Giáo án Ngữ văn lớp 11 (cả năm)

I) Tiểu dẫn

1) Tác giả Lê Hữu Trác

-Hiệu Hải Thượng Lãn Ông , xuất thân trong một gia đình có truyền thống học hành,đỗ đạt làm quan.

-Chữa bệnh giỏi ,soạn sách ,mở trường truyền bá y học

-Tác phẩm nổi tiếng “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”

2) Tác phẩm“Thượng kinh kí sự

-Quyển cuối cùng trong bộ “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh”

-Tập kí sự bằng chữ Hán ,hoàn thành năm 1783 ,ghi chép nhữnh điều mắt thấy tai nghe

 

doc 178 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3078Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g minh qua cuộc đời.
- Gặp nhiều khó khăn bất hạnh nhưng vẫn đứng vững trên mọi hoàn cảnh. Giữ trọn đạo lý, cốt cách.
- Dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu chống Pháp.
3. Chứng minh bằng các tác phẩm cụ thể.
- Lục Vân Tiên: Tư tưởng đạo đức sống.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Lòng căm thù giặc sâu sắc, ngợi ca những tấm gương xả thân vì nghĩa lớn.
- Chạy giặc: Lòng yêu nước, nỗi đau mất nước.
4. Rút ra những đặc điểm chính. Bài học về tấm gương đạo đức qua cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nhà thơ.
 Tiết 49+50. Lý luận văn học. 
 Một số thể loại văn học.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
* Hoạt động 1.
Hướng dẫn HS đọc phần I và định hướng nội dung.
Trao đổi thảo luận theo cặp.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Loại là gì? Có mấy loại hình văn học?
- Thể là gì? Căn cứ để phân chia thể? 
* Hoạt động 2.
Trao đổi thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhóm 1: Đặc trưng cơ bản của thơ làgì? 
- Nhóm 2: Thơ được phân loại như thé nào? Có bao nhiêu loại? 
- Nhóm 3+4: Em thường đọc thơ như thế nào? 
Tiết 2.
- ổn định tổ chức.
- Bài mới.
* Hoạt động 1.
GV hướng dẫn HS đọc phần II.
Định hướng nội dung.
Trao đổi thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày. GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhóm 1: Nêu đặc trưng của
 truyện?
- Nhóm 2: Truyện được phân thành bao nhiêu loại ?
- Nhóm 3+4: Em thường đọc truyện như thế nào? 
* Hoạt động 2.
HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 3.
GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK. Mỗi nhóm 1 ý nhỏ.
I. Quan niệm chung về loại thể văn học.
- Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức ( cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm ).
1. Loại.
- Là phương thức tồn tại chung, là loại hình, chủng loại. Tác phẩm văn học được chia làm 3 loại:
Trữ tình
Tự sự
Kịch
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, tâm trạng con người:
- Ca dao
- Thơ
Kể lại ( miêu tả) trình tự các sự việc, có nhân vật. 
- Truyện.
- Tiểu thuyết
- Bút ký
- Phóng sự
- Kí sự.
- Tùy bút.
Thông qua lời thoại, hàng động của các nhân vật để thể hiện mâu thuẫn, xung đột:
- Kịch D Gian
- Kịch C Điển
- Kịch H Đại
- Bi kịch.
- Hài kịch.
2. Thể.
- Là hiện thực hóa của loại, nhỏ hơn loại.
- Căn cứ để phân chia đa dạng: Có khi dựa vào độ ngắn dài; đề tài; cấu trúc; tính chất mâu thuẫn; cảm hứng chủ đạo
- Có một thể loại tồn tại độc lập: Văn nghị luận
( chính trị xã hội, văn hóa.)
II. Thể loại thơ.
1. Khái lược về thơ.
a/ Đặc trưng của thơ.
- Thơ khởi phát tự lòng người ( Lê Quí Đôn ).
- Cốt lõi của thơ là tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, là tiếng nói của tâm hồn chở nặng suy tư của con người.
- Nội dung cơ bản của thơ là trữ tình
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được tổ chức đặc biệt theo thể thơ.
b/ Phân loại thơ.
- Phân loại theo nội dung biểu hiện có: 
+ Thơ trữ tình
+ Thơ tự sự
+ Thơ trào phúng
- Phân loại theo cách thức tổ chức có:
+ Thơ cách luật.
+ Thơ tự do.
+ Thơ văn xuôi.
2. Yêu cầu về đọc thơ.
- Đọc kĩ tiểu dẫn.
- Đọc kĩ văn bản.( đọc nhiều lần: đọc to, đọc thầm, đọc diễn cảm).
- Cảm nhận ý thơ qua từng dòng, từng câu, từng từ, từng hình ảnh theo mạch cảm xúc.
- Phát hiện ra những ý thơ hay, những tình cảm cảm xúc trong bài thơ.
- Đánh giá, nhận xét chung về tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Diễn xuôi bài thơ( nếu có thể).
II. Truyện.
1. Khái lược về truyện.
a/ Đặc trưng của truyện.
- Là phương thức phản ánh hiện thực đời sống qua câu chuyện, sự kiện, sự việc, thông qua đó nhà văn bộc lộ quan điểm, tư tưởng về hiện thực đời sống xã hội một cách khách quan.
- Thường có cốt truyện.
- Nhân vật.
- Tình huống .
b/ Phân loại truyện.
- Dựa trên những tiêu chí khác nhau có cách phân loại khác nhau: Truyện ngắn, truyện dài, truyện đồng thoại, truyện tình báo, truyện lịch sử, truyện viễn tưởng, truyện thơ, truyện trào phúng
2. Yêu cầu đọc truyện.
- Đọc kĩ nhiều lần; đọc lướt; đọc từng đoạn; đọc diễn cảm.
- Nắm vững cốt truyện. Tóm tắt nội dung. Xác định thể loại truyện. Phân tích, tìm hiểu cốt truyện, bố cục, kết cấu, trình tự, cách mở đầu và kết thúc, ý nghĩa nhan đề.
- Phân tích nhân vật, phân tích tình huống, khái quát chủ đề, tư tưởng.
- Phân tích giá trị nghệ thuật, cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, kết cấu và tình tiết
- Đánh giá chung. 
III. Ghi nhớ.
- SGK
IV. Luyện tập.
- Bài tập SGK tr136.
Tiết 51. Chí Phèo 
 ( Nam Cao )
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
* Hoạt động 1.
HS đọc phần I SGK.
Tóm tắt nội dung chính.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Tóm tắt những nét chính về cuộc đời và con người Nam Cao? 
* Hoạt động 2.
HS đọc phần 1 tr138.
Tóm tắt nội dung chính.
GV chuẩn xác kiến thức. Minh họa bằng một tác phẩm tiêu biểu.
- Trình bày tóm tắt quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? 
* Hoạt động 3.
HS đọc phần 2 SGK.
Tóm tắt nội dung chính.
GV chuẩn xác kiến thức. Minh họa bằng một tác phẩm tiêu biểu.
Giá trị trong những sáng tác của ông về đề tài người tri thức?
- Em biết tác phẩm nào của Nam Cao về đề tài người nông dân nghèo?
- Nội dung của đề tài viết về người nông dân là gì? 
- Sau cách mạng ngòi bút Nam Cao có gì khác với trước cách mạng? 
* Hoạt động 4.
HS đọc phần 3 SGK.
Tóm tắt nội dung chính.
GV chuẩn xác kiến thức. 
 Vì sao nói Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo?
* Hoạt động 5.
HS đọc ghi nhớ SGK tr142.
GV hướng dẫn tổng kết và luyện tập.
Phần một: tác gia Nam Cao.
I. Vài nét về tiểu sử và con người
- Tên thật Trần Hữu Tri: 20/ 10/ 1915.
- Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Quê hương nghèo đói, đồng nhiều chiêm chũng, người dân phải tha phương cầu thực khắp nơi. 
- Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, cuộc sống hiện thực tàn nhẫn, là người con duy nhất trong gia đình được ăn học tử tế.
- Học xong bậc Thành chung vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may. 
