Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Chí phèo

PHẦN HAI: TÁC PHẨM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việc phân tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo.

- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện nhắn Nam Cao: điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật, kết cấu truyện, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật,

- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho HS (tài liệu, tr 34).

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Kĩ năng sống: Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực của Nam Cao trong tác phẩm, bi kịch cự tuyệt làm người; khát vọng hoàn lương của Chí; Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, bản chất của đời sống xã hội trong nhân vật Chí Phèo, về phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 31055Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Chí phèo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Tiết: 53
Ngày dạy: 23/11/2015
CHÍ PHÈO
 - Nam Cao -
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua việc phân tích các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện nhắn Nam Cao: điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật, kết cấu truyện, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật,
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho HS (tài liệu, tr 34).
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Kĩ năng sống: Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực của Nam Cao trong tác phẩm, bi kịch cự tuyệt làm người; khát vọng hoàn lương của Chí; Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, bản chất của đời sống xã hội trong nhân vật Chí Phèo, về phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
3. Thái độ:
Biết cảm thông sâu sắc với những số phận đắng cay, bất hạnh trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
II. TRỌNG TÂM:
- Hình tượng Chí Phèo.
- Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
- Những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,
- HS: SGK, Tập Ngữ Văn, Tập soạn Ngữ Văn, soạn bài theo hướng dẫn của GV,...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? (- Trước Cách mạng: Nghệ thuật phải bám sát cuộc đời, gắn bó với đời sống của nhân dân lao động; Nhà văn phải có đôi mắt của tình thương, tác phẩm văn chương hay, có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc; Văn chương nghệ thuật là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo; Lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu; người cầm bút phải có lương tâm.
- Sau Cách mạng: Nam Cao vẫn sáng tác theo quan điểm đúng đắn, tích cực.)
Câu 2: Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
- Thao tác 1: Tìm hiểu nhan đề tác phẩm.
GV: Hãy cho biết những tên gọi khác nhau của tác phẩm Chí Phèo? Vì sao nhà văn không giữ tên gọi cũ hay sử dụng nhan đề do nhà xuất bản đặt? 
HS thảo luận, trả lời. 
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
- Thao tác 2: Tóm tắt tác phẩm.
GV gọi HS đọc văn bản (đoạn đầu truyện và các đoạn Chí Phèo tỉnh rượu, Chí Phèo giết bá Kiến rồi tự sát.) GV đọc các phần Lược một đoạn.
GV: Hãy tóm tắt tác phẩm (theo bố cục văn bản hoặc theo cuộc đời nhân vật)? 
HS tóm tắt. 
GV nhận xét, tóm tắt lại cho HS nắm.
- Thao tác 3: Tìm hiểu chủ đề tác phẩm.
GV: Qua tác phẩm, tác giả muốn nói lên điều gì?
HS trả lời. 
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
- Thao tác 1: Tìm hiểu hình tượng nhân vật Chí Phèo.
GV: Cách xuất hiện của Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu như thế nào?
GV: Cách vào truyện như vậy độc đáo, đặc sắc như thế nào? Vào truyện như vậy khiến người đọc phải băn khoăn, thắc mắc như thế nào? 
GV: Cách mở đầu truyện đã gây ấn tượng như thế nào? 
GV: Nhận xét về nghệ thuật của đoạn văn mở đầu truyện?
GV: Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện?
HS thảo luận theo nhóm nhỏ, cử đại diện trả lời. 
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
GV: Chí Phèo có một hoàn cảnh riêng đặc biệt ra sao? Trước khi đi tù, Chí Phèo là người như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều đó? Em có nhận xét gì về nhân vật Chí Phèo lúc trẻ?
HS nhóm 1, 2 thảo luận, cử đại diện trả lời. 
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
GV: Vì sao Chí Phèo đi tù? Trở về làng sau 7, 8 năm ở nhà tù thực dân, Chí Phèo đã thay đổi về nhân hình, nhân tính như thế nào? Em hãy phác hoạ chân dung nhân vật Chí sau khi ở tù về? 
HS nhóm 3, 4 thảo luận, cử đại diện trả lời. 
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
GV: Từ thằng lưu manh hóa Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại như thế nào?
GV: Hãy khái quát quá trình tha hóa của Chí? (Người nông dân hiền lành lương thiện " Thằng lưu manh " Con quỷ dữ của làng Vũ Đại - tay sai của bá Kiến, mù quáng gây tai họa cho những nông dân lương thiện khác).
HS nhóm 5, 6 thảo luận, cử đại diện trả lời. 
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
GV: Từ sự tha hóa của Chí, em có nhận xét gì về giá trị hiện thực của tác phẩm? (Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và quái dị. Chí trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại. Chí điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động bị đè nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã cướp đi quyền làm người của Chí.)
I. Tìm hiểu chung:
1. Nhan đề tác phẩm:
- Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là Cái lò gạch cũ (Đây là nơi lần đầu tiên phát hiện ra Chí và cũng là nơi Chí con có thể bị bỏ rơi.) " sự quẩn quanh bế tắc.
- Khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941) nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi (Lê Văn Trương: một nhà văn nổi tiếng lúc ấy thay đổi để hợp với thị hiếu của người đương thời và cũng có ý nghĩa khái quát một chủ đề trong truyện: Mối tình kì lạ Chí Phèo - Thị Nở) " Nhấn mạnh mối tình Chí Phèo - Thị Nở.
- Đến khi in lại trong tập Luống Cày (Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo " Nhấn mạnh nhân vật Chí Phèo.
2. Tóm tắt tác phẩm:
- Từ lúc Chí Phèo ra đời tới lúc bị đẩy vào tù.
- Từ khi Chí Phèo ra tù tới khi gặp thị Nở.
- Từ khi bị thị Nở khước từ tình yêu tới khi Chí Phèo đâm bá Kiến và tự sát.
3. Chủ đề tác phẩm:
 Qua tác phẩm, nhà văn tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời nhà văn phát hiện, trân trọng và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họ.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
a). Sự xuất hiện độc đáo của hình tượng Chí Phèo:
- Hình ảnh Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Hắn chửi tất cả, nhưng cái mà hắn nhận được là không ai lên tiếng. Hắn quay ra chửi những người đã đẻ ra hắn.
- Vào truyện như vậy là độc đáo. Bằng cách này, Nam Cao đã tạo được ấn tượng trong lòng người đọc về nhân vật Chí Phèo - một kẻ say rượu vừa quen vừa lạ, nó say như bao gã đang ngập chìm trong trong hơi men nhưng nó lại khác người bởi cái sự chửi lạ lùng. Nó khiến ta phải băn khoăn, thắc mắc: Vì sao trên đời lại có một kẻ tha hóa đến như vậy? Vì sao nó chửi mà không có ai chửi lại?
- Nam Cao không chọn cách mở đầu như như một số nhà văn khác mà bắt đầu bằng một hình ảnh quen thuộc, ấn tượng trong đời sống hiện tại của Chí để rồi sau đó đưa người đọc trở về với những năm tháng quá khứ của nhân vật như một lời giải thích, cắt nghĩa,...
- Ngôn ngữ kể chuyện, trần thuật linh hoạt, dựng chân dung nhân vật đặc sắc (vừa quen vừa lạ); đa giọng điệu.
- Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo:
+ Là phản ứng mạnh mẽ của một con người đang đau đớn vì bị gạt ra khỏi xã hội. 
+ Là tiếng nói đau thương của một con người ít nhiều ý thức được bi kịch của mình: là một con người nhưng bị tước quyền làm người.
b. Quá trình tha hóa của Chí Phèo:
* Chí Phèo vốn là một người lương thiện:
- Hoàn cảnh xuất thân: Bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ, không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dùi, đi ở hết nhà này đến nhà khác. Cày thuê cuốc mướn để kiếm sống.
- Từng mơ ước: Có một ngôi nhà nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn" Chí Phèo là một người lương thiện.
- Năm 20 tuổi: đi ở cho nhà cụ Bá Kiến. Bị bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chânChí cảm thấy nhục chứ yêu đương gì " Biết phân biệt tình yêu chân chính và thói dâm dục xấu xa. Là người tự trọng, có ý thức về nhân phẩm.
=> Chí Phèo vốn là một người nông dân hiền lành, chất phác, có bản chất tốt đẹp và lương thiện.
* Chí Phèo bị lưu manh hóa:
- Nguyên nhân: vì Bá Kiến cả ghen nên đã đẩy Chí vào nhà tù của bọn thực dân.
- Hậu quả: Nhà tù thực dân đã làm biến đổi Chí sau 7, 8 năm ở tù:
 + Nhân hình biến đổi “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trông gớm chết”.
" Chí Phèo đã đánh mất nhân hình.
+ Nhân tính: Không còn hiền như đất mà hung hăng, liều lĩnh, say triền miên, gây sự, chửi tục, đập đầu, rạch mặt ăn vạ,...
" Chí Phèo đã đánh mất nhân tính, trở thành kẻ lưu manh hóa.
* Chí phèo bị tha hóa: Sau lần thứ hai đến ăn vạ nhà Bá Kiến, Chí Phèo bị Bá Kiến lừa gạt, lợi dụng và biến thành tay sai đắc lực và đã gieo bao đau khổ cho dân làng (Phá bao nhiêu cơ nghiệp, đạp nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu ). Cái mặt của Chí không còn phải là mặt người, nó là mặt của một con vật lạcái mặt vàng vàng mà muốn xạm màu gio; nó vằn dọc vằn ngang, không thứ tự biết bao là sẹo " Chí biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại và hành động của hắn là theo bản năng của một con thú dữ.
=> Cuộc đời của Chí là những cơn say dài, ngoại hình của Chí là một con vật lạ, hành động và tâm hồn của Chí là của “con quỷ dữ” " Chí biến thành con thú hoang dã không còn là con người nữa. Chí không hề biết đến tuổi tác của mình và Chí cũng không có tên trong sổ đinh bạ của làng, xã. Như vậy, Chí từ một nạn nhân của kẻ ác " trở thành tay sai của kẻ ác " Chí thành thủ phạm của tội ác. 
=> Chí mất cả nhân hình lẫn nhân tính, nghiêm trọng hơn Chí mất luôn cả quyền làm người. Chí sống ở làng quê, giữa mọi người thế mà đáp lại tiếng của Chí chỉ là những con chó mà thôi. 
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Hãy tóm tắt tác phẩm Chí Phèo.
- Sự xuất hiện của Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu và ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo? 
- Quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo?
5. Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với tiết học này: 
+ Học bài, nắm vững nội dung.
+ Hãy phân tích quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo.
- Đối với tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài Chí Phèo (tt). Yêu cầu: 
+ Mối tình Chí Phèo- Thị Nở.
+ Bi kịch của Chí Phèo.
+ Những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
- Nội dung:..........
- Phương pháp:...
- Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học:...
-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docChi_Pheo_CKTKN_20152016.doc