Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ xx đến tháng 8

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Thấy được diện mạo một nền văn học mới: sự hiện đại tốc độ phát triển và sự phân hóa sâu sắc.

 - Có cách nhìn khách quan và biện chứng về một thời kì văn học mới.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức

 Những đặc điểm cơ bản làm nên diện mạo và bản chất một nền văn học mới.

 

docx 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 25417Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ xx đến tháng 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9
Ngày soạn: 09/10/2015	Ngày dạy: 
Tiết PPCT: 33, 34
Văn học:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN THÁNG 8 NĂM 1945
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	- Thấy được diện mạo một nền văn học mới: sự hiện đại tốc độ phát triển và sự phân hóa sâu sắc.
	- Có cách nhìn khách quan và biện chứng về một thời kì văn học mới.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức 
	Những đặc điểm cơ bản làm nên diện mạo và bản chất một nền văn học mới.
2. Kĩ năng 
	- Biết cách phân tích, nhận xét, đánh giá những tác giả, tác phẩm văn học mới.
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
Văn học Việt Nam là một nền văn học thống nhất, luôn vận động theo những quy luật riêng, đặc thù riêng. Các nhà nghiên cứu văn học đã thống nhất trong việc phân văn học Việt Nam thành các thời kỳ khác nhau, giai đoạn khác nhau. Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn vận động phát triển khác nhau, chịu sự chi phối, quy định của hoàn cảnh lịch sử xã hội. Vậy văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 ra đời và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội như thế nào? Đặc điểm và thành tựu ra sao? Bài học hôm nay sẽ làm rõ điều này.
b. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của VHVN từ XX- CM8/45
TT 1: Tìm hiểu sự đổi mới của văn học theo hướng hiện đại hóa
? Em hiểu thế nào là hiện đại hóa?
? Cơ sở xã hội làm cho nền văn học phát tiển theo hướng hiện đại hóa?
- Cơ sở xã hôi:
+ Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp xâm lược và đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, làm cho xã hội nước ta có nhiều thay đổi: xuất hiện nhiều đô thị và nhiều tầng lớp mới, nhu cầu thẫm mĩ cũng thay đổi.
+ Nền văn học dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn học Trung Hoa và dần hội nhật với nền văn học phương tây mà cụ thể là nền văn học nước Pháp.
+ Chữ quốc ngữ ra đời thay cho chữ Hán và chữ Nôm.
+ Nghề báo in xuất bản ra đời và phát triển khiến cho đời sống văn hóa trở nên sôi nổi.
? Nội dung hiện đại hóa diễn ra trên những phương diện nào?
GV hướng dẫn HS dựa vào SGK trả lời lần lượt các câu hỏi.
? Quá trình hiện đại hoá của VHVN thời kì này diễn ra qua mấy giai đoạn? Nội dung của mỗi giai đoạn? Những thành tựu đạt được? Các tác giả tiêu biểu?
TT 2: Tìm hiểu hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
* Bộ phận văn học công khai:
? Văn học công khai là gì?
? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp như thế nào?
? Đặc điểm của xu hướng văn học lãng mạn (nội dung, đề tài, thể loại, tác giả)?
? Đặc điểm của xu hướng văn học hiện thực (nội dung, đề tài, thể loại, tác giả)?
? Em hãy tóm tắt nội dung bài học phần: Bộ phận văn học không công khai? (Tại sao gọi là không công khai? Các tác giả tiêu biểu? Quan điểm sáng tác? Nội dung, các tác phẩm tiêu biểu?
- Đây là tiếng nói của các chiến sĩ và quần chúng nhân dân tham gia phong trào cách mạng (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, ). Ở bộ phận văn học không công khai này, quá trình hiện đại hóa gắn liền với quá trình cách mạng hóa văn học. Nó sẽ trở thành dòng chủ của văn học Việt Nam sau này.
TT 3: Tìm hiểu sự phát triển của VHVN
? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với một nhịp độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của nhịp độ phát triển ấy?