Thời kỳ này bắt đầu sáng tác, ước mơ xây dựng một sự nghiệp văn chương có ích, nhưng sức khoẻ yếu, lại trở về quê thất nghiệp. 
- Một thời gian sau, ông lên Hà Nội, dạy học ở trường tư thục. Nhật vào Đông Dương, trường học phải đóng cửa, ông lại thất nghiệp sống lay lắt bằng nghề gia sư và viết văn.
- 1943 tham gia Hội văn hoá cứu quốc, sau đó tham gia kháng chiến từ 1946.
- Năm 1947 lên Việt Bắc làm công tác tuyên truyền phục vụ kháng chiến.
- 1950 tham gia chiến dịch biên giới. Vừa lăn lộn trong kháng chiến, vừa viết văn, khao khát sự công bằng.
- 11/ 1951 trên đường đi công tác ở vùng địch hậu Liên khu III, bị giặc phục kích và bắn chết. Nam Cao hi sinh trong khi còn ấp ủ cuốn tiểu thuyết về tinh thần làm cách mạng trong kháng chiến ở làng quê ông.
II. Sự nghiệp văn học.
1. Quan điểm nghệ thuật.
- Luôn suy nghĩ sống và viết - sống đã rồi hãy viết.
- Nam Cao chủ trương văn học phải chứa đựng nội dung nhân đạo, coi lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu. Văn học phải diễn tả được hiện thực cuộc sống ( Đời thừa, Sống mòn, Đôi mắt)
- Nam Cao cho rằng nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi phải khám phá, đào sâu, tìm tòi và sáng tạo không ngừng. Nhà văn là chiến sĩ chiến đấu cho chân lí và sự công bằng xã hội( Đời thừa, Sống mòn)
- Nam Cao lên án văn chương thoát ly hiện thực. Tác phẩm của ông phản ánh chân thực hiện thực xã hội, chứa chan lòng nhân đạo, tố cáo tội ác giai cấp thống trị, bênh vực và khẳng định phẩm chất của người lao động.
( Giăng sáng, Chí Phèo)
- Sau cách mạng ông nêu cao lập trường, quan điểm của nhà văn: Nhà văn phải có con mắt nhìn đời, nhìn người - đặc biệt là người nông dân kháng chiến - một cách đúng đắn.
àNam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, mới mẻ so với nhiều nhà văn đương thời.
2. Các đề tài chính.
- Trước cách mạng tập trung hai đề tài chính:
a/ Người tri thức nghèo.
- Những tác phẩm tiêu biểu: Sống mòn, Đời thừa, Những chuyện không muốn viết, Giăng sáng, Quên điều độ, Nước mắt... 
- Nội dung: 
+ Tấn bi kịch tinh thần của những người tri thức tài năng, có hoài bão và nhân phẩm, nhưng lại bị gánh nặng của cơm áo, gạo tiền đè bẹp, phải sống mòn như một kẻ vô ích, một đời thừa
+ Cuộc đấu tranh kiên trì của những người tri thức nghèo trước sự cám dỗ của lối sống ích kỉ, để thực hiện lí tưởng sống, vươn tới một cuộc sống cao đẹp.
+ Diễn tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống, dở chết của những nhà văn nghèo. Ông đi sâu vào những bi kịch tâm hồn họ để từ đó tố cáo xã hội trà đạp lên ước mơ con người: 
b/ Người nông dân nghèo.
- Những tác phẩm tiêu biểu: Chí phèo, Một bữa no, Tư cách mõ, Lang rận, Lão Hạc, Dì Hảo, Nửa đêm, Mua danh, Trẻ con không biết ăn thịt chó
- Nội dung.
+ Bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: Nghèo đói, xơ xác, bần cùng.
+ Kết án đang thép xã hội bất công tàn bạo đã khiến cho một bộ phận nông dân nghèo đói bần cùng, lưu manh hóa. Quan tâm đến số phận hẩm hiu, bị ức hiếp, bị xô đẩy vào con đường cùng của tội lỗi. Ông lên tiếng bênh vực quyền sống, và nhân phẩm của họ
 ( Chí phèo, Lang rận, Lão Hạc, Dì Hảo)
+ Chỉ ra những thói hư tật xấu của người nông dân, một phần do môi trường sống, một phần do chính họ gây ra( Trẻ con không biết ăn thịt chó, rửa hờn)
+ Phát hiện và khẳng định được nhân phẩm và bản chất lương thiện của người nông dân, cho dù bị xã hội vùi dập, bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính.( Chí Phèo.)
à Dù ở đề tài nào ông luôn day dứt đớn đau trước tình trạng con người bị bị xói mòn về nhân phẩm, bị huỷ diệt về nhân tính.
- Sau cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp. ( Nhật kí ở rừng, Đôi mắt, tâp kí sự Chuyện biên giới). Ông lao mình vào kháng chiến, tự nguyện làm anh tuyên truyền vô danh cho cách mạng. Các tác phẩm của ông luôn luôn là kim chỉ nam cho các văn nghệ sỹ cùng thời. 
3. Phong cách nghệ thuật.
- Là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo:
+ Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người.
+ Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.
+ Rất thành công trong ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm.
+ Kết cấu truyện thường theo mạch tâm lí linh hoạt, nhất quán và chặt chẽ.
+ Cốt truyện đơn giản, đời thường nhưng lại đặt ra vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa triết lí về cuộc sống và con người xã hội. 
à Ngòi bút của ông lạnh lùng, tỉnh táo, nặng trĩu ưu tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao được đánh giá là nhà văn hàng đầu trong nền Văn học Việt Nam thế kỷ XX.
III. Ghi nhớ.
- SGK
IV. Củng cố.
- Cảm nhận sâu sắc nhất về cuộc đời và sự nghiệp văn học Nam Cao?
 Tiết 52. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
 (Tiếp theo)
Hoạt động của GV và HS.
Yêu cầu cần đạt.
* Hoạt động 1.
HS đọc mục 1 SGK
Trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhóm 1. Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì về từ vựng?
- Nhóm 2: Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì về ngữ pháp
- Nhóm 3: Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì khi sử dụng các biện pháp tu từ? 
* Hoạt động 2.
HS đọc mục 2 SGK.
Trao đổi cặp.
GV định hướng nội dung.
- Ngôn ngữ báo chí có mấy đặc trưng? Đó là những đặc trưng nào? 
* Hoạt động 3.
HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 4.
GV hướng dẫn HS tự làm bài tập trong SGK.
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
1. Các phương tiện diễn đạt.
a/ Về từ vựng.
- Phong phú và đa dạng. Mỗi thể loại báo chí thường có một mảng từ vựng chuyên dùng.
+ Tin tức: Thường dùng các danh từ chỉ tên riêng, địa danh, thời gian, sự kiện...
+ Phóng sự: Thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật, sự việc...
+ Bình luận: Thường sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, chính trị, kinh tế...
+ Tiểu phẩm: Thường sử dụng các từ ngữ dân dã, hóm hỉnh, đa nghĩa...
+ Dọn vườn: Thường sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa để so sánh, đối chiếu...
b/ Về ngữ pháp.
- Câu văn ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của thông tin.
c/ Về các biện pháp tu từ.
- Sử dụng các biện pháp tu từ linh hoạt và rất hiệu quả.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
a/ Tính thông tin thời sự.
- Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.
- Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy.
b/ Tính ngắn gọn.
- Đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo chí. Ngắn gọn nhưng phải đảm bảo lương thông tin cao và có tính hàm súc.
c/ Tính sinh động, hấp dẫn.
- Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và khả năng kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của bạn đọc.
- Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.
3. Ghi nhớ.
- SGK.
4. Luyện tập.
Tiết 53+54. Chí Phèo 
 ( Nam Cao )
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
* Hoạt động 1.
HS đọc tiểu dẫn SGK.
GV hướng dẫn tóm tắt nội dung chính.
- Em hiểu tên của 3 nhan đề tác phẩm như thế nào?
+ Cái lò gạch cũ: Chi tiết mở đầu và kết thúc, mang ấn tượng về cuộc sống bế tắc, mang tính dự báo. Nhan đề thể hiện sự hạn chế trong cách nhìn về con người và cuộc sống. 
+ Đôi lứa xứng đôi: Đặt mối tình Chí Phèo-Thị Nở làm trung tâm tác phẩm. Biến tác phẩm hiện thực thành tác phẩm trào phúng, từ đó hiểu lệch tác phẩm và dụng ý nhà văn.
+ Chí Phèo: Đúng ý đồ nhà văn. Phản ánh người nông dân biến chất trở thành lưu manh hoá, đồng thời tố cáo xã hội đã tước đoạt quyền làm người lương thiện. 
* Hoạt động 2.
GV gọi HS tóm tắt truyện. HS khác bổ sung. GV nhận xét chuẩn xác.
Hướng dẫn tìm hiểu chú thích .
* Hoạt động 3.
Trao đổi thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
GV chuẩn xác kiến thức.
Nhóm 1. Hãy xác định không gian của truyện? Chỉ ra đội ngũ cường hào địa chủ đàn áp nông dân trong truyện? 
Nhóm 2. Những con người tàn tạ trong làng Vũ Đại là ai? Họ là những con người như thế nào? 
Nhóm 3. Nhân vật nào đại diện cho giai cấp thống trị? Nhân vật nào đại diện cho giai cấp bị trị? Xác định nhân vật chính của truyện?
Nhóm 4. Dựng lên bức tranh về nông thôn VN trước cách mạng tháng Tám Nam Cao muốn nói gì với bạn đọc? 
* Hoạt động 4.
Trao đổi cặp ( theo bàn ). 
Đại diện cặp trả lời.GV chuẩn xác kiến thức. Cho điểm.
- Đọc và tìm những chi tiết miêu tả chân dung bá Kiến: Về ngoại hình, tính cách bản chất? ( Chú ý cái cười, giọng nói) 
Nét điển hình trong tính cách của Bá là gì? Bá Kiến là con người như thế nào?
Tiết 3.
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ: 
- Bài mới.
* Hoạt động 1.
Trao đổi thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Cách vào truyện của Nam Cao có gì độc đáo? 
- Theo em Chí Phèo chửi bới lung tung như vậy là vì say rượu hay vì lí do nào khác? 
- Nhận xét nghệ thuật miêu tả đoạn văn mở đầu truyện?
Câu hỏi trao đổi thảo luận nhóm.
- Nhóm 1. Em hãy phác hoạ chân dung nhân vật Chí trước và sau khi ở tù về? 
Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm, trên ngực trạm trổ đầy những hình thù kỳ quái... dáng đi xiêu vẹo...
- Thị nở: xấu đến ma chê quỉ hờn, dở hơi lại dòng giống mả hủi.
- Khi cả làng không ai đi lấy nước qua nhà Chí nữa thì Thị cứ đi và rồi ...gặp Chí ( cũng bởi cái tội dở hơi khác người của Thị).
- Thị có tật hay buồn ngủ, dù bất cứ ở đâu hay đang làm gì cứ hễ buồn ngủ là Thị ngủ. (cũng lại là cái tội để cho Chí gặp Thị đang ngủ khi Thị đi lấy nước qua nhà hắn).
- Đằng sau cái hình hài xấu xí ấy là một tâm hồn biết yêu thương đùm bọc người khác: Thị chăm sóc Chí khi hắn cảm, nấu cháo hành cho Chí ăn giải cảm. 
- Nhóm 2. Những gì diễn ra trong tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở? 
Tại sao Chí Phèo lại có sự thay đổi như vậy? 
Nhận xét hai câu nói của Chí với Thị nở?
- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ? ( Tỏ tình)
- Hay là mình sang ở vơi tớ một nhà cho vui? ( Cầu hôn)
- Nhóm 3. Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối? Vì sao Chí Phèo lại có hành động như vậy?
- Nhóm 4. Hãy nêu ý nghĩa 3 câu nói của Chí phèo khi đứng trước Bá Kiến?
- Tao muốn làm người lương thiện!
- Ai cho tao lương thiện?
- Tao không thể là người lương thiện nữa.
- Tại sao Chí Phèo lại tự giết mình?
* Hoạt động 3.
GV hướng dẫn HS tổng kết.
Đọc phần ghi nhớ SGK.
Phần hai: Tác phẩm Chí Phèo.
1. Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề truyện.
 - Viết về người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng quê hương của tác giả.
- Bá Kiến thật ngoài đời không chết giống như trong tác phẩm, mà vẫn sống đến đầu cách mạng. Sau khi tác phẩm ra đời hắn rất căm tức nhưng không làm gì được.
- Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là Cái lò gạch cũ. Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Sau cách mạng tác phẩm được tái bản và được đổi tên một lần nữa Chí Phèo.
2. Kể tóm tắt nội dung tác phẩm.
3. Giải thích từ khó.
-SGK
4. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật.
4.1. Làng Vũ Đại - hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạnh tháng Tám.
- Tác phẩm phân tích mối quan hệ xã hội: Đó là sự mâu thuẫn nội bộ cường hào địa chủ, chúng vừa đu lại đàn áp nhân dân, vừa ngấm ngầm hại nhau giữa các phe cánh ( Đội Tảo, Bá Kiến, Tư Đạm, Bát Tùng.)
- Nơi đầy rẫy bọn đâm thuê chém mướn: Năm Thọ đi, Binh Chức về. Binh Chức chết, lại nở ra một Chí Phèo. Chí Phèo chết một Chí Phèo con sắp ra đời.
- Xã hội đầy rẫy những con người tàn tạ : Một thị Nở dòng giống mả hủi, một Tư Lãng vừa hoạn lợn vừa làm thầy cúng - vợ chết, con chửa hoang. Một bà cô Thị Nở dở hơi. Một Chí Phèo con quỉ dữ của làng Vũ Đại.
- Đại diện cho giai cấp thống trị là Bá Kiến: Nham hiểm, biết cách dùng người thoả mãn sự thống trị, gây bao tang thương cho dân làng.
- Đại diện cho giai cấp bị trị là Chí phèo: Từ một người nông dân hiền lành, chất phác- bị đẩy đi ở tù - biến chất - lưu manh - bị cướp quyền làm người, tước đoạt cả nhân hình và nhân tính - trở thành con quỉ dữ. 
à Nam Cao tố cáo hiện thực xấu xa, tàn ác của xã hội thực dân phong kiến: mâu thuẫn giai cấp gay gắt, âm thầm, quyết liệt, không khí tối tăm, ngột ngạt. Những cảnh đời dữ dội, những con người đáng sợ, nguồn gốc tội ác và đau thương đã và đang xô đẩy bao con người lương thiện vào con đường đau khổ, tội lỗi, bế tắc.
4.2. Nhân vật Bá Kiến - Bản chất giam hùm của một tên cáo già.
- Giọng nói, cái cười mang tính điển hình cao.
- Thao túng mọi người bằng cách đối nhân xử thế và thủ đoạn mềm nắn rắn buông.
- Khôn róc đời, biết dìm người ta xuống sông, nhưng rồi lại biết dắt người ta lên để phải đền ơn. Biết đập bàn đòi lại 5 đồng nhưng rồi cũng biết trả lại 5 hào vì thương anh túng quá.
- Bá dựng lên quanh mình một thế lực vững trãi để cai trị và bóc lột, giẫm lên vai người khác một cách thật tinh vi.
- Bá có đủ thói xấu xa: Háo sắc, ghen tuông, sợ vợ, hám quyền lực. Lão làm tha hoá và làm tan nát bao nhiêu cuộc đời con người lương thiện.
à Bá đại diện cho giai cấp thống trị. Là chân dung sắc nét về bộ mặt cường hào ác bá, tàn phá cuộc đời bao người dân lương thiện, đẩy họ vào con đường lưu manh, tội lỗi không lối thoát .
à Bá Kiến là thủ phạm chính tước đi quyền làm người của Chí Phèo. Đẩy Chí đi ở tù. Lấy đi cả nhân hình và nhân tính của Chí. Biến Chí thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại.
4.3. Hình tượng nhân vật Chí.
a/ Hình tượng có tính chất qui luật, là sản phẩm của tình trạng áp bức bóc lột ở nông thôn VN trước cách mạng tháng Tám. Hình ảnh người nông dân bị đè nén đến cùng cực đã chống trả lại bằng con đường lưu manh tội lỗi. 
