Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 11, 12: Truyện An dương vương và Mị châu - Trọng Thủy

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu - Trọng Thủy.

- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết.

B. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG :

1. Kiến thức:

- Bi kịch mất nước nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

- Bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.

2. Kỹ năng:

- Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian.

- Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1940Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tiết 11, 12: Truyện An dương vương và Mị châu - Trọng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 – 12	Ngày soạn:.........................
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY
(Truyền thuyết)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-	Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu - Trọng Thủy.
-	Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết.
B. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG :
1.	Kiến thức:
- 	Bi kịch mất nước nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
-	Bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
2.	Kỹ năng: 
-	Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian.
-	Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
-	Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
3. Phương tiện: SGV, SGK, chuản kiến thức kỷ năng, thiết kế bài giảng, tranh ảnh.
C.	NỘI DUNG LÊN LỚP :
1. 	Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
	Kiểm tra vở bài tập về BT3/38 bài văn bản. (Căn cứ vào phần làm bài của HS lấy điểm)
2. Bài mới :
 Ca dao Việt Nam ta có câu:
“Ai về qua huyện Đông Anh,
Ghé thăm phong cảnh Loa Thành, Thục Vương”
Đó là những địa danh, những di tích gắn liền với một truyền thuyết mà mỗi con người Việt Nam đề thuộc nằm lòng. Truyền thuyết đó là Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ mà ta sẽ tìm hiểu trong buổi học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh
-	GV: Yeâu caàu HS dựa vào phaàn tieåu daãn trong SGK trả lời:
*	Truyeàn thuyeát thöôøng phaûn aùnh nhöõng vaán ñeà gì ? 
*	Ñaëc ñieåm cuûa theå loaïi truyeàn thuyeát ? 
-	HS: Ñoïc và traû lôøi.
-	GV: Nhấn mạnh:
+	 Truyeàn thuyeát laø một theå loaïi văn học dân gian thöôøng keå veà ñeà taøi döïng nöôùc vaø giöõ nöôùc.(Truyền thuyết Hồ Gươm, Truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh, Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên)
+ 	Ñaëc ñieåm :
* 	Yeáu toá lòch söû keát hôïp yeáu toá töôûng töôïng, thaàn kì 
* 	Khoâng chuù troïng tính chính xaùc, chaân thöïc vaø khaùch quan cuûa lòch söû 
-	HS: Gạch dưới những phần quan trọng trong SGK.
 Hoạt động 2: Đọc, tóm tắt tác phẩm 
 HS đọc văn bản. Giáo viên hướng dẫn HS giải nghĩa các từ khó theo chú thích. GV đặt câu hỏi:
- 	Xác định vị trí của văn bản?
- 	Yêu cầu HS tóm tắt văn bản.
- 	Trình bày bố cục văn bản? Nội dung của từng phần?
 	Hoạt động 3: Phân tích cắt nghĩa văn bản
* Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu An Dương Vương xây thành chế nỏ và bảo vệ đất nước
- 	Quá trình xây thành của An Dương Vương được miêu tả như thế nào? 
- An Dương Vương xây thành thành công nhờ vào yếu tố gì? (nhờ thần Kim Quy giúp đỡ, kiên trì, trọng nhân tài)
- 	Xây thành xong An Dương Vương nói gì với Rùa Vàng? Em có suy nghĩ gì về chi tiết này? (có trách nhiệm với đất nước)
- 	Chi tiết Rùa Vàng và nỏ thấn mang ý nghĩa gì? (kì ảo hóa sự nghiệp chính nghĩa, kì ảo hóa vũ khí bí mật quốc gia)
-	Sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với nhà vua như thế nào? 
- 	Qua phân tích em nhận xét An Dương Vương là một vị vua như thế nào?
* Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bi kịch nước mất nhà tan
- GV: Vì sao vua An Dương Vương nhanh chóng thất bại khi Triệu Đà mang quân sang xâm lược lần 2? (mất cảnh giác, chủ quan, không lo phòng thủ)
- GV phân tích: 
+ An Dương Vương cho Trọng Thủy ở rể ở Âu Lạc chính là tạo cơ hội cho Triệu Đà thực hiện mưu đồ thông qua nội gián → sự mất cảnh giác của ADV, tạo thuận lợi cho kẻ thù tự do vào sâu lãnh thổ Việt Nam. 
+ Mị Châu cho Trọng Thủy xem nỏ thần → trực tiếp tiếp tay cho âm mưu của cha con Triệu Đà có điều kiện thực hiện sớm. 
+ Hay tin Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc, An Dương Vương ỷ vào sức mạnh của nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ → sự chủ quan khinh địch một cách ngạo mạn dẫn đến thất bại nhanh chóng.)
+ Mối tình Mị Châu – Trọng Thủy một mối tình éo le. Vì vậy kết thúc bi thảm của mối tình đó mang ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa
- 	GV: Nhận xét về câu nói của thần Kim Quy? (thái độ của nhân dân)
- 	GV: Em suy nghĩ gì về hành động An Dương Vương? Thử phân tích tâm trạng của An Dương Vương trong hoàn cảnh này.(đau xót, dứt khoát)
- 	GV: Bài học lịch sử để lại là gì?
* Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bi kịch tình yêu tan vỡ và hình ảnh ngọc trai giếng nước.
- 	GV: Theo em Mị Châu một nhân vật như thế nào?(ngây thơ, nhẹ dạ + thiếu ý thức công dân)
- 	GV: Có ý kiến cho rằng Mị Châu cho Trọng Thủy xem nỏ thần là thuận theo tình cảm vợ chồng, ý kiến của em như thế nào? (ý kiến này có lý nhưng nếu đứng trên cương vị là một nàng công chúa Mị Châu đã không nghĩ gì đến đất nước mà chỉ biết nghĩ đến hạnh phúc riêng tư)
- 	GV: Nhận xét của em về nhân vật Trọng Thủy? (HS thảo luận: Trọng Thuỷ là 1 tên gián điệp nguy hiểm hay một người chồng nặng tình với vợ?)
- 	GV: Hình ảnh ngọc trai – giếng nước tượng trưng cho mối tình chung thủy của Mị Châu và Trọng Thủy, điều đó là đúng hay sai? Lý giải? (đó là một sự hóa giải cho nỗi oan của Mị Châu)
	(GV: Hình ảnh ngọc trai – giếng nước là một một sáng tạo nghệ thuật không phải hình ảnh khẳng định tình yêu chung thủy, thể hiện tập trung nhất nhận thức của nhân dân đối với nhân vật trong truyện. Nó biểu hiện về quan điểm nhân đạo của nhân dân rất rạch ròi và rất nhân bản)
- 	Phân biệt yếu tố lịch sử và yếu tố thần kì?
-	Câu 2/SGK, cho HS phát biểu thảo luận và đưa ra ý kiến. 
- 	Vì sao sứ Thanh Giang kết tội Mị Châu mà không kết tội An Dương Vương? Phải chăng ở đây có sự thiên vị? (HS thảo luận)
- 	So sánh với hình ảnh An Dương Vương với hình ảnh Thánh Gióng ?
 Hoạt động 4: Tổng hợp, đánh giá chung
- 	Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm ?
- Ý nghĩa văn bản là gì?
 ‎
 Hoạt động 5: Củng cố, kiểm tra, đánh giá
 HS làm bài tập SGK/ 43
I. Tìm hieåu chung : 
1. Đặc trưng của truyền thuyết: SGK/17
2. Văn bản:
a. Vị trí: 
- 	Trích “Truyện Rùa vàng” trong tác phẩm “Lĩnh Nam chích quái”
b. 	Bố cục: 3 đoạn:
- 	Đoạn 1: Từ đầu đến “bèn xin hòa”: An Dương Vương xây thành chế nỏ bảo vệ vững chắc đất nước.
- 	Đoạn 2: Tiếp đó đến  “dẫn vua xuống biển”: Cảnh nước mất nhà tan.
- 	Đoạn 3: Còn lại: Mượn hình ảnh ngọc trai - nước giếng để thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với Mị Châu.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nội dung
 a. An Dương Vương xây thành chế nỏ và bảo vệ đất nước:
* 	Xây thành:
- 	Thành đắp tới đâu lại lở tới đó. 
- 	Lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. 
- 	Lắng nghe cụ già, mời sứ Thanh Giang giúp đỡ.
* 	Chế nỏ:
- 	Nhà vua băn khoăn: “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”
- 	Rùa Vàng cho vuốt làm lẫy nỏ.
* Bảo vệ đất nước: dùng nỏ thần đánh bại quân Đà
Þ	Tác giả dân gian muốn ca ngợi công lao của An Dương Vương, một vị vua tài trí, anh minh, sáng suốt, có trách nhiệm được thần linh và nhân dân ủng hộ.
b. 	Bi kịch nước mất nhà tan:
* Bi kịch mất nước
- 	Triệu Đà lập mưu cầu hòa, xin kết thông gia → An Dương Vương chấp thuận.
- 	Trọng Thủy đánh cắp nỏ ® Mị Châu không chút nghi ngờ.
- 	Giặc đến chân thành ® An Dương Vương điềm nhiên đánh cờ.
® Mất nước vì mất cảnh giác, chủ quan, khinh địch.
* Bi kịch nhà tan 
- 	Câu nói của Kim Quy “kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó” → lời kết tội đanh thép của công lý. 
- 	Hành động “rút gươm chém Mị Châu” → hành động quyết liệt dứt khoát, nghiêm khắc.
=> Thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử: luôn luôn cảnh giác với kẻ thù, sáng suốt trong mối quan hệ riệng- chung, nước – nhà.
 c. Bi kịch tình yêu tan vỡ và hình ảnh ngọc trai - giếng nước:
- 	Ngọc trai: trong trắng ngây thơ của Mị Châu, thái độ nghiêm khắc và bao dung của nhân dân.
- 	Giếng nước: ân hận bế tắc của Trọng Thủy.
- 	Ngọc trai- giếng nước: hóa giải cho nỗi oan của Mị Châu.
®	Quan điểm rạch ròi và đầy nhân bản của nhân dân ta.
2. Nghệ thuật : 
-	Kết hợp nhuần nhuyễn giữa "cốt lõi lịch sử" và hư cấu nghệ thuật.
-	Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao (ngọc trai - giếng nước). 
-	Xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu. 
3. Ý nghĩa văn bản :
-	Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng. 
III. Luyện tập 
3. hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (2 phút) 
- Dặn dò: học thuộc bài
- Chuẩn bị bài mới : “Lập dàn ý bài văn tự sự”
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_4_Truyen_An_Duong_Vuong_va_Mi_Chau_Trong_Thuy.docx