Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Tóm tắt văn bản thuyết minh

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh.

- Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức.

Mục đích, yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh.

2. Kỹ năng.

- Tóm tắt một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản.

- Trình bày văn bản tóm tắt trước

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9581Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tập làm văn: Tóm tắt văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 
Tiết PPCT: 76
Ngày soạn: 13-02-11
Ngày dạy: 15-02-11
TẬP LÀM VĂN: TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức.
Mục đích, yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng.
- Tóm tắt một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản.
- Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể.
3. Thái độ.
Thích thú đọc và viết văn thuyết minh.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Vấn đáp, gợi ý và thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ.
Nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp? Lấy ví dụ minh họa?
3. Bài mới.
Khi tiếp xúc với một văn bản thuyết minh về một đối tượng nào đó chúng ta thường thấy những văn bản trình bày ngắn, có văn bản trình bày dài kết hợp với các biện pháp nghệ thuật. Vậy thì làm cách nào để hình dung rõ và nhớ lâu điều cốt lõi của văn bản? Có một cách giúp chúng ta thực hiện điều đó dễ dàng đó là tóm tắt văn bản thuyết minh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gv nhắc lại mục đích và yêu cầu tóm tắt của văn bản tự sự.
- Nêu mục đích tóm tắt văn bản thuyết minh?
- Để tóm tắt văn bàn thuyết minh cần những yêu cầu nào?
- Gv liên hệ những bài đã học.
- Gv yêu cầu Hs đọc văn bản “nhà sàn” và trả lời các câu hỏi sau:
+ Văn bản thuyết minh về đối tượng nào?
+ Đại ý của văn bản là gì?
+ Có thể chia văn bản này thành mấy đoạn và ý chính của mỗi đoạn là gì?
- Hãy tóm tắt văn bản để giới thiệu cho người khác biết về nhà sàn trong khoảng 10 câu? (Thảo luận nhóm: cặp đôi – 4 phút)
- Hs phát biểu, Gv nhận xét và bổ sung – cho điểm.
- Từ những kiến thức vừa tìm hiểu hãy nêu cách tóm tắt văn bản thuyết minh?
- Gv hướng dẫn Hs đọc và tóm tắt thêm nhiều văn bản.
- Gv cho HS so sánh sự giống và khác nhau giữa cách tóm tắt VBTS-VBTM.
- Gv chốt lại nội dung, gọi Hs đọc ghi nhớ.
- Gv hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản?
+ Tìm bố cục của văn bản?
+ Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư? (Gv gợi ý Hs về nhà viết)
- Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội?
- So sánh với BT1 trên, đối tượng và nội dung thuyết minh của Lương Quỳnh Khuê có gì khác?
- Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên? (Gv hướng dẫn Hs viết ở nhà).
- Gv hướng dẫn Hs tự học.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH.
1. Mục đích.
Hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản thuyết minh, để giới thiệu với người khác về đối tượng, về văn bản thuyết minh.
2. Yêu cầu.
Ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung văn bản gốc.
II. CÁCH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN THUYẾT MINH.
1. Đọc và tóm tắt văn bản “nhà sàn”.
- Đối tượng thuyết minh: nhà sàn.
- Đại ý: bài văn thuyết minh kiến trúc, nguồn gốc và những tiện ích của ngôi nhà sàn.
- Bố cục: 3 phần.
+ MB: (từ đầu..cộng đồng”): nêu định nghĩa và mục đích sử dụng của nhà sàn.
+ TB: (toàn bộ..nhà sàn): thuyết minh cấu tạo, nguồn gốc và công dụng của nhà sàn.
+ KB: còn lại: khẳng định giá trị thẩm mĩ của nhà sàn.
- Tóm tắt: Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc sử dụng vào một số mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được cấu tạo bằng tre, giang, nứa, gỗ, gồm nhiều cột chống, mặt sàn, gầm sàn, các khoang nhà để ở hoặc rửa ráy. Hai đầu nhà có hai cầu thang. Nhà sàn xuất hiện từ thời đá mới, tồn tại phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á.. Nhà sàn có nhiều tiện ích: vừa phù hợp với nơi cư trú miền núi, đầm lầy, vừa tận dụng nguyên liệu tại chỗ, giữ được vệ sinh và bảo đảm an toàn cho người ở. Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình dộ kĩ thuật và thẩm mĩ cao, đã và đang hấp dẫn khách du lịch.
2. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Xác định mục đích, yêu cầu.
- Đọc kĩ văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh.
- Tìm bố cục của văn bản.
- Viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.
v Ghi nhớ: SGK/70.
III. LUYỆN TẬP.
1. BT1/71.
a. Đối tượng thuyết minh: tiểu sử, sự nghiệp của nhà thơ và những đặc điểm của thể thơ hai-cư.
b. Bố cục:
- Đoạn 1: tiểu sử và những tác phẩm của Ba-sô.
- Đoạn 2: đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ hai-cư.
c. Tóm tắt: (HS làm ở nhà)
2. BT2/71.
a. Đối tượng thuyết minh: danh lam thắng cảnh đền Ngọc Sơn ở thủ đô Hà Nội.
- So sánh:
Văn bản
Nhà sàn
Đền Ngọc Sơn
Đối tượng
Công trình kiến trúc
Danh lam thắng cảnh
Cách thuyết minh
Giới thiệu vật liệu, cấu tạo, công dụng, nguồn gốc.
Vừa giới thiệu kiến trúc vừa ca gợi vẻ đẹp nên thơ, bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với di sản văn hóa dân tộc.
b. Tóm tắt: (HS làm ở nhà)
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Cách tóm tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Soạn bài: “Hồi trống Cổ Thành”
+ Tính cách của nhân vật Trương Phi, Quan Công.
+ Ý nghĩa hồi trống Cổ Thành?
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 76.doc