Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.

- Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn tự sự.

- Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tạo lập văn bản tự sự.

2. Kỹ năng:

- Nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học.

- Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể.

3. Thái độ:

Có ý thức, thái độ tích cực phát hiện ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học để viết một bài văn tự sự.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1421Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07 Ngày soạn: 19-09-11
Tiết PPCT: 19 	 Ngày dạy: 24 -09-11
TẬP LÀM VĂN: CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU
TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
- Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn tự sự.
- Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tạo lập văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học.
- Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể.
3. Thái độ:
Có ý thức, thái độ tích cực phát hiện ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học để viết một bài văn tự sự.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Gợi mở, vấn đáp kết hợp với thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 2. Bài cũ: 
- Muốn viết được một bài văn tự sự, bước đầu tiên chúng ta phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Mục đích của việc lập dàn ý?
3. Bài mới: Có người băn khoăn vì sao kết thúc truyện “Tấm Cám” tác giả dân gian lại cho Tấm giết Cám. Điều đó băn khoăn cũng đúng, nhưng đó là quan niệm ác giả ác báo của cha ông ta. Chọn chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự là vô cùng quan trọng để tìm hiểu lập dàn ý cho bài văn tự sự. Để đạt được mục đích ấy, chúng ta học bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv cho HS đọc ngữ liệu SGK/61.
- Thế nào là tự sự?
- Thế nào là sự việc tiêu biểu ?
- Gv liên hệ: sự việc Pênêlốp thử chồng.
à các chi tiết biểu hiện:
+ pêlênốp yêu cầu nhũ mẫu khiêng giường ra khỏi phònh mình.
+ lời nói với con trai.
+ Uylitxơ miêu tả tỉ mỉ, chi tiết chiếc giường. 
- Thế nào là chi tiết tiêu biểu ?
- GV liên hệ: để làm nổi bật sự việc Tấm – hiện thân của số phận bất hạnh àchi tiết: mồ côi, ở với dì ghẻ, cuộc sống gia đình bị hắt hủi, bị đối sử tàn tệ, phải lao động vất vả.
- Trong truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy, tác giả dân gian kể chuyện gì? 
- Chi tiết : khi chia tay với Mị Châu, Trọng Thủy than phiền “ ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ” và câu trả lời của Mị Châu : “ thiếp có áo  dấu ” : đó có phải là chi tiết tiêu biểu không? 
- Đoạn văn tưởng tượng trên có những sự việc nào? Em hãy chọn một trong những SV đó và xác định các chi tiết tiêu biểu để kể lại câu chuyện? (thảoluận : theo bàn- 5 phút)
- HS cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Từ việc phân tích các ngữ liệu trên em có kết luận gì về việc lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu ?
- Gv liên hệ : bài viết số 2.
- Gv chốt lại nội dung bài học, gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Khi kể chuyện này, có người định bỏ sự việc hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ vũ trụ xuống. Theo em, làm như thế có được không, vì sao? (thảo luận : 3 tổ - 4 phút)
- Từ sự việc trên em hãy rút ra cho mình bài học khi lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu cho bài văn tự sự?
- Gv hướng dẫn HS tự học.
I. KHÁI NIỆM.
1. Tự sự.
Phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Sự việc tiêu biểu.
Là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện và gắn với nhân vật chính trong tác phẩm tự sự.
3. Chi tiết tiêu biểu.
Là chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, làm cho các sự việc thêm sinh động.
II. CÁCH CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU.
1. Tìm hiểu truyện ADV và Mị Châu- Trọng Thủy.
- Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta (xây thành, chế nỏ)
- Tình vợ chồng (Mị Châu- Trọng Thủy)
- Tình cha con (ADV- Mị Châu)
à đó là những sự việc tiêu biểu.
- Hai chi tiết đều là chi tiết tiêu biểu:
+ Mở ra bước ngoặc mới, sự việc mới, tình tiết mới.
+ Phản ánh đựoc mối quan hệ cá nhân giữa MC –TT.
+ Tô đậm dược bản chất, tính cách nhân vật và làm cho câu chuyện phát triển theo hướng bi kịch.
à Thiếu những chi tiết này, câu chuyện sẽ dừng lại và kém phần ý nghĩa. 
2. Tìm hiểu truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
- Anh tìm gặp ông giáo và theo ông đi viếng mộ cha
- Anh đi thắp hương cho cha.
- Anh khóc và thương cho cha đã hi sinh trọn đời cho mình..
- Nghẹn ngào không nói thành lời, nước mắt rưng rưng, bên cạnh ông giáo cũng ngấn lệ.
3. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
- Sự việc, chi tiết phải có vai trò dẫn dắt câu chuyện.
- Tô đậm tính cách nhân vật.
- Tập trung thể hiện được chủ đề của câu chuyện.
- Sự việc, chi tiết phải bất ngờ, hấp dẫn.
v Ghi nhớ: SGK/62.
III. LUYỆN TẬP.
Bài tập 1/63:
Không thể bỏ qua chi tiết “hòn đá xấu xí” vì đây là chi tiết quan trọng làm tăng thêm ý nghĩa. 
à Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là những sự việc, chi tiết ấy phải làm nên ý nghĩa cốt truyện.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Học bài cần nắm:
+ Khái niệm về sự việc và chi tiết tiêu biểu.
+ Nhận diện được sự việc và chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học.
- Chuẩn bị bài mới: “Viết bài làm văn số 2”:
+ Ôn lại kiến thức văn kể chuyện sử dụng yếu tố miêu tả và tưởng tượng.
+ Phạm vi kiểm tra: các văn bản tự sự đã học.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 19.doc