Hoạt động 2: Tìm hiểu những thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945 
TT 1: Tìm hiểu những thành tựu về nội dung, tư tưởng 
? Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là gì? 
? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đóng góp gì mới cho những truyền thống ấy?
Về nội dung tư tưởng: vẫn tiếp tục phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc và đóng góp thêm về tinh thần dân chủ. Lòng yêu nước gắn với yêu quê hương, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước, lòng yêu nước gắn với tinh thần quốc tế vô sản. Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút.
TT 2: Tìm hiểu những thành tựu về thể loại và ngôn ngữ văn học
* HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Nhóm 2: Tiểu thuyết hiện đại khác truyện thơ Nôm thời trung đại như thế nào? Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng cụ thể?
TT cổ điển
TT hiện đại
- Đề tài, cốt truyện: vay mượn.
- Kể theo trật tự thời gian
- Nhân vật: phân tuyến rạch ròi, thể hiện tâm lí theo hành vi bên ngoài.
- Chú trọng cốt truyện li kì.
- Tả cảnh, tả người theo lối ước lệ.
- Kết cấu tác phẩm: chương hồi.
- Kết thúc tác phẩm: Có hậu.
- Lời văn biền ngẫu.
Xoá bỏ những đặc điểm của tiểu thuyết trung đại
Nhóm 3: Thơ hiện đại khác thơ thời trung đại như thế nào? Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng cụ thể?
Thơ trung đại
Thơ hiện đại
Mang đầy đủ những đặc điểm thi pháp VH trung đại.
- Phá bỏ các quy phạm chặt chẽ.
- Thoát khỏi hệ thống ước lệ mang tính phi ngã.
àVề hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học:
- Các thể loại văn xuôi phát triển mạnh, nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn. Các thể loại mới như phóng sự, bút kí, tùy bút, kịch nói đều đạt được thành tựu. Thơ ca phải thoát khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại để thể hiện tinh thần dân chủ của thời đại mới với cái tôi cá nhân đầy cảm xúc.
- Đây là một thời kì văn học có vị trí rất quan trọng đối với lịch sử phát triển của văn học Việt Nam. Ở thời kì này, văn học đã có bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt, tạo tiền đề cho sự phát triển của văn học thời kì sau.
- GV hướng dẫn các nhóm thống nhất ý kiến.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết và luyện tập
HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945:
1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa:
- Khái niệm hiện đại hoá: được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp VHTĐ và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học trên thế giới.
- Nội dung hiện đại hóa văn học diễn ra trên mọi mặt, ở nhiều phương diện:
+ Thay đổi quan niệm về văn học; văn chương chở đạo à văn chương là một hoạt động nghệ thuật, đi tìm và sáng tạo cái đẹp, nhận thức và khám phá cuộc sống.
+ Chủ thể sáng tạo: Từ nhà nho à nhà văn nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp.
+ Công chúng văn học: Tầng lớp nho sĩ à tầng lớp thị dân.
+ Xây dựng nền văn xuôi Tiếng Việt: Hiện đại hóa thể loại văn học; Xuất hiện nhiều thể loại mới; Phóng sự, Kịch, phê bình.
à Vì vậy hiện đại hóa VH là một đòi hỏi tất yếu, khách quan của VH dân tộc trong thời đại mới.
- Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua 3 giai đoạn.
a. Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920
- Chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi, tác động đến việc ra đời của văn xuôi.
- Báo chí và phong trào dịch thuật phát triển giúp cho câu văn xuôi và nghệ thuật tiếng Việt trưởng thành và phát triển.
- Thành tựu: sự xuất hiện của văn xuôi và truyện ký ở miền Nam.
- Tác giả tiêu biểu: vẫn thuộc về bộ phận văn học yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế.
à Nhìn chung văn học chưa thoát khỏi hệ thống văn học trung đại.
b. Giai đoạn 2: Từ 1920 đến 1930
- Đạt được nhiều thành tích với sự xuất hiện của các thể loại văn học hiện đại và hiện đại hóa của các thể loại truyền thống: 
+ Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách
+ Truyện ngắn: Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn
+ Thơ: Tản Đà, Trần Tuấn Khải,..
+ Ký: Phạm Quỳnh, Tương Phổ, Đông Hồ
+ Truyện ký của Nguyễn Ái Quốc.
c. Giai đoạn 3: Từ 1930 đến 1945
- Có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ.
- Phóng sự, phê bình ra đời và đạt được nhiều thành tựu.
- Thành tựu:
+ Thơ: Phong trào thơ mới.
+ Tiểu thuyết: Tự Lực văn đoàn.
+ Truyện ngắn: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,
+ Phóng sự: Tam Lang, Vũ Trọng Phụng,
+ Bút kí, tùy bút: Xuân Diệu, Nguyễn Tuân,
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
2.1 Bộ phận văn học công khai:
- Là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng luật pháp của của chính quyền thực dân phong kiến. Phân hóa thành nhiều xu hướng: 
- Xu hướng văn học lãng mạn:
+ Nội dung: Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ.
+ Đề tài: Thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo
+ Thể loại: Thơ và văn xuôi trữ tình.
+ Tác giả: Tản Đà, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Thạch Lam
- Xu hướng văn học hiện thực:
+ Nội dung: Phản ánh hiện thực thông qua những hình tượng điển hình.
+ Đề tài: Những vấn đề xã hội 
+ Thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.
+ Tác giả: Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao
2.2. Bộ phận văn học không công khai:
- Là văn học cách mạng, phải lưu hành bí mật.
- Nội dung:
+ Đấu tranh chống thực dân và tay sai.
+ Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do.
+ Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Hình tượng trung tâm là người chiến sĩ.
+ Chủ yếu là văn vần.
- Tác giả : Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,
à Hai bộ phận văn học trên có sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mỹ.
3. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng
 - VH phát triển mau lẹ cả về số lượng và chất lượng.
- Nguyên nhân:
 + Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biện hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.
 + Ngoài ra phải kể đến sự thức tỉnh ý thức cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học.
 + Còn một lí do rất thiết thực: sự thúc bách của thời đại (Lúc này văn chương trở thành một thứ hàng hoá và viết văn là một nghề có thể kiếm sống).
II.Thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945:
1. Về nội dung, tư tưởng:
- VHVN có 2 truyền thống lớn: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo.
à Nhân tố mới: Phát huy trên tinh thần dân chủ.
2. Về thể loại và ngôn ngữ văn học:
- Văn xuôi:
+ Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời, đến những năm 30 được đẩy lên một bước mới.
+ Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc.
+ Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh.
+ Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình VH phát triển.
- Thơ ca: Là một trong những thành tựu VH lớn nhất thời kì này.
- Lí luận phê bình.
- Ngôn ngữ, cách thể hiện, diễn đạt, trình bày: Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, qui phạm nghiêm ngặt của VHTĐ.
à Kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học trước đó.
- Mở ra một thời kì VH mới: Thời kì VH hiện đại.
4. Củng cố:
- Vì sao VHVN ba mươi năm đầu thế kỷ XX( 1900-1930) là văn học giai đoạn giao thời?
 + Có những đổi mới nhất định: Chữ viết (Quốc ngữ) thể loại mới (Tiểu thuyết, truyện ngắn) thơ ca phát triển (cái tôi cá nhân)- Tán Đà, người gạch nối giữa hai thế kỷ.
à Tuy nhiên còn nhiều hạn chế: ảnh hưởng rơi rớt của cái cũ, thể loại chưa đạt chuẩn mực nghệ thuật cao. Nội dung tư tưởng đổi mới nhưng hình thức thơ còn quen thuộc (thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú đường luậtBình mới rượu cũ).
5. Dặn dò:
- Nắm nội dung bài học.Chú ý các khái niệm.
- Lấy dẫn chứng minh họa cho nội dung bài học.
- Soạn bài theo phân phối chương trình: “Hai đứa trẻ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_9_Khai_quat_van_hoc_Viet_Nam_tu_dau_the_ki_XX_den_Cach_mang_thang_Tam_nam_1945.docx