Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương cho đất nước qua cách ứng xử của bề tôi đối với vua, của con đối với cha.

- Thấy được cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động; nghệ thuật kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương cho đất nước.

- Cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động; nghệ thuật kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu sử kí trung đại.

- Đặt đoạn trích trong tương quan với tác phẩm Hịch tướng sĩ và các đoạn sử kí Thái sư Trần Thủ Độ, Thái phó Tô Hiến Thành.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 24644Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 
Tiết PPCT: 67- ½ 68
Ngày soạn: 13-01-11
Ngày dạy: 15-01-11
ĐỌC VĂN: HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
(TRÍCH ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ ) 
 NGÔ SĨ LIÊN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương cho đất nước qua cách ứng xử của bề tôi đối với vua, của con đối với cha.
- Thấy được cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động; nghệ thuật kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương cho đất nước.
- Cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động; nghệ thuật kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu sử kí trung đại.
- Đặt đoạn trích trong tương quan với tác phẩm Hịch tướng sĩ và các đoạn sử kí Thái sư Trần Thủ Độ, Thái phó Tô Hiến Thành.
3. Thái độ:
Cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Vấn đáp, diễn giải, gợi ý kết hợp thảo luận. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là gì? Nhà nước đã làm gì để thực hiện chính sách coi trọng người hiền tài?
3. Bài mới:
Thượng quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là hiền tài mà hơn thế còn là một vị hiền tài đặc biệt, anh hùng dân tộc, một trong những danh tướng nổi tiếng toàn thế giới bởi hai lần chỉ huy quân đội nhà Trần chiến thắng quân Nguyên- Mông xâm lược...
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv yêu cầu Hs đọc phần tiểu dẫn SGK.
- Nêu vài nét về tác giả Ngô Sĩ Liên?
- Gv giới thiệu đôi nét về Trần Quốc Tuấn.
- Nêu những hiểu biết của em về Đại Việt sử kí toàn thư?
- Gv giới thiệu sơ lược về Đại Việt sử kí toàn thư.
- Gv giải nghĩa một số chú thích.
- Gv hướng dẫn cách đọc cho Hs: giọng đỉnh đạc, dứt khoát.
- Đoạn trích làm nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của Trần Quốc Tuấn ?
- Chi tiết nào chứng tỏ Trần Quốc Tuấn là người trung quân ái quốc? Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi các con và gia nô cùng với thái độ phản ứng của ông chứng tỏ điều gì? Thảo luận nhóm (theo bàn: 4 phút) 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Gv mở rộng : giai thoại chiếc gậy đầu bịt sắt nhọn, về mối hiềm khích giữa ông và TQKhải.
- Sử kí đã liệt ra những sự kiện nào chứng tỏ Trần Quốc Tuấn là một vị tướng mưu lược?
- Gv liên hệ.
- Đi đôi với lòng trung nghĩa, tài cầm quân dẹp giặc, Trần Quốc Tuấn còn có đức độ lớn lao? Đức độ lớn lao của ông có ảnh hưởng như thế nào ?
- Gv tổng hợp 
- Gv liên hệ: Hịch tướng sĩ, bình Ngô đại cáo.
- Gv giáo dục HS.
- Trần Quốc Tuấn là một con người như thế nào?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa nhân vật Trần Quốc Tuấn?
(Xây dựng nhân vật trong các mối quan hệ: với vua- dân – tướng sĩ – con – với bản thân)
- Nhận xét giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
- Rút ra ý nghĩa của tác phẩm?
- Gv chốt lại nội dung bài học, gọi Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả.
- Ngô Sĩ Liên (?-?), quê Hà Tây. Đỗ Tiến sĩ năm 1442. Là một trong những nhà sử học nổi danh ở nước ta thời trung đại.
- Trần Quốc Tuấn là một vị tướng có đủ sức, nhân, trí, nghĩa, dũng, được nhân dân phong thánh thờ phụng ở các đền trong nước.
2. Tác phẩm.
 Là bộ chính sử lớn của VN thời Trung cổ gồm 15 quyển, ghi chép sử nước ta từ thời Hồng Bàng đến khi Lý Thái Tổ lên ngôi. Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học. 
- Giải nghĩa các chú thích.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn.
- Con người trung quân ái quốc:
+ Ông hết lòng lo tính kế sách giúp vua giúp nước an dân. 
+ Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh có thử thách (mối hiềm khích giữa cha ông và vua Trần Thái Tông, lời dặn dò của cha và việc ông được nắm binh quyền trong tay).
+ Bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa hiếu và trung. Nhưng ông đã đặt trung lên trên hiếu. Con người thẳng thắn nghiêm nghị trong việc giáo dục con cái.
- Một vị tướng anh hùng, đầy tài năng và mưu lược:
+ Đời Trùng Hưng lập nên những chiến công vang dội, có tiếng vang đến tận giặc phương bắc.
+ Để lại câu nói nổi tiếng “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng ..”
+ Cống hiến cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị. 
+ Cách ông phân tích cặn kẽ với vua về kế sách đánh giặc-> tinh thần sáng suốt, nhìn xa trông rộng của một vị tướng tài ba.
- Con người đức độ lớn lao:
+ Ông khiêm tốn “kính cẩn giữ tiết làm tôi” dù luôn được vua trọng đãi.
+ Hiểu dân là gốc, “biết khoan thư sức dân”
+ Tận tình với tướng sĩ dưới quyền: soạn sách khích lệ, tiến cử người tài. 
+ Cẩn thận phòng xa việc hậu sự.
- Uy lực của Trần Quốc Tuấn sau khi chết, sự hiển linh của bậc đại thánh:
+ Châu huyện Lạng Giang hễ có bệnh dịch, mọi người cầu đảo ông.
+ Khi có giặc vào, đến lễ ở đền ông hễ trap dựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng.
=>TQT là một con người trung quân ái quốc, tài năng mưu lược, đức đo lớn laoàtấm gương sáng về đạo lí làm người.
b. Nghệ thuật khắc họa nhân vật.
- Nhân vật được xây dựng trong mối quan hệ và đặt trong những tình huống có thử thách: mâu thuẫn giữa trung – hiếu.
- Những chi tiết đặc sắc, chọn lọc để lại ấn tượng sâu đậm.
- Nghệ thuật kể chuyện điêu luyện và đạt hiệu quả cao giúp người đọc tiếp nhận một cách hứng thú.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, có sức khái quát cao.
+ Cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động; nghệ thuật kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.
- Ý nghĩa: ca ngợi nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương cho dất nước.
v Ghi nhớ: SGK/45.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Về nhà học bài cần nắm nội dung:
+ Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn.
+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật.
- Chuẩn bị bài mới: “Thái sư Trần Thủ Độ”:
+ Nhân cách của Trần Thủ Độ.
+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 67-68.doc