Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Bàn luận về pháp học

A.Mục tiêu cần đạt

 * Giúp học sinh:

1.Về kiến thức

- Hiểu biết bước đầu về tấu.

- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích , phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.

- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.

2.Về kỹ năng

- Đọc , hiểu văn bản viết theo thể tấu.

- Nhận ra, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 27522Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Bàn luận về pháp học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 - bài 25
Ngày soạn: 25/02/2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
Tiết 101 : Bàn luận về pháp học
(Luận học pháp - Nguyễn Thiếp)
A.Mục tiêu cần đạt
 * Giúp học sinh:
1.Về kiến thức
- Hiểu biết bước đầu về tấu.
- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích , phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.
- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.
2.Về kỹ năng
- Đọc , hiểu văn bản viết theo thể tấu.
- Nhận ra, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.
 B.Chuẩn bị . 
 + GV: Nội dung bài học.
 + HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: 
 Câu hỏi : Đọc thuộc lòng văn bản Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi và Phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong văn bản?
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Nêu mục đích học tập, phương pháp học tập là một vấn đề hết sức quan trọng.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
I. Tiếp xúc văn bản
- Giáo viên yêu cầu đọc, đọc mẫu 
- Gọi 2 HS đọc bài -> nhận xét
1. Đọc: 
- Yêu cầu: Rõ ràng, nghiêm trang, chậm
2. Tìm hiểu chú thích:
- Đọc chú thích sgk trang 78
- Giáo viên khái quát 1 số điểm về tác giả, tác phẩm?
- Tác giả:
+ Nguyễn Thiếp - La Sơn Phu Tử (1723 - 1804) quê Hà Tĩnh là người có tài, học rộng hiểu sâu, đỗ đạt làm quan dưới triều Lê.
- Được vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trọng dụng, giúp vua xây dựng, phát triển văn hoá giáo dục
- Em hiểu như thế nào về thể tấu? So sánh với chiếu, hịch, cáo?
- Văn bản : 
+ Tấu (bản tấu, biểu, sớ): Là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị -> Bài tấu học thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo con người 
+ Bàn luận về phép học được trích từ phần 3 của bài tấu gửi vua Quang Trung
- Giải thích từ khó : sgk/78
- Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung?
3. Bố cục: 3P
- P1 (Từ đầutệ hại ấy): Bàn về mục đích của việc học
- P2( Tiếpchớ bỏ qua): Bàn về cách học.
- P3 ( Còn lại): Tác dụng của phép học.
II. Phân tích văn bản:
- Học sinh đọc đoạn 1.
1. Bàn về mục đích của việc học
- Câu châm ngôn có ý nghĩa gì?
- Câu châm ngôn: 
“Ngọc không màikhông biết rõ đạo”
=> Khái niệm học được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể nên dễ hiểu, tăng sức thuyết phục.
- Theo quan niệm của tác giả, mục đích của việc học là gì?
-> Đạo: Là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người 
=> Mục đích chân chính của việc học là học để làm người.
- Sau khi xác định mục đích của việc học, tác giả soi vào thực tế đương thời để phê phán những lệch lạc, sai trái trong việc học là gì?
- Phê phán lối học lệch lạc
+ Lối học chuộng hình thức, không hiểu nội dung
+ Lối học mưu cầu danh lợi: Học để có danh tiếng, lợi lộc, đợc trọng vọng, nhàn nhã.
Tác hại:
- Tác giả đã chỉ rõ tác hại của lối học trên nh thế nào?
(Liên hệ thực tế)
“Chúa tầm thường, thần nịnh hót” - Người trên, kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không thực chất -> Dẫu đến cảnh nước mất nhà tan.
2. Bàn về cách học:
- Học sinh đọc đoạn văn tiếp theo
- Khi bàn về phép học, tác giả đã đề xuất những ý kiến nào?
- Từ phân tích trên tác giả đã khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập.
- Việc học phải được phổ biến rộng khắp: Mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.
(Liên hệ tinh thần hiếu học của nhân dân ta, chính sách khuyến học của Nhà nước)
- Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản có tính chất nền tảng.
- Phương pháp học phải:
+ Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.
+ Học rộng, nghĩa sâu, biết tóm lược những điểm cơ bản, cốt yếu nhất.
+ Học kết hợp với hành -> Học không phải để biết mà còn để làm.
- HS đọc đoạn 3
3. Tác dụng của việc học
- Qua những kế sách mới của việc học mà Nguyễn Thiếp đa ra có tác dụng to lớn nh thế nào?
- Tác dụng:
+ Tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, người tốt nhiều.
+ Chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.
- Kết luận: Mong được vua xem xét, ban lệnh thực thi.
III. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK trang 79.
Mục đích chân chính của việc học
K/đ quan điểm phơng pháp học tập đúng đắn
Phê phán những lệch lạc, sai trái
- Có thể khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bằng sơ đồ sau?
- Sơ đồ lập luận bài văn:
Hoạt động 3: Luyện tập
Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phơng pháp: Học đi đôi với hành.
Học sinh liên hệ với 1 số môn văn hoá.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống khái quát lập luận bằng sơ đồ
5. HDVN
- Học thuộc ghi nhớ, hoàn chỉnh bài tập phần luyện tập.
- Soạn: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Ngày soạn: 25/02/2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
Tiết 102 : Luyện tập xây dựng và
trình bày luận điểm
A.Mục tiêu cần đạt
 * Giúp học sinh:
1.Về kiến thức
- Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch, quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
2.Về kỹ năng
- Nhận biết sau hơn về luận điểm.
- Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn
 B.Chuẩn bị . 
 + GV: Nội dung bài học.
 + HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: 
 Câu hỏi : : Luận điểm là gì? Nêu các mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
I. Chuẩn bị ở nhà:
Giáo viên làm bài tập ở nhà.
- Đề bài: Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải chăm chỉ học tập hơn
II. Luyện tập trên lớp:
1. Xây dựng hệ thống luận điểm
- Bài làm cần sáng tỏ vấn đề gì? Cho ai? Nhằm mục đích gì?
- Vấn đề chính: Cần phải học tập chăm chỉ hơn
- Luận điểm a: Không phù hợp
- Để đạt những yêu cầu trên cần đưa ra những luận điểm nào?
+ Còn thiếu: Đất nước rất cần những người tài giỏi hay phải học chăm mới thành học giỏi, thành tài.
- Các luận điểm đó cần được sắp xếp như thế nào cho hợp lý?
+ Sắp xếp không hợp lý: Luận điểm b làm cho bài văn thiếu mạch lạc.
- Cần bổ xung thêm 1 số luận điểm cho phù hợp?
+ Luận điểm d không nên đứng trước luận điểm e.
- Sắp xếp:
a. Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đẩy nhanh nhịp độ xây dựng, phát triển về mọi mặt.
b. Trên đất nước ta đã và đang có nhiều bạn học sinh học tập chăm chỉ là những tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
c. Nhưng muốn học giỏi, đòi hỏi người học phải chuyên cần, siêng năng, chăm chỉ.
d. Đáng tiếc là trong lớp ta, 1 số bạn còn ham chơi, cha mẹ phiền lòng.
e. Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học tập chăm chỉ để trở thành học sinh giỏi, những công dân có ích cho đất nước, làm vui lòng cha mẹ, thầy cô.
2. Trình bày luận điểm:
- Khi trình bày luận điểm cần qua mấy bước? Cần chú ý đến điểm nào?
- Chuyển đoạn + Nêu luận điểm?
- Đưa ra các luận cứ và sắp xếp hợp lý.
a. Giới thiệu luận điểm:
- Câu 2: Sai, xác định sai mối quan hệ giữa các luận điểm.
- Hãy giúp học sinh chọn luận điểm cho đúng?
Câu 1: Đúng, dễ làm.
Câu 3: Đúng, gần gũi, thân thiết
b. Đưa luận cứ:
- Như trình tự được đa ra trong 2b -> Trình tự ấy làm rõ luận điểm.
c. Kết đoạn:
- Kết đoạn bằng câu hỏi.
- Kết bằng Phân – Tổng – Hợp.
d. Trình bày đoạn văn:
Theo 2 cách - Diễn dịch
 - Quy nạp 
Hoạt động 3: Luyện tập
- Đọc thêm đoạn văn SGK trang 84
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố:
- Giáo viên khái quát nội dung cơ bản của bài
5. HDVN
- Đọc và suy nghĩ 1 số bài văn mẫu trong các sách tuyển chọn
- Viết 1 số đoạn văn trọn vẹn
- Ôn luyện kĩ về văn nghị luận, chuẩn bị giấy viết bài TLV số 6.
Ngày soạn: 25/02/2011
Ngày dạy: 8A: 8B : 
Tiết 103 + 104 : Viết bài tập làm văn số 6
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh vận dụng kỹ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh (giải thích) một vấn đề xã hội hoặc vấn đề văn học gần gũi với các em. 
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV nghị luận của bản thân, tự rút ra những kinh nghiệm cần thiết để làm các bài văn sau đạt kết quả tốt hơn.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn bài + ra đề bài TLV
- Học sinh: Ôn luyện văn nghị luận, tập viết ở nhà, chuẩn bị giấy kiểm tra
C.Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
	1.Tổ chức:
 Sĩ số: 8A:
 8B: 
2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Đề bài
I. Đề bài: 
- Giáo viên đọc và chép đề bài lên bảng.
“ Từ bài luận về phép học của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học với hành”.
- Nêu yêu cầu khái quát của 
* Yêu cầu:
bài viết .
- Viết đúng thể loại, ngắn gọn, súc tích
- Giải thích được ý nghĩa của những từ: học, hành
- Có hệ thống luận điểm hợp lý.
- Phải đảm bảo có từ 1 - 2 luận điểm được trình bày bằng hệ thống luận cứ xác thực, chặt chẽ theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp, có câu chủ đề nêu luận điểm, có chuyển đoạn, kết đoạn.
- Lời văn không có lỗi dùng từ, ngữ pháp và chữ viết đúng chính tả.
2. Đáp án và Thang điểm 
a. Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu và dẫn ra được luận điểm cần trình bày. MQH giữa học với hành. 
- Trích dẫn.
b. Thân bài: 8 điểm
- Giải thích sơ lược về MQH giữa học với hành
- Mục đích của học tập
- Cách học như thế nào đạt được hiệu quả nhất
- Tác dụng của việc học trong đời sống con người.
c. Kết bài: 1 điểm
- Khẳng định ý nghĩa, tác dụng của MQH giữa học với hành
- Liên hệ bản thân - rút ra bài học
3. Học sinh làm bài:
Hoạt động 3
II. Thu bài
Giáo viên nhận xét ý thức làm bài của học sinh
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống khái quát lại những kiến thức cơ bản đã học.
5. HDVN
- Đọc 1 số bài văn tham khảo.
- Soạn: Thuế máu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_8_tuan_27.doc