Giáo án Ngữ văn lớp 8 (chuẩn)

A.MỤC TIÊU: Giúp Học sinh:

-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

-Biết yêu thương, quý trọng thầy cô và gắn bó với bạn bè, trường lớp.

B.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

 -Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

 -Chân dung Thanh Tịnh, tranh ngày khai trường(nếu có)

2.Học sinh:

 -Đọc truyện, trả lời câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản.

 -Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của mình trong ngày tựu trường đầu tiên.

 

doc 295 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ bình dị tự nhiên không bị gò bó, dùng từ thuần Việt.
Giọgn thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh
Bộc lộ cảm xúc trực tiếp chân thành.
Ông là người có công cách tân thẻ thơ cổ điển, một nhà thơ mới ở tâm hồn.
IV/- Luyện tập:
Bài tập1: Nhóm 1,2
Bài tập 2: Nhóm 3,4
Hướng dẫn học ở nhà:
- Chuẩn bị bài Ôn tập TV 
- Đọc và tìm hiểu thêm bài Thề non nước.
Tuần: 16
Tiết 63 
BÀI : 16 
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
Ngày soạn: 
30.12.2007 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hệ thống hóa kiến thức phần Tiếng Việt đã học HKI.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt đã học trong nói và viết.
- Có ý thức củng cố tích hợp với phần Văn và TLV
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Bảng phụ, nội dung các bài tập ở sgk.
2.Học sinh:
- Chuẩn bị bài ôn lại các kiến thức đã học.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
III.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
- GV gọi hs đọc bài tập 1
- GV cho hs lên bảng điền từ ngữ thích hợp vào sơ đồ.
- Em hãy cho biết từ nào bao hàm nghĩa của các từ khác trong sơ đồ trên? (Từ nghĩa rộng)
- Em hãy cho biết từ nào được bao hàm nghĩa trọng phạm vi nghĩa của từ khác trong sơ đồ trên? (Từ nghĩa hẹp)
- Như vậy thế nào là từ nghĩa rộng?
- Thế nào là nghĩa của từ hẹp? Cho ví dụ?
I/- Ôn tập về nội dung từ vựng:
1- Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
Truyện cổ dân gian
Tr.
Thần
thoại
Tr.
Cổ
tích
Tr.
Ngụ
ngôn
Tr.
Cười
- Từ bao hàm nghĩa của các từ khác trong sơ đồ trên là Truyện cổ dân gian.
- Từ được bao hàm nghĩa trong phạm vi nghĩa của từ khác trong sơ đồ trên là: Truyện Thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
 a- Từ ngữ nghĩa rộng:
Từ có nghĩa rộng khi nghĩa của từ đó bao hàm nghĩa của một số từ khác.
 b- Từ ngữ nghĩa hẹp:
Từ có nghĩa hẹp khi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác
- Hãy tìm những từ cùng chỉ phương tiện giao thông?
GV kết luận: Mỗi từ trên chỉ một loại phương tiện có cấu tạo, cách vận chuyển khác nhau nhưng đều có chung một nét nghĩa là cùng chỉ về phương tiện giao thông => Trường từ vựng.
- Vậy thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ?
- Dựa vào hai bài tập trên, hãy phân biệt cấp độ khái quát nghĩa của từ với trường từ vựng?
2- Trường từ vựng:
- Xe, tàu lửa, máy bay, thuyền, tàu thủy...
- Trường từ vựng là tập hợp từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- Cấp độ khái quát nghĩa của từ nói về mối quan hệ bao hàm nhau giữa các từ ngữ có cùng loại.
Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét nghĩa chung nhưng lại khác nhau về từ loại.
- GV dùng bảng phụ ghi bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và nêu yêu cầu:
- Tìm các từ tượng hình, tượng thanh được sử dụng trong bài thơ?
- Đặt câu có từ tượng hình, tượng thanh
3- Từ tượng hình, tượng thanh:
- Từ tựng hình: chen, lom khom, lác đác.
Từ tượng thanh:quốc quốc, gia gia.
- Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu.
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.
- Cho học sinh xác định từ địa phương trong ví dụ sau:
Bầm ra ruộng cấy bầm run
- Em thử cho ví dụ về từ ngữ địa phương.
- Tìm một số từ ngữ của tầng lớp hs hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết?
4- Từ địa phương và biệt ngữ xã hội:
- Bầm
- Bắc bộ: Ngô, quả dứa...
Nam bộ: Bắp, trái thơm...
- Tầng lớp HS, SV: Gậy, ngỗng...
- Em thử đặt câu có trợ từ, rồi rút ra kết luận.
 - Cho ví dụ về thán từ.
GV nói thêm: Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó tách ra thành một câu dặc biệt.
Ví dụ: Này! Chị nghĩ em nên mặc thêm áo vào!
5- Trợ từ, thán từ 
- Nó ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi bài tập!
- Ô hay, tôi tưởng anh cũng biết rồi!
- Cho ví dụ về tình thái từ, rồi rút ra kết luận.
6- Tình thái từ:
- - Anh đọc xong cuốn sách rồi à?
 - Con nghe thấy rồi ạ!
- Không sử dụng tình thái từ một cách tùy tiện mà phải chú ý đền tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm đối với người nghe, đọc.
Ví dụ: Bác giúp cháu một tay ạ!
Bạn giúp mình một tay nào!
- Cho ví dụ về nói quá, rồi rút ra kết luận.
- Cho ví dụ về nói giảm, nói tránh.
7- Các biện pháp tu từ:
a- Nói quá:
Anh đi xuôi ngược tung hoành
Bước dài như gió lay thành chuyển non.
=> Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, uy mô tính chất của sự vật để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức bỉeu cảm.
b- Nói giảm nói tránh
- Bác đã lên đườc theo tô tiên (Tố Hữu)
Chị ấy không còn trẻ lắm! (Chị ấy đã già)
=> Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng để diễn đạt tế nhị tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ thô tục...
- Học sinh cho ví dụ về câu ghép, rồi rút ra kết luận.
8- Ôn tập về câu ghép:
- Gió thổi, mây bay, hoa nở.
Vì trời mưa nên đường lầy lội.
=> Câu ghép là câu có từ hai cụm C-V trở lên, chúng không bao chứa nhau.
Các vế trong câu ghép có thể nối trực tiếp với nhau hoặc nối với nhau bằng quan hệ từ
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn. Cho ví dụ.
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm. Cho ví dụ.
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. Cho ví dụ.
9- Ôn tập về dấu câu:
- - Dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.
Ví dụ: Bích (một cây Toán của lớp) rất thích làm thơ
- Đánh dấu báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; đánh dấu báo trức lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại
Ví dụ:- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
- Ông cha ta đã dạy: ”Có công mài sắt có ngày nêm kim”
- Dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn tực tiếp; đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dâu tên tác phẩm, tờ báo... dẫn trong câu văn.
Ví dụ: Tôi rất thích đọc “Văn học tuổi trẻ” vì nó rất bổ ích và có nhiều chuyên mục hay.
Hướng dẫn học ở nhà:
- Hệ thống hóa lại kiến thức dã học về tiếng Việt.
- Chuẩn bị tiết Hai chữ nước nhà
Tuần 16
Tiết 64
BÀI 16
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
Ngày soạn: 
30/12/2007
I. MỤC TIÊU: Giúp HS.
	- Giúp hs nhận ra ưu khuyết điểm của mình qua bài viết.
	- Củng cố lý thuyết thuyết minh.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HOC:
1. Giáo viên:	- Chấm bài, sửa lỗi.
	- Soạn giáo án.
2. Học sinh:	- Xem lại kiến thức.
	- Tự nhận xét bài làm của mình.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
	III.Bài mới:
Tiến hành trả bài: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn tìm hiểu đề:
- Gọi hs đọc lại đề.
- Nêu yêu càu của đề.
- GV phân tích yêu cầu của đề để hs nắm.
1. Đề bài: Em hãy thuyết minh cái bình thủy (phích nước)
* Phương thức biểu đạt: Thuyết minh.
* Nội dung: 
Thuyết minh cái phích nước (bình thủy) một đồ dùng trong gia đình
* Phương pháp thuyết minh: 
Nêu định nghĩa, giải thích.
Liệt kê
 So sánh 
Hướng dẫn hs lập dàn ý: 
- GV cho các nhóm lập dàn ý.
- Các nhóm nhận xét chéo, bổ sung, dàn ý.
- GV kết luận, bổ sung để dàn ý hoàn chỉnh.
2- Dàn ý: 
Đầy đủ 3 phần và sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
Mở bài: Giới thiệu về cái bình thủy.
Thân bài:
 Hình dáng, màu sắc, cách bài trí bên ngoài của bình thỷ.
 Cấu tạo bình thủy:
 Chất liệu vỏ
 Cấu tạo miệng bình, đáy bình, quai bình
 Cấu tạo ruột bình
	Công dụng của bình thủy
	Cách sử dụng và bảo quản.
	Kết bài:
HS tự nhận xét bài viết của mình, nêu những ưu điểm, hạn chế
3- HS tự nhận xét bài viết sau khi lập dàn ý
 Hướng dẫn sửa bài
Bước 1: Đánh giá chung :
Giáo viên nhận xét những ưu điểm và hạn chế chung của bài làm.
(Ghi ra giấy từng lớp)
Bước 2: Sửa lỗi cụ thể.
- Học sinh phát hiện lỗi sai trong bài của mình về câu, đoạn văn.
- Cách dùng từ, lỗi chính tả.
- Viết sai ngữ pháp.
- Chuẩn bị bảng phụ những câu sai trong bài làm của học sinh, cho các em phát hiện lỗi sai và sửa lại cho đúng.
- Gọi học sinh sửa bài, cả lớp nhận xét, bổ sung.
* Giáo viên nhận xét.
4. Sửa lỗi cụ thể:
Phát hiện lỗi trong đoạn văn.
Sửa bài.
Đọc đoạn văn hay
- Giáo viên chọn bài làm tốt hoặc có đoạn văn hay đọc giới thiệu cho học sinh. (Chú ý các bài theo 3 đối tượng học sinh)
- Đọc nhận xét về ưu điểm dúng từ, diễn đạt.
Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại lý thuyết.
	- Chuẩn bị bải Hai chữ nước nhà
Tuần: 17
Tiết 65 
BÀI : 16 
ÔNG ĐỒ
 Vũ Đình Liên
Ngày soạn: 
01.01.2008 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS.
	- Cảnh tàn tạ của chữ Nho, sự hết thời của ông đồ; thấy được niềm cảm thương của tác giả với cảnh cũ người xưa gắn liền với nét văn hoá cổ truyền.
	- Thấy được sức truyền cảm đặc sắc của bài thơ.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HOC:
1. Giáo viên:	- Tìm hiểu thêm về Vũ Đình Liên.
	- Đọc tham khảo một số bài viết về Ông đồ.
	- Tìm tranh minh hoạ cho bài thơ (tranh ông đồ, tranh thư pháp).
2. Học sinh:	- Đọc bài thơ, xem kĩ phần chú thích.
	- Trả lời câu hỏi Hướng dẫn đọc - hiểu.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HOC::
1.Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra vở học sinh.
3.Dạy học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Cho HS quan sát bức tranh ông đồ.
- Em có biết bức tranh này vẽ gì không?
- Ông đồ là những người làm nghề gì?
- Ngày nay, các em khó lòng được nhìn thấy những ông đồ đúng nghĩa trong trang phục như thế này. Còn hình ảnh của các ông ngày xưa ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
- Quan sát.
- Trả lời: Vẽ những ông đồ xưa.
- Trả lời: Đó là những ông giáo dạy chữ Nho và viết chữ thuê.
- Theo dõi và ghi bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- Gọi HS đọc chú thích *, sgk/9.
- Đặc trưng sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?
- Giới thiệu với HS về hoàn cảnh sáng tác của bài Ông đồ.
- Đọc mẫu và gọi HS đọc bài thơ.
- Gọ HS đọc mục chú thích.
- Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Đọc.
- Trả lời: Nặng lòng thương cảm và nỗi niềm hoài cổ.
2. Tác phẩm:
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Đọc.
- Trả lời: Thơ ngũ ngôn (năm chữ)
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
- Hãy xác định các ý chính của bài thơ!
- Gọi HS đọc lại 2 khổ thơ đầu.
- Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của ông đồ ở hai khổ thơ đầu? Ông xuất hiện để làm gì?
- Giới thiệu thêm cho HS về văn hoá Việt Nam ngày tết:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
- Thái độ, tình cảm của mọi người đối với ông đồ ra sao?
- Gọi HS đọc khổ 3,4 của bài thơ.
- Hình ảnh ông đồ lúc này ra sao?
- Em nghĩ gì về hai câu:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
- Bình thêm về nghệ thuật diễn đạt cũng như biểu hiện tâm trạng trong hai đoạn thơ.
- Gọi HS đọc khổ thơ cuối.
- Khổ thơ cuối cho ta biết tình cảm gì của tác giả?
- Mặc dù cái mới ra đời là quy luật tất nhiên của cuộc sống nhưng chữ Nho đã gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam, nay nó không được thịnh hành, tác giả không khỏi xót xa, nuối tiếc.
- Hãy tìm những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ!
- Bình thêm về giá trị của những biện pháp nghệ thuật đó.
- Gọi HS đọc Ghi nhớ, sgk/10
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh ông đồ thời chữ Nho thịnh hành:
- Trả lời: có 3 ý:
- Khổ 1,2: hình ảnh ông đồ khi chữ Nho thịnh hành.
- Khổ 3,4: hình ảnh ông đồ thời tàn.
- Khổ 5: tình cảm của nhà thơ.
- Đọc.
- Trả lời: Ông đồ gắn với mùa xuân. Xuân đến, ông đồ ngồi trên hè phố để viết câu đối tết cho mọi nhà.
- Theo dõi.
- Trả lời: Bao nhiêu người thuê viếtai cũng tìm đến ông, yêu mến cái tài viết chữ của ông à ông đã góp phần tạo nên nét xuân trong ngày tết truyền thống.
2. Hình ảnh ông đồ khi chữ Nho suy tàn:
- Trả lời: Xuân về, ông đồ xuất hiện nhưng không còn ai thuê viết, ngợi khen à cảnh vắng vẻ, điêu tàn
- Trả lời: Hình ảnh nhân hoá thể hiện hoàn cảnh cũng như tâm trạng của ông đồ một cách sâu sắc à nỗi sầu như lan ra cả mọi vật xung quanh.
- Theo dõi.
3. Tình cảm của nhà thơ:
- Đọc.
- Trả lời: Đó là niềm thương tiếc khắc khoải của tác giả. Ông bâng khuâng, xót xa khi nghĩ đến những người muôn năm cũ không còn tồn tại.
- Lắng nghe và ghi bài.
- Trả lời:
- Phép nhân hoá.
- Kết cấu giản dị, hàm xúc, đầu cuối tương ứng.
- Theo dõi và ghi bài.
- Đọc.
IV. Củng cố:
	1. Cho HS thảo luận nhóm: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
	2. Chốt lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
	3. Gọi HS đọc lại Ghi nhớ.
V. Dặn dò:
	1. Học thuộc lòng bài thơ.
	2. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
	3. Chuẩn bị bài “Hai chữ nước nhà”.
Tuần: 17
Tiết 66 
BÀI : 16 
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
Trần Tuấn Khải
Ngày soạn: 
01.1.2008 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: Cách khai thác đề tài, lịch sử, sự lựa chọn thể thơ, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2.Học sinh:
- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
- Kiểm tra thuộc lòng và nội dung, nghệ thuật bàiMuốn làm thằng cuôi. của Tản Đà
III.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
- Gọi hs đọc bài thơ và chú thích (é) sgk
- GV giói thiệu về nét về tác giả tác phẩm.
I/- Tìm hiểu chung:
1- Tác gỉa:
2- Tác phẩm:
Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924) lấy đề tài lịch sử thời giặc Minh xâm lược nước ta Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn theo để phụng dưỡng cha già cho trọn đạo hiếu nhưng cha già phải dằn lòng khuyên con quay trở về để lo tính việc trả thù nhà đền nợ nước.
Bài thơ được viét theo thể song thất lục bát
- Gọi hs đọc 8 câu đầu.
- Cảnh ngộ cuộc chia ly được miêu tả qua bối cảnh không gian như thế nào ? 
- Hãy nêu hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật?
- Các hình ảnh ẩn dụ : Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước, chút thân tàn lần bước dặm khơi mang ý nghĩa gì?
II/- Phân tích:
1- Nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ phải rời xa đất nước:
- Cuộc chia ly diễn ra nơi biên giới am đạm, heo hút:ải Bắc mây sầu ảm đạm, hổ thét chim kêu . . . 
- Hoàn cảnh thật éo le, cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn theo để phụng dưỡng cha già cho trọn đạo hiếu những cha già phải dằn lòng khuyên con quay trở lại để lo tính iệc trả thù nhà đền nợ nước.
- Nói lên lòng nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của mình.
- Gọi hs đọc 20 câu tiếp theo.
- Người cha nhắc đến lịch sử dân tộc bằng những lời nào?
- Qua đó nhà thơ muốn khẳng định điều gì?
- Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, người cha trước hết nhắc đến lịch sử dân tộc ?
- Qua đó em hiểu thêm điều gì tấm lòng người cha?
- Trong phần tiếp theo, những câu thơ nào nói lên họa mất nước?
- Các chi tiết: Bốn phương khói lửa bừng bừng,họa xương rừng, náu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con gợi về hình ảnh đất nước như thế nào ? 
- Họa mất nước gieo đau thương cho dân tộc và nỗi đau cho lòng yêu nước, Những lời thề nào diến tả nỗi đau này?
- Nhận xét về nghệ thuật diễn tả qua các hình ảnh: đất khóc, trời than, khói Nùng Lĩnh như xây khối uất, sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu.?
- Lời nói thảm vong quốc đã bộc lộ cảm xúc gì trong lòng người cha?
2- Nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ nước mất nhà tan:
- Giống Hồng Lạc hoàng thiêng đã định
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay.
Giời Nam riêng một cõi này.
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì?
- Qua đó, nhà thơ muốn khẳng định truyền thống dân tộc: Nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt trong đó có nữ giới.
- Người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con.
- Người cha thể hiện niềm tự hào dân tộc, một lòng yêu nước.
- Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm họa xương rừng, náu sông.
Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn dân gian bỏ vợ lìa con.
- Đất nước có giặc, bị hủy hoại. => Cảnh nước mất nhà tan.
- Thảm vong quóc kể sao xiết kể
..................................................
Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu.
- Nghệ thuật nhân hóa, so sánh diễn tả nỗi đau mất nước thấm đến cả đất trời, sông núi nước Nam.
- Lời nói thảm vong quốc đã bộc lộ lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác giăc Minh.
Đó cũng là biểu hiện sâu sắc lòng yêu nước của nhà thơ.
- Gọi hs đọc 8 câu cuối.
- Những lời thơ nào diễn tả hình ảnh thực của người cha?
- Qua chi tiết đó cho thấy người cha đang ở trong cảnh ngộ như thế nào ? 
- Tại sao khuyên con trở về tìm cách cứu nước người cha lại nói cảnh ngộ của mình và sự nghiệp tổ tông?
- Nhận xét giọng điệu lời thơ?
- Từ những lời khuyên đó, em cảm nhận được nỗi lòng nào của người cha?
3- Nỗi lòng người cha dành cho con:
- Cha tuỏi già sức yếu lỡ sa cơ đành chịu bó tay.
Thân lươn bao quản vũng lầy.
- Người cha già yếu, bị bắt, không có địa vị đoa là cảnh ngộ ngặt nghèo bất lực.
- Người cha nói như vậy để khích lệ con làm tiếp những diều ngươi cha chưa làm được để giúp nước nhà.
Làm cho lờii trao gởi thêm sức nặng tình cảm: giang sơn gánh vác sau này cậy con.
- Lời thơ với giọng điệu thống thiết chân thành
- Người cha yêu nước, yêu con. Đặt niềm tin vào đứa con và đất nước..
Tình yêu con hòa trong tình yêu nươc, yêu dân tộc.
- Gọi hs đọc lại bài thơ
- Em có nhận xét gì về giọng điệu bài thơ? Á Nam Trần Tuấn Khải đã mượn câu chuyện lịch sử để gởi gắm điều gì?
III/- Tổng kết:
Bằng giọng điệu trữ tình thóng thiết, bài thơ mượn một câu chuyện lịch sử để bộ clộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. 
IV/- Luyện tập:
Tìm những hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lẹ trong bài thơ?
Những từ ngữ hình ảnh: ải bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Lạc Hồng, vong quốc
Em hãy cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Vừa gợi được tâm trạng khắc khoải đau thương của nhân vật lịch sử vừa khích lệ lòng yêu nước của của mọi người thời hiện tại.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
- Học thuộc 8 câu dầu và 8 câu cuối bài thơ.
- Năm được nội dung, nghệ thuật bài thơ.
Tuần 17
Tiết 67-68
BÀI 17
 KIỂM TRA HỌC KỲ I
Ngày soạn:
02/01/2008
Tuần 18
Tiết 69-70
BÀI 17
LÀM THƠ 7 CHỮ
Ngày soạn:
09/1/2008
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Học sinh:
- Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tói thiểu: đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
	2.Học sinh:
	C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
	III.Bài mới:
Hoạt động 1:Nhận diện luật thơ.
1- Thế nào là thể thơ bảy chữ?
- Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy (tiếng) làm đơn vị nhịp điệu, làm thành dòng thơ. Câu thơ bảy chữ hường có nhịp điệu chẵn – lẻ (4/3 hoặc 3/4); hiẹp vần chân với các kiểu phối hợp (vần ôm, vần cách quãng, liên vần), các cặp câu liên tiếp thường có hình thức đối nhau (đối tanh, đối ý);...
Các kiểu thơ bảy chữ: thơ cổ thể, thơ Đường lụât thất ngôn bát cú., thơ Đường luật bốn câu bảy chữ (tứ tuyệt)
2- Hãy nê sơ lựợc mọt số quy tắc của thể htơ bốn câu bảy chữ.
Số câu: bốn dòng.
Số chữ trong một dòng thơ: 7 chữ.
Bố cục thường gặp hai câu đầu kể sự, hai cau sau tả tình.
Hiệp vần: vần ôm, vần cách quãng, liên vần.
Nhịp thơ: 4/3; 2/2/3
Phép đối: câu 1-2; câu 3-4 (có thể)
3- Khi nhận diện thể thơ cần chú ý những điểm nào của bài thơ
Khi nhận diện thể thơ cần chú ý những điểm sau: số câu; số chữ trong một dòng thơ; bố cục; luật bằng trắc; cách hiệp vần, nhịp thơ, phép đối;...
4- Chỉ ra chỗ sai luật
Gọi hs đọc và chỉ ra chỗ chép sai bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ:
Sau ngọn đèn mờ không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp.
Vốn là ánh xanh lè chép là ánh xanh xanh, chữ xanh sai vần.
 Họat động 2: Tập làm thơ
Cho học sinh làm tiếp hai bài tập a và b.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
	Tập làm bài thơ bảy chữ đề tài tự chọn
Tuần 18
Tiết 71
BÀI 17
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Ngày soạn:
09/1/2008
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Học sinh:
- Củng cố lại kiến thức tiếng Việt đã học từ đầu năm đến nay.
- Nhận biết thành thạo biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm, nói tránh và câu ghép.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
	- Chám bài, thiết kế bài giảng.
	2.Học sinh:
	- Xem lại kiến thức đã học.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
	III.Bài mới:
Tiến hành trả bài:
Tuần 18
Tiết 72
BÀI 17
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
Ngày soạn:
09/01/2008
I. MỤC TIÊU: Giúp HS.
	- Củng cố lại các kiến thức Ngữ văn đã học.
	- Tự đánh giá kiến thức, trình độ của mình và so sánh với các bạn trong lớp.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HOC:
1. Giáo viên:	- Chấm bài, sửa lỗi.
	- Thống kê chất lượng.
	- Soạn giáo án.
2. Học sinh:	- Xem lại kiến thức.
	- Tự nhận xét bài làm của mình.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
	III.Bài mới:
Tiến hành trả bài:
Tuần 18
Tiết 69-70
BÀI 17
LÀM THƠ 7 CHỮ
Ngày soạn:
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Học sinh:
- Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tói thiểu: đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
	2.Học sinh:
	C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
	III.Bài mới:
Hoạt động 1:Nhận diện luật thơ.
1- Thế nào là thể thơ bảy chữ?
- Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy (tiếng) làm đơn vị nhịp điệu, làm thành dòng thơ. Câu thơ bảy chữ hường có nhịp điệu chẵn – lẻ (4/3 hoặc 3/4); hiẹp vần chân với các kiểu phối hợp (vần ôm, vần cách quãng, liên vần), các cặp câu liên tiếp thường có hình thức đối nhau (đối tanh, đối ý);...
Các kiểu thơ bảy chữ: thơ cổ thể, thơ Đường lụât thất ngôn bát cú., thơ Đường luật bốn câu bảy chữ (tứ tuyệt)
2- Hãy nê sơ lựợc mọt số quy tắc của thể htơ bốn câu bảy chữ.
Số câu: bốn dòng.
Số chữ trong một dòng thơ: 7 chữ.
Bố cục thường gặp hai câu đầu kể sự, hai cau sau tả tình.
Hiệp vần: vần ôm, vần cách quãng, liên vần.
Nhịp thơ: 4/3; 2/2/3
Phép đối: câu 1-2; câu 3-4 (có thể)
3- Khi nhận diện thể thơ cần chú ý những điểm nào của bài thơ
Khi nhận diện thể thơ cần chú ý những điểm sau: số câu; số chữ trong một dòng thơ; bố cục; luật bằng trắc; cách hiệp vần, nhịp thơ, phép đối;...
4- Chỉ ra chỗ sai luật
Gọi hs đọc và chỉ ra chỗ chép sai bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ:
Sau ngọn đèn mờ không có dấu phẩy, dấu ph

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_van_8_ca_nam.doc