Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng Việt: Văn bản

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản.

- Vận dụng được những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Khái niệm và đặc điểm của văn bản.

- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.

2. Kỹ năng:

- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mội loại văn bản.

- Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.

- Vận dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần Văn học.

3. Thái độ:

Có ý thức sử dụng từ ngữ cẩn thận, trong sáng khi giao tiếp.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1394Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiếng Việt: Văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02 
Tiết PPCT:6
Ngày soạn: 24-08-10
Ngày dạy: 26-08-10
TIẾNG VIỆT: VĂN BẢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản.
- Vận dụng được những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Khái niệm và đặc điểm của văn bản.
- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
2. Kỹ năng:
- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mội loại văn bản.
- Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
- Vận dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần Văn học.
3. Thái độ:
Có ý thức sử dụng từ ngữ cẩn thận, trong sáng khi giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Quy nạp kết hợp với vấn đáp và thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định lớp: 
 10A4 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A7 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
 10A8 Sĩ số: Vắng: (P: / KP: )
2. Bài cũ: 
Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Nêu các nhân tố tham gia hoạt động giao tiếp?
3. Bài mới:
Trong quá trình giao tiếp con người đã tạo lập rất nhiều văn bản (văn bản nói, văn bản viết). Vậy văn bản là gì? Nội dung và hình thức, bố cục và mục đích của văn bản như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
 - GV gọi HS đọc các các ngữ liệu ở SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- Mỗi VB được người nói tạo ra trong hoạt động nào?. Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng ở mỗi văn bản như thế nào?
- Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó có được triển khai nhất quán trong từng văn bản không?(có)
- Văn bản 3 có bố cục như thế nào?
- Về hình thức, VB3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?
- GV liên hệ: bố cục của một bài văn.
- Mỗi văn bản được tạo ra nhằm mục đích gì?
- Qua các VD trên, em hãy nêu thế nào là văn bản? Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào?
- Gv gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV gọi HS đọc ngữ liệu và thảo luận nhóm: (theo bàn – 3 phút)
+ So sánh các VB1,2 với VB3. Vấn đề được đề cập đến trong mỗi văn bản là vấn đề gì? Thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống?
+ Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn bản thuộc loại nào?
+ Các hình thức thể hiện nội dung như thế nào?
- Phạm vi sử dụng của mỗi văn bản trong hoạt động giao tiếp xã hội?
- Mục đích giao tiếp của mỗi văn bản?
- Lớp từ ngữ được sử dụng?
- Kết cấu và trình bày ở mỗi văn bản?
- Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp người ta phân biệt văn bản như thế nào?
- GV khái quát lại nội dung và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV hướng dẫn HS tự học.
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM.
1. Tìm hiểu ngữ liệu.
a. Văn bản 1: được tạo ra trong HĐGT chung, đáp ứng nhu cầu truyền cho nhau kinh nghiệm sống (chỉ có 1 câu).
- VB2: tạo ra trong HĐGT giữa cô gái và mọi người, nhu cầu trao đổi tình cảm (4 câu).
- VB3: Được tạo ra trong HĐGT giữa chủ tịch nước với toàn thể đồng bào;trao đổi thông tin chính trị (15 câu).
b. VB1:đề cập đến một kinh nghiệm sống.
- VB2: thân phận của người phụ nữ trong XHPK
- VB3: kêu gọi toàn dân VN đứng lên kháng chiến chống Pháp.
- Các câu trong hai văn bản (VB2,3) có quan hệ nhất quán, thể hiện một chủ đề, ý nghĩa rõ ràng và đựợc liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Kết cấu của VB (3 ) gồm 3 phần rõ ràng (mở, thân, kết).
c. Mục đích:
+ VB1: truyền đạt kinh nghiệm sống.
+ VB2 : gợi sự cảm thông về thân phận người phụ nữ trong XH cũ.
+ VB3: kêu gọi toàn dân chống Pháp.
2. Khái niệm và đặc điểm: 
- Khái niệm: SGK.
- Đặc điểm: SGK
v Ghi nhớ 1: SGK/24
II. CÁC LOẠI VĂN BẢN
1. So sánh văn bản 1,2 với văn bản 3:
- Lĩnh vực:
 + VB 1: Quan hệ trong đời sống.
 + VB 2: Tình cảm trong đời sống xã hội.
 + VB 3: Vấn đề chính trị.
- Từ ngữ: + VB 1,2: thông thường.
 + VB 3: chính trị- xã hội.
- Phương tiện biểu đạt:
+VB1,2: hình ảnh, hình tượng.
+ VB3: bằng lí lẽ và lập luận.
2. So sánh văn bản 2,3 và SGK, đơn xin nghỉ học:
a. Phạm vi sử dụng:
- VB2: dùng tronng lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.
- VB3: trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.
- SGK: thuộc lĩnh vực khoa học.
- Đơn xin nghỉ học: hành chính.
b. Mục đích:
- VB2: bộc lộ cảm xúc.
- VB3: kêu gọi, kêu gọi toàn dân kháng chiến..
- SGK: truyền thụ kiến thức khoa học.
- Đơn nghỉ học: trình bày nguyện vọng.
c. Từ ngữ: - VB2: thông thường, giàu hình ảnh.
 - VB3: chính trị.
 - SGK: khoa học.
 - Đơn nghỉ học: hành chính.
d. Kết cấu:- VB2: ca dao, thơ lục bát.
 - VB3: 3 phần.
 - SGK: mạch lạc, chặt chẽ.
 - Đơn nghỉ học: có mẫu in sẵn.
v Ghi nhớ 2: SGK/25
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Nắm chắc khái niệm, đặc điểm và các loại văn bản.
- Về nhà học ghi nhớ (1,2) và xem lại các ví dụ.
- Về nhà ôn lại kiến thức Ngữ văn 9 để tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết.
- Chuẩn bị vở làm bài và các dụng cụ học tập cần thiết.
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 6.doc