng yêu chồng bảo”-> thái độ khoan dung, thông cảm với người phụ nữ nhiều khiếm khuyết. - Nội dung : Châm biếm những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Những tật xấu trong bài ca dao là những tật xấu mà người phụ nữ không nên có. Tiếng cười cất lên từ nghệ thuật phóng đại và trào lộng, phê phán nhẹ nhàng. 3. Tổng kết. - Nghệ thuật: + Hư cấu, dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình. + Cường điệu, phóng đại, tương phản. + Dùng ngôn từ đời thường mà đầy hàm ý. - Ý nghĩa: Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam trong ca dao – dân ca. v Ghi nhớ:SGK/92. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Học bài nắm nội dung sau: + Tiếng cười trào lộng và niềm lạc quan, yêu đời (bài 1) + Tiếng cười phê phán châm biếm ( bài 2,3,4) + Sưu tầm những bài ca dao hài hước có nội dung giống như bài học. - Chuẩn bị bài mới: “Lời tiễn dặn”: + Diễn biến tâm trạng của chàng trên đường tiễn người yêu. + Hành động, tâm trạng của co gái trên đường về nhà chồng. + Thái độ, cử chỉ của chàng trai đối với cô gái trong những ngày lưu lại ở nhà chồng. E. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: