Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chủ đề 6: Ôn tập về câu

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

 - Hiểu được thế nào là câu ghép, câu trần thuật, cảm thán, nghi vấn và phủ định trong văn bản.

- Nhận biết và bước đầu phân tích giá trị biểu đạt của các loại câu trên.

- Phân biệt được câu đơn và câu ghép.

2. Về kỹ năng:

- Biết nối các vế câu ghép

- Biết cách nói và viết các loại câu phục vụ những mục đích nói khác nhau.

3. Về thái độ:

- Bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ, tư duy khoa học.

- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.

- Giáo dục tư tưởng: học sinh có hiểu biết, có ý thức đối với bộ môn.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4985Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chủ đề 6: Ôn tập về câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 6:
ÔN TẬP VỀ CÂU
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
 - Hiểu được thế nào là câu ghép, câu trần thuật, cảm thán, nghi vấn và phủ định trong văn bản.
- Nhận biết và bước đầu phân tích giá trị biểu đạt của các loại câu trên.
- Phân biệt được câu đơn và câu ghép.
2. Về kỹ năng:
- Biết nối các vế câu ghép
- Biết cách nói và viết các loại câu phục vụ những mục đích nói khác nhau.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ, tư duy khoa học. 
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
- Giáo dục tư tưởng: học sinh có hiểu biết, có ý thức đối với bộ môn. 
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Soạn bài.
- SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Sách vở và đồ dùng học tập
- Tài liệu tham khảo
C. NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG CHỦ ĐỀ: (5 tiết)
Tiết 26:
Câu ghép
Tiết 27:
Câu phủ định
Tiết 28:
Câu cảm thán 
Tiết 29:
Câu trần thuật
Tiết 30:
Câu nghi vấn
D. BÀI HỌC
Ngày soạn: .../.../2015.
Ngày giảng 8A: T..././.../2015 
8B: T..././.../2015 
Tiết 26:
CÂU GHÉP
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài học:
- Nhắc lại khái niệm về câu ghép?
I. Lý thuyết
1. Đặc điểm của câu ghép
- Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. mỗi cụm C – V là 1 vế câu.
- Các vế câu được nối với nhau như thế nào?
2. Cách nối các vế câu:
- Nối bằng dấu phẩy . 
- Nối bằng cặp quanhệ từ: khi  thì 
- Nối bằng quan hệ từ : Bởi vì
- Giữa các vế câu co mối quan hệ với nhau như thế nào ?
3. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
- Các vế câu ghép có rất nhiều quan hệ:
+ Nguyên nhân – Kết quả
+ Điều kiện – giả thiết
+ Tương phản, bổ xung
+ Tăng tiến, tiếp nối, giải thích
+ Lựa chọn... 
+ Quan hệ mục đích.
II. Luyện tập
- Tìm các câu ghép và nêu cách nối của chúng ?
1. Bài tập 1:
a. U van dần, u lạy Dần ! Nối bằng dấu phẩy.
- Dần  chị đi với U, đừng giữ chị nữa -> nối bằng dấu phẩy
- Chị con có đi, u mới  với dần chứ ! -> Nối bằng dấu phẩy
- Sáng ngày người ta  thương không ? dấu phẩy
- Nếu dần  nữa đấy -> dấy phẩy
b. Cô tôi  -> dấu phẩy
Giá những cổ tục -> dấu phẩy , thì
c. Tôi lại  đất : Lòng tôi 
-> Nối bằng dấu 2 chấm
d. Hắn làm  quá -> nối bằng “bởi vì”
- Đọc và tìm hiểu các câu ghép?
Xác định quan hệ ý nghĩa trong mỗi câu ghép?
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi trong bài tập 3, trang 125?
2. Bài tập 2
a. Có thể giả định các câu ghép sau:
- (Khi) trời xanh thẳm (thì) biển cũng xanh thẳm
- (Khi) trời rải mây trắng (thì) biển mơ màng
- (Khi) trời âm u (thì) biển đục ngầu giận dữ.
b. Các vế câu trong câu ghép đều có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
c. Không nên tách các vế câu trên thành những câu riêng vì chúng có quan hệ về ý nghĩa khá chặt chẽ và tinh tế (tâm trạng, điểm nhìn)
3. Bài tập 3
a. Về nội dung: Mỗi câu trình bày 1 sự việc mà Lão Hạc nhờ ông Giáo.
b. Về lập luận: Thể hiện cách diễn giải của nhân vật Lão Hạc.
c. Về quan hệ ý nghĩa: Chỉ rừ mối quan hệ giữa tâm trạng, hoàn cảnh của nhân vật Lão Hạc vì SV mà nhân vật Lão Hạc có nguyện vọng nhờ ông Giáo giúp đỡ.
d. Nếu tách thành câu đơn riêng biệt thì các quan hệ trên sẽ bị phá vỡ, các thông tin bộc lộ sẽ khó đầy đủ như câu ghép.
4. Củng cố: 
- Giáo viên khái quát 1 số kiến thức cơ bản.
5. HDVN
- Nắm vững ghi nhớ - đặc điểm của câu ghép
- Hoàn thiện các bài tập trong sách giáo khoa.
Ngày soạn: .../.../2015.
Ngày giảng 8A: T..././.../2015 
8B: T..././.../2015 
Tiết 27:
CÂU PHỦ ĐỊNH
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài học:
I. Lý thuyết
- Vậy, em hiểu thế nào là câu phủ định ?
- Chức năng của câu phủ định là gì?
- Câu phủ định là câu co chứa những từ ngữ phủ định.
- Chức năng :
+ Thông báo xác nhận không có sự vật, sự việc tính chất quan hệ nào đó ( phủ định miêu tả)
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định ( phủ định bác bỏ)
II. Luyện tập
- GV treo bảng phụ
1. Bài tập 1: Các câu phủ định bác bỏ
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập
a. Không có
- HD HS thảo luận nhóm
b. Cụ cứ tưởng  gì đâu !
=>Bác bỏ điều mà lão Hạc bị dằn vặt, đau khổ
c. Không, chúng con không đói nữa đâu.
=> Bác bỏ điều cái Tí cho rằng mẹ nó đang lo lắng, thương xót vì chị em chúng nó đói quá.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- HD HS làm bài
2. Bài tập 2:: Xác định những câu có ý nghĩa phủ định
- Tất cả 3 câu a, b, c đều là câu phủ định vì đều có những từ phủ định nhng chúng có điểm đặc biệt là có 1 từ phủ định kết hợp với 1 từ phủ định khác => khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định lại là khẳng định, chứ không phải phủ định.
- 3 câu a, b, c đều dùng cách phủ định của phủ định để khẳng định có sức thuyết phục cao.
- Các câu khẳng định tương đương thường có ít sức thuyết phục hơn
4. Củng cố: 
- Giáo viên khái quát 1 số kiến thức cơ bản.
5. HDVN
- Nắm vững ghi nhớ - đặc điểm câu phủ định
- Hoàn thiện các bài tập trong sách giáo khoa.
Ngày soạn: .../.../2015.
Ngày giảng 8A: T..././.../2015 
8B: T..././.../2015 
Tiết 28:
CÂU CẢM THÁN
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài học:
nào giúp ta nhận biết câu cảm thán ?
- Em hiểu câu cảm thán là gì ?
I. Lý thuyết
- Tác dụng: Dùng để bộc lộ chính xác của người nói, người viết trong giao tiếp hàng ngày và trong văn bản nghệ thuật.
- Câu cảm thán là câu có từ cảm thán.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
II. Luyện tập 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
1. Bài tập 1 sgk/44: Các câu cảm thán.
- HD HS thảo luận nhóm
a. Than ôi ! Lo thay ! Nguy thay !
- Nhận biết câu cảm thán ? Vì sao?
b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !
c. Chao ôi  ngu dại của mình thôi.
=> Vì : chúng có chứa các từ ngữ cảm thán và dấu chấm than.
- Có một số câu khác có dấu chấm than nhưng không có từ ngữ cảm thán nên không phải là câu cảm thán.
2. Bài tập 2 sgk/44: 
- Phân tích tình cảm, chính xác trong các ngữ cảnh và nhận biết câu ?
a. Lời than thân của người nông dân xưa
b. Lời than thân của người chinh phục xưa
c. Tâm trạng bế tắc của thi nhân trước cách mạng.
d. Nỗi ân hận của, Dế Mèn trước cái chết tức tưởi của Dế Choắt.
=> Các câu trên có bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có các dấu hiệu đặc trưng của câu cảm thán (dấu chấm than, từ ngữ cảm thán) nên không phải là câu cảm thán.
3. Bài tập 3 sgk/45: 
- Đặt 2 câu cảm thán ?
a. Chao ôi, một ngày vắng mẹ sao mà dài đằng đẵn!
b. ôi, mỗi buổi bình minh đều lộng lẫy thay !
4. Củng cố: 
- Giáo viên khái quát 1 số kiến thức cơ bản.
5. HDVN
- Nắm vững ghi nhớ - đặc điểm câu cảm thnas
- Hoàn thiện các bài tập trong sách giáo khoa.
Ngày soạn: .../.../2015.
Ngày giảng 8A: T..././.../2015 
8B: T..././.../2015 
Tiết 29:
CÂU TRẤN THUẬT
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài học:
I. Lý thuyết
- Vậy, em hiểu nh thế nào về câu trần thuật ? Cho VD minh hoạ ?
- Câu trần thuật là câu dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả.
- Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bàng dấu chấm.
- Trong 4 kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật thì kiểu câu nào được dùng nhiều nhất ? Tại sao ?
- Câu trần thuật được dùng nhiều nhất, vì:
+ Thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm của con người trong giao tiếp, trong văn bản.
+ Ngoài ra còn dùng đề yêu cầu, đề nghị, bộc lộ ttình cảm, cảm xúctức là có thể thể hiện hầu hết các chức năng của 4 kiểu câu
II. Luyện tập 
- Gọi HS đọc 
- HD HS thảo luận nhóm
1. Bài tập 1 sgk/46-47
a. Câu1 : Trần thuật, dùng để kể
- Xác định kiểu câu và chức năng của các câu?
 Câu 2 : Bộc lộ tình cảm, cảm xúc -> câu trần thuật
 Câu 3: Trần thuật, bộc lộ tình cảm, cảm xúc
b. Câu 1 : Trần thuật dùng để kể
Câu 2: Cảm thán, bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Câu 3: Trần thuật -> bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Câu 4 : Trần thuật -> bộc lộ tình cảm, cảm xúc
2. Bài tập 2 sgk/47
- Đọc bài thơ “Ngắm trăng” và nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa?
- Đây là 2 câu nghi vấn ( nguyên tắc), định nghĩa
- Dịch thơ : Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ -> là câu trần thuật.
=> Câu dịch nghĩa và câu dịch thơ khác nhau về kiểu câu nhưng ý nghĩa giống nhau chỉ cái đẹp của đêm trăng gây cảm xúc mạnh cho nhà thơ khiến nhà thơ muốn làm điều gì đó.
3. Bài tập 3 sgk/47
- Xác định kiểu câu và cho biết chúng dùng để làm gì?
- Câu a: Cầu khiến – mang tính chất ra lệnh
- Câu b: Nghi vấn - mang tính chất đề nghị nhẹ nhàng
- Câu c:Trần thuật – mang tính chất đề nghị, nhẹ nhàng
- Đọc và xác định kiểu câu ? 
4. Bài tập 4 sgk/47:
 Tất cả đều là câu trần thuật
a. Dùng để cầu khiến
b1. Dùng để kể
b2. Dùng để cầu khiến
4. Củng cố: 
- Giáo viên khái quát 1 số kiến thức cơ bản.
5. HDVN
- Nắm vững ghi nhớ - đặc điểm của câu trần thuật
- Hoàn thiện các bài tập trong sách giáo khoa.
Ngày soạn: .../.../2015.
Ngày giảng 8A: T..././.../2015 
8B: T..././.../2015 
Tiết 30:
CÂU NGHI VẤN
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A: 
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Nội dung bài học:
- Em hiểu thế nào là câu nghi vấn ?
I. Lý thuyết
 1. Đặc điểm hình thức và chức năng chính:
- Câu nghi vấn là câu ;
+ Có những từ nghi vấn( ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)không, (đã)chưa,) hoặc có các từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn)
+ Có chức năng chính là dùng để hỏi.
- Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi
2. Những chức năng khác:
- Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi thì câu nghi vấn còn co chức năng khác nào nữa?
* Tất cả đều là những câu nghi vấn nhưng bộc lộ các chức năng khác nhau :
a. Dùng để cảm thán, bộc lộ tình cảm hoài niệm, tiếc nối
b. Dùng với hàm ý đe doạ
c. Dùng để khẳng định
d. Dùng để cảm thán, bộc lộ sự ngạc nhiên
- Nhận xét về cách kết thúc các dấu câu ?
* Nhận xét: Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi, có thể kết thúc bằng các dấu câu khác như dấu chấm than (e)
- Đọc và xác định câu nghi vấn ? Nêu đặc điểm ?
Căn cứ vào đâu để xác định câu nghi vấn ?
- Có thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được không ? Vì sao ?
- Phân biệt hình thức và ý thức nghĩa của 2 câu?
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 : Câu nghi vấn
a. Chị khất tiền sưu  phải không ?
b. Tại sao con người  như thế ?
c. Văn là gì ?  chương là gì ?
d. Chú mình  không ?
- Đùa trò gì ?
- Hừ, hừ  cái gì thế ?
- Chị cốc  nhà ta ấy hả ?
* Đặc điểm : Những từ in đậm và khi viết được kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
2. Bài tập 2
- Căn cứ vào từ “hay” dấu chấm hỏi cuối câu
- Không thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được vì nó dễ lẫn với câu ghép mà các vế câu có quan hệ lựa chọn.
- Đọc đoạn trích Sgk T22 và xác định câu nghi vấn ? Chúng được dùng để làm gì ?
3. Bài tập 3: Sgk/22
a. Con người để có ăn ư ? -> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
b. Tất cả, từ câu “Than ôi”
-> Bộc lộ cảm xúc, tình cảm với thái độ phủ định
c. Sao ta  nhẹ nhàng rơi ?
-> Câu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
d. Ôi nếu thế  quả bóng bay ?
-> Phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
4. Bài tập 4: Sgk/23
- Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của chúng?
a. C1, C2, C3: Phủ định
b. Bộc lộ sự ăn khăn, ngần ngại
c. Khẳng định
d. C1, C2: Hỏi
4. Củng cố: 
- Giáo viên khái quát 1 số kiến thức cơ bản.
5. HDVN
- Nắm vững ghi nhớ - đặc điểm của câu nghi vấn
- Hoàn thiện các bài tập trong sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_TU_CHON_VAN_8_CHU_DE_6_TS.doc