A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Thấy được vẻ đẹp tinh thần của người Ấn Độ cổ đại trong cuộc chiến vì danh dự, nghĩa vụ và tình yêu.
- Hiểu được đặc điểm nghệ thuật sử thi Ra-ma-ya-na.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về nhân vật và hành động của nhân vật lí tưởng.
- Đặc sắc cơ bản của nghệ thuật sử thi Ấn Độ: thể hiện nội tâm nhân vật, xung đột giàu tính kịch giọng điệu kể chuyện.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật, sự phát triển của xung đột nhân vật
3. Thái độ:
Bồi dưỡng về ý thức danh dự và tình yêu thương.
C. PHƯƠNG PHÁP.
Tuần: 06 Ngày soạn:17/9/2011 Tiết PPCT: 17-18 Ngày dạy: 20/9/2011 ĐỌC VĂN: RA-MA BUỘC TỘI (Trích Ra-ma-ya-na - Sử thi Ấn Độ) VAN – MI - KI A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Thấy được vẻ đẹp tinh thần của người Ấn Độ cổ đại trong cuộc chiến vì danh dự, nghĩa vụ và tình yêu. - Hiểu được đặc điểm nghệ thuật sử thi Ra-ma-ya-na. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về nhân vật và hành động của nhân vật lí tưởng. - Đặc sắc cơ bản của nghệ thuật sử thi Ấn Độ: thể hiện nội tâm nhân vật, xung đột giàu tính kịch giọng điệu kể chuyện. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật, sự phát triển của xung đột nhân vật 3. Thái độ: Bồi dưỡng về ý thức danh dự và tình yêu thương. C. PHƯƠNG PHÁP. Gợi mở, vấn đáp kết hợp với thảo luận. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Pê nê lốp khi nghe tin chồng trở về? 3. Bài mới: Nếu người anh hùng Ô-đi-xê trong sử thi Hi Lạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm. Đăm Săn trong sử thi Tây Nguyên Việt Nam là người anh hùng chiến đấu với các tù trưởng thù địch vì mục đích riêng giành lại vợ, đồng thời bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng thì Rama, người anh hùng trong sử thi Ấn Độ lại được ca ngợi bởi sức mạnh của đạo đức, lòng từ thiện và danh dự cá nhân. Để thấy rõ điều này, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích “Rama buộc tội” trích sử thi Ra-ma-ya-na của Van- ma-ki. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - HS đọc phần tiểu dẫn SGK. - GV giới thiệu vài nét sơ lược về sử thi Ấn Độ. - Nêu nguồn gốc và ảnh hưởng của sử thi Ra-ma-ya-na? - Tóm tắt nội dung sử thi Ra-ma-ya-na? - GV trình chiếu một số hình ảnh gợi ý HS tóm tắt. - GV hướng dẫn HS giọng đọc: chậm rãi, bi hùng, dứt khoát. - Nêu vị trí của đoạn trích? - Sau chiến thắng, Rama và Xita gặp lại nhau trong hoàn cảnh cụ thể nào? Hoàn cảnh đó có tác động như thế nào đến tâm trạng, lời nói và hành động của hai người? - GV chiếu cho HS xem hình ảnh về Rama và Xita. - Em hiểu như thế nào về tư cách kép của Rama và Xiat? Điều đó khiến tâm trạng của hai nhân vật như thế nào?(thảo luận: theo tổ -4 phút) - Vì sao Rama và Xita phải vượt qua thử thách đó? - GV kết luận: Đây là thử thách cuối cùng mà 2 nhân vật chính phải vượt qua để đạt đến chiến thắng một cách trọn vẹn vì nếu Xita không chứng minh sự trong sạch của mình thì chiến thắng của Rama là vô nghĩa, nếu Rama không chứng minh được ý thức danh dự thì người anh hùng chưa xứng đáng với vị vua mẫu mực. - Khi cứu được Xita, Rama gọi vợ mình là gì? Với giọng điệu như thế nào? - Theo lời tuyên bố của Rama chàng giao tranh và tiêu diệt qũy Ravana giải cứu Xita vì động cơ gì? (tình cảm hay danh dự) - Chàng ruồng bỏ Xita vì lý do gì? (thảo luận nhóm: theo bàn – 3 phút) - Theo em tại sao Rama lại xúc phạm nhân phẩm, danh dự và kết tội Xita một cách tàn nhẫn, phủ phàng vậy? - GV gợi nhắc HS về vai trò vị trí XH của Ramavà ngôn ngữ được lặp lại nhiều lần trong lời nói của Rama. - Rama có thái độ như thế nào khi Xia bước lên giàn lửa thiêu? - Gv liên hệ và giáo dục cho HS: ST Tây Nguyên, ST Hi Lạp. - GV chốt lại nội dung. - Trước lời kết tội cương quyết của Ra-ma, tâm trạng Xita như thế nào? Nàng đã làm gì để thanh minh? - Để chứng minh tấm lòng chung thủy son sắc và bảo vệ danh dự của mình, Xita đã hành động như thế nào? - GV diễn giảng thêm về ý nghĩa của hành động Xita dùng mạng sống để chứng minh phẩm tiết: vừa hào hùng vừa bi thương khiến cho quan quân dân chúng, anh em, bạn hữu xúc động mãnh liệt. - Cho HS xem hình ảnh Xita bước vào giàn hỏa thiêu. - GV liên hệ so sánh kết cục của Vũ Nương trong “ Người con gái nam Xương”. - GV gợi ý: môû troøn ñoâi maét ñaãm leä; ñau ñôùn. quaät naùt; xaáu hoå cho soá kieáp; muoán choân vuøi hình haøi thaân xaùc; moãi lôøi noùi xuyeân vaøo tim nhö nhöõng muõi teân) - GV giáo dục HS: phải luôn biết coi trọng danh dự, phải biết hoà hợp giữa con người cá nhân, hạnh phúc cá nhân với bổn phận, danh dự cộng đồng, biết hi sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng và sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ uy tín, danh dự cá nhân, cộng đồng. - GV liên hệ và giáo dục: phẩm chất của người phụ nữ lí tưởng. - GV chốt lại nội dung. - Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích? - Nêu ý nghĩa của đoạn trích? - GV chốt lại nội dung bài học. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - GV hướng dẫn HS tự học. - Gợi ý để HS so sánh. I. GIỚI THIỆU CHUNG. 1. Vài nét về sử thi Ấn Độ. - Sử thi Ấn Độ đời sớm (Khoảng 800 năm TCN) là bức tranh rộng lớn phản ánh hiện thực đời sống, tư tưởng nhân dân Ấn Độ cổ đại. - Ca ngợi những chiến công hiển hách, khí phách hào hùng của những anh hùng, mẫu người lí tưởng của nhân dân Ấn Độ. 2. Tác phẩm Ra-ma-ya-na. a. Nguồn gốc và ảnh hưởng: - Ra-ma-ya-na là thiên sử thi Ấn Độ nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu sắc tới văn học, văn hóa Ấn Độ và nhiều nước trong khu vực, ra đời vào khoảng TK III trước CN. - Được bổ sung và gọt giũa qua nhiều thế hệ tu sĩ – nhà thơ và được hoàn thành nhờ trí nhớ tuyệt vời và nguồn cảm hứng đặc biệt. b. Tóm tắt: SGK. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc – vị trí của đoạn trích. - Vị trí: Khúc ca thứ VI, chương 79. 2. Tìm hiểu văn bản. a. Hoàn cảnh tái hợp của Rama và Xita. - Hoàn cảnh đặc biệt trong không gian rộng – không gian cộng đồng, trước sự chứng kiến của gia đình, bạn bè, tôi tớ và dân làng. - Vị trí của Rama và Xita: + Ra-ma : Vua, anh hùng: trọng danh dự cao quý. Chồng: yêu thương, xót xa. + Xita: Một người vợ: đau đớn, xót xa và xấu hổ. Một con người: đau khổ vì mất danh dự. àĐặt nhân vật vào tình huống thử thách đầy kịch tính. b. Thái độ và lời buộc tội của Rama. - “Ta” với “phu nhân cao quý”àlời lẽ trịnh trọng, xa cách, lạnh lùng. - Khẳng định động cơ tiêu diệt quỷ vương không phải vì Xita mà là vì danh dự của dòng tộc, danh dự của người anh hùng bị xúc phạm: “ta làm điều đó là vì nhân phẩm của ta.tiếng tăm của ta”. - Nghi ngờ phẩm tiết của Xita - tuyên bố từ bỏ Xita: “Nay ta phải nghi ngờ. có nàng nữa”. à Rama xúc phạm danh dự, phẩm tiết của Xita và kết tội Xita một cách tàn nhẫn, phũ phàng. Nhưng ẩn sâu một nỗi lòng đau xót, bối rối, lúng túng và cả sự ghen tuông. - Thái độ của Rama khi chứng kiến cảnh Xi-ta bước lên giàn thiêu: Rama trông khủng khiếpmắt dán xuống đất ->Rama không nói lời nào, mắt dán xuống đất đau khổ tột cùng, nhưng kiên quyết hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự của một anh hùng, một đức vua gương mẫu. => Rama hiểu sâu sắc vai trò, vị trí Xh của chàng: đức vua, anh hùng mẫu mựcà chàng phải hi sinh quyền lợi cá nhân vì đòi hỏi của cộng đồng. => Rama là một người anh hùng lí tưởng. c. Lời đáp và hành động của Xita. - Khi được chồng cứu thoát khỏi tay quỷ vương, Xita hạnh phúc. - Trước lời buộc tội: kinh ngạc, đau đớn, tủi nhục “như một cây leo bị vòi voi quật nát”àđau khổ tột cùng vì danh dự bị xúc phạm. - Xita dùng lời lẽ, đúng mực để thanh minh cho mình, đem tình yêu làm bằng chứng thuyết phục. + Xita lên án hành vi ứng xử tầm thường và nhận thức kiểu đánh đồng thiếu suy xét và thiếu cơ sở của Rama.“Cớ sao chàng lại..đâu có phải” + Đem tư cách, danh dự để đảm bảo. + Khẳng định lòng chung thủy của mình và thái độ vô tình của Rama. + Nhấn mạnh nguồn gốc bản thân: dòng họ cao quý và gợi lại lí do Rama cưới mình -> tự nguyện, vì tình yêu. à tâm trạng của Xita: mừng rỡ đến ngạc nhiên, tin yêu đến thất vọng. Trong đau khổ tuyệt vọng Xita đã trở nên mạnh mẽ, bình tĩnh, chín chắn hơn. - Hành động bước vào giàn thiêu: “nếu con.cho con”, cầu khẩn thần Anhi chứng giám à lòng chung thủy, sự trinh tiết. => Xita là mẫu người phụ nữ lý tưởng của thời đại. 3. Tổng kết. a. Nghệ thuật: + Xây dựng nhân vật lí tưởng với tâm lí, tính cách, triết lí, hành động. + Sử dụng hình ảnh, điển tích, ngôn ngữ miêu tả và đối thoại, giọng điệu, xung đột kịch tính, giàu yếu tố sử thi. b.Ý nghĩa văn bản: Quan niệm của người Ấn Độ về phẩm chất đạo đứcvề người anh hùng – đấng minh quân và người phụ nữ lí tưởng. v Ghi nhớ: SGK/60. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Học bài cần nắm: + Phẩm chất của người anh hùng lí tưởng Ra-ma. + Phẩm chất của người phụ nữ lí tưởng Xita. + So sánh sự khác biệt giữa cái chết của người con gái Nam Xương và nàng Xita. - Chuẩn bị bài mới: “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự”: + Đọc ngữ liệu SGK và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của đề. + Chuẩn bị bài tập 1/63. E. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: