Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chủ đề 1: Văn bản tự sự

A. Mục tiêu cần đạt:

 Qua tiết học, HS nắm được:

1. Về kiến thức:

 - Ôn và nắm chắc kiến thức về văn bản tự sự, là thể văn mà người viết ding lời văn của mình, trình bày một cách ngắn gọn các sự kiện tiêu biểu theo trình tự thời gian.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích văn bản tự sự, từ đó hiểu sâu hơn về văn bản tự sự.

- Học sinh biết cách xây dựng đoạn văn trong văn bản tự sự.

 

doc 31 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5748Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chủ đề 1: Văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình: gương mặt, dáng người, trang phục
 + Miêu tả các trạng thái hoạt động: Việc làm, lời nói...
 + Miêu tả trạng thái tình cảm và thế giới nội tâm: Vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc...
 Mục đích: Khắc hoạ thành công chân dung nhân vật với những nét tính cách riêng
 b. Miêu tả cảnh thiên nhiên
 c. Miêu tả cảnh sinh hoạt
 Mục đích: Cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn, nhân vật hiện lên cụ thể sinh động hơn
 ? Yếu tố miêu tả thường được thể hiện qua những dấu hiệu nào ở VB tự sự?
 ộ GV chốt lại
 * Dấu hiệu
 Miêu tả thường được thể nhiện qua những từ ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả và biểu cảm như từ láy tượng hình, tượng thanh; các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá...
 2- Yếu tố biểu cảm trong văn tự sự
 ? Yếu tố biểu cảm đóng vai trò gì trong văn tự sự?
 ? Trong VB tự sự, em thấy yếu tố biểu cảm thường được thể hiện như thế nào?
 ộ GV chốt lại
 + Biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật, sự việc được đề cập đến trong VB
 + Biểu cảm thông qua ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật
 - GV bổ sung thêm
 ở hình thức thứ nhất : biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật, sự việc được thể hiện cụ thể qua từng ngôi kể
 Ngôi kể thứ nhất: Cảm xúc của nhà văn thường lồng vào cảm xúc của nhân vật “tôi”
 VD: VB “ Bài học đường đời đầu tiên”
 Ngôi kể thứ ba: Cảm xúc của nhà văn thường được thể hiện thông qua lời dẫn truyện
 VD: VB “ Sống chết mặc bay”
 ? Về hình thức, em thấy yếu tố biểu cảm thường xuất hiện qua những dấu hiệu nào trong VB tự sự? 
 ộ GV chốt lại
 + Yếu tố biểu cảm thường xuất hiện qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ...
- Thảo luận, phát biểu
Nhờ có yếu tố miêu tả mà có thể tái hiện cảnh vật, con người một cách cụ thể, sinh động trong không gian, thời gian
- Trả lời
Giúp người kể kể lại một cách sinh động cảnh vật, con người làm cho câu chuyện trở nên sinh đông, hấp dẫn
- Trả lời
+ Miêu tả nhân vật
+ Miêu tả cảnh thiên nhiên
+ Miêu tả cảnh sinh hoạt
’ HS lấy VD cụ thể
+ Miêu tả nhân vật: Đoạn văn miêu tả ngoại hình của Dế Mèn và Dế Choắt trong VB “ Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài
+ Miêu tả cảnh thiên nhiên: Đoạn văn đầu tiên của VB “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh
+ Miêu tả cảnh sinh hoạt: Đoạn văn miêu tả cảnh hộ đê trong VB “Sống chết mặc bay “ của Phạm Duy Tốn
- Nghe, kết hợp tự ghi
- Thảo luận, phát biểu
Qua các từ ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả và biểu cảm như từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hoá...
- Phát biểu
Biểu cảm: Thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn với nhân vật, sự việc được kể
- Thảo luận, phát biểu
Biểu cảm thông qua hai hình thức: trực tiếp qua cảm xúc của chính nhà văn với nhân vật hoặc gián tiếp thông qua cảm xúc, ý nghĩ của các nhân vật
- Nghe, tự ghi
- Nghe
- Suy nghĩ, trả lời
Qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ...
 4, Củng cố- Luyện tập: ( 5 phút)
 - GV cho HS đọc một số đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu
 cảm trong một số VB đã học.
 - GV lưu ý
 Việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm là rất cần thiết trong VB tự sự
 song phải chọn lọc, không qua lạm dụng dẫn tới lạc thể loại.
 5, HD về nhà: ( 1phút)
 - Nắm chắc nội dung bài học, vận dụng viết 1 đoạn văn tự sự có kết hợp 
 với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 ...................................................................
Tuần 2- Tiết 3
 Soạn: .......................
 Dạy: ........................
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS nắm được
 - Thấy được cách thức vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một VB
 tự sự cùng các bước thực hiện
 - Có kĩ năng viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm bất kì
B/ Chuẩn bị:
- GV : Tài liệu tham khảo
- HS: Nắm chắc kiến thức để vận dụng làm bài tập 
C/ Hoạt động trên lớp
 1, ổn định tổ chức: KT sĩ số ( 1 phút)
 2, KT bài cũ: Kết hợp khi học bài mới
 3, Bài mới ( 41 phút)
 - GV nhắc lại kĩ năng làm văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm để chuyển nội dung bài học ( 2 phút) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 III) Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 1- Viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm bất kì
 ? Để viết được đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm bất kì, ta thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?
 ộ GV chốt lại các ý chính của mỗi bước cho HS nắm được
 Thực hiện theo 5 bước
 + Xác định nhân vật, sự việc định kể
 + Lựa chọn ngôi kể: Thứ nhất hay thứ ba
 + Xác định thứ tự kể: Bắt đầu từ đâu, diễn ra như thế nào và kết thúc ra sao?
 + Viết thành đoạn với các yếu tố: kể, miêu tả, biểu cảm
 * Cần phải nắm vững 5 bước thực hiện khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm trong bố cục một bài văn
 ? Bố cục một bài văn tự sự gồm mấy phần? Là những phần nào?
 Vậy cách viết các đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm trong bố cục một bài văn như thế nào gời sau ta học tiếp.
- Thảo luận nhóm, phát biểu
Thực hiện theo 5 bước
+ Xác định nhân vật, sự việc
+ Lựa chọn ngôi kể
+ Xác định thứ tự kể
+ Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ viết
+ Viết thành đoạn với các yếu tố : Kể, tả, biểu cảm
- Nghe, tự ghi những thông tin chính
- Trả lời
Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
 4, Củng cố ( 2 phút)
 - GV cho HS nhắc lại những bước cần thực hiện khi viết đoạn văn tự sự
 kết hợp miêu tả và biểu cảm bất kì và xác định trong những bước đó
 bước nào là quan trọng nhất.
 5, HD về nhà: ( 1phút)
 - Nắm chắc nội dung 5 bước trên để vận dụng vào việc viết các đoạn văn
 tự sự bất kì.
 ......................................................................
Tuần 2- Tiết 4
 Soạn: .......................
 Dạy: ........................
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS nắm được
 - Nắm được cách viết cụ thể để viết các đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm trong bố cục một bài văn
B/ Chuẩn bị:
- GV : Tài liệu tham khảo
- HS: Nắm chắc kiến thức để vận dụng làm bài tập 
C/ Hoạt động trên lớp
 1, ổn định tổ chức: KT sĩ số ( 1 phút)
 2, KT bài cũ: Kết hợp khi học bài mới
 3, Bài mới ( 41 phút)
 - GV nhắc lại kĩ năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm bất kì để chuyển nội dung bài học ( 2 phút) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 III) Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm( tiếp)
 2- Viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm trong bố cục một bài văn
 a. Đoạn mở bài
 - GV cho HS hoạt động nhóm tìm ra các cách viết đoạn mở bài
 ộ GV bổ sung và chốt lại mỗi cách cho HS
 * Cách 1: Dùng phương thức tự sự kết hợp với miêu tả để giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện
 VD: Sách “ Một số kiến thức, kĩ năng và bài tập nâng cao - Ngữ văn 8”
 * Cách 2: Dùng phươngthức tự sự là chính có kết hợp với biểu cảm để nêu kết quả của sự việc hoặc kết cục số phận của nhân vật lên trước; sau đó dùng một vài câu dẫn dắt để quay về từ đầu diễn biến cốt truyện
 VD: Sách “ Một số.....”
 * Cách 3: Dùng hình thức miêu tả là chính để dẫn dắt vào truyện
 VD
 * Cách 4: Dùng phương thức biểu cảm là chính để dẫn dắt vào truyện ( thường dành cho những câu chuyện có tính chất hồi tưởng, hoài niệm)
 VD: VB “ Tôi đi học”
 b. Thân bài
 ? Cách viết các đoạn thân bài như thế nào? Yếu tố nào đóng vai trò chủ đạo?
 ộ GV chốt
 Viết các đoạn thân bài: Yếu tố tự sự đóng vai trò chủ đạo ( có sự việc, nhân vật); miêu tả và biểu cảm chỉ được vận dụng khi cần thiết làm tăng sức hấp dẫn cho truyện
 c. Kết bài
 - Cho HS thảo luận nhóm, tìm ra các cách viết đoạn kết bài 
 ộ GV bổ sung, chốt lại
 Cách viết đoạn kết bài
 * Cách 1: Dùng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm để nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc ( Người kể chuyện hay một nhân vật nào đó)
 * Cách 2: Dùng phương thức biểu cảm là chính để bày tỏ thái độ, tình cảm của người trong cuộc 
 * Cách 3: Dùng phương thức miêu tả là chính đan xen biểu cảm để kết thúc câu chuyện
 ’ ở mỗi cách, GV lấy VD cụ thể để HS học tập
- Thảo luận nhóm kết hợp tham khảo các VB tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm đã học để nêu các cách viết đoạn mở bài
- Đại diện các nhóm lần lượt phát biểu và bổ sung cho nhau
- Nghe, kết hợp tự ghi những kiến thức cơ bản
- Suy nghĩ, phát biểu
Yếu tố tự sự đóng vai trò chủ đạo ( sự việc, nhân vật); miêu tả và biểu cảm chỉ vận dụng khi cần thiết làm tăng sức hấp dẫn và sinh động cho truyện
- Thảo luận nhóm, nêu cách viết đoạn kết bài
- Nghe kết hợp tự ghi bổ sung những kiến thức cơ bản
 4, Củng cố ( 2 phút)
 ? Các cách viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn tự sự kết hợp 
 miêu tả và biểu cảm ? Trong bố cục này có nhất thiết đoạn văn nào 
 cần đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào không?
 5, HD về nhà: ( 1phút)
 - Nắm chắc cách viết các đoạn
 - Vận dụng viết 1 đoạn mở bài bất kì cho 1 đề TLV do em tự đặt
 ......................................................................
Tuần 3- Tiết 5
 Soạn: .......................
 Dạy: ........................
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS nắm được
 - Củng cố và bổ sung kĩ năng viết đoạn văn tự sự và bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm
 - Vận dụng các kĩ năng để thực hành viết các đoạn cụ thể thông qua bài tập
 - Biết phát hiện và xác định được các đoạn văn tự sự có xen yếu tố miêu tả và biểu cảm
B/ Chuẩn bị:
- GV : Tài liệu tham khảo, một số đoạn văn mẫu và một số bài tập
- HS: Nắm chắc kiến thức để vận dụng làm bài tập 
C/ Hoạt động trên lớp
 1, ổn định tổ chức: KT sĩ số ( 1 phút)
 2, KT bài cũ: ( 5 phút)
 - Nêu các cách viết đoạn mở bài.
 3, Bài mới ( 36 phút)
 - GV nêu ngắn gọn nội dung của tiết trước để chuyển tếp nội dung bài học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 IV) Vận dụng luyện tập
 1- Phát hiện, xác định được các yếu tố trong đoạn văn
 - GV cho đoạn văn ngắn ( ghi trên bảng phụ hoặc máy chiếu), yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở cuối đoạn văn
 - GV phân lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện yêu cầu của một đoạn
 a. Đoạn văn 1: Bài tập 1 ( Sách “ Một số kiến thức kĩ năng và bài tập năng cao Ngữ văn 8” )
 Câu hỏi:
 ? Đọc đoạn văn, theo em có những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là phương thức biểu đạt chính? Phương thức nào chỉ đóng vai trò bổ trợ?
 b. Đoạn văn 2: Bài tập 2- Sách đã nêu
 Câu hỏi:
 ? Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự trên
 - GV tổng kết chung và nêu yêu cầu cần đạt ở mỗi bài tập
 Bài tập 1: Đoạn văn 1
 + Đoạn văn sử dụng cả 3 phương thức biểu đạt là tự sự, miêu tả và biểu cảm
 Tự sự: Kể lại những suy nghĩ, tâm trạng của người con khi mẹ đi làm về muộn
 Miêu tả: Không gian, thời gian của buổi trưa hè và dáng vẻ của người mẹ
 Biểu cảm: Những suy nghĩ, tình cảm của người con với mẹ ( bộc lộ trực tiếp)
 + Phương thức tự sự là phương thức biểu đạt chính
 + Phương thức miêu tả chỉ đóng vai trò bổ trợ
 Bài tập 2: Đoạn văn 2
 + Yếu tố miêu tả: Các từ ngữ có sức gợi hình ảnh, màu sắc để làm nổi bật cảnh cây cối, nhà cửa, biển cả,.... ở vùng Hòn. Ngoài ra còn phải kể đến các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, đảo ngữ, liệt kê...
 + Yếu tố biểu cảm: Thể hiện ở những câu có ý nghĩa nhận xét, đánh giá, bộc lộ thái độ, tình cảm với cảnh vật thiên nhiên cũng như con người ở vùng Hòn
- Đọc các đoạn văn
- Suy nghĩ câu hỏi ở cuối đoạn văn của nhóm mình đượcgiao
- Thảo luận nhóm, tìm ra hướng trả lời và cử đại diện phát biểu
Bài tập 1: Đoạn văn 1
Cần chỉ rõ sự thể hiện của các yếu tố trong đoạn văn
Bài tập 2: Đoạn văn 2
Yêu cầu tìm dẫn chứng cụ thể để minh hoạ cho các yếu tố miêu tả và biểu cảm
- Các nhóm có thể bổ sung, sửa chữa cho nhau nếu sai hoặc chưa đầy đủ
- Nghe kết hợp tự bổ sung, sửa chữa vào vở
 4, Củng cố ( 2 phút)
 ? Làm thế nào để xác định được trong một đoạn văn sử dụng những 
 phương thức biểu đạt nào? Phương thức biểu đạt nào là chính?
 5, HD về nhà: ( 1phút)
 - Nắm chắc kĩ năng phát hiện và xác định các phương thức được sử dụng
 trong một đoạn văn
 - Vận dụng viết 1 đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, chỉ ra 
 những yếu tố cụ thể được sử dụng trong đoạn văn đó 
Chủ đề 3:
Rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với 
miêu tả và biểu cảm
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Qua tiết học, HS nắm được:
1. Về kiến thức:
- Vai trò, tầm quan trọng, tác động qua lại giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một văn bản hoàn chỉnh
- Thấy được yếu tố miêu tả, biểu cảm thường xuất hiện qua một số dấu hiệu
- Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
- Củng cố và bổ sung kĩ năng viết đoạn văn tự sự và bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm
2. Về kỹ năng:
- Có kĩ năng viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm bất kì
- Nắm được cách viết cụ thể để viết các đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm trong bố cục một bài văn
- Vận dụng các kĩ năng để thực hành viết các đoạn cụ thể thông qua bài tập
- Biết phát hiện và xác định được các đoạn văn tự sự có xen yếu tố miêu tả và biểu cảm
3. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức, tinh thần và thái độ học tập của học sinh.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Nội dung ôn tập
- Sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Các văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
2. Học sinh:
- Ôn tập lại các khái niệm nội dung đã học về văn bản tự sự.
C. Số tiết thực hiện: (5 tiết)
Tiết 1: Ôn tập các phương thức tự sự miêu tả và biểu cảm.
Tiết 2: Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Tiết 3: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm (T1)
Tiết 4: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm (T2)
Tiết 5: Luyện tập
D. Tiến trình thực hiện:
Ngày soạn:
Ngày dạy: 8A: 8B:
Tiết 11: Ôn tập các phương thức tự sự miêu tả và biểu cảm
I. Tổ chức:
Sĩ số:
8A:
8B:
II. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
III. Bài học:
 - GV cho HS ôn lại một số VB tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 ? Hãy kể ra một số VB tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 6, 7 và đầu năm lớp 8?
 - Hãy nhắc lại đặc điểm và các thao tác chính của các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm
 ộ GV bổ sung và chốt lại
 1- Tự sự
 + Đặc điểm: Kể người, kể việc
 + Thao tác: Kể là chính
 2- Miêu tả: 
 + Tái hiện sự vật, hiện tượng
 + Thao tác: Quan sát, liên tưởng, nhận xét, so sánh
 3- Biểu cảm: 
 + Đặc điểm: Thể hiện tình cảm, thái độ của mình với sự vật, hiện tượng...
 + Thao tác: Bộc lộ trực tiếp hoặc thông qua ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật
 - GV nhấn mạnh và chuyển ý
 Vậy các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn tự sự, tiết sau ta tìm hiểu tiếp
- GV chia lớp thành 2 nhóm - mỗi nhóm một đoạn
- Thực hành theo nhóm được phân công: nghe gợi ý, hướng dẫn của GV để làm cho đúng và hay
- Đại diện một số HS đọc đoạn văn mình viết. Các HS khác theo dõi và nhận xét
- Nghe nhận xét của GV trên cơ sở đó phát huy hoặc bổ sung, sửa chữa
I. Lý thuyết
 Ôn tập các phương thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm
- HS kể: 
+ Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” ( trích “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài
+ Văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn
+ Văn bản “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh
...
- Thảo luận, ôn lại và phát biểu
+ Tự sự: Trình bày chuỗi sự việc có mở đầu, diễn biến, kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
Thao tác: Kể là chính
+ Miêu tả: Tái hiện lại sự việc, hiện tượng
Thao tác: Quan sát, liên tưởng, so sánh, nhận xét
+ Biểu cảm: Thể hiện tình cảm, thái độ của mình với sự vật, hiện tượng
Thao tác : Bộc lộ trực tiếp những cảm xúc của chính người viết hoặc thông qua ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật
- Nghe kết hợp tự ghi những ý chính
II. Luyên tập
 a. Đoạn 1: Bài tập 3- Tr 43
 b. Đoạn 2: Bài tập 3- Tr 48
 ’Sách “ Một số kiến thức kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8”
 * GV gợi ý cho HS
 a. Đoạn 1: Bài tập 3- Tr 43
 + Bổ sung yếu tố miêu tả: có thể là khung cảnh thiên nhiên ( nắng, gió, dòng sông, tiếng cá đớp mồi); tả hình ảnh người bạn mới ( gương mặt, nước da, mái tóc, trang phục...)
 Yếu tố miêu tả này có thể tách ra thành các câu văn độc lập; có thể xen kẽ vào mở rộng thành phần cho những câu trần thuật đã có sẵn. Chú ý dùng các từ ngữ, hình ảnh có sức gợi tả cao
 + Bổ sung yếu tố biểu cảm: thái độ ngạc nhiên khi nhìn thấy cậu bé; sự tò mò về cậu bé lạ; nỗi bực mình khi đánh rơi hộp mồi...Có thể dùng câu cảm, câu hỏi để biểu cảm
 b. Đoạn văn 2: Bài tập 3- Tr 48
 + Về hình thức: viết lại đoạn văn có nghĩa là phải thay đổi cách diễn đạt ( thêm bớt câu chữ, đổi kiểu câu, sắp xếp lại trật tự các câu, các ý...) làm thế nào để đoạn văn có cách viết thật phong phú: tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm
 + Về nội dung: bám sát đề tài của đoạn văn gốc, không tuỳ tiện thay đổi đề tài
 4, Củng cố: 
 - Các phương thức tự sự , miêu tả, biểu cảm có đặc điểm gì? Các thao tác 
 chính của các phương thức đó? Có khi nào em thấy trong một VB chỉ 
 xuất hiện duy nhất một phương thức biểu đạt không? Tại sao?
 5, HD về nhà: 
 - Học bài, nắm chắc đặc điểm của các phương thức tự sự, miêu tả và biểu
 cảm đã được học
Ngày soạn:
Ngày dạy: 8A: 8B:
Tiết 12: Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm 
trong văn tự sự
I. Tổ chức:
Sĩ số:
8A:
8B:
II. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
III. Bài học:
 ? Tại sao trong văn bản tự sự cần có yếu tố miêu tả? 
 ? Qua các văn bản tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm đã học, em thấy yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự?
 ? Em thường thấy những yếu tố miêu tả nào xuất hiện trong văn tự sự? 
 - GV yêu cầu HS lấy VD cụ thể ở các VB đã học
 ộ GV bổ sung thêm và chốt lại
 * Các loại miêu tả
 a. Miêu tả nhân vật
 + Miêu tả ngoại hình: gương mặt, dáng người, trang phục
 + Miêu tả các trạng thái hoạt động: Việc làm, lời nói...
 + Miêu tả trạng thái tình cảm và thế giới nội tâm: Vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc...
 Mục đích: Khắc hoạ thành công chân dung nhân vật với những nét tính cách riêng
 b. Miêu tả cảnh thiên nhiên
 c. Miêu tả cảnh sinh hoạt
 Mục đích: Cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn, nhân vật hiện lên cụ thể sinh động hơn
 ? Yếu tố miêu tả thường được thể hiện qua những dấu hiệu nào ở VB tự sự?
 ộ GV chốt lại
 * Dấu hiệu
 Miêu tả thường được thể nhiện qua những từ ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả và biểu cảm như từ láy tượng hình, tượng thanh; các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá...
 ? Yếu tố biểu cảm đóng vai trò gì trong văn tự sự?
 ? Trong văn bản tự sự, em thấy yếu tố biểu cảm thường được thể hiện như thế nào?
 ộ GV chốt lại
 + Biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật, sự việc được đề cập đến trong văn bản 
 + Biểu cảm thông qua ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật
 - GV bổ sung thêm
 ở hình thức thứ nhất : biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật, sự việc được thể hiện cụ thể qua từng ngôi kể
 Ngôi kể thứ nhất: Cảm xúc của nhà văn thường lồng vào cảm xúc của nhân vật “tôi”
 VD: văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”
 Ngôi kể thứ ba: Cảm xúc của nhà văn thường được thể hiện thông qua lời dẫn truyện
 VD: văn bản “ Sống chết mặc bay”
 ? Về hình thức, em thấy yếu tố biểu cảm thường xuất hiện qua những dấu hiệu nào trong văn bản tự sự? 
 ộ GV chốt lại
 + Yếu tố biểu cảm thường xuất hiện qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ...
- GV HD HS Luyện tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm, giao cho mỗi nhóm thực hiện một câu theo yêu cầu
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình
 - GV nhận xét chung kết quả đạt được của từng nhóm và bổ sung cho hoàn chỉnh
I. Lý thuyết: Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
- Nhờ có yếu tố miêu tả mà có thể tái hiện cảnh vật, con người một cách cụ thể, sinh động trong không gian, thời gian
1- Yếu tố miêu tả trong văn tự sự
Giúp người kể kể lại một cách sinh động cảnh vật, con người làm cho câu chuyện trở nên sinh đông, hấp dẫn
- Trả lời
+ Miêu tả nhân vật
+ Miêu tả cảnh thiên nhiên
+ Miêu tả cảnh sinh hoạt
’ HS lấy VD cụ thể
+ Miêu tả nhân vật: Đoạn văn miêu tả ngoại hình của Dế Mèn và Dế Choắt trong VB “ Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài
+ Miêu tả cảnh thiên nhiên: Đoạn văn đầu tiên của VB “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh
+ Miêu tả cảnh sinh hoạt: Đoạn văn miêu tả cảnh hộ đê trong VB “Sống chết mặc bay “ của Phạm Duy Tốn
- Nghe, kết hợp tự ghi
- Thảo luận, phát biểu
Qua các từ ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả và biểu cảm như từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hoá...
2- Yếu tố biểu cảm trong văn tự sự
- Biểu cảm: Thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn với nhân vật, sự việc được kể
- Biểu cảm thông qua hai hình thức: trực tiếp qua cảm xúc của chính nhà văn với nhân vật hoặc gián tiếp thông qua cảm xúc, ý nghĩ của các nhân vật
- Suy nghĩ, trả lời
Qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ...
II. Luyện tập
Yêu cầu: Hãy chuyển những câu kể sau đây thành những câu kể có đan xen 
yếu tố miêu tả hoặc yếu tố biểu cảm
 a, Tôi nhìn theo cái bóng của thằng bé đang khuất dần phía cuối con đường.
 b, Tôi ngước nhìn lên, thấy vòm phượng vĩ đã nở hoa tự bao giờ.
- GV gợi ý cho HS về cách chuyển
 + Bổ sung những từ ngữ có sức gợi tả hình ảnh, màu sắc, âm thanh, trạng thái ((dùng phương thức miêu tả ); hoặc bổ sung những từ ngữ, những vế câu bộc lộ tâm trạng của chủ thể được nói tới trong câu ( dùng phương thức biểu cảm )
 + Về hình thức: mở rộng thành phần câu, bổ sung thêm vế câu...
4. Củng cố
 - GV cho HS đọc một số đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu
 cảm trong một số VB đã học.
 - GV lưu ý
 Việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm là rất cần thiết trong văn bản tự sự
 song phải chọn lọc, không qua lạm dụng dẫn tới lạc thể loại.
5. HDVN
 - Nắm chắc nội dung bài học, vận dụng viết 1 đoạn văn tự sự có kết hợp 
 với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Ngày soạn:
Ngày dạy: 8A: 8B:
Tiết 13: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự
 kết hợp với miêu tả và biểu cảm (T1)
I. Tổ chức:
Sĩ số:
8A:
8B:
II. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
III. Bài học:
? Để viết được đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm bất kì, ta thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?
 ộ GV chốt lại các ý chính của mỗi bước cho HS nắm được
 Thực hiện theo 5 bước
 + Xác định nhân vật, sự việc định kể
 + Lựa chọn ngôi kể: Thứ nhất hay thứ ba
 + Xác định thứ tự kể: Bắt đầu từ đâu, diễn ra như thế nào và kết

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_TU_CHON_VAN_8_NAM_HOC_2015_2016_TS.doc