A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt.
- Hai dạng của ngôn ngữ sinh hoạt: dạng nói và dạng viết.
2. Kỹ năng:
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.
3. Thái độ:
Trong giao tiếp phải đảm bảo tính lịch sự, nhã nhặn.
Tuần: 14 Tiết PPCT: 42 Ngày soạn: 09-11-10 Ngày dạy: 10-11-10 TIẾNG VIỆT: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt. - Hai dạng của ngôn ngữ sinh hoạt: dạng nói và dạng viết. 2. Kỹ năng: - Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. 3. Thái độ: Trong giao tiếp phải đảm bảo tính lịch sự, nhã nhặn. C. PHƯƠNG PHÁP. Gợi mở kết hợp với vấn đáp và thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: ) 2. Bài cũ: So sánh đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? 3. Bài mới: Trong xã hội, để tồn tại thì con người cần phải giao tiếp với nhau. Phương tiện để giao tiếp đó là ngôn ngữ. Vậy thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Nó tồn tại ở những dạng nào?...chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - Ngôn ngữ sinh hoạt có cách gọi khác là gì? (khẩu ngữ) - Cuộc hội thoại diễn ra trong không gian, thời gian nào? - Nhân vật giao tiếp là ai? Quan hệ như thế nào? - Nội dung, hình thức và mục đích của hội thoại là gì? - Ngôn ngữ trong cuộc hội thoại có đặc điểm gì? - Vậy phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? - GV liên hệ thực tế. - Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt? - GV hướng dẫn Hs làm các BT theo nhóm, đại diện phát biểu. Thảo luận nhóm: (4 nhóm – 5 phút): + Nhóm 1, 2: câu a. + Nhóm 3, 4: câu b. - HS trình bày, GV nhận xét và bổ sung – cho điểm HS. - Gv hướng dẫn Hs học bài. I. NGÔN NGỮ SINH HOẠT 1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt. a. Ví dụ: SGK/113 - Không gian: khu tập thể X. - Thời gian: buổi trưa. - Các nhân vật chính: Lan, Hùng, Hương à quan hệ bình đẳng. - Các nhân vật phụ: một người đàn ông, mẹ Hương à vai bề trên. - Nội dung: báo đến giờ đi học. - Hình thức: gọi – đáp. - Mục đích: để đến lớp đúng giờ quy định. - Sử dụng từ ngữ hô gọi, tình thái: ơi, đi, à, chứ, với, - Các từ thân mật suồng sã, khẩu ngữ: chúng mày, lạch bà lạch bạch,.. - Câu ngắn, câu tỉnh lược, câu đặc biệt: Hương ơi, hôm nào cũng chậm,.. b. Khái niệm: là lời ăn, tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, tình cảm,đáp ứng như cầu cuộc sống 2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt: a. Dạng nói: đối thoại và độc thoại. b. Dạng viết: nhật kí, thư từ, hồi ức. * Lưu ý: Trong các tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện, tức là mô phỏng lời thoại tự nhiên :kịch tuồng, chèo truyện, tiểu thuyết, tuy nhiên khi tái hiện lời nói tự nhiên được biến cải. 3. Ghi nhớ: SGK II. LUYỆN TẬP a. Phát biểu ý kiến: - Chẳng mất tiền mua: tài sản chung của cả cộng đồng, dân tộc, ai cũng có quyền sử dụng, + Lựa lời: dùng lời nói một cách có suy nghĩ, có ý thức và phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình. + Vừa lòng nhau: tôn trọng người nghe để tìm ra tiếng nói chung, không xúc phạm người khác, không a dua với những điều sai trái. à Cần nói năng thận trọng và có văn hóa. - Vàng : là vật chất, có thể dễ dàng kiểm tra bằng các phương tiện vật chất và sẽ cho một kết luận tường minh. + Chuông: là vật chất. + Người ngoan; là phẩm chất và năng lực, tức là thông qua hoạt động giao tiếp bằng lời nói, chúng ta có thể biết trình độ, nhân cách, quan hệ của “người” Là ngoan hay không ngoan. b. Tác giả mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt ở vùng Nam Bộ, cụ thể là lời ăn tiếng nói của những người chuyên bắt cá sấu. Dùng nhiều từ ngữ địa phương: quới, ngặt, ghe, lợn,.. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Về nhà học bài cần nắm nội dung: + Khái niệm của ngôn ngữ sinh hoạt. + Các dạng của ngôn ngữ sinh hoạt. - Chuẩn bị bài mới: “Nhàn”: theo câu hỏi SGK. E. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: