A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức: Nhận thức rõ những ưu và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết.
2. Kỹ năng: Chọn chi tiết tiêu biểu kết hợp thao tác thuyết minh về nhân vật lịch sử.
3. Thái độ: Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn thuyết minh.
B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
Tiết 79 (Làm văn) TRẢ BÀI SỐ 5 A- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1- Kiến thức: Nhận thức rõ những ưu và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết. 2. Kỹ năng: Chọn chi tiết tiêu biểu kết hợp thao tác thuyết minh về nhân vật lịch sử. 3. Thái độ: Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn thuyết minh. B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo C - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Gv kết hợp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV yêu cầu hsinh nhắc lại đề bài, chú ý kĩ câu 2 - Xác định yêu cầu của đề? - Những ý cần có trong dàn bài? - GV nhận xét chung: Đa số hs xác định chưa trúng yêu cầu của câu 1 - GV đặc biệt chú ý y/ c những hs sai chính tả nhiều lên sửa lỗi trên bảng để cả lớp cùng rút kinh nghiệm. - GV hướng dẫn hsinh sửa lỗi Đọc một số bài ( đoạn) khá, tốt -> tuyên dương + để hsinh học tập I. Tìm hiểu đề: 1. Đề bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở quê em. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài (...) b. Thân bài (...) c. Kết bài (...) 3. Nhận xét chung a. Ưu điểm. - Một số em bố cục bài viết mạch lạc, rõ ràng; hành văn lưu loát; cốt truyện hấp dẫn; biết cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu; kết hợp tốt các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm b. Nhược điểm. - Bài viết còn sơ sài, ít sự kiện, chi tiết. - Cảm xúc mờ nhạt, thiên về kể tả -> bài viết thiếu hấp dẫn - Bố cục chưa rõ ràng, hành văn còn vụng - Vận dụng yếu tố quan sát, tưởng tượng, liên tưởng còn yếu c. Chữa lỗi - Lỗi : từ , câu, trình bày.... - Lỗi chính tả 4. Đọc bài khá - tốt 5. Trả bài - Rút kinh nghiệm 3. Dặn dò: - Xem lại kết quả bài làm, đọc kỹ lời phê. - Chuẩn bị bài làm văn số 6. DUYỆT Ngày tháng năm 201 NGƯỜI SOẠN Tiết 80 + 81 (Làm văn) BÀI VIẾT SỐ 6 A-MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Nhận rõ những ưu, nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết 2. Kĩ năng: Kĩ năng làm bài theo đúng yêu cẩu về thể loại, chính xác về nội dung, tư liệu 3. Thái độ: Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn nghị luận để chuẩn bị tốt cho bài viết sau. B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Ra đề, đáp án - HS: Ôn tập C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN HS viết bài tại lớp D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Viết bài Đề bài: Câu 1( 3 điểm): Hãy viết một đoạn văn thuyết minh về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn qua đoạn trích cùng tên đã học trích trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên?( từ 10 - 15 câu) Câu 2 (7 điểm): Viết một bài văn thuyết minh về tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi Đáp án - Biểu điểm: Câu Ý Nội dung Điểm 1 1 2 3 - Giới thiệu được khái quát về nhân vật lịch sử TQT - Thuyết minh về vẻ đẹp của Quốc Tuấn qua 4 tình huống - Đánh giá chung về con người và công lao của TQT 0,5 2,0 0,5 2 1 Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả và tác phẩm 0,5 2 Thân bài: Thuyết minh những tri thức khách quan về tác phẩm bao gồm: - Nguồn gốc và đặc điểm của thể loại cáo - Bố cục 4 phần của bài cáo: đặc sắc về nội dung và nghệ thuật - Đánh giá chung về giá trị của bài cáo và tài năng của Nguyễn Trãi 5,0 0,5 4,0 0,5 3 Kết bài: - Khẳng định lại vẻ đẹp và giá trị bài cáo - Liên hệ bản thân 1,0 0,5 0,5 4- Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên: Hệ thống kiến thức tiết học. - Học sinh: Về xem lại bài viết + Soạn Lập dàn ý bài văn nghị luận DUYỆT Ngày tháng năm 201 NGƯỜI SOẠN Tiết 82 (Làm văn) LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A - MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận. - Tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng Việt và vốn sống thực tế. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để lập dàn ý cho bài văn nghị luận. 3. Thái độ: Ý thức tự giác thường xuyên có thói quen lập dàn ý trước khi viết bài B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Người chinh phụ rơi vào tình cảnh như thế nào khi chồng đi chinh chiến? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - HS đọc SGK. - GV chốt ý. - Em cho biết mô hình khi tiến hành làm một bài văn như thế nào? Tính chất những phần của bài văn? * Xét ví dụ SGK: - HS đọc SGK và thảo luận. - Luận đề là gì? - Lập dàn ý gồm mấy bước? Các bước đó như thế nào? - Gv gợi ý hs làm bài tập - HS làm bài luyện tập. - GV thu, chấm điểm 15' I.Tác dụng của việc lập dàn ý 1. Tác dụng - Là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản. - Giúp bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận. - Tránh tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót, hoặc triển khai không cân xứng. Phân bố thời gian hợp lí khi làm bài. 2. Mô hình (1)Đề bài - (2) Dàn ý - (3) Bài viết. (1) Đề bài: cho trước, mang tính bắt buộc. (2) Dàn ý: tự xây dựng, mang tính sáng tạo, tuỳ thuộc vào trình độ, sở thích, kĩ năng, của mỗi cá nhân. (3) Bài viết: sản phẩm ngôn ngữ cụ thể, hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ cách hiểu đề, cách lập dàn ý, khả năng vận dụng tri thức và kĩ năng,.. của người viết. II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận 1. Tìm ý: a- Xác định luận đề: Sách là phương tiện cung cấp tri thức cho con người, giúp con người trưởng thành về mặt nhận thức. b- Xác định các luận điểm: có 3 luận điểm - Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người (ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội); - Sách mở rộng những chân trời mới; - Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách. c Tìm luận cứ cho các luận điểm: - Sách là sảp phẩm tinh thần kì diệu của con người: + Sách là sản phẩm tinh thần của con người; + Sách là kho tàng trí thức; + Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian. - Sách mở rộng những chân trời mới: + Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội; + Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện mình về nhân cách. - Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách: + Đọc và làm theo sách tốt phê phán sách có hại; + Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú và làm theo các sách có nội dung tốt; + Học những điều hay trong sách bên cạnh học trong thực thế cuộc sống. 2. Lập dàn ý - Mở bài: Nêu luận đề (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhằm đưa ra phương hướng cho bài văn nghị luận. - Thân bài: trình bày các luận điểm, luận cứ. - Kết bài: + Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở? + Khẳng định những nội dung naog? + Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ? 3. Ghi nhớ (...) III. Luyện tập Bài 1/ Tr91 (sgk) a. Có thể bổ sung một số ý còn thiếu: - Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người. - Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, phần đấu để có cả tài lẫn đức. b. Lập dàn ý cho bài văn: - Mở bài: + Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” + Định hướng tư tưởng của bài viết . - Thân bài: + Giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc ràn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân. - Kết bài: Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, phần đấu để có cả tài lẫn đức. 4- Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên: Hệ thống kiến thức tiết học. - Học sinh: Về làm bài tập + Soạn Truyện Kiều. DUYỆT Ngày tháng năm 201 NGƯỜI SOẠN Tiết 83 (Đọc văn) TRUYỆN KIỀU (T1) A - MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Một số phương diện tiểu sử tác giả - Nắm vững những điểm chính yếu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. - Nắm được một số đặc điểm cơ bản của nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều Nguyễn Du. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu một văn bản thuyết minh về tác gia VH 3. Thái độ: Yêu quí, trân trọng và tự hào về Nguyễn Du - một danh nhân văn hóa và một di sản văn học vô giá của dân tộc và tự tìm hiểu thêm về tác phẩm của ông B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Người chinh phụ rơi vào tình cảnh như thế nào khi chồng đi chinh chiến? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG Học sinh đọc SGK - Nét chính về Nguyễn Du? - Ông xuất thân trong một gia đình như thế nào? - Những biến động xã hội đưa cuộc đời Nguyễn Du về đâu? Giáo viên: 1802 Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn để lập triều Nguyễn ? Con người Nguyễn Du chịu ảnh hưởng từ những vùng văn hoá nào. +Quê cha, quê mẹ có ảnh hưởng gì đến con người ông? +Nơi sinh ra và lớn lên? + Ảnh hưởng từ gia đình quan lại quý tộc? + Tư tưởng, tình cảm của ông đối với con người, xã hội như thế nào? I- Giới thiệu về tác gia Nguyễn Du: 1 - Cuộc đời: - Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; - Sinh ngày 23/11/1765 mất 18/9/1820. - Quê: + Gốc làng Canh Hoạch - Sơn Nam; + Làng Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh - Xuất thân: trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và nhiều người sáng tác văn chương. + Cha và anh: đều giữ chức tước cao trong triều đình Lê-Trịnh. + Mẹ: Trần Thị Tần người Kinh Bắc (đây cũng chính là ngọn nguồn của vốn văn học dân gian ăn sâu vào hồn thơ văn và tài thơ văn của ông) - Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, loạn lạc bốn phương: khởi nghĩa nông dân, kiêu binh làm loạn, Tây Sơn thay đổi sơn hà, diệt Nguyễn, Trịnh, diệt Xiêm, đuổi Thanh huy hoàng một thuở. - Biến động của xã hội đưa Nguyễn Du từ chỗ là con em đại gia đình quý tộc phong kiến đến chỗ chấp nhận cuộc sống của anh đồ nghèo. - Ông chính là chứng nhân của lịch sử xã hội cụ thể: + Thời thơ ấu và thanh niên: sống sung túc và hào hoa ở Thăng Long trong nhà anh trai Nguyễn Khản.. Năm 1783 Nguyễn Du thi hương đậu Tam trường và nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên. + Mười năm gió bụi lang thang ở quê vợ, rồi quê hương trong nghèo túng. + Từng mưu đồ chống Tây Sơn thất bại, bị bắt rồi được tha, về ẩn dật ở quê nội. + Làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn (Tham tri bộ Lễ, Cai bạ Quảng Bình, Chánh sứ tuế cống nhà Thanh), ốm, mất ở Huế ngày 10/8/1820 (năm Canh Thìn). 2- Con người - ảnh hưởng của quê hương, gia đình - những vùng văn hoá - Quê cha Hà Tĩnh, núi Hồng, sông Lam anh kiệt, khổ nghèo. - Quê mẹ Kinh bắc hào hoa, cái nôi của dân ca Quan họ. - Nơi sinh ra và lớn lên: kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến lộng lẫy hào hoa. - Quê vợ đồng lúa Thái Bình lam lũ. - Gia đình quan lại có danh vọng lớn, học vấn cao nổi tiếng: “ Bao giờ Ngàn Hồng hết cây Sông Rum (Lam) hết nước, họ này hết quan”. - Cuộc đời Nguyễn Du có nhiều mối u uẩn không nói ra được. - Ông luôn cảm thấy bức bối, mất tự do vì sống trong xã hội quá gò bó. - Nguyễn Du có cái nhìn hiện thực sâu sắc - Một tấm lòng lo đời, thương người của Nguyễn Du, luôn đi bảo vệ công lí, bảo vệ cái đẹp. 4- Củng cố - Dặn dò: * Củng cố: - Học sinh đọc Ghi nhớ SGK. * Dặn dò: - Nắm vững nội dung bài học. - Chuẩn bị: Soạn Truyện Kiều (T2). DUYỆT Ngày tháng năm 201 NGƯỜI SOẠN Tiết 84 (Đọc văn) TRUYỆN KIỀU (T2) A - MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Một số phương diện tiểu sử tác giả - Nắm vững những điểm chính yếu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. - Nắm được một số đặc điểm cơ bản của nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều Nguyễn Du. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu một văn bản thuyết minh về tác gia VH 3. Thái độ: Yêu quí, trân trọng và tự hào về Nguyễn Du - một danh nhân văn hóa và một di sản văn học vô giá của dân tộc và tự tìm hiểu thêm về tác phẩm của ông B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Những yếu tố góp phần tạo lên tài năng Nguyễn Du 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG - HS đọc SGK. - Tác phẩm chính của Nguyễn Du? + Chữ Hán? + Nội dung? - Những sáng tác bằng chữ Nôm? + Truyện Kiều? - GV: Nguồn gốc: + Dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) - tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi chữ Hán + Nguyễn Du sáng tác bổ sung những day dứt trăn trở được chứng kiến từ lịch sử, xã hội và con người. Ông hoàn thành Đoạn trường tân thanh, 3254 câu thơ lục bát. + Tác phẩm Văn chiêu hồn? - Đặc điểm chính về nội dung trong thơ văn Nguyễn Du? “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Là Đạm Tiên, Thuý Kiều, là Tiểu Thanh, là những người mù hát rong, những ca nhi, kĩ nữ,) - Phản chiêu hồn, Sở kiến hành, Truyện Kiều. - Đặc điểm chính về nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Du? II-Sự nghiệp sáng tác 1. Các sáng tác chính Phong phú và đồ sộ gồm: văn thơ chữ Hán và chữ Nôm a. Sáng tác bằng chữ Hán: 249 bài, ba tập - Thanh Hiên thi tập (78 bài); - Nam trung tạp ngâm (40 bài); - Bắc hành tạp lục (131 bài). - Nội dung: + Phê phán chế độ phong kiến Trung Hoa chà đạp lên quyền sống của con người. + Ca ngợi, đồng cảm với những nghệ sĩ tài hoa, cao thượng; + Cảm động với những thân phận nghèo khổ, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (Đọc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành). + Nhiều điểm tương đồng với cảm hứng sáng tác Truyện Kiều. b. Sáng tác bằng chữ Nôm: - Nội dung Truyện Kiều + Vận mệnh con người trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo; + Khát vọng tình yêu đôi lứa; + Bản cáo trạng đanh thép của xã hội đã chà đạp lên quyền sống, tự do hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến. + Nguyễn Du đã tái hiện hiện thực sâu sắc của cuộc sống tạo nên gía trị nhân đạo tác phẩm. + Quan niệm nhân sinh: “chữ tài” gắn liền với chữ “mệnh“; chữ “tâm” gắn với chữ “tài”. * Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh) - Viết bằng thể thơ lục bát; - Thể hiện tấm lòng nhân ái mênh mông của nhà nghệ sĩ hướng tới những linh hồn bơ vơ, không nơi tựa nương, nhất là phụ nữ và trẻ em trong ngày lễ Vu lan (rằm tháng bảy) ở Việt Nam. 2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du. a. Nội dung: - Chữ tình. - Thể hiện tình cảm chân thành. - Cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người - những con người nhỏ bé, những số phận bất hạnh, những phụ nữ tài hoa bạc mệnh. - Triết lí về số phận đàn bà hai lần vang lên sâu thẳm và bi thiết trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. - Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến, bọn vua chúa tàn bạo, bất công chà đạp quyền sống con người. - Là người đầu tiên đặt vấn đề về những người phụ nữ hồng nhan đa truân, tài hoa bạc mệnh với tấm lòng và cái nhìn nhân đạo sâu sắc. - Đề cao quyền sống con người, đồng cảm và ngợi ca tình yêu lứa đôi tự do, khát vọng tự do và hạnh phúc của con người (mối tình Kiều- Kim, về nhân vật Từ Hải). b. Nghệ thuật: - Học vấn uyên bác, thành công trong nhiều thể loại thơ ca: ngữ ngôn, thất ngôn, ca, hành. - Thơ lục bát, song thất lục bát chữ Nôm lên đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại. - Tinh hoa ngôn ngữ bình dân và bác học Việt đã kết tụ nơi thiên tài Nguyễn Du - nhà phân tích tâm lí bậc nhất, bậc đại thành của thơ lục bát và song thất lục bát. III- Kết luận - Phần ghi nhớ SGK. 4- Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên: Hệ thống kiến thức tiết học. - Học sinh: Về làm bài tập + Soạn “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” theo hướng dẫn SGK DUYỆT Ngày tháng năm 201 NGƯỜI SOẠN Tiết 85 (tiếng Việt) PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT A - MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khi nói nhất là khi viết: só ánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ.... 3. Thái độ: Chú ý sử dụng và tìm hiểu văn bản theo đúng PCNN B - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Những yếu tố góp phần tạo lên tài năng Nguyễn Du 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG *HĐ1: GV hướng dẫn tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật -HS: đọc sgk và cho biết thể nào là ngôn ngữ nghệ thuật? - Có bao nhiêu loại ngôn ngữ nghệ thuật chính? -Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật là gì? *HĐ2: Tìm hiểu chung về các đặc trưng của ngô ngữ nghệ thuật -GV đưa ví dụ ra -Y/c HS trả lời câu hỏi: +Bài ca dao này gợi cho ta hình ảnh về loài hoa gì? +Xuất phát từ hiện thực c/’ hay bằng tría tưởng tượng của người sáng tác? +Hoa sen tượng trưng cho điều gì khi nói về con người? -Tóm lại thế nào là tính hìng tượng? -Tính hình tượng thông qua việc sử dụng ngô ngữ ngôn từ như thế nào? -Xét VD và cho biết nội dung ý nghĩa của câu ca dao trên? +Mang giá trị biểu cảm như thế nào? -Thế nào là tính truyền cảm? -Sức mạnh của ngôn ngữ mang tính truyền cảm là gì? -Xét vd trang bên -Miêu tả trăng của các nhà văn, nhà thơ có giống nhau?Vì sao? -Thế nào là tính cá thể hoá? +Thể hiện như thế nào đối với các nhà văn, nhà thơ? +Sáng tạo nghệ thuật là như thế nào? +Các nhân vật trong cùng một tác phâm có giống nhau về tính cách? +Trong cùng 1 tp’ có phải tình huống nào cũng giống nhau? Luyện tập: HS làm bài tập 1 + 2 - GV: Chữa bài tập I. Ngôn ngữ nghệ thuật 1. Khái niệm: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật. 2. Các loại ngôn ngữ: có 3 loại - Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự - Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ ( nhiều thể loại khác nhau) - Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng 3. Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: - Chức năng thông tin - Chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người người nghe, người đọc II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 1. Tính hình tượng *VD: Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông trắng, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” (Ca dao) *Nhận xét : - Hình ảnh: lá xanh, bống trắng, nhị vàng,... hôi tanh, bùn... (cái đẹp hiện thực về loài hoa sen trong đầm lầy) - Sen: với ý nghĩa là “bản lĩnh của cái đẹp - ngay cả ở trong môi trường xấu nó vẫn không bị tha hoá”. *Kết luận: - Tính hình tượng thể hiện cách diễn đạt thông qua một hệ thống các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng để người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình liên tưởng, suy nghĩ và rút ra những bài học nhân sinh nhất định. - Tính hình tượng có thể được hiện thực hoá thông qua các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, điệp âm - Tính hình tượng làm cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa => Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật cũng quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà ý sâu xa, rộng lớn. 2. Tính truyền cảm *VD: “ Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chụi lời đắng cay.” (Ca dao) *Nhận xét: - Ngôn ngữ thơ thường giàu hình ảnh, có khả năng gợi ra những cảm xúc tinh tế của con người. *Kết luận: - Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người đọc cùng vui buồn, yêu thích, căm giận, tự hào, như chính người nói (viết). - Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là gợi ra sự đồng cảm sâu sắc giữa người viết với người đọc. 3. Tính cá thể hoá *VD: Cùng tả về “trăng”, nhưng “hồn vía” của trăng là rất khác nhau -“Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá”. (Xuân Diệu) -“Ta nằm trên vũng đọng vàng khô” (Hàn Mặc Tử) -“Vầng trăng vằng vặc giữa trời” (Nguyễn Du) *Nhận xét: - Đây chính là tài năng của các nhà văn, nhà thơ, trong việc vận dụng ngôn ngữ ngôn từ, xây dựng ý thơ. *Kết luận: - Thể hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện diễn đạt chung (ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tu từ) của cộng đồng vào việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ. - Sáng tạo nghệ thuật: là một quá trình hoạt động mang tính cá nhân, cá thể “ đơn nhất, không lặp lại” (không ai giống ai, ngay cả nhà văn, nhà thơ cũng không được phép lặp lại mình). - Tính cá thể còn tái hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật. - Tính cá thể cũng tái hiện ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống khác nhau trong tác phẩm. - Tính cá thể hoá tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo, mới lạ không trùng lặp. 4- Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên: Hệ thống kiến thức tiết học. - Học sinh: Về làm bài tập + Soạn “Trao duyên" DUYỆT Ngày tháng năm 201 NGƯỜI SOẠN
Tài liệu đính kèm: