Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Trường THPT Tây Nam

1. Tu từ từ vựng – ngữ nghĩa:

a. So sánh liên tưởng

b. Nhân hóa

c. Ẩn dụ

d. Hoán dụ

e. Điệp ngữ

f. Chơi chữ

g. Nói quá

h. Nói giảm nói tránh

i. Tương phản- đối lập,

2. Tu từ ngữ âm:

a. Điệp âm

b. Điệp vần

c. Hài thanh

d. Nhịp điệu (ngắt nhịp)

e. Âm hưởng (giọng điệu)

3. Tu từ cú pháp:

 

docx 137 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1562Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Trường THPT Tây Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao đầm”như những di tích lịch sử về quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng
“ Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”
      + Thật sự, nếu không có những người vợ mòn mỏi chờ chồng cả thời chinh chiến thì không có sự cảm nhận về núi Vọng Phu.Cũng như nếu không có truyền thuyết Hùng Vương dựng nước thì không thể có sự cảm nhận nét hùng vĩ của núi đồi quanh đền Hùng.Nói cách khác, những núi Vọng Phu, những hòn Trống Mái, những núi Bút, non Nghiên không còn là những cảnh thiên nhiên thuần túy nữa, mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự hóa thân của những con người không tên, không tuổi.
2.Thiên nhiên đất nước, qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân .Chính nhân dân đã tạo dựng nên đất nước này,đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất này.Từ những hình ảnh, những cảnh vật, hiện tượng cụ thể, nhà thơ đã “quy nạp” thành một khái quát sâu sắc:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
     => Với cấu trúc quy nạp ( đi từ liệt kê các hình ảnh, địa danhđến khái quát mang tính triết lý) , dường như nhà thơ không thể kể ra hết những danh lam thắng cảnh và những nét đẹp văn hóa dân tộc vô cùng phong phú, đa dạng trên khắp đất nước.Nên cuối cùng, nhà thơ đã khẳng định : trên không gian địa lý đất nước, mỗi địa danh đều là một địac chỉ văn hóa được làm nên bằng sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn người Việt.
 III/ Kết bài:
    - Đoạn thơ thể hiện được đặc điểm tiêu biểu của trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm : chất chính luận hài hòa chất trữ tình, giọng thơ tự sự ; ngôn từ, hình ảnh đẹp, giàu sức liên tưởng.
   - Viết về đề tài đất nước - một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang những nét riêng, mới mẻ, sâu sắc . Những nhận thức mới mẻ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên vẻ đẹp của đất nước ở góc độ địa lý-văn hóa càng gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mỗi người.
 ĐỀ 5: Cảm nhận của anh/ chị về đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm :
“Em ơi em 
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và đã chết
Giản dị và bình thản
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì đánh ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bạị”
I/ Mở bài : (HS tự làm)
            - Đọan thơ sau đây là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên lịch sử và truyền thống dựng nước và giữ nước :
“ Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
II/ Thân bài :
     - Sau khi đã khẳng định vai trò của nhân dân làm nên bức tranh địa lý- văn hóa muôn màu muôn vẻ, nhà thơ tiếp tục baỳ tỏ những suy tư, nhận thức của mình về vai trò của nhân dân trong việc làm ra lịch sử và truyền thống của đất nước.
     + Trước hết, nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó là : người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh bình dị.Thật sự trong bề dày bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước, có biết bao thế hệ cha anh dũng cảm, chiến đấu, hy sinh và trở thành anh hùng mà tên tuổi của họ “cả anh và em đều nhớ”:
“ Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ”
    + Nhưng cũng có hàng triệu , hàng triệu người cũng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước  đã ngã xuống , họ đã “sống và chết, không ai nhớ mặt đặt tên”, nhưng tất cả, họ đều có công “ làm ra Đất Nước”. Có thể nói, đây là một quan niệm mới mẻ về đất nước của nhà thơ.Và từ quan niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tôn vinh lòng yêu nước của nhân dân :
“Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh’
+ Với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”, tác giả đã khẳng định tất cả những gì do nhân dân làm ra, những gì thuộc về nhân dân như “hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói, tên xã tên làng”cũng như chính những con người vô danh bình dịđó đã góp phần giữ và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước. Chính họ đã tạo dựng nền móng sự sống cho đất nước, cho nhân dân.Không những vậy, họ còn luôn sẵn sàng vùng lên chống ngoại xâm, đánh nội thù để giữ gìn sự sống đó và bảo vệ đất nước thân yêu của mình.
“Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
    Ở đây, nhận thức về đất nước  và lòng yêu nước của nhà thơ đã gắn liền với lòng biết ơn nhân dân, bởi nhân dân mới là những chủ thể đích thực làm ra đất nước và bảo vệ đất nước.  
    - Tóm lại, với  hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, giọng thơ vừa tự sự vừa trữ tìnhđọan thơ vừa là  lời tâm tình,vừa là lời nhắn nhủ của nhà thơ với tất cả mọi người phải nhận thức đúng vai trò to lớn của nhân dân trong việc làm nên truyền thống lịch sử, văn hóa  của đất nước bằng chính lòng biết ơn của mình.
 III/ Kết bài :
      - Chủ đề về đất nước, quê hương không phải là một chủ đề mới lạ trong văn học Việt Nam.Bởi lẽ, trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ về đất nước của nhiều nhà thơ có tên tuổiNhưng,có thể nói “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm  đã  khẳng định được vai trò to lớn của nhân dân với đất nước một cách dễ hiểu, dễ cảm, dễ nhớ và sâu sắc.
      - Đọan thơ đã thức tỉnh được nhận thức của tuổi trẻ Miền Nam thời chống Mỹ và tuổi trẻ hôm nay khi họ đang lún sâu vào lối sống ngoại lai .Từ đó, đọan thơ đã làm sống lại truyền thống yêu nước hào hùng trong mỗi chúng ta.       
Đề 6: Cảm nhận đọan thơ sau đây trong đọan trích “ Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm:
“Để Đất Nước này là Đất Nước nhân dân
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại         Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
 Biết quý công cầnm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.
I/ Mở bài : (HS tự làm)
      - Đọan thơ sau đây là sự thể hiện sâu sắc những suy tư, nhận thức về đất nước của nhà thơ trên cơ sở tư tưởng Đất nước của Nhân dân :     
II/ Thân bài :
              Câu thơ mở đầu đọan thơ “ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân” chính là sự thể hiện cảm hứng chủ đạo bao trùm lên tòan đọan trích và cả Chương V của bản trường ca “Mặt đường khát vọng”. Đây chính là lời kết, là sự khái quát từ những gì đã được nhà thơ triển khai trên cả chiều dài của trang thơ và trong cả chiều sâu của dòng cảm hứng trữ tình- chính luận.
       - Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như ca dao, thần thoại.Như vậy cũng chính là đã sáng tạo ra đất nước. Để khẳng định điều này, Nguyễn Khoa Điềm đã lấy ý từ ba câu ca dao có nội dung sâu sắc để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân :
                                                            “Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
                     Biết quý công cầnm vàng những ngày lặn lội
  Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
 Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.
     + Đó là vẻ đẹp giàu lòng yêu thương  của người Việt đã bắt nguồn từ thời xa xưa với những lời dân ca ngọt ngào  “Yêu em từ thuở trong nôi,
 Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”
       + Và đó là vẻ đẹp của lối sống đậm nghĩa, vẹn tình, quý trọng tình nghĩahơn cả vật chất ngàn vàng.Ở đây, ý thơ của nhà thơ được gợi lên từ chính những câu ca dao một thời đi vào đời sống tâm hồn của dân tộc :
“ Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”
       + Và đó còn là sự thể hiện của truyền thống kiên cường, bất khuất của trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.Vẻ đẹp của truyền thống anh hùng ấy cũng được làm nên từ những câu ca dao từng ca ngợi tinh thần quật khởi của dân tộc :
“ Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre nên gậy , gặp đâu đánh què”
   Từ đó có thể khẳng định:  nhân dân đã làm ra văn hóa, làm ra đất nước bằng chính tinh cách, lẽ sống tâm hồn mình.   Có thể nói,
       + Tuổi trẻ thế hệ Nguyễn Khoa Điềm đã nhận thức được một cách sâu sắc Nhân dân là người làm nên lịch sử, làm ra văn hóa đất nước  bằng tất cả tình cảm trân trọng và yêu thương .
     + Suy tư và nhận thức này của nhà thơ là tư tưởng nghệ thuật đã trở thành truyền thống trong văn học Việt Nam.Từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu đã từng nói lên nhận thức về vai trò của nhân dân trong lịch sử.Đến các nhà thơ, nhà văn trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ , nhận thức ấy đã được nâng lên thành một tư tưởng có tầm cao mới.
III/ Kết bài :
      - Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, trang trọng; ý thơ giàu chất chính luận, ngôn ngữ thơ mộc mạc, cách sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân giantừ những suy tư cảm xúc của nhà thơ, đọan thơ đã khắc sâu cho chúng ta những nhận thức sâu sắc và mới mẻ về đất nước nhân dân.
      - Từ đó, đọan thơ bồi dưỡng thêm tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào về con người Việt Nam cho mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời đaị hôm nay.                                   
*********************************************************************************
Bài 5: SÓNG
A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN
I/ Tác giả 	
Xuân Quỳnh ( 1942 – 1988 ), xuất thân từ một gia đình công chức, quê ở Hà Tây.
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
II/ Văn bản 
1/ Hoàn cảnh sáng tác, đề tài và chủ đề 
HCST : Bài thơ được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền, là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.
 - Đề tài : tình yêu.
 - Chủ đề : mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu – một hình ảnh đẹp và xác đáng.
2/ Nội dung 
- Phần 1 : Sóng và em – những nét tương đồng( Khổ 1à Khổ7)
	+ Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí.
	+ Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường.
	+ TY đầy bí ẩn, khó lí giải.
	+ Luôn trăn trở, nhớ nhung và bao giờ cũng thủy chung son sắt.
 - Phần 2 : Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu (khổ 8,9).
	+ Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời: ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc.
	+ Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu.
3/ Nghệ thuật : Xem tập học.
4/ Ý nghĩa văn bản: Xem tập học.
5/ Ý nghĩa hình tượng sóng
Sóng là hiện tượng tự nhiên tồn tại vĩnh hằng với thời gian.
Mượn hình tượng sóng làm biểu tượng của tình yêu với mong muốn tình yêu bất diệt bền vững như sóng.
B/ ĐỀ LUYỆN TẬP 
Đề 1 : Phân tích bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Qua đó, anh/ chị cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ khi yêu.
Mở bài :
Trong thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ viết hay nhất về tình yêu. Đặc sắc của thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói trực tiếp, chân thành và mãnh liệt bày tỏ những khát vọng tình yêu của một trái tim phụ nữ.
Sóng là một trong hai bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ hiện đại Việt Nam nói chung. Vẻ đẹp của bài thơ là hình tượng “sóng”.
Thân bài :
1) Giới thiệu chung
- Sóng là hiện tượng tự nhiên tồn tại vĩnh hằng với thời gian. Sóng ẩn dụ cho tình yêu và là sự hóa thân của nhà thơ. Như vậy, sóng và em tuy hai mà một. Tg mượn hình tượng sóng để làm biểu tượng cho tình yêu với mong muốn tình yêu của mình cũng bất diệt và vĩnh hằng như sóng.
- Bởi vậy, sóng là hình tượng nt xuyên suốt bài thơ, là linh hồn của tp và cũng chính là trái tim “ dữ dội và dịu êm” của Xuân Quỳnh. “Sóng” cùng với “em” tạo thành cặp sóng đôi, gắn bó, quấn quýt xuyên suốt bài thơ. Trên cơ sở đó, nhà thơ bộc lộ mọi cung bậc tình cảm của mình về tình yêu.
2) Phân tích bài thơ
 a. Hai khổ thơ đầu : những băn khoăn trăn trở và trạng thái tâm lí trong tình yêu
	 - Mở đầu bài thơ, sóng được thể hiện trong những trạng thái trái ngược : dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ. Qua bốn tính từ đi liền kết hợp với nt đối lập, nhà thơ diễn tả sinh động sắc thái đối nghịch của sóng : khi biển bình yên thì sóng dịu êm, lặng lẽ, khi biển động thì sóng dữ dội, ồn ào. Sóng có những trạng thái thất thường và nó thấy “ sông không hiểu nổi mình” nên đã “ tìm ra tận bể” để tìm kiếm một lời lí giải.
 Trạng thái của sóng cũng là trạng thái tâm hồn của người con gái khi yêu. Tình yêu là một trạng thái tâm lí khác thường. Tình yêu có nhiều cung bậc, sắc thái, vừa đối lập, vừa thống nhất hài hòa. Người phụ nữ khi yêu họ cũng nhận thấy những biến động khác thường của lòng mình và họ khát khao vượt ra khỏi những giới hạn chật chội để tìm đến những miền bao la vô tận như sóng phải từ sông tìm ra biển. Nỗi khát vọng tìm tòi của họ có khi lên đến tột độ và ý tưởng này đã theo đuổi nhà thơ cho đến tận cùng của bài thơ. Đó là khát vọng hòa mình vào bể lớn của tình yêu
“Sông không . tận bể”
 - Ở khổ hai, hai câu đầu “ Ôi con sóng ngày xưa
 Và ngày sau vẫn thế” 
nói lên quy luật muôn thuở của sóng là lúc nào nó cũng có những trạng thái trái ngược như thế. Nếu còn biển, còn đại dương thì còn sóng và sóng vẫn lúc dữ dội, lúc dịu êm, khi ồn ào, khi lặng lẽ. Tình yêu cũng sẽ tồn tại muôn đời như sóng và cũng có những trạng thái tâm lí bất thường ấy.
 Hai câu thơ sau nhà thơ đã phân thân, tách mình ra khỏi sóng để nhấn mạnh thêm quy luật tình cảm của con người “Nỗi khát vọng tình yêu
 Bồi hồi trong ngực trẻ”
Nếu sóng mãi trường tồn thì khát vọng tình yêu cũng được cảm nhận như là nỗi khát khao vĩnh hằng, muôn thưở của nhân loại mà trước hết là của tuổi trẻ. Nhà thơ Xuân Diệu cũng cho rằng : “ Hãy để trẻ thơ nói cái ngon của kẹo. Hãy để cho tuổi trẻ nói hộ tình yêu”. 
=> Tóm lại, hai khổ thơ đầu giàu chất suy tư. Từ sóng, XQ không chỉ khám phá và biểu đạt những quy luật của ty mà còn khẳng định khát vọng tình yêu muôn đời của nhân loại, của tuổi trẻ.
 b. Khổ 3,4 : Sự nhận thức, cắt nghĩa, lí giải về tình yêu 
- Khi yêu, người ta muốn giải thích, muốn tự nhận thức về tình yêu trong lòng mình. Đó là một quy luật tự nhiên của tâm lí. Người con gái đang yêu ở đây cũng vậy “ Trước muôn trùngsóng lên?”. Điệp từ “ em nghĩ” càng làm rõ hơn sự suy tư.
- Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Quỳnh dùng hai hình ảnh “sóng” và ‘gió” để nói về tình yêu. Tình yêu là sóng gió. Nhưng sóng thì “ bắt đầu từ gió”, còn gió thì “ bắt đầu từ đâu?”. Có lúc tưởng như nhà thơ lí giải được cái khởi nguồn của sóng gió, của tình yêu. Nhưng rồi nhà thơ đã bất lực : “ gió bắt đầu từ đâu?” và tình yêu bắt đầu từ đâu? Từ khi nào? Xuân Quỳnh đã thú nhận một cách thành thật nhưng cũng rất dễ thương và ý nhị sự bất lực của mình khi cố nhận thức, lí giải cái quy luật không thể cắt nghĩa được của tình yêu “ Sóng bắt đầu yêu nhau”. Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình yêu dù là người “uống tình yêu đến dập cả môi” cũng đã bất lực khi đi tìm định nghĩa của tình yêu. Một triết gia phương Tây cũng đã từng nói : “ Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi”. 
Soi vào lòng mình đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi về khởi nguồn của tình yêu, nhân vật trữ tình ở đây đã nói lên được một quy luật sâu xa của tình yêu : tình yêu là sự bí ẩn mà con người không thể lí giải được.
c. Khổ 5,6,7 : nhà thơ vừa phân thân vừa nhập thân vào sóng để nói lên cái đặc trưng cơ bản của tình yêu là nỗi nhớ và khát vọng về một tình yêu thủy chung .
- Tình yêu đi liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ thật sâu đậm. Nỗi nhớ bao trùm cả không gian “ dưới lòng sâu, trên mặt nước”, cả thời gian “Ngày đêm  được”. Nỗi nhớ tràn ngập cả nỗi lòng, cả trong ý thức, tiềm thức và vô thức “Lòng em thức”. Đến đây, nhà thơ đã phân thân ra khỏi sóng để trực tiếp bộc bạch nỗi nhớ da diết, mãnh liệt của mình. Nỗi nhớ đã trở thành thường trực. Cách nói có vẻ cường điệu nhưng đúng và chân thành cho thấy đây là tình yêu mãnh liệt.
- Qua khổ 6, nhà thơ tiếp tục đưa ra những khái niệm không gian để nói lên mức độ của nỗi nhớ. Những từ “dẫu xuôi, dẫu ngược, phương Bắc, phương Nam” mang tính đối lập để diễn tả một điều là dù phương hướng, khoảng cách xa xôi bao nhiêu đi nữa thì lòng em vẫn thương, vẫn nhớ, vẫn “hướng về anh một phương”. Câu thơ “ Hướng về anh một phương” như một lời khẳng định dứt khoát, mạnh mẽ. Nó giống như một lời thề. “ Một phương” ở đây là “phương anh”. Trong vũ trụ bao la có bốn phương tám hướng, còn đối với em trong tình yêu chỉ có một phương duy nhất là phương anh – phương tâm trạng, phương của người phụ nữ đang yêu tha thiết, say đắm. Đến đây ta bắt gặp một tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ trong tình yêu.
Tóm lại. bằng những nt đối lập, ẩn dụ, điệp cấu trúc, điệp từ, nhân hóa và từ ngữ chỉ phương hướng trái ngược nhau, Xuân Quỳnh đã diễn tả chính xác nỗi nhớ cồn cào, da diết trong tình yêu. Những cặp từ sóng đôi tương ứng liền nhau : “sóng – bờ, trên – dưới, mơ – thức, anh – em” càng khắc họa đậm nét nỗi nhớ.
Người phụ nữ đang yêu trong thơ Xuân Quỳnh mạnh bạo, chân thành bày tỏ những khát khao của lòng mình. Đây là một điều mới mẻ trong đời và cả trong thơ. Đây là tình yêu hết mình, quên mình. Nó cũng đòi hỏi sự duy nhất, sự tuyệt đối, sự thủy chung. Điều này cho thấy quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh có gốc rễ từ trong tâm thức, truyền thống của dân tộc. Xuân Quỳnh yêu hết mình, yêu cuồng nhiệt, say đắm, cháy bỏng nhưng vẫn có nét dịu dàng của con gái chứ không vồ vập, ồn ào. 
Khổ thơ thứ 7 nói lên một quy luật của sóng : “ Con nào chẳng tới bờ. Dù muôn vời cách trở”. Đây cũng là nhu cầu cần thỏa mãn của tình yêu : em luôn muốn có anh, bên anh “dù muôn vời cách trở”.
d. Khổ 8,9 : quy luật của tự nhiên, quy luật của cuộc đời và khát vọng tình yêu vĩnh hằng “ Cuộc đời . còn vỗ”
Nhà thơ nói về sự hữu hạn của thời gian đời người so với sự vô hạn của thời gian vũ trụ, thời gian cuộc đời. Trong thơ, Xuân Quỳnh rất nhạy cảm với thời gian. Ý thức về thời gian thường đi liền với niềm lo âu và khao khát nắm bắt hạnh phúc trong hiện tại. Đối với Xuân Quỳnh, thời gian lúc này dường như còn ở phía trước, cuộc đời còn rất dài, rất rộng với chị. Tuy nhiên, ý thức về sự hữu hạn của thời gian đời người và sự mong manh, khó bền chặt của hạnh phúc đã hiện lên thành một thoáng lo âu trong chị.
Xuân Quỳnh cũng ý thức được sự hữu hạn của đời người và cái vô hạn của tình yêu. Chị lo âu nhưng không hề thất vọng và luôn thôi thúc cách sống tích cực : sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu để có thể vượt qua và thắng được cái hữu hạn của thời gian đời người. Không chỉ lúc trẻ tuổi mà sau này khi đã qua nhiều khổ đau, từng trải, cái khát vọng được còn mãi với tình yêu vẫn là một ước mơ tha thiết, khắc khoải :
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi. ( Tự hát )
Bài thơ kết thúc bằng niềm khao khát được sống hết mình cho tình yêu, trong tình yêu và đi liền với nó là ước muốn vĩnh viễn hóa tình yêu của mình để nó sống mãi với thời gian. Đó là một khát vọng lớn.
+ Câu thơ “ Làm sao được tan ra” chứa đựng một niềm ao ước cháy bỏng, một khát vọng mãnh liệt vừa đằm thắm vừa sôi nổi. Hình ảnh trong khổ thơ đầy sáng tạo, tình yêu được ví với biển lớn, tâm hồn xao động mãnh liệt thành trăm con sóng cảm xúc vỗ miên man, bất tận. Những từ “ biển lớn”, “ ngàn năm” diễn tả những khái niệm không gian, thời gian rộng lớn vô cùng. Sự chuyển hóa liên tục của hai hình tượng sóng và em làm cho mạch xúc cảm càng thêm trữ tình.
+ Khổ thơ cuối bài là một câu hỏi tu từ như một ước muốn khôn cùng. Không có tình yêu thủy chung say đắm làm sao có được nhiều câu thơ như vậy. Bài thơ kết thúc mà lời thơ còn vang mãi.
 3) Đánh giá nghệ thuật
Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết. Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ không ngắt nhịp, giọng thơ kể lể tâm tình vừa êm ái nhẹ nhàng vừa thiết tha, hình tượng sóng với ý nghĩa ẩn dụ trở đi trở lại, Tất cả tạo cho bài thơ có một âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, ấn tượng trong lòng người đọc.
Kết bài :
“Sóng” là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Đó là tiếng lòng vừa dữ dội, vừa dịu êm, vừa thao thức không yên, vừa bồi hồi khát vọng. Nhà thơ đã khéo chọn sóng, một hình tượng giàu sức biểu cảm để thể hiện tình yêu như là một giá trị văn hóa lớn của con người.
Qua “Sóng” của Xuân Quỳnh, người đọc càng thêm quý trái tim nồng nàn, đôn hậu của người phụ nữ Việt Nam.
* Lưu ý : Đề ra thường cho phân tích/ cảm nhận về một đoạn thơ cụ thể. Nên học đề 1 rồi vận dụng cho các dạng đề này.
Đề 2 : Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Qua đó, anh ( chị ) cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ.
(Vận dụng đề 1 để làm)
Đề 3 : Sóng là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh, thể hiện một tâm hồn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương, gắn bó. 
	Bình giảng đoạn thơ dưới đây để làm sáng tỏ nhận định trên:
“Con sóng dưới lòng sâu
..............
Hướng về anh một phương”
Mở bài :
Trong thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ viết hay nhất về tình yêu. Đặc sắc của thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói trực tiếp, chân thành và mãnh liệt bày tỏ những khát vọng tình yêu

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_phu_dao_ngu_van_12_24102015.docx