- Mở đầu tác phẩm là hình ảnh: Chí Phèo vừa đi vừa chửi - tiếng chửi cùng song hành trong cuộc đời Chí- tiếng chửi báo hiệu một Chí Phèo lưu manh, cô độc.
à Say chỉ một phần; bởi cái say, cái tỉnh luôn song song tồn tại trong con người Chí. 
à Tiếng chửi: Là phản ứng của chí đối với cuộc đời, bộc lộ tâm trạng bất mãn cao độ khi bị làng xóm, xã hội gạt bỏ.
à Bộ lộ sự bất lực, bế tắc, cô đơn tột độ của Chí giữa làng vũ Đại.
- Vừa kể, vừa tả, vừa biểu hiện tâm lí rất đặc sắc; Ngôn ngữ nhân vật hòa nhập ngôn ngữ tác giả.
* Trước khi ở tù.
- Vốn mồ côi, hiền lành, nhút nhát, sống lương thiện, khoẻ mạnh. Bị vứt bỏ ở lò gạch hoang - Chí trở thành vật cho không.
- Làm thuê hết nhà này đến nhà khác, chịu khó và hiền lành, bị bà Ba lợi dụng - Bá Kiến ghen - bị đẩy đi tù oan 7 -8 năm. 
* Sau khi ở tù.
- Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và quái dị. Chí trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại.
- Để có ăn phải cướp giật - doạ nạt - phải ăn cướp - ăn trộm. Chí đã bị đẩy vào con đường lưu manh hoá.
- Từ một anh Chí - trở thành một Chí Phèo. Rơi và thế cố cùng liều thân - lưu manh - đâm thuê chém mướn. Bị đè nén chống trả bằng con đường lưu manh.
- Triền miên trong cơn say: ăn - ngủ - chửi đều trong cơn say. Ngoài 40 tuổi sống vất vưởng, việc làm duy nhất là chửi và rạch mặt ăn vạ.
à Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bị biến chất từ một người lương thiện thành con quỉ dữ. Chí điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động bị đè nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân - phong kiến đã cướp đi quyền làm người của Chí.
b/ Giá trị nhân đạo độc đáo của tác phẩm là sự thức tỉnh linh hồn Chí. Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở Chí loé khát vọng làm người lương thiện.
- Gặp Thị, lần đầu tiên thức tỉnh. Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống. Sợ cô đơn, thèm lương thiện. Bát cháo hành của Thị chính là vị thuốc diệu kỳ giúp Chí cởi bỏ xác thú, cải tử hoàn sinh.
- Lần đầu tiên Chí được một người khác cho. Lần đầu tiên Chí được hưởng sự chăm sóc bởi bàn tay của một người đàn bà. Ngoài 40 tuổi đầu mà đây là lần đầu tiên Chí được ăn cháo hành. Hương vị cháo hành hay hương vị tình yêu thương mộc mạc chân thành đã làm cho hắn cảm động: Hai con mắt ươn ướt...
àThị Nở chính là thiên sứ dẫn đường cho Chí đến với cuộc sống con người, giúp Chí có sức mạnh hoàn lương, đánh thức phần sâu kín nhất tâm hồn Chí cái bản chất đẹp đẽ của người nông dân lao động bị che lấp, vùi dập bấy lâu nay mà không tắt.
- Tình yêu hé mở con đường thành người. Chí hồi hộp hi vọng. Nhưng bị chặt đứng. Bà cô Thị không cho phép Thị lấy hắn. Chí rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn bị cự tuyệt quyền làm người, Chí tiếp tục bị xã hội vứt bỏ.
c/ Chí vùng lên manh động tự phát.
- Từ ngạc nhiên - thích chí trước cử chỉ giận dữ của Thị - hiểu rõ sự thật thì ngẩn ra - sửng sốt - không nói lên lời - Thị bỏ đi thì đuổi theo - núi lại - nắm lấy tay - bị đẩy ngã

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_35_Kiem_tra_tong_hop_cuoi_nam.doc