Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Tràng giang

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ.

 - Đôi nét về phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận; sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng và triết lí

2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

 - Phân tích, bình giảng một bài thơ trữ tình.

 3. Thái độ:

 - Thêm yêu quê hương đất nước và những tứ thơ cổ điển giàu cảm xúc.

4. Hình thành năng lực cho Hs:

 - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

 - Năng lực giải quyết nhứng tình huống đặt ra trong văn bản.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 22777Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Tràng giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/1/2015 
Ngày dạy: 26/1/2015
Tuần 23 – Tiết 82: 
Đọc văn: TRÀNG GIANG
 	Huy Cận
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ.
 - Đôi nét về phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận; sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng và triết lí
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
 - Phân tích, bình giảng một bài thơ trữ tình.
 3. Thái độ:
 - Thêm yêu quê hương đất nước và những tứ thơ cổ điển giàu cảm xúc.
4. Hình thành năng lực cho Hs:
 - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
 - Năng lực giải quyết nhứng tình huống đặt ra trong văn bản.
II. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định lớp: LT báo cáo
 2. Kiểm tra bài cũ: Mục đích, yêu cầu, cách bác bỏ của thao tác lập luận bác bỏ.
 3. Bài mới:
 Lời vào bài: Huy Cận là một nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào thơ Mới với hồn thơ ảo não. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Tràng giang- tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận.	
Hoạt động của Gv và Hs
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần tiểu dẫn.
Bước 1: Trình bày những nét chính về tác giả.
- Gv đưa ra nhận định về Hoài Thanh.
- Kể tên các tác phẩm chính của Huy Cận
Bước 2: Gv cho hs tìm hiểu xuất xứ tác phẩm
 - Giới thiệu tập Lửa thiêng
 - Xuất xứ thời gian sáng tác bài thơ.
 Hs trả lời.
Hoạt động 2: Đọc hiểu tác phẩm
Bước 1: Bài thơ có gì đặc biệt?
 Hs trả lời
Bước 2: Nhận xét về nhan đề và lời đề từ?
Hs trả lời
Bước 3: Tìm hiểu bài thơ
 a. Khổ 1:
 - Gv: Tìm những hình ảnh thơ mang tính chất cổ điển, hiện đại:
 + Hình ảnh thuyền - nước: không hòa nhập mà song song tách biệt, chia lìa
 + Nghệ thuật được sử dụng
 + Hình ảnh cành củi khô: hiện đại, khô héo, vô nghĩa → kiếp người lênh đênh, cô đơn.
b. Khổ 2:
Gv: tìm hiểu những từ ngữ, hình ảnh gợi nỗi buồn, sự vắng lặng, cô đơn. Nghệ thật gì được tác giả sử dụng? Có tác dụng gì?
- Thêm cảnh, thêm người nhưng không vui hơn mà còn tô đậm cái mênh mang, hiu quạnh.
Gv: Tìm hiểu nghệ thuật tiểu đối. Tác giả có sự sáng tạo khi sử dụng từ ngữ.Hãy chỉ rõ.
c. Khổ 3:
 - Hình ảnh cánh bèo gợi cho em điều gì?
 - Cây cầu, chuyến đò gợi lên sự gần gũi giữa con người với con người nhưng tuyệt nhiên không có.
d. Khổ 4:
Gv: Hình ảnh cổ điển? Thiên nhiên được miêu tả như thế nào? Có làm cho bức tranh thêm ấm áp, lãng mạn.
Gv: so sánh với câu thơ Lầu hoàng hạc – Thôi Hiệu. Để thấy được vẻ đẹp trong câu thơ của Huy Cận
 Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
 Thôi Hiệu
 Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
 Huy Cận
Bước 5: Nêu các đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong bài
Hs trả lời.
Hoạt động 3: Rút ra ý nghĩa văn bản.
 I.Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
 - Cù Huy Cận (1919 – 2005) quê Hương Sơn – Hà Tĩnh
 - Yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường, chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp.
 - Đặc điểm sáng tác: Thơ hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
 - Các tác phẩm chính : SGK
 2. Tác phẩm:
 - Tràng giang in trong tập Lửa thiêng (1939) gợi từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
 II. Đọc – hiểu: 
1. Nội dung:
 1.1 Nhan đề và lời đề từ của bài thơ:
 - Nhan đề: ss trường giang và tràng giang
 - Lời đề từ:
 + Không gian rộng lớn, mênh mông trời rộng, sông dài được mở rộng ở cả hai chiều.
 + Bâng khuâng, nhớ: tâm trạng của con người giữa cảnh trời, sông.
→ cái cô đơn, nhỏ bé, lạc lõng giữa cái vô cùng vô tận
1.2 Khổ 1:
 - Hình ảnh:
 + Thuyền – nước
 + Xuôi mái – song song
 + về - lại
→ chia lìa, cô đơn, vô định
Tứ thơ cổ điển + từ láy + đối
→ cảnh sông nước mênh mông, nỗi buồn chồng chất, bất tận.
 - Cành củi khô
 - Nghệ thuật tăng cấp: buồn – sầu
1.3 Khổ 2:
- Hình ảnh :
 + Cồn – nhỏ
 + Cây cỏ - lơ thơ
 + Làng – xa
 + Chợ - vãn
→ mênh mang, hiu quạnh
Nghệ thuật đối, tiểu đối, dùng từ sáng tạo.
→ Không gian mở rộng cả chiều dài, rộng, cao: bao la, hiu quạnh, hoang vắng.
Bến cô lieu: cái tôi cô đơn, chơ vơ giữa vũ trụ bao la.
 1.4 Khổ 3:
 - Hình ảnh cánh bèo: nổi trôi vô định, chia lìa tan tác, hoang vu tiếp tục được tô đậm. 
 - Sự phủ định: không một chuyến đò, không một cây cầu
→ nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời
1.5 Khổ 4:
 - Hình ảnh: mây núi, cánh chim, bóng chiều khói hoàng hôn.
 - Mây trắng đùng lên lớp lớp + ánh dương phản chiếu → Núi bạc: ấn tượng sự hùng vĩ của thiên nhiên
 - Cánh chim >< vũ trụ rộng lớn
 Nhỏ bé bao la, hùng vĩ
→ rộng lớn hơn nhưng cũng buồn hơn.
Chất Đường thi: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
→nỗi nhớ da diết, thường trực, cháy bỏng
2.Đặc sắc nghệ thuật:
 - Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại
 - Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh, giàu tính tạo hình, từ láy giàu giá trị biểu cảm.
3. Ý nghĩa văn bản: 
 Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả.
4. Củng cố: Hệ thống các từ ngữ cổ điển, hàm súc
5. Dặn dò:
 - Học bài cũ:
 + tìm hiểu những từ ngữ, hình ảnh gợi nỗi buồn, sự vắng lặng, cô đơn. Nghệ thật gì được tác giả sử dụng? Có tác dụng gì?	
 - Chuẩn bị bài mới: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
 + Làm bài tập 1,2,3 SGK/20
III. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_1_Vao_phu_chua_Trinh_Thuong_kinh_ki_su.doc