I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tiếng cười châm biếm chua chát của nhà thơ, nhận ra thái độ xót xa tủi nhục của người trí thức Nho học trước cảnh mất nước
- Thấy được cách sử dụng từ ngữ, kết hợp với câu thơ giàu hình ảnh âm thanh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Sự xáo trộn của trường thi, quang cảnh trường thi nhếch nhác, nhốn nháo, ô hợp và thái độ của nhà thơ
- Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh âm thanh tạo sắc thái trào lộng
Đọc Thêm: VỊNH KHOA THI HƯƠNG - Trần Tế Xương- I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được tiếng cười châm biếm chua chát của nhà thơ, nhận ra thái độ xót xa tủi nhục của người trí thức Nho học trước cảnh mất nước - Thấy được cách sử dụng từ ngữ, kết hợp với câu thơ giàu hình ảnh âm thanh. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Sự xáo trộn của trường thi, quang cảnh trường thi nhếch nhác, nhốn nháo, ô hợp và thái độ của nhà thơ - Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh âm thanh tạo sắc thái trào lộng 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Ghi chú Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung ? Nêu đề tài, nội dung bài thơ? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản Thảo luận nhóm.Chia HS làm 4 nhóm Nhóm 1: Nhận xét hai câu đầu? Kì thi có gì khác thường? Nhóm 2: Nhận xét về hình ảnh sĩ tử chốn quan trường? Cảm nhận như thế nào về việc thi cử lúc bấy giờ? Nhóm 3: Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu thơ luận? Nhóm 4: Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước hiện thực trường thi? Nêu ý nghĩa nhắn nhủ ở hai câu cuối? I. Tìểu dẫn - Đề tài : khoa cử. - Nội dung: Thái độ mỉa mai châm biếm, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ khoa cử nhố nhăng của xã hội thực dân nửa phong kiến ở buổi đầu và tâm sự của nhà thơ. - Hoàn cảnh sáng tác: SGK. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hai câu đề - Thể hiện một nội dung mang tính thời sự, kể lại cuộc thi năm Đinh Dậu - 1897. - Bề ngoài thì bình thường: Một kì thi theo đúng thời gian thông lệ: Ba năm một lần. - Thực chất không bình thường: Trường Nam thi lẫn trường Hà à Cách thức tổ chức bất thường. à Cách dùng từ: Lẫn -> Mỉa mai, khẳng định một sự thay đổi trong chế độ thực dân cũ, dự báo một sự ô hợp, nhốn nháo trong việc thi cử. à Thực dân Pháp đã lập ra một chế độ thi cử khác. 2. Hai câu thực - Lôi thôi, vai đeo lọ: Hình ảnh có tính khôi hài, luộm thuộm, bệ rạc. à Nghệ thuật đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử - vừa gây ấn tượng về hình thức vừa gây ấn tượng khái quát hình ảnh thi cử của các sĩ tử khoa thi Đinh Dậu. - Hình ảnh quan trường : ra oai, nạt nộ, nhưng giả dối. à Nghệ thuật đảo: ậm ẹo quan trường - Cảnh quan trường nhốn nháo, thiếu vẻ trang nghiêm, một kì thi không nghiêm túc, không hiệu quả. 2.3. Hai câu luận - Hình ảnh: Cờ rợp trời - Tổ chức linh đình. - Hình ảnh quan sứ và mụ đầm: Phô trương, hình thức, không đúng lễ nghi của một kì thi. à Tất cả báo hiệu một sự sa sút về chất lượng thi cử - bản chất của xã hội thực dân phong kiến. - Hình ảnh: Lọng >< mụ đầm: Đả kích, hạ nhục bọn quan lại, bọn thực dân Pháp. 4. Hai câu kết - Câu hỏi tu từ; bộc lộ tâm trạng nhà thơ: Buồn chán trước cảnh thi cử và hiện thực nước nhà. - Lời kêu gọi, nhắn nhủ: Nhân tàingoảnh cổ để tháy rõ hiện thực đất nước đang bị làm hoen ố - Sự thức tỉnh lương tâm. à Lòng yêu nước thầm kí, sâu sắc của Tế Xương. 4. Củng cố: - Đọc diễn cảm bài thơ. - Diễn xuôi. - So sánh cảnh thi cử trong thời đại hiện nay với cảnh thi cử chốn quan trường xưa kia? 5. Dặn dò: - Nắm nội dung bài học. - Diễn xuôi bài thơ. - Soạn bài theo phân phối chương trình.
Tài liệu đính kèm: