Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Cảnh ngày hè

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

- Nhận thức được đặc điểm của thơ Nôm Nguyễn Trãi.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp bức tranh cảnh ngày hè được gợi tả một cách sinh động.

- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: nhạy cảm với thiên nhiên, với cuộc sống đời thường của nhân dân, luôn hướng về nhân dân với mong muốn “dân giàu đủ khắp đòi phương”.

- Nghệ thuật thơ Nơm độc đáo, những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên.

2. Kỹ năng:

Đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:

Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2178Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Cảnh ngày hè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 
Tiết PPCT:38 – ½ 39
Ngày soạn: 01-11-10
Ngày dạy: 02-11-10
ĐỌC VĂN: CẢNH NGÀY HÈ
 (BẢO KÍNH CẢNH GIỚI – BÀI 43)
 NGUYỄN TRÃI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
- Nhận thức được đặc điểm của thơ Nôm Nguyễn Trãi.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp bức tranh cảnh ngày hè được gợi tả một cách sinh động.
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: nhạy cảm với thiên nhiên, với cuộc sống đời thường của nhân dân, luôn hướng về nhân dân với mong muốn “dân giàu đủ khắp đòi phương”.
- Nghệ thuật thơ Nơm độc đáo, những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Phân tích, vấn đáp và bình giảng. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Đọc thuộc bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Phân tích vẻ đẹp của con người thời Trần?
3. Bài mới: Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao có tầm chiến lược, một nhà văn hoá lỗi lạc mà còn là một nhà thơ, một nhà nghệ sĩ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và con người. Có thể nói ông là nhà thơ của thiên nhiên “Non nước cùng ta đã có duyên”. Ông đến với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh: thời chiến, thời bình, lúc vui khi buồn, lúc bận rộn khi thư giãn Và trong hoàn cảnh nào, tâm hồn nhà thơ cũng rộng mở đón nhận thiên nhiên “Túi thơ chứa hết mọi giang san”. Bài “Bảo kính cảnh giới, 43” là một bài thơ như thế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Nêu xuất xứ của bài thơ?
- Căn cứ vào nội dung bài thơ, em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác?
5. Em hãy xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
- GV hướng dẫn đọc với giọng hồ hởi, thanh thản, vui tươi.
- Căn cứ vào phần hướng dẫn tìm hiểu cho biết bài học cần làm rõ mấy vấn đề?
- Cảnh ngày hè được miêu tả với những hình ảnh, màu sắc, mùi vị đặc trưng nào?
- Gv liên hệ: hình ảnh đặc trưng ngày hè ở địa phương (nắng, gió, hoa phượng, )
- GV liện hệ: Truyện Kiều.
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”
“Nước nồng sực sực đầu rô trỗi
Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè” (NT)
- Các động từ cho thấy trạng thái gì của cảnh vật?
- Nhận xét về vẻ đẹp của thiên nhiên?
- Cuộc sống hiện lên với những âm thanh gì?
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả bức tranh cuộc sống ở làng chài?
- Nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và cuộc sống cảnh ngày hè ở làng chài?
- Miêu tả bức tranh thiên nhiên như vậy cho thấy tác giả có tình cảm gì với thiên nhiên?
- Nguyễn Trãi có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên, cuộc sống?
- Gv liên hệ và giáo dục cho Hs: tình yêu thiên nhiên và cuộc sống.
- Nguyễn Trãi ước mong điều gì?
- Qua đó, em có nhận xét gì về tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi?
- Gv liên hệ và chốt lại nội dung.
“Bui có một tấm lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”
- Nêu gí trị nghệ thuật của bài thơ?
- Rút ra ý nghĩa của bài thơ?
- Gv chốt lại nội dung chính, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Xuất xứ: bài thơ số 43/61 bài trong chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” trích “Quốc âm thi tập”.
2. Hoàn cảnh sáng tác: ước đoán bài thơ được sáng tác trong thời kỳ NT lui về sống ẩn dật ở Côn Sơn.
3. Chủ đề: bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống của NT. Đồng thời bộc lộ khát vọng về một cuộc sống thái bình hạnh phúc cho nhân dân. 
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc- chú thích.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống:
* Thiên nhiên :
- Những hình ảnh đặc trưng cảnh ngày hè: cây hòe, hoa lựu, hoa sen.
- Màu sắc: xanh, đỏ, hồng, màu của buổi chiều tà (tịch dương)
- Mùi vị: tiễn mùi hương ->cả không gian ngát hương hoa sen.
+ Các động từ mạnh: đùn đùn, phun -> sức sống căng đầy trong cảnh vật.
àVẻ đẹp rực rỡ, tràn đầy sức sống của bức tranh thiên nhiên.
* Cuộc sống:
- Âm thanh: lao xao, dắng dỏi.
- Nghệ thuật: đảo ngữ -> cuộc sống bình dị nơi thôn quê.
à Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người.
=> Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống-> tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tác giả. 
b. Tâm hồn nhà thơ:
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống:
+ Thời gian rãnh rỗi, tâm hồn thư thái, thanh thản, khí trời mát mẻ. Ông là người “thân” không nhàn mà “tâm” cũng không nhàn.
+ Cảnh vật thanh bình, yên vui bởi sự thanh thản đang xâm chiếm tâm hồn nhà thơ.
- Tấm lòng ưu ái với dân, với nước:
+ Ông mơ ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh: dân giàu, đủ, khắp bốn phươngà mục đích sống suốt đời của Nguyễn Trãi.
+ Luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích
+ Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi
- Ý nghĩa: Tư tưởng xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi- tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân- được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè.
v Ghi nhớ: SGK/119.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài thuộc lòng bài thơ và cần nắm nội dung sau:
+ Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi?
- Chuẩn bị bài mới: “Vận nước”:
+ Tác giả so sánh “vận nước như mây quấn” nhằm diễn tả điều gì?
+ Hai câu thơ đầu nêu lên hoàn cảnh đất nước như thế nào? Thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
+ Vì sao tác giả lại khẳng định “Vô vi trên..đao binh”?
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 38.doc