Giáo án Ngữ văn 11 - Tràng giang (Huy Cận)

TRÀNG GIANG

( HUY CẬN)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Cảm nhận được cái sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên, nỗi sầu nhân thế, tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước ẩn dấu trong tâm hồn Huy Cận.

- Vận dụng kiến thức môn lịch sử, địa lý để thấy được nỗi lòng, tình yêu quê hương đất nước của Huy Cận

- Bồi dưỡng nhân cách, sống có ý chí , nghị lực, tinh thần lạc quan.

- Bồi dưỡng long yêu thiên nhiên, đất nước

B. PHƯƠNG TIỆN:

SGK, STK, SGV, giáo án

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Diễn dãi, vấn đáp, nêu vấn đề

- Thảo luận nhóm

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. ổn định lớp + kiểm tra sỉ số

2. kiểm tra bài cũ:

 Đọc thuộc đoạn thơ yêu thích trong văn bản “vội vàng” và cho biết sự mới mẻ trong cách diễn đạt của tác giả ở bài thơ

 

docx 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 17191Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tràng giang (Huy Cận)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết:
Ngày dạy:
Lớp dạy:
TRÀNG GIANG
( HUY CẬN)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Cảm nhận được cái sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên, nỗi sầu nhân thế, tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước ẩn dấu trong tâm hồn Huy Cận.
Vận dụng kiến thức môn lịch sử, địa lý để thấy được nỗi lòng, tình yêu quê hương đất nước của Huy Cận
Bồi dưỡng nhân cách, sống có ý chí , nghị lực, tinh thần lạc quan. 
Bồi dưỡng long yêu thiên nhiên, đất nước
PHƯƠNG TIỆN:
SGK, STK, SGV, giáo án
PHƯƠNG PHÁP:
Diễn dãi, vấn đáp, nêu vấn đề
Thảo luận nhóm
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
ổn định lớp + kiểm tra sỉ số
kiểm tra bài cũ:
 Đọc thuộc đoạn thơ yêu thích trong văn bản “vội vàng” và cho biết sự mới mẻ trong cách diễn đạt của tác giả ở bài thơ 
lời vào bài
 Trên thi đàng dân tộc thế kỉ XX, vẫn phẫn phất dư vị ngọt ngào của phong trào thơ mới. nếu Xuân Diệu được biết đến là thi sĩ của tình yêu – mùa xuân - tuổi trẻ với hồn thơ nhiệt thành, mãnh liệt thì Huy Cận lại được biết đến với hồn thơ ảo não, luôn thấm đậm một nỗi buồn. Đấy là “ Cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết tới ngoại cảnh” (Hoài Thanh). Nổi bật là tập thơ "Lửa thiêng" thể hiện tâm thế thời đại mang nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn của người dân mất nước. Đây là tập thơ hay toàn bích, nhuần nhị, đằm thắm, hài hoà Đông - Tây, kim - cổ, kết tinh nhiều giá trị văn hoá truyền thống, mà “Tràng giang” là một trong những thi phẩm xuất sắc.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Nội dung nghi bảng
hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV: nêu hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ huy cận?
HS: trả lời
GVMR: 
Quê hương và gia đình là một trong những cái nôi nuôi lớn hồn thơ Huy Cận.Nếu cái gốc nho giáo là tố chất cổ điển làm nên phong cách độc đáo của thi sĩ, thì làng Ân Phú với vẻ đẹp buồn bã của thiên nhiên đất nước nơi đây đã để lại dấu ấn khá sâu đậm trong thơ Huy Cận bằng điệu buồn ảo não vùng sơn cước. 
“ Tôi sinh ra ở miền sơn cước
Có núi làm xương cốt thánh ngày
Đất bãi tôi làm da thịt mát
Gio song như những mảnh hồn bay”
( Tôi nằm nghe đất)
Tất cả đã khơi nguồn cho hồn thơ “ mang nặng linh hồn trời đất, mang nặng tình đời, tình người, và tình yêu sự sống” của Huy Cận.
GVMR: 
Lửa thiêng là tập thơ đầu tay của Huy Cận (1919 - 2005), in lần đầu năm 1940. Tập thơ này được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao về cả nội dung và nghệ thuật. Cho đến nay nó vẫn được coi là một viên ngọc quý của thơ Việt Nam, cũng như một tác phẩm ưu tú nhất trong sự nghiệp của Huy Cận.Tác phẩm chính gồm có 50 bài thơ, sáng tác trong khoảng 1938 - 1940
GV: nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
HS: trả lời
GVMR:
-bài thơ được rút ra từ tập Lửa Thiêng.
- Do họ sống trong hoàn cảnh: nước mất nhà tan, đau thương, tăm tối
-Tâm trạng phổ biến của những nhà thơ lãng mạn bấy giờ, nét đẹp buồn của những thanh niên yêu nước, chưa khô héo lạnh nhạt thờ ơ trước cuộc đời.
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
GV: nêu cảm nhận về nhan đề của bài thơ?
HS: trả lời
GVMR:
“Tràng giang” gợi hình ảnh mênh man sóng nước, dòng sông được mở rộng đến vô biên do âm hưởng vang xa của vần “ang”, còn “Trường giang” chỉ là con sông dài, không nói lên hết cái thần thái của vũ trụ rộng lớn.
GV chuyển ý:
 Lời đề từ là câu văn hoặc câu vấn đề. thơ, thậm chí là khổ thơ được đặt sau nhan đề và trước văn bản tác phẩm, có chức năng làm rõ nghĩa chonhan đề và gợi mở 
cảm xúc cho người đọc cảm 
hứng bao trùm thi phẩm. lời đề từ của “Tràng giang” đã hé mở cho chúng những cảm nhận gì về 
bài thơ?
GV: lời đề từ “tràng giang” đã hé mở cho chúng những cảm nhận gì về bài thơ?
HS: trả lời
GVMR:
Câu đề từ giản dị nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài: " Từ láy "bâng khuâng" được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và con "sông dài", nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc.
GV: yêu cầu HS đọc khổ thơ 1
HS: đọc
GV?: đọc 4 câu thơ đầu và cho biết Tràng Giang đã miêu tả một không gian nào? Không gian đó có đặc điểm gì?
HS: trả lời
GV?: trong không gian sông nước mênh mông ấy, em thấy hiện lên những hình ảnh nào của cõi nhân thế( đời sống con người)? hãy giải thích ý nghĩa ý nghĩa của mỗi hình ảnh và cho biết sắc thái cảm xúc được gợi lên từ mỗi hình ảnh ấy?
HS: trả lời
GV?: từ những hình ảnh ấy các em có nhận xét gì về mối tương quan giứa không gian sông nước và thế giới cõi nhân sinh? Tương quan ấy gợi lên từ những cảm giác nào trong lòng người.
HS: trả lời
GV: cho HS đọc diễn cảm lại khổ 2
HS: đọc
GV?: ở khổ thơ thứ 2, không gian nơi bến sông đã có thêm nhiều chi tiết. đó là những chi tiêt nào? Những chi tiết đó gợi lên điều gì?
HS: trả lời
GVMR: 
Không gian nơi bến sông được tác giả miêu tả thật hoang sơ, thật vắng lặng, hình ảnh con người và cảnh vật càng trở nên nhỏ bé, trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng.
GV: cho HS đọc diễn cảm lại khổ 3
HS: đọc
GV?: cảnh vạt tràng giang được tô đậm, thêm những chi tiết mới. đó là những hình ảnh nào?
HS: trả lời
GVMR: 
