I. Mục tiêu bài học
- Cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn hào hùng và giọng thơ đầy tâm huyế, sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX.
- Rút ra bài học lẽ sống của thanh niên.
II. Phương tiện thực hiện
SGK + SGV + Bài soạn
III. Cách thức tiến hành
Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận
Tiết 73 Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) Phan Bội Châu I. Mục tiêu bài học - Cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn hào hùng và giọng thơ đầy tâm huyế, sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX. - Rút ra bài học lẽ sống của thanh niên. II. Phương tiện thực hiện SGK + SGV + Bài soạn III. Cách thức tiến hành Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận IV. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới Trước khi có văn thơ Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh, lịch sử văn chương Việt Nam đã ghi nhận dấu ấn của thơ văn một con người. Đó là tiếng nói của một trái tim chan chứa nhiệt huyết, có sức lay động quần chúng đứng lên đấu tranh cách mạng. Người đó là Phan Bội Châu. Để thấy rõ nội dung thơ văn của tác giả, chúng ta tìm hiểu bài Lưu biệt khi xuất dương. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (HS đọc SGK) Hãy nêu tóm tắt những nét chính về tác giả Phan Bội Châu? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả a. Phan Bội Châu (1867 - 1940): Thuở nhỏ có tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam. - Quê ở Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà nho. - Đỗ Giải nguyên (1900), Phan Bội Châu là nhà nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng tìm đường cứu nước. Ông vào Nam, ra Bắc tìm bạn đồng chí lập ra tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản. Đó là Hội Duy tân (1904). - Theo chủ trương của Hội Duy tân, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật Bản 1995. - Suốt hai mươi năm (1905 - 1925), ông có mặt ở Nhật, Trung Quốc, Thái Lan để mưu sự nghiệp cứu nước. Ông thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912). cũng năm này, ông bị Nam triều (đứng sau là thực dân Pháp) kết án tử hình vắng mặt. Năm 1925, thực dân Pháp rình mò lừa bắt được ông ở Trung Quốc định đem về nước thủ tiêu bí mật. Việc bại lộ, chúng phải đưa ông ra xét xử công khai. Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, thực dân Pháp phải xóa án khổ sai chung thân và bắt ông về quản thúc (giảm lỏng) ở Bến Ngự (Huế). Ông mất tại đây năm 1940. - Em có nhận xét gì về cuộc đời và quá trình hoạt động của Phan Bội Châu? - Ông là ngương khởi xướng, là ngọn cờ đầu của phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam trong khoảng hai mươi năm đầu thế kỉ XX. Ông là lãnh tụ ưu tú nhất, gây được lòng tin yêu của nhân dân. - Ông nổi tiếng thần đồng (13 tuổi đỗ đầu huyện, 16 tuổi đỗ đầu xứ, 33 tuổi đỗ Giải nguyên trường Nghệ An). - Lòng yêu nước, căm thù giặc đã nung nấu ý chí giải phóng dân tộc. Năm 17 tuổi đã viết Bình Tây thu Bắc (Dẹp giặp Pháp khôi phục đất Bắc) đem dán ở các cổng trong làng để kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào Cần vương. - Sự nghiệp cứu nước của ông tuy không thành nhưng đã lay động mạnh mẽ trong tầng lớp nhân dân. Nó chứng tỏ ý chí của con người Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục kẻ thù. - Về sự nghiệp văn chương, Phan Bội Châu đã để lại cho nền văn học nước ta những tác phẩm nào? Những tác phẩm chính (SGK) - Trình bày khái quát nội dung thơ văn Phan Bội Châu? - Nội dung thơ văn của ông sôi sục, nóng bỏng tinh thần yêu nước. Nó thôi thúc, cổ vũ lòng người. Phan Bội Châu đã thành công trong việc tuyên truyền, cổ vũ tinh thần, ý chí dân tộc và hành động cứu nước. Thơ văn ông giàu nhiệt huyết, có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Ông được coi là câybút xuất sắc nhất trong những năm đầu thế kỉ XX. - Nội dung thứ hai trong phần tiểu dẫn là gì? - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Duy tân hội được thành lập 1905. Lúc này phong trào Cần vương đã cho thấy sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Phan Sào Nam lúc này còn rất trẻ đã biểu hiện quyết tâm vươn mình, vượt qua giáo lí đã lỗi thời của đạo Nho để đón nhận luồng tư tưởng mới, tìm hướng mới khôi phục gian sơn. Phong trào Đông du được nhóm lên, đặt co sỏ, tạo cốt cán cho phong trào cách mạng trong nước và chủ trương cầu Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp. Lưu biệt khi xuất dương được viết trong bữa cơm ngày Tết mà Phan Bội Châu tổ chức ở nhà mình để chia tay với bạn đồng chí trước lúc lên đường. (HS đọc SGK) GV cùng HS tìm hiểu chú thích SGK a. Bố cục - Xác định bố cục và ý của mỗi đoạn. 2. Văn bản Thơ Nôm Đường luật cũng như thơ Đường luật thường có bố cục 4 cặp câu (đề, thực, luận, kết) và 4 câu trên, 4 câu dưới, 2-4-2. - Bài thơ này nên chia theo 4 câu trên và 4 câu dưới. + Bốn câu trên: Nội dung thể hiện quan niệm mới về chí làm trai cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm. + Bốn câu còn lại: ý thức được nỗi nhục mất nước, với nền học vẫn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước. - Từ ý của mỗi câu thơ. Hãy nhận xét bản dịch thơ của Tôn Quang Phiệt? - Nhìn chung bản dịch thơ sát với nguyên tắc. Song ở các câu thơ 3, 6, 8 bản dịch chưa làm rõ ý của nguyên tắc. + Câu 3, nghĩa: Trong khoảng trăm năm ta phải làm được việc gì đó thật có nghĩa cho đời chứ. + Bản dịch thơ "Trong khoảng trăm năm cần có tớ", ý nghĩa của câu thơ nghiên nhiều về khẳng định mình, coi trọng cá nhân trong sự phát triển chung của đất nước, đề cao cái tôi của mình. + Câu 6, nghĩa của nó: Thánh hiền đã vắng, đọc (học) cũng ngu thôi. Bản dịch thơ "Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài". Chữ "hoài" ý nhẹ chỉ mang vẻ nuối tiếc, nghi ngờ về sự học hành theo kiểu từ chương trích cú. Mấy tiếng "tụng diệc si" (đọc cũng ngu thôi) mang nghĩa phủ định mạnh mẽ. + Câu 8, nghĩa của nó: Muôn lớp sóng bạc cùng một lúc bay lên. Bản dịch: "Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi" Chữ "tiễn" trang trọng nhưng không mãnh mẽ, phù hợp với tư tưởng hành động của người viết. Đó là tư thế mạnh mẽ hăm hở khi lên đường. Câu dịch không hoàn toàn bám sát ý nguyên tắc, đã chuyển một khát vọng, một dự cảm, một liên tưởng thành tường thuật miêu tả. b. Chủ đề - Xác định chủ đề của bài thơ - Bài thơ thể hiện ý tưởng lớn lai, mới mẻ, đầy trách nhiệm của Phan Bội Châu. Đồng thời miêu tả tư thế quyết tâm, niềm hăm hở của ông trong buổi đầu xuất dương cứu nước. (HS đọc 4 câu đầu SGK) - Phan Bội Châu thể hiện ý tưởng như thế nào của chí làm trai? II. Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ 1. ý tưởng lớn lao mới mẻ và ý thức trách nhiệm của Phan Bội Châu. - Cũng như nhiều bậc tiền nhân khác như Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu thể hiện ý tưởng của kẻ làm trai: Làm trai phải lạ ở trên đời Nghĩa là sinh ra làm thân nam nhi phải làm được những việc lớn lao, trọng đại cho đời. Vì thế câu thơ thứ hai: Há để càn khôn tự chuyển đời Câu thơ như một lời nhắc nhở: làm trai phải xoay trời, chuyển đất, phải chủ động, kông nên trông chờ. Nó còn là lời phản vấn: lẽ nào cuộc sống muốn đến đâu thì đến, mình là kẻ đứng ngoài, vô can. - Em có nhận xét gì về hai câu thơ này? Liên hệ với Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ - Hai câu thơ thể hiẹn lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến của trang nam nhi Chí làm trai mà các bậc tiền nhân tôn thờ thường gắn liền với nhân nghĩa, chí khí, với công danh, sự nghiệp. - Chí làm trai ở Phan Bội Châu là một quan niệm đầy mới mẻ. Làm trai phải xoay trời, chuyển đất, phải chủ động, phải làm những việc phi thường, phải gắn liền với sự nghiệp cứu nước, cứu nhà. ý tưởng lớn lao mới mẻ này đã giúp Phan Bội Châu thể hiện cái tôi đầy trách nhiệm của mình. Trong khoảng trăm năm cần có tớ - Em có suy nghĩa gì về câu thơ tiếp theo? Trong khoảng trăm năm của đời người, ta phải làm được việc gì có ích cho đời, thấy việc không thể không làm, không ỷ lại cho ai. Phan Bội Châu khẳng định dành trọn cuộc đời của mình cho sự nghiệp cứu nước. - Ông đã tự nhận gánh vác việc giang sơn trên đôi vai của mình một cách dũng cảm, xung phong đi trước mở đường, làm tấm gương sáng cho nhiều người nhất là thế hệ trẻ noi theo. - Bài thơ viết ra bằng cả tâm huyết, nó phá vỡ quy luật của chủ nghĩa phi ngã trong văn chương mấy thế kỉ trước. Nó mở đường cho cái gì mới hơn của nghệ thuật tuyên truyền. Nghệ thuật tuyên truyền chỉ đạt được hiệu quả khi nó xuất phát từ niềm tin chân thật. - Em hiểu câu thơ "Sau này muôn thuở, há không ai" như thế nào? - Trước hết phải thừa nhận: Phan Bội Châu không khẳng định mình và phủ định mai sau. Nghĩa là không vỗ ngực tuyên bố rặng hiện nay vai trò cá nhân của mình vô cùng quan trọng và sau này cũng không thể có ai được như mình. Điều Phan Tiên sinh muốn nói là: Lịch sử là một dòng chảy tiên tục, có sự góp mặt và tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ. Phải có niềm tin như thế nào với mai sau mới có câu thơ ấy. ý thức trách nhiệm còn thể hiện ở thái độ trước tình cảnh đất nước trong hiện tại. Điều ấy được thể hiện như thế nao? (HS đọc 2 câu). "Non xanh... cũng hoài" + Tử hĩ (chết rồi) + Đồ nhuế (nhơ nhuốc) + si (ngu) Các từ nhục, hoài trong bản dịch chưa thể hiện hết ý các từ "đồ nhuế", "si" trong nguyên tắc. - Ông không nghi ngờ như Nguyễn Khuyến trước đây: "Sách vở ích gì cho buổi ấy/ áo xiêm luống những thẹn thân già". Ông đã thấy được bản chất của việc "sôi kinh nấu sử" của các nhà nho xưa. Việc học hành thi cử của nền học vấn cũ khôngcòn phù hợp với tình hình đất nước hiện tại "non sông đã chết". Cần phải nói thêm: Phan Bội Châu không phải là người phủ nhận Nho giáo. Ông hiểu việc đào luyện nhân cách con người phù hợp với tổ chức, quản lý của xã hội phong kiến trong suốt mấy ngàn năm lịch sử. Vấn đề ông đặt ra trong bài thơ là thái độ của mỗi người đối với đất nước. Điều mà ông kêu gọi chính là sự thức thời, là tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tình thế đất nước lúc này đã khác nhiều đối với trước. Hơn nữa, cá tính mạnh mẽ của con người ưa hành động, tràn đầy nhiệt huyết ông đã đưa vào thơ của mình những từ phủ định gây ấn tượng: (HS đọc 2 câu cuối trong bài thơ) Khát vọng hành động và tư thế của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hinh ảnh nào? 2. Tư thế mạnh mẽ, hăm hở của Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước. - Khát vọng hành động và tư thế của nhân vật trữ tình được thể hiện qua các hình ảnh đầy mạnh mẽ: Nguyện vọng bạch lãng nhất tề phi Cùng một lúc bay lên với muôn con sóng bạc. Những từ chỉ về đại lượng không gian: "Trường phong Đông hải", "Thiên trùng bạch lãng" vừa kì vĩ, rộng lớn như gây ấn tượng sâu sắc về con người của vũ trụ. Con người của thơ xưa về cơ bản chưa phải là con người của cá nhân,cá thể mà là con người của vũ trụ. Tuy nhiên những hình ảnh mang tính vũ trụ. Tuy nhiên những hình ảnh mang tính vũ trụ ấy có tác động tô đậm phẩm chất của nhân vật trữ tình. Đó là khát vọng và hành động, là tư thế hăm hở lên đường cứu nước. - Yếu tố nào của bài thơ đã tạo nên sức lôi cuối mạnh mẽ. - Các sử dụng tục ngữ đã làm nên sức lôi cuốn và hấp dẫn. + Những từ ngữ chỉ về đại lượng không gian, thời gian mang tính vũ trụ lớn lao kì vĩ (càn khôn, non sông, khoảng trăm năm) đã làm nên đặc trưng thơ tỏ chí thời trung đại và cũng là đặc trưng trong bút pháp của Phan Bội Châu. + Những từ đầy cảm hứng phủ định: tử hĩ (đã chết), đồ nhuế (nhơ nhuốc), si (ngu), đã tác động đến độc giả một cách sâu sắc. - Giọng thơ tràn đầy tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ. + Mở ra có tính chất mạnh mẽ và chủ động ở hai câu đầu. + Tự tin, đầy trách nhiệm của bản thân và lắng xuống có phần xót xa trước thực trạng của đất nước. + Trào lên mạnh mẽ, hăm hở ở hai câu cuối bài. Giọng điệu của bài thơ đã góp phần làm nổi bật nhân vật trữ tình. Đó là con người tự tin, dám đối thoại cùng trời đất lịch sử, ý thức rõ về cái vinh cái nhục ở đời, có khát vọng lớn lao, có hành động mạnh mẽ, hăm hở trên hành trình cứu nước. Đánh giá về giá trị của bài thơ? III/ Tổng kết Ghi nhớ ( SGK) 3. Hướng dẫn học bài Làm bài tập trong SGK Giờ sau học Tiếng Việt V/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Tài liệu đính kèm: