Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chủ đề 7: Văn nghị luận

A. Mục tiêu cần đạt:

 Qua tiết học, HS nắm được:

1. Về kiến thức:

 - Ôn và nắm chắc kiến thức về văn bản tự sự, là thể văn mà người viết ding lời văn của mình, trình bày một cách ngắn gọn các sự kiện tiêu biểu theo trình tự thời gian.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích văn bản tự sự, từ đó hiểu sâu hơn về văn bản tự sự.

- Học sinh biết cách xây dựng đoạn văn trong văn bản tự sự.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3009Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Chủ đề 7: Văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 7:
Văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Qua tiết học, HS nắm được:
1. Về kiến thức:
 - ôn và nắm chắc kiến thức về văn bản tự sự, là thể văn mà người viết ding lời văn của mình, trình bày một cách ngắn gọn các sự kiện tiêu biểu theo trình tự thời gian.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích văn bản tự sự, từ đó hiểu sâu hơn về văn bản tự sự.
- Học sinh biết cách xây dựng đoạn văn trong văn bản tự sự.
3. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức, tinh thần và thái độ học tập của học sinh.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Nội dung ôn tập
- Sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Các văn bản thuyết minh
2. Học sinh:
- Ôn tập lại các khái niệm nội dung đã học về văn bản thuyết minh
C. Số tiết thực hiện: (5 tiết)
Tiết 1: Ôn tập về luận điểm.
Tiết 2: Phân biệt luận điểm, luận cứ, luận chứng.
Tiết 3: Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
Tiết 4: Xây dựng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn nghị luận.
Tiết 5: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.
D. Tiến trình thực hiện:
Ngày soạn:
Ngày dạy: 8A: 8B:
Tiết 31: Ôn tập về luận điểm
I. Tổ chức:
Sĩ số:
8A:
8B:
II. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
III. Bài học:
I. Lý thuyết
1. Khái niệm luận điểm:
- Xem lại N. văn L7
- Luận điểm là gì? 
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
- Luận điểm là linh hồn của bài viết nó thống nhất các đoạn văn thành 1 khối.
=> luận điểm rất quan trọng, nếu không có hệ thống luận điểm, bài văn NL sẽ không đạt yêu cầu.
2. Thực hành nhận diện và phân tích luận điểm trong một số tác phẩm đã học:
a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: HCM
- Đọc lại tác phẩm và xác định những LĐ có trong bài?
Các luận điểm:
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn (luận điểm xuất phát)
- Sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống XL
- Những biểu hiện của truyền thống yêu nước trong lịch sử, qua tấm gương các anh hùng tiêu biểu nhất.
- Những biểu hiện cụ thể, phong phú trên các lĩnh vực chiến đấu sản xuất, học tập, xây dựng
- Khơi gợi và kích thích sức mạnh của truyền thống yêu nước để thực hành vào công cuộc kháng chiến chống pháp 
=> luận điểm chính dùng để kết luận.
b. Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn:
- Nhận xét về hệ thống các luận điểm trong bài chiếu dời đô?
- Luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô
- Luận điểm 2: Lí do có thể coi thành đại la là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
=> Cả 2 luận điểm trên chưa phải là luận điểm vì nó mới chỉ là những bộ phận, khía cạnh khác nhau của vấn đề chưa thể hiện rõ ý kiến, tư tưởng, quan điểm.
* Hệ thống luận điểm của Chiếu dời đô phải là: 
1. Dời đô là việc trọng đại của vua chúa, trên thuận ý lớn -> luận điểm cơ sở, xuất phát.
2. Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn, trăm họ hao tổn.
3. Thành đại la về mọi mặt đều xứng đáng là kinh đô, của muôn đời.
4. Vậy, vua sẽ dời đô ra Đại La
-> Luận điểm chính – kết luận
2. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận:
- Vấn đề đặt ra trong bài tinh thần yêu nước là gì?
a. Vấn đề chính trong bài tinh thần yêu nước ...: Chính là vấn đề tinh thần yêu nước của người dân VN trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
b. Luận điểm cần phải phù hợp vơí yêu cầu giải quyết vấn đề luận điểm cần phải đủ để làm sáng tỏ vấn đề
3. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận:
- GV treo bảng phụ
- HS đọc và lựa chọn 1 trong 2 hệ thống luận điểm trình bày trong bảng SGK trang 74
- Hệ thống mạch lạc.
- Có luận điểm chính, luận điểm phụ
- Các luận điểm có sự liên kết và phát triển hợp lý chặt chẽ
- Từ kết luận trên rút ra mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận?
Ghi nhớ: SGK trang 75
(HS đọc và học thuộc)
Hoạt động 3:
II.Luyện tập
- HD HS thảo luận nhóm
1. Bài tập 1: 
HS đọc đoạn trích và giải thích sự lựa chọn.
2. Bài tập 2:
a. Lựa chọn luận điểm đúng đủ: 1,2,3,4,6,7.
(Luận điểm 5 không phù hợp)
b. Sắp xếp các luận điểm thành hệ thống mạch lạc: 3,4,6,2,4,7
 4. Củng cố: 
- Giáo viên khái quát 1 số kiến thức cơ bản.
 5. HDVN
- Nắm vững ghi nhớ - đặc điểm của văn bản thuyết minh
- Hoàn thiện các bài tập trong sách giáo khoa.
Ngày soạn:
Ngày dạy: 8A: 8B:
Tiết 22: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
I. Tổ chức:
Sĩ số:
8A:
8B:
II. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
III. Bài học:
4. Củng cố
- GV hệ thống, khái quát ND cơ bản cần nắm vững
5. HDVN
- Tập viết các đoạn văn thuyết minh có chủ đề tự chọn.
- Phương pháp làm bài văn thuyết minh.
Ngày soạn:
Ngày dạy: 8A: 8B:
Tiết 23: Phương pháp làm bài văn thuyết minh.
I. Tổ chức:
Sĩ số:
8A:
8B:
II. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
III. Bài học:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_TU_CHON_VAN_8_CHU_DE_7_TS.doc