I.Mục tiêu bài học
Giúp HS :
-Cảm nhận được tình cảm xót thương, sự cảm thông , trân trọng của Thạch Lam đối với những người nghèo khổ, quẩn quanh, bế tắc.
-Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn qua truyện ngắn .
II.Tiến trình bài học
1.KT bài cũ
2.Bài mới
Một buổi chiều, một buổi tối, một đêm hè như bao những buổi hè khác nơi phố huyện nhỏ, quê hương của những người dân nghèo khổ . Thế mà đó lại là đề tài làm nên truyện ngắn trữ tình đặc sắc của Thạch lam : “Hai đứa trẻ”.
Hai đứa trẻ -Thạch Lam- I.Mục tiêu bài học Giúp HS : -Cảm nhận được tình cảm xót thương, sự cảm thông , trân trọng của Thạch Lam đối với những người nghèo khổ, quẩn quanh, bế tắc. -Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn qua truyện ngắn . II.Tiến trình bài học 1.KT bài cũ 2.Bài mới Một buổi chiều, một buổi tối, một đêm hè như bao những buổi hè khác nơi phố huyện nhỏ, quê hương của những người dân nghèo khổ . Thế mà đó lại là đề tài làm nên truyện ngắn trữ tình đặc sắc của Thạch lam : “Hai đứa trẻ”. Nội dung ghi bảng Hoạt động của thầy và trò I.Tiểu dẫn 1.Tác giả a.Cuộc đời -sinh tại Hà nội -thuở nhỏ, ở Cẩm Giàng -có chân trong “Tự lực văn đoàn” b/Sự nghiệp -Những tác phẩm chính : SGK -Phong cách nghệ thuật : 2.Tác phẩm a.Xuất xứ -rút từ “Nắng trong vườn” b.Bố cục gồm 3 phần : +P1 :Từ đầu ->dần về phía làng” +P2 : Tiếp ->nghèo khổ hàng ngày của họ” +P3 : Còn lại -HS đọc ở nhà -GV giới thiệu tranh chân dung nhà văn -Trình bày vắn tắt những nét chính về tác giả Thạch Lam? -GV chốt lại những điểm chính +TL (1910-1942), sinh tại Hà Nội +Xuất thân trong một gia đình gốc quan lại +Quê nội ở Quảng Nam, quê ngoại ở Cẩm Giàng-Hải Dương.Thuở nhỏ, sống chủ yếu ở phố huyện Cẩm Giàng . +Là em ruột của Nhất Linh, Hoàng Đạo. Cả 3 anh em cùng ở trong “Tự lực văn đoàn” +Là con người đôn hậu, tinh tế, có quan niệm văn chương tiến bộ, có biệt tài vè truyện ngắn +1940, ông bị bệnh lao và mất 28-6-1942 tại Yên phụ - Hà nội . +Những tác phẩm chính : SGK +Đặc điểm sáng tác ( PCNT ) -Truyện thường không có cốt truyện .Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đượm buồn.Nhà văn đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ mong manh, tinh tế -Hai yếu tố “hiện thực” và “lãng mạn”luon xen kẽ nhau tạo nên nét đặc thù, đặc sắc trong PCNT của nhà văn. -> xuất bản năm 1938 -Xác định bố cục? -Đ/h : gồm 3 phần -> Bức tranh phố huyện lúc chiều muộn -> Bức tranh phố huyện về đêm -> Cảnh đợi tàu II.Đọc - hiểu văn bản 1.Bức tranh phố huyện lúc chiều muộn -Cảnh chiều tàn : +âm thanh :rời rạc, mơ hồ +màu sắc : đẹp , thơ mộng nhưng buồn ->Liên “buồn man mác” ->nhịp điệu chậm, êm dịu -Cảnh chợ tàn :vắng tanh, nghèo nàn, tiêu điều ->Liên cảm nhận “là mùi riêng của đất, của quê hương” -Những kiếp người tàn : +những đứa trẻ nghèo ven chợ + An và Liên : +Mẹ con chị Tý +Vợ chồng bác Xẩm +Bà cụ Thi điên +Bác phở Siêu => sống trong nhịp đời thoi thóp, quẩn quanh, bế tắc -> Liên : cảm thông , trân trọng Tiểu kết : -HS đọc đoạn đầu -HS thảo luận: +Cảnh chiều tàn hiện lên qua những chi tiết nào?Nhận xét nhịp điệu, hình ảnh và cảm xúc gợi ra khi đọc đoạn văn đó? -Đ/h +Âm thanh : tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve-> rời rạc, mơ hồ dùng để “gọi buổi chiều”=>tô đậm hơn cái tĩnh lặng của phố huyện + màu sắc, ánh sáng : phương Tây đỏ rực, đám mây ánh hồng, tre làng đen lại-> đẹp, thơ mộng nhưng buồn => Liên có “ một nỗi buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” +Nhận xét : nhịp điệu chậm rãi, êm dịu, cô đọng, súc tích, giàu sức gợi.Câu văn vừa giàu hình ảnh, nhạc điệu vừa uyển chuyển , tinh tế.Nó khơi gợi ở họ cảm xúc bình dị , gần gũi đối với cảnh vật rất Việt nam. -Trước cái giờ khắc ấy, Liên đã quan sát cảnh chợ tàn. Cảnh chợ ấy hiện lên như thế nào? Liên có cảm nhận ra sao? -Đ/h +Cảnh chợ:-Chợ họp đã vãn, không ồn ào -còn ít dấu tích còn lưu lại như vỏ thị, vỏ bưởi, lá nhãn với mùi ẩm ẩm bốc lên từ hơi nóng và mùi cát bụi quen thuộc. =>Cảnh chợ vắng tanh , im lặng và nghèo nàn Nhưng Liên cảm nhận “là mùi riêng của đất, của quê hương”->tình yêu qh -Nhưng nổi bật trong bức tranh ấy là những con người nhỏ bé, âm thầm .Vậy họ hiện lên qua những hình ảnh nào? -Mỗi người, mỗi nhà đều có cách kiếm sống riêng nhưng họ đều có chung một điểm.đó là điểm chung nào? A.nghèo khổ, âm thầm B.sống quẩn quanh, bế tắc,không lối thoát C.sống nhàn hạ, không đua chen kiếm lợi D. Câu A và B -Đ/h *Những kiếp người tàn : +Những đứa trẻ nghèo ven chợ : nhặt nhạnh những thứ vặt vãnh-> đáng thương, tội nghiệp +Hai chị em - Liên và An : nhỏ bé, âm thầm với cuộc sống lay lắt, buồn tẻ (có chõng hàng tạp hoá nhỏ xíu, hàng ngày cứ phải trông và đếm lại hàng) +Mẹ con chị Tý :ngày đi mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước chè lèo tèochiều nào cũng đến khuya . +Vợ chồng băc Xẩm : ế khách, kiếm ăn trong vô vọng “tiếng đàn bần bật trong yên lặng” +Bà cụ Thi điên : uống một hơi hết cút rượu, tiếng cười khanh khách đi lẫn trong bóng tối ->một kiếp người sống trong bế tắc +Bác phở Siêu : món phở rong của bác là “một thứ quà xa xỉ” mà An và Liên không bao giờ mua được. =>Tất cả những con người ấy cùng sống trong nhịp đời thoi thóp, quẩn quanh , vô vọng, bế tắc(số phận con người VN trước CMT8) -Nhìn những con người ấy, Liên có tâm trạng gì? -Đ/h +Cảm thông , trân trọng.Nhìn mọi người âm thầm kiếm sống, Liên nhủ thầm “Từng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ” +Buồn với cái nhìn đầy xót thương. -HS tiểu kết Nhà văn đã dựng lên bức tranh phố huyện lúc chiều tàn : buồn tĩnh mịch nhưng nghèo xơ xác nhưng đậm tình đời , tình người. Những con người ấy vẫn đang cố gắng hết mình để sống qua ngày, song trong họ vẫn toát lên niềm hi vọng mong manh, mơ hồ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. 2.Bức tranh phố huyện lúc đêm tối -Hình ảnh “bóng tối” +bao trùm tất cả +gắn liền với cuộc đời mỗi con người ->dày đặc -Hình ảnh “ánh sáng”: +quầng sáng +hột sáng ->nhỏ nhoi, yếu ớt -Nhịp sống : đơn điệu, uể oải, buồn tẻ -Tâm trạng Liên : buồn mờ mịt Tiểu kết -HS đọc đoạn 2 : “Trời đãcủa họ” -HS thảo luận : +Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào khi miêu tả phố huyện vào buổi tối? +Qua đó, nhận xét về nhịp điệu cuộc sống nơi đây? -HS lần lượt phát biểu, GV đ/h * -Nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. + “bóng tối” bao trùm tất cả(con đường, ngõ làng)->nó như một cái gì hãi hùng đang thâm nhập, luồn lách vào mọi cảnh vật, vào cuộc sống của con người. + “bóng tối” gắn liền với cuộc đời mỗi con người ở phố huyện +ánh sáng : “quầng sáng”, “khe sáng”, “hột sáng”, “chấm lửa nhỏ”-> nhỏ nhoi, yếu ớt không đủ để xua tan bóng tối mà ngược lại càng làm cho bóng tối đậm đặc hơn. *Nhịp sống : đơn điệu, uể oải, buồn tẻ (câu nói của chị Tý, hành động quen thuộc của Liên) Vì sự sống bế tắc nên họ cứ phải lặp lại như vậy. Nhưng trong họ vẫn đang nhen nhóm hi vọng-“hi vọng một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống của họ” *Với nhịp sống ấy, người cảm nhận sâu sắc và thấm thía có lẽ là Liên.Tại sao? -HS thảo luận nhanh, trả lời -Đ/h : Bởi : +Tâm trạng Liên : buồn mờ mịt, không biết đến tương lai, +Liên đã biết thế nào là ánh sáng cuộc đời ở chốn đô thị +Nhạy cảm, biết suy nghĩ, biết ước mơ và khao khát ánh sáng->làm nên chất thơ trong truyện => Thạch Lam đã chia sẻ tấm lòng yêu thương chân thành với những con người nhỏ bé qua nhân vật Liên. 3.Cảnh đợi tàu -Lí do đợi tàu : ->trở thành nhu cầu bức thiết -Khi đoàn tàu đến : +âm thanh : +ánh sáng : +tâm trạng Liên : .hồi tưởng về quá khứ .mơ tưởng về một thế giới khác -> khát khao hướng tới tương lai -Khi tàu đã đi qua : +dư ảnh : +dư âm +khung cảnh phố huyện +tâm trạng Liên :buồn thấm thía, sâu lắng -GV dẫn dắt : Cũng bởi có tấm lòng ấy cảm thông , chia sẻ ấy nhà văn đã thắp lên một nguồn sáng, một niềm hi vọng dù mong manh nhưng cũng đủ cho người ta nghị lực để sống.Đó là hình ảnh chuyến tàu đêm qua phố huyện -Lí do đợi tàu ? -Hình ảnh con tàu được miêu tả ra sao?So sánh với âm thanh, ánh sáng của phố huyện? -Đ/h *Lí do đợi tàu: -để bán được hàng -để được nhìn chuyến tàu-hoạt động cuối cùng của đêm khuya -> Đợi tàu đã trở thành một nhu cầu bức thiết về mặt tinh thần : muốn vượt ra khỏi cái tăm tối của cuộc đời, khát vọng được sống trong một thế giới khác tốt đẹp hơn dù chỉ trong giây lát. *Khi đoàn tàu đến : +âm thanh :-từ xa ->gần, nhỏ ->lớn -mạnh mẽ, khuấy động sự yên tĩnh của phố huyện +ánh sáng : -từ xa->gần -ánh sáng xua tan đi bóng tối mênh mang của phố huyện trong giây lát.=>”Con tàu như đã đem một thế giới khác đi qua” * So sánh :(HS làm) Con tàu Phố huyện âm thanh ánh sáng -Tâm trạng của Liên trong lúc này như thế nào? -Đ/h +Hồi tưởng về quá khứ: những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ khi gia đình Liên ở Hà nội +Mơ tưởng về một thế giới khác : tươi sáng hơn, sôi động và hạnh phúc hơn =>khát khao hướng tới tương lai- khát khao mơ hồ nhưng tha thiết -Khi tàu đã đi qua để lại dư âm, dư ảnh ?Khung cảnh phô huyện? -Đ/h +Dư ảnh : đốm than đỏ, chấm nhỏ của đèn xanh, con tàu khuất hẳn sau rặng tre +Dư âm : tiếng vang động nhỏ dần, lắng tai cũng không nghe thấy nữa +Khung cảnh phố huyện : -Thiên nhiên : trở về với khung cảnh quen thuộc->tĩnh mịch, đầy bóng tối -Con người : lại trở về với cuộc sống hàng ngày quanh quẩn và đi vào giấc ngủ yên tĩnh, đầy bóng tối -Tâm trạng Liên ? -Đ/h +Liên nhìn quanh đêm tối +lắng lại những cảm giác ban ngày +hình ảnh thế giới như mờ dần trong mắt Liên +Thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi =>Cảm giác buồn, thấm thía, sâu lắng, nhạy cảm .Sự tinh tế của Thạch Lam trong việc miêu tả cảm xúc, cảm giác +Liên nghĩ tới ngọn đèn con của chị Tý -Ngọn đèn con của chị Tý là chi tiết được nhắc lại nhiều lần trong truyện . ý nghĩa của nó ? *Trong những thứ ánh sáng ấy, hình ảnh ngọn đèn của hàng nước chị Tý được nhắc lại 7 lần.Đó là biểu tượng về kiếp người sống vô danh, nhỏ bé, leo lét trong đêm tối của XH cũ, không tương lai, không ánh sáng. Nhưng đó cũng là thứ ánh sáng có sức sống bền bỉ, đầy nghị lực -Với Liên : QK đẹp đẽ đã mất, HT bóng tối phủ đầy ,TL chỉ là điệp khúc buồn vô vọng. III.Tổng kết 1.Giá trị nội dung Truyện mang giá trị hiện thực và nhân bản 2. Giá trị nghệ thuật +truyện ngắn trữ tình +cảm xúc tinh tế, hình ảnh đẹp, giàu chất thơ -Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện ? -HS khái quát ->xót thương, đồng cảm *Dặn dò : -Nắm vững nội dung, tư tưởng của tác phẩm - Soạn bài : Ngữ cảnh
Tài liệu đính kèm: