A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm được những nét khái quát về văn học dân gian cùng với những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này.
- Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy văn học dân gian.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn học dân gian.
- Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
- Những thể loại chính của văn học dân gian.
- Những giá trị chủ yếu của văn học dân gian.
2. Kỹ năng:
- Nhận thức khái quát về văn học dân gian.
- Có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian Việt Nam.
Tuần: 02 Tiết PPCT: 4 Ngày soạn: 21-08-10 Ngày dạy: 23-08-10 ĐỌC VĂN: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Nắm được những nét khái quát về văn học dân gian cùng với những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này. - Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy văn học dân gian. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Khái niệm văn học dân gian. - Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. - Những thể loại chính của văn học dân gian. - Những giá trị chủ yếu của văn học dân gian. 2. Kỹ năng: - Nhận thức khái quát về văn học dân gian. - Có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian Việt Nam. 3. Thái độ: Biết trân trọng đối với các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. C. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp, thuyết giảng kết hợp với thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: 10A4 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 2. Bài cũ: Con người Việt Nam được thể hiện qua văn học như thế nào? 3. Bài mới: Ngay từ lúc còn thơ bé, bên chiếc võng đong đưa, chúng ta đã được những người bà, người mẹ, người chị vỗ về ru ta vào giấc ngủ bằng những câu chuyện cổ, những khúc hát ru, những bài hát dân ca mộc mạc. Truyện cổ tích, ca dao-dân ca, chèo, tuồng tất cả là biểu hiện của VHDG. Và để hiểu rõ hơn kho tàng VHDG phong phú của Việt Nam, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu văn bản “Khái quát VHDG Việt Nam”. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - Thế nào là văn học dân gian? Cho ví dụ? - GV giải thích: tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. - Truyền miệng là phương thức như thế nào?Tại sao VHDG còn gọi là văn học truyền miệng? - Em hiểu như thế nào là sáng tác tập thể? - Tại sao nói: các tác phẩm VHDG có tính dị bản? - GV liên hệ tính dị bản trong ca dao (Tháp Mười đẹp nhất hoa sen) - Các tác phẩm VHDG thường được gắn bó với những hình thức sinh hoạt nào của nhân dân lao động? Lấy ví dụ minh hoạ. - GV yêu cầu HS đọc và lần lượt trình bày khái niệm về các thể loại VHDG. - Lấy ví dụ minh hoạ và mở rộng cho từng thể loại. - GV liên hệ: Con rồng cháu tiên (TT) Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước (ST) Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm (TrT) Thạch Sanh, Sọ Dừa, Tám Cám (CT) Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi(NN) - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm: (3 nhóm - 6 phút) + Nhóm 1: Tại sao có thể nói: VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú của nhân dân? VD: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. + Nhóm 2: Tính giáo dục của VHDG được thể hiện như thế nào? Em hãy lấy một số ví dụ để minh họa. - GV liên hệ và giáo dục: Truyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Trầu cau, + Nhóm 3: VHDG có giá trị nghệ thuật như thế nào? Nhà thơ đã học được gì qua ca dao? - GV liên hệ: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh, - GV chốt lại nội dung chính của bài. - GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - Gv hướng dẫn HS tự học. I. KHÁI NIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VHDG. 1. Tính truyền miệng. - VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. - VHDG tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng. 2. Tính tập thể. - Tập thể: nhóm người, cộng đồng dân cư. - Tác phẩm VHDG ban đầu do một người sáng tác sau đó những người khác sửa chữa, bổ sung cho hay hơn, hoàn thiện hơnàTạo ra các dị bản. =>Ngoài hai đặc trưng cơ bản trên VHDG còn có một số đặc trưng sau: Tính biểu diễn, tính dị bản, tính địa phương. III. HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VHDGVN 1. Thần thoại 2. Sử thi 3. Truyền thuyết 4. Cổ tích 5. Truyện ngụ ngôn 6. Truyện cười 7. Tục ngữ 8. Câu đố 9. Ca dao 10. Vè 11. Truyện thơ 12. Chèo. IV. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VHDGVN. 1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. - Tri thức trong văn học dân gian bao gồm: tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức về con người - Tri thức trong văn học dân gian được đúc rút từ thực tiễn cuộc sống, được trình bày hấp dẫn à sức truyền bá sâu rộng, sức sống dài lâu 2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Những đạo lý làm người được đúc kết trong văn học dân gian: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan, lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần bất khuất kiên cường, cần kiệm, óc thực tiễn... 3. VHDGVN có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. - VHDG được chắt lọc, mài giũa qua không gian, thời gian, là “viên ngọc sáng”. - VHDG đóng vai trò chủ đạo và là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở cho văn học viết. IV. TỔNG KẾT: v Ghi nhớ: SGK/19 V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Học bài cần nắm được: + Khái niệm, đặc trưng, hệ thống thể loại và giá trị cơ bản của VHDG VN. + Tìm một số ví dụ cho mỗi thể loại VHDG. - Chuẩn bị bài mới: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tt)”: + Ôn lại khái niệm, quá trình và các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. + Làm BT1,2,3,5/SGK/20,11. E. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: