Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Thao tác lập luận so sánh

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 - Vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 - tập 1.

 - Sách giáo viên Ngữ Văn 11 - tập 1.

 - Sách thiết kế.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

 - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc lại 15 câu đầu bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

- Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài “Văn tế Cần Giuộc”?

 

docx 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7694Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Thao tác lập luận so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thôn tính, sáp nhập ĐV vào lãnh thổ TQ là trái với đạo lí, không thể chấp nhận được.
+ Câu c: đây là một đoạn văn so sánh mẫu mực có sức thuyết phục.
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH.
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
 a. - Đối tượng được so sánh là bài “Văn Chiêu hồn”. 
 - Đối tượng so sánh là Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm và Truyện Kiều.
b. Điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng:
- Giống: đều nói về con người. 
- Khác: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm và Truyện Kiều bàn về con người ở cõi sống. Chiêu hồn bàn về con người ở cõi chết.
c. Mục đích so sánh trong đoạn trích: 
- Làm sáng tỏ vững chắc hơn lập luận của mình.
- Tác giả đi từng bước, đưa dẫn chứng để thuyết phục người đọc:
+ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm nói về một lớp người.
+ Truyện Kiều nói về một xã hội người.
+ Đến Văn chiêu hồn thì cả loài người lúc sống và lúc chết được bàn tới.
+ Nếu Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, ngược lại Chiêu hồn mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai bàn đến: cõi chết.
---> Tác dụng: làm cho ý kiến cụ thể, sinh động, thuyết phục hơn.
2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:
- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. 
- So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
II/ CÁCH SO SÁNH:
1. Tìm hiểu ngữ liệu 1:
a. Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố với các quan niệm sau:
- Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm” cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống của nhân dân được nâng cao.
- Quan niệm của những người hoài cổ cho là chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác trong sạch như xưa thì đời sống của người nông dân được cải thiện.
b. Căn cứ để so sánh: dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong TP Tắt đèn với các nhân vật của một số TP khác cũng viết về nông thôn thời kì ấy, nhưng theo hai quan niệm trên.
c. Mục đích so sánh:
+ Là chỉ ra ảo tưởng của 2 quan niệm trên 
+ Làm nổi rõ cái đúng của NTT: người nông dân phải đứng lên chống lại những kẻ bóc lột mình, áp bức mình.
2. Cách so sánh:
Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến quan điểm của người nói(viết).
* GHI NHỚ: (SGK).
III. LUYỆN TẬP:
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI – BÀI MỚI: 
 1. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI :
Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
 2. BÀI MỚI:
 Chuẩn bị bài mới: “Chiếu cầu hiền”:
 + Tác giả, thể loại chiếu.
 + Bố cục bài chiếu, nội dung chính mỗi phần.
 + Phân tích thực trạng và nhu cầu thời đại, đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 
Tuần: 7
Tiết: 25 -26
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 
- Nắm lại một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
- Có năng lực đọc – hiểu văn bản văn học, phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 - tập 1.
- Sách giáo viên Ngữ Văn 11 - tập 1.
- Sách thiết kế.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 
- GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,...
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong tiết học.
3. Bài mới: “ Ôn tập văn học trung đại Việt Nam”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
v Hoạt động 1: Ôn lại những nội dung chính của văn học trung đại.
+ GV : Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi ở SGK, sau đó từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- Nhóm 1: Trình bày câu 1, các nhóm khác bổ sung GV nhận xét, chốt lại những nội dung quan trọng.
- Nhóm 2: Trình bày câu 2. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
+ GV kết luận lại những trọng tâm.
- Nhóm 3: Trình bày câu 3. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
+ GV : Theo dõi, nhận xét và chốt lại.
- Nhóm 4: Trình bày câu 4. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
+ GV : Theo dõi, nhận xét và chốt lại.
v Hoạt động 2: Phương pháp
- Thao tác 1: GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng tổng kết các tác giả, tác phẩm văn học trung đại trong chương trình lớp 11.
 - Thao tác 2:: GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số những đặc điểm quan trọng về thi pháp của văn học trung đại Việt Nam. 
+ GV : Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm trình bày một đặc điểm thi pháp và trả lời những yêu cầu nêu trong mỗi đặc điểm.
- Nhóm 1: Trình bày “tư duy nghệ thuật”. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
+ GV : Theo dõi, nhận xét và chốt lại.
- Nhóm 2: Trình bày “ quan niệm thẫm mĩ”. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
+ GV : Theo dõi, nhận xét và chốt lại.
- Nhóm 3: Trình bày “bút pháp nghệ thuật”. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
+ GV : Theo dõi, nhận xét và chốt lại.
- Nhóm 4: Trình bày “thể loại”. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
+ GV : Theo dõi, nhận xét và chốt lại.
I. NỘI DUNG:
Câu 1. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XX:
- Những biểu hiện chủ yếu:
 Yêu thiên nhiên đất nước, niềm tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất, chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm.
- Xuất hiện những nội dung mới: 
+ Mang âm hưởng bi tráng phản ánh một thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc qua các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc).
+ Đề cao vai trò của hiền tài đối với đất nước (Chiếu cầu hiền ).
+ Tư tưởng canh tân đất nước, đề cao vai trò của pháp luật ( Xin lập khoa luật).
Câu 2: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn từ TK XVIII đến nửa đầu TK XIX :
- Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học xuất hiện thành trào lưu vì: những tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp với nhiều tác phẩm có giá trị lớn như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương,
- Những nội dung nhân đạo chủ yếu trong giai đoạn này: 
 + Thương cảm trứơc bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người.
 + Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm.
 + Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
+ Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc,
- Những biểu hiện mới so với những giai đoạn trước: 
 + Hướng vào quyền sống của con người, nhất là con người trần thế .
( Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương).
 + Ý thức về cá nhân đậm nét hơn: quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân(Đọc Tiểu Thanh kí, Tự tình II, Bài ca ngất ngưởng,).
- Vấn đề cơ bản nhất: khẳng định quyền sống con người. Đây là nội dung xuyên suốt hầu hết các tác phẩm nổi tiếng.
+ Truyện Kiều: Khẳng định quyền sống của con người.
+ Chinh phụ ngâm: quyền sống và hạnh phúc của con người trong chiến tranh.
+ Thơ Hồ Xuân Hương: quyền sống, tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ.
+ Bài ca ngất ngưởng: ca ngợi một lối sống tự do.
Câu 3: Giá trị phê phán và phản ánh hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”
 Đoạn trích là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ chúa, được khắc hoạ ở hai phương diện: cuộc sống thâm nghiêm giàu sang, xa hoa và cuộc sống thiếu sinh khí.
- Trịnh phủ là nơi thâm nghiêm, đầy uy quyền: 
+ Những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, ở những con người oai vệ và những con người khúm núm, sợ sệt. 
+ Phủ chúa là một thế giới riêng biệt. Người vào phải qua rất nhiều cửa gác, mọi việc đều phải có quan truyền lệnh, chỉ dẫn. Thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ, nín thở, khúm núm lạy tạ.
- Phủ chúa là nơi cực kì giàu sang và hết sức xa hoa. Giàu sang từ nơi ở đến tiện nghi sinh hoạt. Xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn, thức uống
- Cuộc sống nơi Trịnh phủ âm u, thiếu sinh khí:
+ Sự thâm nghiêm kiểu mê cung càng làm tăng ám khí nơi phủ chúa.
 + Ám khí bao trùm không gian, cảnh vật. 
+ Ám khí ngấm sâu vào hình hài, thể tạng con người. 
+ Vị chúa nhỏ Trịnh Cán sống trong xa hoa nhưng lại thiếu sức sống.
Câu 4: Những giá trị về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Giá trị nội dung: 
o Lí tưởng nhân nghĩa đạo đức (Lục Vân Tiên).
o Nội dung yêu nước (Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,)
+ Về nghệ thuật: tính chất trữ tình đạo đức ; đậm đà sắc thái Nam Bộ.
- Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc: 
+ Bi (đau thương) được gợi lên qua cuộc sống lam lũ, vất vả, nỗi đau thương mất mát của người nghĩa sĩ và tiếng khóc xót đau của người còn sống. 
+ Tráng (hào hùng, tráng lệ) qua lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa quân, sự ca ngợi công đức những người đã hi sinh về quê hương đất nước
---> Trước Nguyễn Đình Chiểu, văn học dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân – nghĩa sĩ. Cái mới mẻ và bất tử của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân đã làm nên một tượng đài bi tráng.
II. PHƯƠNG PHÁP:
1. Bảng tổng kết về tác giả, tác phẩm văn học trung đai việt Nam:
2. Một số điểm quan trọng về thi pháp:
Tư duy nghệ thuật:
Thường nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật đã thành công thức.
* Tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm của bài thơ “Thu điếu”:
- Tính quy phạm: dùng hình ảnh ước lệ ( thu thiên, thu thuỷ, thu hoa, thu diệp, ngư ông).
- Sáng tạo: 
+ Cảnh thu mang nét riêng của đồng bằng Bắc Bộ. Chiếc ao làng với sóng hơi gợn, nước trong veo, lạnh lẽo. Lối vào nhà với ngõ trúc quanh co
+ Vần “eo”---> gợi không gian ngoại cảnh và tâm cảnh tĩnh lặng, thu hẹp dần.
Quan niệm thẩm mĩ: 
Hướng về những cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển cố, điển tích, những thi liệu Hán học.
( VD các điển tích, điển cố trong các bài: Lục Vân Tiên (Kiệt, Trụ, U lệ,), Bài ca ngắn..., Khóc Dương Khuê,)
Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ,
tượng trưng.
( VD “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”)
Thể loại:
Kí sự, thơ Đường luật, hát nói, ca trù, văn tế,...
* Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của thể thơ đường luật:
- Bố cục: 4 phần.
- Phép đối: 2 câu luận, 2 câu thực đối nhau, đối từ loại, thanh, ý nghĩa---> Tác dụng: tạo âm hưởng nhịp hài hoà âm thanh, đối chọi hoặc tương đồng ý nghĩa rất lí thú trong thơ Đường luật.
* Văn tế:
- Bố cục 4 phần: lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.
- Các cụm từ mở đoạn, giọng điệu lâm li, thống thiết.
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI – BÀI MỚI: 
1. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI :
 - Những biểu hiện mới của nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn trung đại từ thế kỉ XVII đến hết thế kỉ XIX.
- Lập bảng theo mẫu ở SGK, điền các thông tin vào bảng.
2. BÀI MỚI:
 - Chuẩn bị bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ xx Cách mạng tháng Tám 1945”
 - Những đặc điểm cơ bản và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX Cách mạng tháng Tám 1945.
---ëëë---
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Tuần: 7, 8
Tiết: 27-28-29
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
- Thấy được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa Việt nam nửa đầu thế kỷ XX.
- Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả và tác phẩm cụ thể.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 - tập 1.
- Sách giáo viên Ngữ Văn 11 - tập 1.
- Sách thiết kế.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 
- GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,...
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Những biểu hiện của nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn trung đại từ thế kỉ XVII đến hết thế kỉ XIX.
 3. Bài mới: “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945”.:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
v Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu TK XX đến 1945.
- Thao tác 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm thứ nhất:Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá.
- GV : Yêu cầu HS quan sát SGK trang 82 -87, nêu nội dung những đặc điểm cơ bản của VHVN giai đoạn này.
+ HS: Quan sát, phát hiện, đọc tên đặc điểm.
+ GV : Giải thích khái niệm hiện đại hoá trong văn học.
+ GV :Giao HS đọc trang 82, 83 và trả lời những câu hỏi:
+ GV : Văn học thời kì này không phải tự nhiên mà có. Cơ sở, điều kiện hình thành và phát triển của nó chính là hoàn cảnh lịch sử - xã hội, văn hoá. Vậy, hoàn cảnh lịch sử - xã hội, văn hoá VN thời kì này có gì đáng lưu ý? Hoàn cảnh đó tác động như thế nào đến diện mạo của nền văn học VN giai đoạn này?
+ HS: Trả lời.
+ GV : Nhận xét, và phân tích các nguyên nhân dẫn đến văn học VN thời kì này được hiện đại hoá?
+ GV : Quá trình hiện đại hoá diễn ra qua mấy giai đoạn? Đặc điểm của mỗi giai đoạn?
+ GV lấy VD bài “Xuất dương lưu biệt” và phân tích để minh hoạ cho giai đoạn 1.
+ GV : Lấy thơ Tản Đà và phân tích để minh họa cho giai đoạn 2.
+ GV : Lấy thơ Xuân Diệu để phân tích thấy được sự cách tân toàn diện trong thơ ca ở giai đoạn thứ 3.
- Thao tác 2: Chốt và chuyển ý: Hiện đại hoá văn học là một quá trình. 
 + GV : VHVN chia làm mấy bộ phận? Vì sao có sự phân chia ấy? Căn cứ để phân chia?
+ HS: Phát biểu.
+ GV giảng: Vì VHVN thời kì này phát triển trong hoàn cảnh đất nước thuộc địa, ảnh hưởng của chính sách kinh tế, văn hóa của TD pháp; ảnh hưởng sâu sắc của các phong trào yêu nước.
Căn cứ vào thái độ chính trị của các nhà văn (chống Pháp trực tiếp hay không trực tiếp) để chia là 2 bộ phận: VH công khai và VH không công khai.
+ GV : Thế nào là văn học công khai? Nêu các xu hướng phân hoá của bộ phận văn học này?
+ GV : Dựa vào SGK, em hãy trình bày những đặc điểm của văn học lãng mạn, cũng như những đóng góp và hạn chế của văn học này?
+ GV : Dựa vào SGK, em hãy nêu những đặc trưng của văn học hiện thực? Sự đóng góp của nó cũng như những hạn chế nhất định?
+ GV : Hãy nêu những đặc điểm của bộ phận văn học không công khai? Bộ phận này khác với bộ phận văn học công khai như thế nào? (về đội ngũ sáng tác, tính chất)
- Thao tác 3: Tìm hiểu đặc điểm thứ 3: Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng.
+ GV : Em hãy nêu những biểu hiện của sự phát triển? Vì sao VHVN phát triển vượt bậc như vậy?
v Hoạt động 2: Tìm hiểu những thành tựu chủ yếu của VH VN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
+ GV : Hai truyền thống lớn của VHVN là gì? Trong thời kì này, VHVN đóng góp thêm truyền thống gì?
+ HS: Khái quát phát biểu.
+ GV : Truyền thống yêu nước và nhân đạo trong thời kì này có thêm những nét gì mới? Dẫn chứng?
+ HS: Phân tích, chứng minh. 
+ GV : Về thể loại và ngôn ngữ giai đoạn này có những đóng góp gì?
+ HS: Trả lời.
v Hoạt động 3: Tổng kết
+ GV : Gọi HS đọc ghi nhớ 
+ HS: Đọc và ghi nhận
Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thể kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá:
a. Khái niệm: Hiện đại hoá văn học: Là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.
b. Nguyên nhân:
- Cơ cấu xã hội có những biến đổi sâu sắc: xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới ---> có đời sống tinh thần, thị hiếu thẩm mĩ mới, đòi hỏi một thứ văn chương mới.
- Văn hóa VN dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, có dịp tiếp thu văn hóa phương Tây.
- Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời, lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi ---> yếu tố quan trọng làm cho nền văn học VN phát triển theo hướng hiện đại.
- Tầng lớp trí thức Tây học xuất hiện thay thế cho lớp trí thức nho học.
Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực.
Nghề in, xuất bản, báo chí ra đời và
phát triển khá mạnh. Viết văn trở thành một nghề kiếm sống.
Sự xuất hiện của đội ngũ phê bình và
phong trào dịch thuật,
² Những nhân tố trên tạo điều kiện cho nền văn học Việt Nam đổi mới theo hướng hiện đại hoá.
Quá trình hiện đại hoá: 3 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920)
- Giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá văn học.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Thầy La- za- rô Phiền (Nguyễn Trọng Quản), Hoàng Tố Anh hàm oan (Thiên Trung).
- Thành tựu chủ yếu là thơ văn yêu nước của: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thượng Hiền,..
" Giai đoạn thử nghiệm, chất lượng nghệ thuật chưa cao.
Giai đoạn thứ hai ( từ 1920 đến 1930 )
- Đạt những thành tựu đáng kể:
+ Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách,...
+ Truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học,...
+ Thơ của Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải,...
+ Kịch nói của Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nam Xương,...
+ Bộ phận truyện kí của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đã góp phần đáng kể vào quá trình hiện đại hoá văn học trong nước.
" Đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận còn tồn tại nhiều yếu tố của văn học trung đại .
ŸGiai đoạn thứ ba ( từ 1930 đến 1945 )
Quá trình hiện đại hoá văn học đã được hoàn tất với những cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại:
+ Truyện ngắn và tiểu thuyết được viết theo lối mới từ cách xây dựng nhân vật đến nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ nghệ thuật với các tác giả tiêu biểu như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, nhóm Tự lực văn đoàn,
+ Thơ ca đổi mới sâu sắc với phong trào thơ mới (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,)
+ Phóng sự, bút kí, tuỳ bút, kịch nói, phê bình văn học,đổi mới ( Vi Huyền Đắc, Vũ Đình Long, Nguyễn Huy Tưởng, Hải Triều, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan,...)
" Văn học VN đã có sự đổi mới toàn diện và sâu sắc.
2.Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung với nhau để cùng phát triển:
a. Bộ phận văn học công khai:
* Văn học công khai là văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. 
* Phân hoá thành hai xu hướng chính:
- Xu hướng văn học lãng mạn:
+ Khẳng định cái tôi cá nhân, đề cao con người thế tục, phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ.
+ Bất hoà với thực tại, tìm cách thoát khỏi thực tại bằng cách đi sâu vào thế giới nội tâm, thế giới của mộng ước.
+ Thường tìm đến đề tài tình yêu, thiên nhiên và quá khứ, thể hiện khát vọng vượt lên trên cuộc sống hiện tại chật chội, tù túng, tầm thường.
+ Tác giả tiêu biểu: nhóm Tự lực văn đoàn(Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam,...), các nhà thơ mới, truyện ngắn trữ tình của Thạch lam, Thanh Tịnh, Hồ Zếnh, tuỳ bút và truyện ngắn của Nguyễn Tuân,
 + Giá trị: VH lãng mạn góp phần thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống luân lí, lễ giáo phong kiến cổ hủ để giải phóng cá nhân, giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân,
+ Hạn chế: gắn trực tiếp với đời sống xã hội chính trị của đất nước, đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
- Văn học hiện thực:
+ Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc.
+ Đấu tranh chống áp bức giai cấp, phản ánh mâu thuẫn giữa người giàu, kẻ nghèo, giữa nhân dân lao động với tầng lớp thống trị.
+ Phê phán xã hội trên tinh thần dân chủ và nhân đạo, miêu tả, phân tích một cách chân thực, chính xác thông qua những hình tượng điển hình
+ Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan,Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,
+ Giá trị: Có tính chân thật cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo. 
+ Hạn chế: chỉ thấy tác động một chiều của hoàn cảnh đối với con người, coi con người là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh.
² Hai xu hướng này cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau, vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau.
b. Bộ phận văn học không công khai:
- Văn học không công khai là văn học
bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu
hành bí mật.
- Tác giả: Những chí sĩ yêu nước, chiến
sĩ cách mạng.
- Nội dung: 
+ Dùng thơ văn là vũ khí sắc bén đấu tranh chống kẻ thù, lên án chủ nghĩa thực dân và bọn phong kiến tay sai. 
+ Nói lên khát vọng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội , niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc, 
 - Một số tác giả tiêu biểu: Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Tố Hữu,
† Tóm lại, giữa các bộ phận, các xu hướng này vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng:
- Biểu hiện: tốc độ phát triển mau lẹ khẩn trương về số lượng tác giả và tác phẩm, sự hình thành và đổi mới các thể loại văn học, độ kết tinh ở những tác giả và tác phẩm tiêu biểu. 
---> “Ở nước ta một năm có thể kể như ba mươi năm của người” (Vũ Ngọc Phan).
- Nguyên nhân: sự thúc bách của thời đại, sự vận động tự thân củaVH dân tộc, sự thức tỉnh của “cái tôi” cá nhân.
II. Những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tam năm 1945:
1. Nội dung tư tưởng:
- Hai truyền thống yêu nước và nhân đạo được kế thừa. Có thêm truyền thống mới: dân chủ.
+ Yêu nước thời PK gắn với trung quân. Giai đoạn này, yêu nước gắn liền với nhân dân “Dân là dân nước, nước là nước dân” (Phan Bội Châu); gắn với lí tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản. 
+ Truyền thống nhân đạo gắn với tinh thần dân chủ, quan tâm đến đời sống nhân dân lao động. Khát vọng giải phóng cá nhân, đề cao tài năng và phẩm giá con người.
2. Thể loại và ngôn ngữ:
a. Thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, tùy bút, lí luận phê bình, thơ.
* Tiểu thuyết và truyện ngắn:
- Hồ Biểu Chánh khẳng định được chỗ đứng của mình với hàng chục tác phẩm dày dặn. Nhưng các tác phẩm của ông chưa thoát khỏi kiểu kết cấu chương hồi và cách kết thúc có hậu, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ song chưa đạt đến chuẩn mực của ngôn ngữ văn chương.
- Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đẩy cuộc cách tân tiểu thuyết lên bước mới: dựng truyện tự nhiên, tổ chức kết cấu linh hoạt, đời sống nhân vật được phân tích tinh tế, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hấp dẫn.
- Tiểu thuyết hiện thực tiếp tục đưa cuộc cách tân tiểu thuyết lên tầm cao mới. Các nhà văn hiện thực đã dựng lên bức tranh hiện thực phản ánh được những mâu thuẫn, xung đột của xã hội, khắc hoạ thành công các tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ngôn ngữ phong phú, giản dị, tron

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_8_Thao_tac_lap_luan_so_sanh.docx