A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát tiển của văn học viết:
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
B. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG :
1. Kiến thức:
Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.
2. Kỹ năng:
Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
3. Phương tiện: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kỹ năng, Thiết kế bài giảng.
C. NỘI DUNG LÊN LỚP :
1. Kiểm tra bài cũ (0 phút)
Tiết 1+ 2 Ngày soạn: ...................... TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết. - Nắm được một cách khái quát tiến trình phát tiển của văn học viết: - Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học. B. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG : 1. Kiến thức: Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học. 2. Kỹ năng: Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc. 3. Phương tiện: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kỹ năng, Thiết kế bài giảng. C. NỘI DUNG LÊN LỚP : 1. Kiểm tra bài cũ (0 phút) 2. Tiến trình tổ chức dạy học bài mới (88 phút) Qua 4 năm ở trường THCS, các em đã được học khá nhiều tác giả,tác phẩm văn học nổi tiếng trong VHVN từ xưa đến nay. Bài học đầu tiên ở lớp 10 là một bài văn học sử: Tổng quan văn học Việt Nam, nó giúp các em có một cái nhìn khái quát nhất, hệ thống nhất về nền văn học nước ta từ xưa đến nay và sẽ định hướng cho chúng ta học tiếp toàn bộ chương trình Ngữ văn THPT. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam - GV: Văn học Việt Nam là gì ? Gồm mấy bộ phận ? - HS: Trả lời và gạch dưới những ý chính trong SGK. - GV: Văn học dân gian là gì? Tác giả ?Hình thức lưu truyền chủ yếu? Vì sao ? - GV: Có khi nào người trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian không ? Ví dụ. - HS: Trả lời. - GV: Giảng thêm: Trí thức đôi khi tham gia sáng tác văn học dân gian nhưng phải tuân thủ những đặc trưng của văn học dân gian, trở thành tiếng nói chung của quần chúng nhân dân. * Ví dụ : + Trong đầm + Tháp Mười đẹp nhất + Hỡi cô tát nước + Gió đưa cành trúc - GV: Nêu một số thể loại văn học dân gian mà em biết? - HS: Trả lời. - GV: Đặc trưng chủ yếu của văn học dân gian? - HS: Trả lời. - GV: Minh họa từng đặc trưng. - GV: Vì sao gọi là văn học viết? - HS: Trả lời. - GV: Văn học viết Việt Nam được viết bằng những thứ chữ nào ? - HS: Trả lời. - GV: Tác giả thuộc tầng lớp nào trong xã hội ? - HS: Trả lời. - GV: so sánh tác giả văn học dân gian & tác giả văn học viết ® Kết luận. - GV: Những thể loại của văn học viết Việt Nam? Tác phẩm tiêu biểu? - HS: Trả lời. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam - GV: Văn học viết Việt Nam có thể chia làm mấy thời kỳ ? Quan hệ ? - HS: Trả lời. - GV: Giảng thêm: * Văn học trung đại: Thế kỷ X -thế kỷ XIX. Quan hệ : khu vực Đông Nam Á (Trung Quốc) * Văn học hiện đại: Từ thế kỷ XX đến nay. Quan hệ giao lưu quốc tế mở rộng(Âu – Mỹ) - GV: Văn học trung đại được viết bằng thứ chữ gì ? - HS: Trả lời. - GV: Chữ Hán du nhập vào Việt Nam từ khoảng thời gian nào? Tại sao đến thế kỉ X văn học viết Việt Nam mới thực sự hình thành? - HS: Trả lời. - GV: Giảng thêm: * Du nhập: đầu Công Nguyên * Hình thành văn học viết: thế kỷ X khi dân tộc giành được độc lập. (938- sau chiến thắng của Ngô Quyền trên sông BĐ) - GV: Vai trò của chữ Hán đối với văn học trung đại Việt Nam? Ví dụ minh hoạ - HS: Trả lời. - GV: Chữ Nôm ra đời từ thời kỳ nào? Dùng để sáng tác văn học vào thế kỷ thứ mấy ? Với tác phẩm nào ? Đỉnh cao với tác giả nào ? - HS: Trả lời. (Văn tế cá sấu - Nguyễn Thuyên đời Trần) Đỉnh cao : Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến . - GV: Việc sáng tạo & dùng chữ Nôm sáng tác văn học chứng tỏ điều gì ? - HS: Trả lời (Sự phát triển của văn học Nôm gắn liền với những truyền thống lớn nhất của văn học trung đại đó là lòng yêu nước,tinh thần nhân đạo, tính hiện thực, đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa phát triển cao.) - GV: Chỉ ra những tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại và văn học hiện đại? - HS: Trả lời. - GV: Mở rộng Văn học trung đại * Tác phẩm chữ Hán: + Văn xuôi: . Thánh Tông di thảo - Lê Thánh Tông. . Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ. . Thượng kinh kí sự - Hải Thượng Lãn Ông . Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái + Thơ: . Ức Trai thi tập - Nguyễn Trãi . Bạch Vân thi tập - Nguyễn Bỉnh Khiêm . Bắc Hành tạp lục - Nguyễn Du * Tác phẩm chữ Nôm: + Quốc Âm thi tập - Nguyễn Trãi + Truyện Kiều - Nguyễn Du - GV: Tư tưởng chủ đạo của văn học trung đại? Ví dụ minh hoạ. - HS: Trả lời. - GV: Giảng thêm: Tư tưởng: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo(Truyện Kiều, Lục Vân Tiên.(nam nữ thụ thụ bất thân, tam tòng tứ đức, trai thời trung hiếu làm đầu, trung quân ái quốc) - GV: Nội dung chủ yếu của văn học trung đại? - HS: Trả lời. - GV: Nhấn mạnh: Nội dung gồm cảm hứng yêu nước (gắn với tư tưởng trung quân), cảm hứng nhân đạo. - GV: Nêu các giai đoạn phát triển của văn học hiệ đại Việt Nam ? - HS: Trả lời + Đầu thế kỷ XX – 1930 + 1930 – Cách mạng tháng Tám 1945 + Cách mạng tháng Tám 1945 – 1975 + 1975 – hết thế kỷ XX. - GV: Tại sao văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay lại được gọi là văn học hiện đại? - HS: Trả lời (Phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hóa. Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ của văn hóa phương Tây đã thay đổi cách cảm, cách nghĩ, cách nhận thức, cách nói của con người Việt Nam). - GV: Sự đổi mới ấy được biểu hiện cụ thể ra sao? Chú ý so sánh sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại? Lấy dẫn chứng minh họa? - HS: Trả lời. - GV: VH giai đoạn thế kỷ XX – 1945 chủ yếu dùng thứ chữ gì ? - HS: Trả lời (Viết bằng chữ quốc ngữ à hiện đại hoá: Tản Đà, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Xuân Diệu, Thạch Lam, Thế Lữ, Vũ Trọng Phụng ) - GV: So sánh sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại? (GV phân tích thêm bốn tiêu chí bằng các ví dụ minh họa) - HS: Trả lời. - GV: Nhấn mạnh và giảng thêm: Về thi pháp: xuất hiện hệ thống thi pháp mới. + Văn học trung đại: ước lệ, tượng trưng, khuôn mẫu (Truyện Kiều – Nguyễn Du), tính phi ngã. + Văn học hiện đại: tả thực, chi tiết (Chí Phèo – Nam Cao), tính bản ngã (cái tôi được đề cao – Xuân Diệu: Ta là một..) Ví dụ: + Tản Đà: Mười mấy năm xưa ngọn bút lông Xác xơ chẳng bợn chút hơi đồng Bây giờ anh đổi lông ra sắt Cách kiếm ăn đời có nhọn không + Tú Xương: Buổi giao thời: cũ – mới tranh nhau, Á- Âu lẫn lộn: * Nào có ra gì cái chữ Nho Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co * Ông Nghè, ông Cống tan mây khói. Đứng lại nơi đây một tú tài + Bài “Ông đồ”(Vũ Đình Liên) + Lưu Trọng Lư: “Phương Tây bây giờ đã đi đến chỗ sâu nhất trong hồn ta”. - GV: Chốt ý. - GV: Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Tám 1945? - HS: Trả lời. - GV: Từ 1945 đến 1975 văn học Việt Nam có những phát triển nào ? Tác giả, tác phẩm tiêu biểu ? - HS: Trả lời + Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc & lịch sử văn học Việt Nam + Phát triển mọi mặt : đề tài, thể loại, đội ngũ sáng tác (Chính Hữu, Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Hồ Chí Minh, Nam Cao, Xuân Diệu, Nguyễ Đình Thi, Nguyên Ngọc, Huy Cận, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Lê Lựu...) - Phát triển mạnh mẽ. - GV: Sau 1975 đến nay văn học phát triển như thế nào ? Minh họa - HS: Trả lời - GV: Giới thiệu một số tác phẩm: Đàn ghita của Lorca (Thanh Thảo), Ai đã đặt tên cho dòng sông?(Hoàng Phủ Ngọc Tường), Chiếc thuyền ngoài xa, Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Thời xa vắng (Lê Lựu) - GV: Kết tinh tinh hoa của văn học Việt Nam ? - HS: Trả lời - GV: Thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam sau 1945? Nhận xét về thể loại văn học giai đoạn này? - HS: Trả lời. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu con người Việt nam qua văn học - GV dẫn dắt: “Văn học là nhân học. Con người là đối tượng phản ánh trong nhiều mối quan hệ đa dạng”. Đó là những mối quan hệ nào? Kể tên một số tác phẩm đã học trong chương trình phản ánh mối quan hệ ấy? - HS: Trả lời. - GV: Văn học thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, trước hết là thể hiện quá trình tư tưởng tình cảm nào ? - HS: Trả lời - GV: Câu hỏi tích hợp môi trường: Thiên nhiên có vai trò như thế nào với con người Việt Nam (Thiên nhiên là người bạn thân thiết. Trong văn học dân gian: thiên nhiên đặc sắc, thân thuộc; trong văn học trung đại: thiên nhiên tạo thành một hệ thống thẩm mỹ gắn với lý tưởng đạo đức; trong văn học hiện đại: thiên nhiên dào dạt sức sống và tình yêu.) - GV: Tại sao Chủ nghĩa yêu nước lại là một trong những nội dung quan trọng nhất & nổi bật nhất của văn học viết Việt Nam? - HS: Trả lời - GV:Lịch sử Việt Nam có tác động như thế nào đến tư tưởng người Việt Nam? (tình yêu nước) - GV tích hợp môi trường: giảng giải cho HS nhận thức con người Việt Nam với môi trường văn hóa dân tộc, yêu nước gắn với bảo tồn môi trường văn hóa, thuần phong mỹ tục truyền thống. - GV: Văn học phản ánh mối quan hệ giữa con người & xã hội như thế nào ? - HS: Trả lời - GV: Những nội dung đó hình thành những chủ nghĩa gì trong văn học ? - HS: Trả lời - GV: Con người Việt Nam mơ ước xây dựng được xã hội tốt đẹp gắn với khát vọng công bằng, ân nghĩa trong văn học dân gian gắn với lý tưởng đạo đức của văn học trung đại, thể hiện ý thức về môi trường dân chủ, văn minh trong văn học hiện đại. - GV: Khi đất nước có giặc xâm lược, con người Việt Nam như thế nào? - HS: Trả lời Hoạt động 4: Củng cố, tổng kết, mở rộng - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. I. Các bộ phận hợp thành của Văn học Việt Nam. 1. Văn học dân gian : - Văn học dân gian: sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động . Ra đời rất sớm (công xã nguyên thủy), con người chưa có chữ viết, cách cảm cách nghĩ còn hồn nhiên... - Lực lượng sáng tác: tập thể nhân dân lao động. - Thể loại: thần thoại, sử thi, cổ tích, truyền thuyết - Đặc trưng chủ yếu : * Tính truyền miệng * Tính tập thể * Tính thực hành. 2. Văn học viết : - Thế kỷ X phát triển, được ghi lại bằng chữ viết (Hán, Nôm, Quốc ngữ). - Lực lượng sáng tác: trí thức ® mang dấu ấn cá nhân, tác giả. - Thể loại: + Thế kỷ X ® thế kỷ XIX (văn học trung đại): văn học chữ Hán (văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu), văn học chữ Nôm (thơ, văn biền ngẫu). + Từ đầu thế kỷ XX đến nay (văn học hiện đại): văn học viết bằng chữ quốc ngữ: tự sự, trữ tình, kịch. II. Quá trình phát triển của VH viết Việt Nam : 1. Văn học trung đại (Thế kỷ X ® hết thế kỷ XIX) a. Chữ Hán & văn thơ chữ Hán của người Việt : - Du nhập: đầu Công nguyên - Hình thành: Thế kỷ X " đất nước độc lập. - Vai trò: tạo điều kiện tiếp nhận các học thức phương Đông, sáng tạo các thể loại văn học trên cơ sở ảnh hưởng các thể loại văn học Trung Quốc. b. Chữ Nôm & văn thơ chữ Nôm của người Việt Nam. - Ra đời thế kỷ XII. - Sáng tác văn học: thế kỷ XIII. - Đỉnh cao: Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến . - Thể hiện : lòng yêu nước,tinh thần nhân đạo,tính hiện thực, đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa phát triển cao của văn học trung đại Việt Nam. 2. Văn học hiện đại(từ đầu thế kỷ XX cho tới ngày nay): a. Một số điểm khác biệt giữa văn học trung đại và văn học hiện đại: Văn học trung đại Văn học hiện đại - Sáng tác bằng chữ Nôm và chữ Hán - VH chữ Hán giữ địa vị chính thống. - Tác giả: nhà Nho - Chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho, Phật, đạo. - Hệ thống thi pháp: ước lệ, tượng trưng. - Sáng tác bằng chữ Quốc ngữ - Đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp. - Chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây. - Thoát khỏi hệ thống thi pháp trung đại, lối viết hiện thực, phản ánh nhiều mối quan hệ, đời sống. * Khác biệt giữa văn học trung đại và văn học hiện đại: - Về tác giả - Về đời sống văn học. - Về thể loại. - Về thi pháp. b. Vai trò của Cách mạng tháng Tám & chiến thắng 1975 sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển của văn học việt Nam đương đại. - Mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp xúc nền văn học Âu – Mỹ à quá trình hiện đại hoá, văn học viết bằng chữ quốc ngữ. - Cách mạng tháng Tám 1945 : mở ra một giai đoạn mới cho lịch sử dân tộc và văn học Việt Nam. - Từ 1945 – 1975 văn học Việt Nam phát triển vượt bậc về mọi lĩnh vực, đạt nhiều thành tựu. - Sau 1975à nay :đổi mới mạnh mẽ, toàn diện với 2 đề tài : + Lịch sử chiến tranh – cách mạng + Cuộc sống và con người Việt Nam đương đại. - Kết tinh tinh hoa văn học Việt Nam: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. - Thành tựu nổi bật: văn học yêu nước và cách mạng gắn liền với công cuộc gpdtộc. - Thể loại: phong phú, đa dạng. III. Con người Việt Nam qua văn học : 1. Con ngöôøi Việt Nam trong quan heä vôùi theá giôùi töï nhieân : - Văn học dân gian: Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên. - Văn học trung đại: Hình tượng thiên nhiên gắn liền với lý tưởng đạo đức, thẩm mĩ cuûa nhaø nho - Văn học hiện đại: gắn với tình yêu quê hương đất nước,tình yêu lứa đôi - Trong quan hệ với thế giới tự nhiên: thiên nhiên là bạn tri aâm, tri kỷ + Hình thành tình yêu thiên nhiên. + Từ tình yêu thiên nhiên hình thành các hình tượng nghệ thuật. ® Tình yêu thiên nhiên là nội dung quan trọng trong văn học. 2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc: - Văn học dân gian: Tình yêu làng xóm, quê cha đất to, căm ghét thế lực ngọai xâm... - Văn học trung đại: Ý thức sâu sắc về quyền dân tộc, truyền thống văn hiến - Văn học hiện đại: Tình yêu nước gắn liền với sự đấu tranh giai cấp và lý tưởng XHCN,văn học tiên phong chống chủ nghĩa đế quốc. ® Tình yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn học Việt Nam. 3. Con người trong quan hệ xã hội: - Văn học dân gian: Ước mơ xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp. - Văn học trung đại: Phê phán các thế lực chuyên quyền, cảm thông với thân phận con người bị áp bức, quan tâm đến khát vọng và hạnh phúc nhân dân. - Văn học hiện đại: khai thác nhiều khía cạnh, quan hệ trong thời đại mới. ® Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học. 4. Con người VN và ý thức về bản thân: - Văn học dân gian + văn học trung đại: “cái ta”, ý thức cộng đồng chủ yếu. - Văn học hiện đại: tiếng nói cá nhân. ® Xây dựng đạo lý làm người, nhân ái, thủy chung, tình nghĩa vị tha, hi sinh TỔNG KẾT - Văn học thể hiện chân thực,sâu sắc tình cảm của con người Việt Nam. - Học văn học Việt Nam là để tự bồi dưỡng nhân cách đạo đức tình cảm, quan niệm thẩm mỹ và trau dồi tiếng mẹ đẻ. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (2 phút) - Dặn dò: + Nhớ đề mục, các luận điểm chính của bài Tổng quan. + Sơ đồ hoá các bộ phận của văn học Việt Nam. + Hoàn thành bài tập và đọc thêm tài liệu tham khảo - Chuẩn bị bài mới: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Chú ý :Các khái niệm ; Các bài tập trong phần luyện tập. RÚT KINH NGHIỆM .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: