Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Đánh nhau với cối xay gió

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.

- Ý nghĩa của các cặp nhân vật bất hủ mà Xéc -van - tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.

2. Kỹ năng:

- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.

- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 11873Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Đánh nhau với cối xay gió", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 – BÀI 7
Ngày soạn: ../../2014.
Ngày giảng 8A: T..././ .... /2014 
8B: T..././..... /2014 
Tiết 25 – Văn bản : 
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (T1)
(Trích tiểu thuyết Đôn Ki Hô Tê)
 (Xéc – Van – Tét)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
- Ý nghĩa của các cặp nhân vật bất hủ mà Xéc -van - tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: Nội dung bài học. 
 - HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Cách kết thúc truyện ‘‘Cô bé bán diêm’’ gợi cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- GV nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu 1 đoạn -> gọi 2 HS đọc tiếp.
- Nhận xét cách đọc của HS
- Gọi HS đọc phần chú thích sgk
- Nêu vài nét khái quát về tác giả?
- Giải thích từ khó
- Bố cục văn abnr được chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì?
- Em hiểu cối xay gió là gì? (Hoạt động bằng sức gió làm quay các cánh quạt -> phổ biến ở Châu Âu)
- Hãy liệt kê 5 SV chính bộc lộ tính cách của 2 nhân vật?
- Hai nhân vật được XD ntn với nhau?( Tương phản, đối lập 2 con đường, hai tính cách trái ngược nhau)
- ấn tượng ban đầu về 2 n/v? (không thường, nhiều biểu hiện đáng cười)
- Vì sao Đôn Ki Hô Tê đánh nhau với cối xay gió? Qua đó thấy đặc điểm gì ở nhân vật này?
Trận đánh nhau với cối xay gió diễn ra như thế nào?
(Tưởng lũ khổng lồ sẽ máu đổ xương tan nhưng ai ngờ gió nổi lên -> cánh quạt quay tít => Đ/V hài hước hóm hỉnh, bghệ thuật tài tình)
- Qua cảnh đánh nhau em có nhận xét gì về nhân vật Đôn Ki Hô Tê?
Tóm lại: Tuy có ít nhiều tốt đẹp song ngốn quá nhiều truyện kiếm hiệp -> con người hoang tưởng vừa đánh trách lại vừa hoang tưởng
- Sau thất bại Đôn Ki đã tỉnh ngộ? Trước lời an ủi của Giám mã Đôn đã nói gì? (Cách giải thích vẫn mê mội điên rồ)
- Trên đường đi tiếp, trong cuộc trò chuyện với Xan Trô và trong đêm 2 người ở dưới vòm cây, ta còn nghe thấy Đôn Ki bộc lộ thêm những điểm gì đáng khen và đáng cười?
- Nhưng Đôn Ki ngay cả lúc điên rồ vẫn thể hiện là người như thế nào?
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc văn bản
- Chú ý lời văn đối thoại
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả: Xéc Van Tét 1547 – 1616 là nhà văn Tây Ban Nha. Với tác phẩm bất hủ – Bộ T.T Đôn kihôtê
b. Tác phẩm: Gồm 126 chương. Đoạn trích học ở chương 8
c. Từ khó : Lưu ý 1, 2, 6, 7, 9, 10, 12
3. Bố cục: 3 đoạn
- Đ1(Từ đầu -> không cân sức): Hai thầy trò trước trận chiến đấu.
- Đ2(Tiếp -> văng ra xa): Đôn kihôtê đánh nhau với bọn khổng lồ.
- Đ3(Còn lại): 2 thầy trò tiếp tục lên đường
4. Các sự việc chính: 5
- Nhìn thấy và nhận định của mỗi người về cối xay gió.
- Thái độ và hoạt động của mỗi người.
- Quan niệm và cách xử xự của mỗi người:
 + Khi bị đau đớn
 + Chung quanh chuyện ăn
 + Chung quanh chuyện ngủ
II. Phân tích văn bản:
1. Nhân vật Đôn Ki HôTê:
- Ki Ha Đa là 1 lão quý tộc nghèo mê mẩn đọc truyện kiếm hiệp -> Muốn trở thành hiệp sĩ -> thực hiện ý định: Đổi tên thành Đôn Ki Hô Tê, tìm người đẹp để tôn thờ, đánh bóng vũ khí, áo giáp tuấn mã -> chu du thiên hạ.
- Đánh nhau với cối xay gió -> Bỏ ngoài tai mọi lời can ngăn.
+ Tưởng cối xay gió -> Những gã khổng lồ
-> Vận may đã đến – Sự ngông cuồng, mê muội, mộng tưởng hão huyền
+ Trận đánh diễn ra vào ban trưa:
- Quy định: Mấy chục tên khổng lồ hung tợn cánh tay dài gần 2 dặm (1d = 432m)
- Trước khi đánh ăn nói rất hùng hồn.
Quát Giám mã: nếu anh sợ
Thét lớn: Dù cho cũng phải đền tội.
Cảnh cáo: Dù cho cũng phải dền tội.
Nếu cần nàng Duynxi phù hộ.
- Tư thế dũng mãnh, hiên ngang:
Lấy khuôn chethúcphi thẳngđâm mũi giáo vào cánh quạt.
 - Kết quả: Giáo gãy tan tành cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh – Nắm không cụa quậy -> bị thất bại.
* Nhận xét: Mục tiêu chiến đấu của lão là tiêu trừ cái giống xấu xa 
- Do đầu óc hoang tưởng làm cho sai lệch -> trở lên hão huyền.
- Lời nói lúc xuóng trận, cử chỉ, điệu bộ, hoạt động tự tin, đàng hoàng, oai phong lẫm liệt, coi cái chết nhẹ như lông hồng.
- Phẩm chất tốt, đáng khen nhưng trở thành nực cười chỉ vì đánh nhau với cối xay gió.
- Đánh nhau với cối xay gió:
- Nguyên nhận: Nghề cung kiếm luôn biến chuyển thắng bại là chuyện thường
Vì lão pháp sư “ Thâm thù tan biến -> Vẫn mê muội, điên rồ -> tiếp tục đi về phái cảng tìm những chuyện phiêu lưu
- Các sự việc khác:
+ Không kêu đau.
+ Không cần ăn, không cần ngủ (nhớ người yêu)
Vì học tập các hiệp sĩ mê muội trong truyện kiếm hiệp:
+ Dở người, mê muội.
+ Cao thượng, trong sạch, hết mình.
Vì lý tưởng hiệp sĩ thời trung cổ, dũng mãnh, coi khinh sự tầm thường, yêu say đắm
Hoạt động 3: Luyện tập
 - Tóm tắt lại nội dung chính của truyện.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố:
- Nhắc lại các nội dung cơ bản đã học
5. HDVN
- Học bài.
- Soạn tiếp : “Đánh nhau với cối xay gió” (T2)
Ngày soạn: ../../2014.
Ngày giảng 8A: T..././ .... /2014 
8B: T..././..... /2014 
Tiết 26– Văn bản : 
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (T2)
(Trích tiểu thuyết Đôn Ki Hô Tê)
 (Xéc – Van – Tét)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
- Ý nghĩa của các cặp nhân vật bất hủ mà Xéc -van - tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: Nội dung bài học. 
 - HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tóm tắt nội dung truyện “ Đánh nhau với cối xay gió”
- Phân tích nhân vật Đôn Ki Hô Tê?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- Về việc Đôn Ki đánh nhau Xan chô đã có lời ngăn cản như thế nào?
- Vì sao xan chô có những lời can ngăn ấy?
- Trong khi chủ bị đau không kêu rên 
Xan chô đã có lời nói như thế nào? Vì sao? 
- Em hãy nhận xét về nhân vật xan chô trong đoạn văn? Xan chô là người như thế nào?
- Theo em, tác dụng nghệ thuật của việc xây dựng 2 nhân vật song song tác phẩm trên có ý nghĩa như thế nào?
- Theo em, tác dụng nghệ thuật của việc xây dựng 2 nhân vật song song tác phẩm trên có ý nghĩa như thế nào?
II. Phân tích văn bản: (tiếp)
2. Nhân vật Xan Chô Pan Xa 
- Can ngăn Đôn kihôtê:
“ Thưa ngàicác tên khổng lồ đâu mà chỉ là những cối xay gió”.
“ Tôi đã chẳng bảo ngài trừ những lũ nào đầu óc quay cuồng như cối xay gió”
 => Vì Xan chô biết rõ sự thật chứ không hoang tưởng như Đôn Ky, tỉnh táo, khôn ngoan. - “Chỉ cần hơi đau 1 chút là tôi rên rỉ” 
=>Xan chô tự biết không chịu nổi đau đớn và tin rằng con người khi đau phải kêu rên.
- Xan chô là 1 bác nông dân thích danh vọng hão huyền -> mục đích : bao giờ đôn Ki thành công sẽ cho Xan chô làm chúa đảo.
=> Thực dụng và cũng điên rồ, hoang tưởng như Đôn Ki Hô Tê.
- Tác dụng của nghệ thuật tương phản:
+ Làm nổi bật cả 2 nhân vật.
- Đôn: Mơ mộng, hương tưởng -> càng cao thượng càng điên rồ.
- Xan Chô: Khoẻ mạnh, thực tế, hồn nhiên, điên rồ theo kiểu riêng. - Tác dụng của nghệ thuật tương phản:
+ Làm nổi bật cả 2 nhân vật.
- Đôn: Mơ mộng, hương tưởng -> càng cao thượng càng điên rồ.
- Xan Chô: Khoẻ mạnh, thực tế, hồn nhiên, điên rồ theo kiểu riêng.
+ 2 nhân vật góp phần bổ sung cho nhau tạo nên sự hấp dẫn độ đáo có một không hai trong văn học trung đại Tây Ban Nha.
III. Tổng Kết
* Ghi nhớ: SGK. Trang 80
Hoạt động 3: Luỵện tập
1. Tìm ra các đặc điểm so sánh 2 nhân vật Đôn Ki và Xan Chô: Chân dung, mục đích, đặc điểm tính cách, điểm tốt - điểm xấu và giải thích nguyên nhân. (
2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật thành công nhất của Văn bản?
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cô:
 - GV khái quát lại bài học
5. HDVN
 - Học kỹ bài
 - Tóm tắt lại văn bản, thuộc các dẫn chứng tiêu biểu
 - Chuẩn bị: “ Tình thái từ”
Ngày soạn: ../../2014.
Ngày giảng 8A: T..././ .... /2014 
8B: T..././..... /2014 
Tiết 27– Tiếng Việt : 
TÍNH THÁI TỪ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
- Khái niệm và các loại tình thái từ.
- Cách sử dụng tình thái từ.
2. Kỹ năng:
- Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: Nội dung bài học. 
 - HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là trợ từ, thán từ? BT 5,6?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Ngữ liệu và phân tích:
- Đọc và quan sát những từ in đậm trong SGK/80?
- Nếu bỏ từ in đậm trong các câu a,b,c, thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi không? Tại sao?
- Từ ạ trong ví dụ d biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
- Em hiểu thế nào là tình thái từ?
- Gọi HS đọc Ghi nhớ
- BT nhanh: xác định tình thái từ.
- Anh đi đi!
- Chị đã nói thế ư?
- Các từ tình thái được sử dụng trong hoàn cảnh như thế nào?
- Bạn chưa về a? Hỏi thân mật
- Thầy mệt ạ? Hỏi kính trọng
- Gọi HS đọc Ghi nhớ
Hoạt động 3
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 1,2 trang 81, 82?
- Xác định tình thái
I.Bài học
1. Chức năng của tình thái từ
- Nếu lược bỏ thông tin sự kiện không thay đổi những quan hệ giao tiếp bị thay đổi (câu hỏi, c/kiến, cảm thán)
- Từ ạ biểu thị sắc thái kính trọng, lễ phép
=> Tình thái từ: Là những từ được thêm 
vào câu để cấu tạo câu ghi vấn, câu cầu 
kiến, câu cảm thán và biểu thị các sắc 
thái tình cảm của người nói
 * Ghi nhớ: SGK /81
2. Sử dụng tình thái từ
- Phải phù hợp với nội dung hoàn cảnh giao tiếp
* Ghi nhớ: SGK /81
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 sgk/82
Các câu có dùng tình thái từ: b,c,e,i.
2. Bài tập 2: Giải thích ý nghĩa các tình thái từ
a. Chứ: Nghi vấn
b. Chứ: Nhấn mạnh
c. ư: Phân vân
d. Nhỉ: Thân mật
e. Nhé: Thân mật
g. Vậy: Miễn cưỡng, không hài lòng
h. Cờ mà: Thuyết phục.
3. Bài tập 3: Đặt câu với các t. thái từ.
a. Nó là HS giỏi mà!
b. Đừng trêu chọc nữa, nó khóc đấy!
c. Con thích được tặng cái cặp cơ!
d. Thôi, đành ăn cho xong vậy!.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố :
- GV khái quát bài
5. HDVN
- Học thuộc ghi nhớ 1,2
- Hoàn chỉnh BT 3,4,5 trang 83.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự” 
Ngày soạn: ../../2014.
Ngày giảng 8A: T..././ .... /2014 
8B: T..././..... /2014 
Tiết 28– Tập làm văn : 
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN
TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ - BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
- Sự kết hợp các yếu tố kể, và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Thực hành sự dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: Nội dung bài học. 
 - HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy trình bày cách kết hợp các yếu tố miêu tả + biểu cảm trong văn tự sự? 
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Hãy nêu những yếu tố quan trọng cần 
thiết nhất với văn bản tự sự và đoạn văn 
tự sự?
- Có khi nào chỉ đơn thuần tự sự? Vai trò của yếu tố miêu tả biểu cảm đối với tự sự?
- Vậy nên kết hợp 3 yếu tố trên như thế nào?
- Theo em quy trình xây dựng đoạn văn 
gồm những bước nào?
- Trong 3 SV em chọn SV nào? Ngồi kể 1 -3
Hoạt động 3
- Tìm trong “ Lão Hạc” –Nam Cao 1 đ/v
- Đoạn văn kể về sự việc gì?
- Tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn?
- Những yếu tố miêu tả, biểu cảm đã giúp cho tác giả thể hiện điều gì?
HD HS thảo luận và thực hiện
I. Bài học
1. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm:
(Quy trình xây dựng đoạn văn)
+ Sự việc: Gồm nhiều hành vi, hoạt động xảy ra
+ Nhân vật chính: Chủ thể hoạt động người chứng kiến sự việc.
+ Yếu tố miêu tả, biểu cảm làm cho sự việc dễ hiểu hấp dẫn, nhân vật chính trở nên gần gũi, sinh động.
+ Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể nhiều ít, đậm nhạt nhưng vẫn chỉ là vai trò bổ trợ tập trung làm sáng tỏ cho sự vật + nhân vật chính.
- Tránh lạc thể loại
- Miêu tả bản chất không bám sát SV, nhân vật
* Quy trình xây dựng đoạn văn:
- Bước 1: Lựa chọn SV chính
- Bước2: Lựa chọn ngôi kể.
- Bước 3: Xác định thứ tự kể (mở đầu – Phân tích – kết thúc)
- Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả bản chất dùng trong đoạn văn sẽ viết.
- Bước 5: Viết thành đoạn văn
- Cấu trúc đoạn văn: Diễn dịch, Quy nạp, Song hành.
- Viết câu mở đoạn – các câu triển khai.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1: Đoạn văn về Lão Hạc – Nam Cao
- Sự việc: Lão Hạc sang báo tin đã bán cậu Vàng.
- Miêu tả lão cố làm ra vui vẻ ầng ậng nước mắt lão đột nhiên lão hủ khóc.
- Biểu cảm: “ Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc tôi hỏi cho có chuyện”
+ Khắc hoạ nhân vật Lão Hạc: Đau khổ, ân hận.
+ Thể hiện tình cảm -> nhân vật, SV.
+ Người đọc đồng cảm sâu sắc.
2. Bài tập 2:
 Nhập vai ông giáo kể lại SV có ND tưởng tượng tương tự đoạn văn trên.
(10 – 15 dòng kết hợp tự sự – Miêu tả - biểu cảm)
* Đọc thêm: kể về giây phút cuối cùng của Dế choắt
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố 
- GV khái quát bài
5. HDVN
- Hoàn thiện bài tập 1,2 viết đoạn văn
- Viết 1 đoạn văn với nội dung: kể chuyện một em bé đang hờn dỗi mẹ.
- Chuẩn bị bài: “Chiếc lá cuối cùng” (T1)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_NGU_VAN_8_tuan_7.doc