Cảnh vật được tác giả tô đậm với những nỗi buồn mơ hồ, ngơ ngác của một kiếp người lưu lạc giữa dòng đời, thiên nhiên hoang sơ, tất cả những điều đó là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời.
GV: cho HS đọc diễn cảm lại khổ thơ cuối
HS: đọc
GV?: cho biết cảnh vật ở khổ thơ có sự chuyển biến như thế nào?
HS: trả lời
GVMR: 
Cảnh vật thắm nhuần những màu sắc, mùa thu, những đám mây bao trùm lên cả bầu trời.
GV?: trước cảnh hoàng hôn xuống, tâm trạng nhà thơ ra sao?
HS: trả lời
GV?: ý thơ gợi cho em nhớ tới câu thơ nào? 
HS: trả lời
GVMR:
Bao trùm bài thơ là một nỗi buồn trong sáng của nhà thơ, nỗi buồn của lòng yêu nước thầm kín của tác giả
GV: em có nhận xét gì về nghệ thuật bài thơ? Giá trị nội dung của bài thơ?
HS: trả lời
GVMR: 
Tác giả đã sử dụng thể thất ngôn nhằm tạo thêm sự cổ kính của bài thơ, thủ pháp tương phản độc đáo, một số biện pháp tu từ,..
GV: cho HS đọc nội dung nghi nhớ
HS: đọc
TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả
Cuộc đời:
-Huy Cận sinh (1919- 2005) trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Ân Phú tỉnh Hà Tĩnh. 
- Lúc nhỏ, ông học ở quê, sau vào Huế học trung học, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông
-.  Từ năm 1942, thi sĩ giác ngộ cách mạng, dốc hết tài sức phục vụ cách mạng, từng giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy chính trị Nhà nước. 
Sự nghiệp sáng tác:
Huy Cận yêu thích thơ Việt Nam, thơ Đường, và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp, là một trong những tác giả xuất sắc trong phong phong trào Thơ Mới
Trước CM tháng 8 là nhà thơ mới tiêu biểu với hồn thơ cô đơn, ảo nảo vào bậc nhất. Tác phẩm :tập Lửa thiêng (1937 - 1940), Vũ trụ ca(1940 - 1942), kinh cầu tự ( 1942).
 2 . Tác phẩm:
 Xuất xứ: Bài thơ được rút ra từ tập Lửa thiêng.
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào một buổi chiều mùa thu năm 1939. Cảm xúc của bài thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sông nước.
 Bài thơ là nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ 
rộng lớn, trong đó thấm đượm 
tình người, tình đời, lòng yêu 
quê hương đất nước thầm kín mà da diết. 
ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
Nhan đề và lời đề từ:
Nhan đề:
Từ Hán Việt “Tràng giang”(sông dài)à gợi không khí cổ kính, hiện đại, lan tỏa, âm vang
Hiệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.
Gợi không khí cổ kính, khái quátà nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.
Lời đề từ:
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
-> Thể hiện rõ chủ đề và âm hưởng bài thơ. Diễn tả 1 thiên nhiên bao la mênh mông, 1 dòng sông dài không rõ đâu là nguồn, đâu là cửa sông. Một nỗi niềm “bâng khuâng”, 1 tấm lòng tha thiết “nhớ” khi đứng trước vũ trụ, nhìn “trời rộng” và ngắm “sông dài”.
Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ
Khổ 1
 “Sóng gợn.mấy dòng”
+ Không gian: cảnh sông nước mênh mông, bát ngát: 
- sóng gợn tràng giang
- nước trăm ngả
- Lạc mấy dòng
+ Hình ảnh cõi nhân thế
- Một con thuyền lẻ loi xuôi mái rẽ nước song song à gợi sự trôi nổi
- Thuyền về 1 ngả, nước lại 1 đường -> Gợi cảm giác chia lìa, chia li.
- Một cành củi khô cô đơn lẻ loi trôi bồng bềnh trên dòng sông mênh mang sóng nước gợi lên sự nhỏ nhoi, lạc lòi.
-> ý nghĩa biểu tượng:
+ dòng sông: dòng đời
+ Thuyền, củi: những kiếp người đơn côi, lênh đênh, lạc loài giữa dòng đời mênh mông.
Không gian Tràng Giang bao la > cảm giác cô đơn, lẻ loi của con người trong trời đất.
 khổ 2
“Lơ thơ cồn cỏ..bến cô liêu”
-> Không gian “cồn nhỏ”: hiện lên thưa thớt, hoang sơ, vắng lặng cùng cơn gió đìu hiu thổi.
+ Không gian được mở rộng và đẩy cao thêm tới mọi phía: nắng xuống, trời lên, sông dài ra, trời rộng thêm, bến sông nhỏ càng thêm cô liêu.
+ Tiếng chợ chiều đã vãn ở 1 làng xa nào đấy cũng không còn nữa, tất cả đều vắng lặng, cô tịch.
-> Hình ảnh con người và cảnh vật: cảnh vật càng thêm vắng lặng càng trở nên nhỏ bé, có phần bị rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng.
=> Nỗi buồn trống trải, cô đơn.
 2.3. Khổ 3
“Bèo sạt về đâu..tiếp bãi vàng”
-> Cảnh vật được tô đậm
+ Trên mặt sông những, những lớp bèo nối đuôi nhau trôi dạt -> Gợi nỗi buồn mơ hồ, ngơ ngác như những kiếp người lưu lạc, lênh đênh trên dòng đời.
+ Thiên nhiên trở nên xa vắng hoang sơ: ven bờ những bờ xanh nối tiếp bài vàng.
+ Tín hiệu của sự giao hòa sự sống thân mật, ấm cũng cũng không có: không có đò mà chỉ có dòng nước mênh mông, không bóng dáng 1 cây cầu gợi chút niềm thân mật.
=> Đây là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời.
 3. Tình yêu quê hương ( khổ 4) :
“Lớp lớp.nhớ nhà”
-> Nhuốm màu sắc thơ đường
-> Thiên nhiên thật tráng lệ nhưng buồn
+ Mùa thu, những đám mây trắng đùn lên trùng điệp ở phía chân trời. Ánh dương phản chiếu lấp lánh như những núi bạc.
“Lớp lớp.núi bạc”
+ Trước cảnh sông nước, mây trời bao la và hùng vĩ, hiện lên 1 cánh chim bé nhỏ bay nghiêng là cả bóng chiều sa xuống.
=> Thiên nhiên hiện lên đối lập giữa cánh chim đơn độc, bơ vơ, nhỏ bé đến tội nghiệp với vũ trụ bao la, hùng vĩ.
-> Tâm trạng nhân vật trữ tình: Nỗi lòng thương nhớ quê hương trở thành cảm giác thấm thía. Niềm nhớ quê dâng trào như tiếng sóng lòng quê
“Không khói.nhớ nhà”
=> Từ câu thơ của Thôi Hiệu:
“Nhật mộ.nhân sầu”
Huy Cận không cần có khói sãng, không cần có cái gợi nhớ mà lòng vẫn dợn dợn nhớ quê -> Nỗi nhớ da diết hơn, thường trực hơn và cháy bỏng hơn. 
=> đó là nỗi buồn thế hẹ của thanh niên, trí thức trong những năm tháng mất nước, ngột ngạt, bế tắc à nỗi buồn trong sang, nỗi buồn từ lòng yêu nước kín đáo của nhà thơ.
III. Tổng kết
Nghệ thuật:
+ Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính với cách ngắt nhịp quen thuộc (4/3) tạo nên sự cân đối, hài hòa.
+ Thủ pháp tương phản được sö dông triệt để: Hữu hạn/vô hạn, nhỏ bé/lớn lao, không/có.
+ Sö dông thành công các biện pháp tu từ: Nhân hóa, ẩn dụ, so sánh.và các từ láy.
-> giá trị nội dung: tràng giang là bài thơ “ca hát non sông đất nước: do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn tổ quốc”( Xuân Diệu).
2. Nội dung
* Ghi nhớ
SGK trang 30
Củng cố
 Hệ thống ND: Theo yêu cầu ND bài học
- Nhận xét chung
Dặn dò
Học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxngu van 11 giao an trang giang_12178496.docx