Giáo án Ngữ văn lớp 8 năm 2013

I.Mục tiêu cần đạt:

- Kiến thức: Giúp HS ôn tập các kiến thức cơ bản về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, văn bản đã học: “ Tôi đi học”

 + Củng cố kiến thức về cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

- Kĩ năng ; Rèn kĩ năng cảm nhận, viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

II. Chuẩn bị:

1.Thầy: Các dạng bài tập

2.Trò: Ôn tập

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định tổ chức: GV kiếm tra vở ghi bài của HS

2. Nội dung ôn tập:

A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: ( Lớp 8b)

- GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp.

- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời đáp án - có thể giải thích lí do lựa chọn phương án đó.

 

doc 64 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Žhết lòng thương nhớ mẹ.
* Nỗi đau bị đẩy lên cực điểm khi nói chuyện với bà cô:
-Một hôm cô gọi đến bên cười hỏi.
- Biết ý định của cô, từ chối.
- Nhưng người cô không buông tha; nói chuyện mẹ tôi gầy, sinh em bé với người khác, la,f tôi đau đớn cực điểm. Žlàm tôi khóc, đau đớn là mục đích của bào cô.
* Niềm hạnh phúc khi gặp mẹ:
- Ngày giỗ đầu mẹ về, mang nhiều quà.
- Nhìn thấy mẹ trên đường, chạy theo. Gọi bối rối.
- Mẹ dừng lại, kéo ttôi lên xe.
- Tôi òa khóc nức nở.
- Mẹ âu yếm, vỗ về, an ủi.
- Tôi sung sướng miên man khi ngồi trong lòng mẹ ( Cám nhận đượcnhận raước muốn)
3 Kết bài:
- Cảm xúc người kể ( niềm hạnh phúc khi được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ che chở, vỗ về)
- Suy tưởng.
III. Luyện viết:
Ž GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục:
Đoạn mở bài
các đoạn thân bài.
Đoạn kết bài
HS viết đoạn văn
Ž HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt).
Ž GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).
III. Hướng dẫn học -làm bài:
Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài trên.
Viết đoạn văn kể vê giấy phút gặp lại người thân. Đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, BC.
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
 ÔN TẬP: Tình thái từ
 Chiếc lá cuối cùng
 RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM.
I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về tình thái từ; văn bản: Chiếc lá cuối cùng, cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Kĩ năng ; Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự; viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
II. Chuẩn bị: 
1.Thầy: Các dạng bài tập 
2.Trò: Ôn tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS)
3. Nội dung ôn tập:
A.Bài tập trắc nghiêm: ( Lớp 8b)
- GV yªu cÇu HS lµm c¸c bµi tËp tr¾c nghiÖm trong s¸ch Bµi tËp tr¾c nghiÖm ra giÊy nh¸p.
- GV yªu cÇu HS ®øng t¹i chç tr¶ lêi c¸c ®¸p ¸n - gi¶i thÝch lÝ do lùa chän ph­¬ng ¸n ®ã.
* §¸p ¸n
C©u
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
§¸p ¸n
B
D
A
C
A
D
B
A
A
B
C
A
C©u
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
§¸p ¸n
B
C
D
D
A
C
A
B
C
B. Văn bản: “ Chiếc lá cuối cùng”
Bài tập 1: Truyện đảo ngược tình huống hai lần, hãy chỉ rõ. Nêu tác dụng Nt đó.
ŽHS xác định -trình bày- nhận xét.
ŽGV chốt KT:
Truyện có hai lần đảo ngược tình huống gây bất ngờ:
+ Giôn-xi bị ốm, cô tuyệt vọng. Bác sĩ nói mười phần không chắc một. Cô chỉ đợi chết. Thế mà cô đã khoẻ lại, thoát chết.
+ Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ đột ngột ốm có hai ngày vì dầm trong mưa gió, nhưng cụ đã đột ngột ra đi.
+ Cả hai người và hai lần đều liên quan đến chứng sưng phổi và chiếc lá cuối cùng.
-> Nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc.
Bài tập 2: Tóm tắt văn bản “Chiéc lá cuối cùng”
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ tóm tắt, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu cần đạt:
 Xiu và Giôn-xi là hai hoạ sĩ nghèo, còn trẻ. Giôn-xi bị bệnh xưng phổi. Bửnh tình rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô chỉ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩa điên rồ đó, cụ Bơ-men, một người hoạ sĩ già đã thức suốt đêm ngoài mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng không rụng đã làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hy vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi đã từ cõi chết thắng lợi trở về. Trong khi đó, cụ Bơ-men thì đã chết vì sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi.
C. Bài tập rèn kĩ năng:
Đề bài: 
 Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện” Chiếc lá cuối cùng”
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Tự sư.
- ND: kể lại câu chuyện” Chiếc lá cuối cùng”
- Ngôi kể: Ngôi 1- xưng “ Tôi”
- Thứ tự kể: Thời gian...
- PTBĐ: Tự sự + Miêu tả +BC
2. Lập dàn bài: 
ŽHS lập dàn ý bài văn.
- HS trình bày dàn ý - HS nhận xét.
 ŽGV khái quát dàn bài chung
a. Mở bài:
- Thời điểm khi Giôn Xi được Xiu kể chuyện về cụ Bơmen Žnhững cảm cúc của Giôn Xi lúc đó ( Sững sờ,đau đớn, ân hận,vô tìnhgây cái chết.)
b. Thân bài:
+Cảm xúc của Giôn Xi khi nhìn chiếc lá thường xuân:
Chiếc lá còn kia, kiên cường bám vào cành cây, cuống lá vẫn xanh Žnhận ra không bao giờ thấy nó rung rinh.
+ Giôn Xi hồi tưởng lại sự việc:
Hoàn cảnh đầu tiên khi Xiu, Giôn Xi gặp cụ Bơ Men(ngoại hình, tuổi tác, sở thích, ước mơ)
Chuyện tôi bị ốm: Tình cảnh, suy nghĩ
Hành động, việc làm của cụ Bơ Men: đoán biết suy nghĩ của Giôn Xi – lo lắng –cụ đã vẽ kiệt tác:” chiếc lá cuối cùng”
Giôn Xi hồi tưởng lại cảnh cụ Bơ Men vẽ lá thường xuân ( qua lời kể của Xiu): Thời gian,không gian- bức vẽ như thế nào – kết quả.
+ Giôn Xi kể về ý nghĩa của chiếc lá TX; 
Sự kiên cường của chiếc lá – Thức tỉnh, khơi dậy khát khao được sống, thấy được muốn chết là một tội lỗi – kể về ớc mơ, HĐ, suy nghĩ của mình.
+ những suy nghĩ về hành động, phẩm chất của cụ Bơ Men :
Cao thượng. quên mình vì người khác.
c. Kết bài:
- Đánh giá của Giôn Xi về bức tranh “ CLCC”: là kiệt tác, vì
- cám xúc của Giôn Xi: Xúc động, hàm ơn cụ Bơ Men.
III. Luyện viết:
Ž GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục:
a. Đoạn mở bài
b. các đoạn thân bài.
c. Đoạn kết bài
HS viết đoạn văn
Ž HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt).
Ž GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).
III. Hướng dẫn học -làm bài:
 Lậpdàn ý cho đề bài: Kể về một việc em đã làm khiến bố, mẹ vui lòng.
*Gợi ý:
a) Mở bài: Nêu sự việc mình đã làm khiến bố, mẹ vui lòng. Chẳng hạn: em đã thông cảm và tha thứ cho bạn về một chuyện không tốt mà bạn đã gây ra cho mình.
b) Thân bài: Kể lại chi tiết câu chuyện cho bố, mẹ nghe (Chuyện đã diễn ra như thế nào?)
+ Chuyện không tốt mà bạn đã gây ra cho em là chuyện gì ? (Kể lại sự việc)
+ Em đã đối xử lại với bạn như thế nào ? (hành động, cử chỉ, lời nói,)
+ Thầy (cô) giáo đã nói gì với em và với các bạn trong lớp ?
+ Sau khi nghe em kể , tình cảm, thái độ của bố, mẹ ra sao ? Vui mừng như thế nào ? (miêu tả qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, )
c) Kết bài: Từ đó em và bạn càng thân thiết với nhau hơn.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 ÔN TẬP: RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP
 VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM
I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm
- Kĩ năng ; Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự; viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
II. Chuẩn bị: 
1.Thầy: Các dạng bài tập 
2.Trò: Ôn tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS)
3. Nội dung ôn tập:
 Bài tập 1: ( lớp 8b)
 Lập bảng so sánh những tương phản giữa hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa
ŽHS lập bảng so sánh - trình bày - nhận xét.
ŽGV khái quát.
Sự vật, hiện tượng
Đôn Ki-hô-tê
Xan-chô Pan-xa
Xuất thân
Quý tộc nghèo, xay mê truyện hiệp sĩ
Nông dân
Hình thức bề ngoài
Gầy gò, cao lênh kênh, ngồi trên lưng con ngựa còm, tay lăm lăm ngọn giáo.
Bðo lùn, cưỡi trên lưng con lừa thấp tè, đeo một túi thức ăn và bầu rượu.
 Nhìn cối xay gió
Khổng lồ xấu xa
Cối xay gió
Nhìn cánh quạt
Cánh tay dài ngoẵng
Chỉ là cánh quạt
Nguyên nhân thất bại
Vì đánh nhau với pháp sư Phơ-ren-xtôn
Vì đánh nhau với cối xay gió
Đau đớn
Không rên la
Mặc sức rên la
Quan niệm sống
Vì lí tưởng công bằng và tự do cho mọi người
Thực dụng vì bản thân mình
Mục đích sống
Xả thân vì lí tưởng đến cùng
Hưởng thụ cá nhân
Bản tính
Ưa phiêu lưu mạo hiểm
Nhát gan, lười biếng
Sách vở
Tôn sùng, nhất nhất tuân theo.
Không biết gì về sách vở
Suy nghĩ
Viển vông
Thực tế
Bài tập 2: 
 Tóm tắt văn bản: “ Hai cây phong” bằng lời kể của nhân vật “ Tôi”.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Tự sư.
 - ND: kể lại câu chuyện “ Hai cây phong” 
- Ngôi kể: Ngôi 1- xưng “ Tôi”- lời kể của nhân vật “ Tôi”.
- Thứ tự kể: Thời gian...
- PTBĐ: Tự sự + Miêu tả +BC
2. Lập dàn bài: 
ŽHS lập dàn ý bài văn.
- HS trình bày dàn ý - HS nhận xét.
 ŽGV khái quát dàn bài chung
a. Mở bài:
- Nhân vật giới thiệu - nêu ND kể
b. Thân bài:
* Giới thiệu làng Ku ku rêu:
- Vị trí: Ven chân núi, trên cao nguyên.
- Cảnh sắc thiên nhiên của làng:Thảo nguyên, khe nước,rặng núi đen, con đường sắt ŽHùng vĩ bao la.
* Kể lại vẻ đẹp hai cây phong và những cảm xúc của “ Tôi” mỗi lần về thăm quê:
- Hai cây phong - biểu tượng của làng- nhớ làng- nhớ về hai cây phong.
- Vị trí: trên làng. Giữa ngọn đồi.
- Như ngọn hải đăng.
- Gắn bó với dân làng ( DC).
- Mỗi lần về thăm quê: Đưa mắt tìm,hỏi thầm lòng mình, mong chóng về làng, lên đồi, đến với hai cây phong
- Vẻ đẹp hai cây phong:
+ Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng.
+ Thân cây nghiêng ngả,lá cành lay động, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau,( như làn sóng, như tiếng thì thầm, im lặng, cất tiếng thở dài...)
+ Mây đen kéo đến, bão dông, gãy cành, trụi lá, nghiêng ngả thân dẻo dai, reo vù vù như ngọn lửa bốc cháy.
* Kể về kỉ niệm tuổi thơ gắn bó với hai cây phong:
- Năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè.
- Bọn con trai trèo lên cây, phá tổ chim.
- Hai cây phong nghiêng ngả thân cây mời chào.
- Học trò chân đất, công kênh nhau, bám vào mắt, mấu, cành cây trèo lên cao – chấn động vương quốc loài chim.
* Kể về những cảm nhận khi ngồi trên ngọn cây phong :
- Thế giới đẹp đẽ của không gian bao la và ánh sáng.
- Đất rộng, nín thở ngồi lặng đi.
- Chuồng ngựa nông trang .... như một căn nhà xép bìng thường.
- Thảo nguyên hoang vu.... thấy vùng đất , con sông..lấp lánh.
- Nép mình trong cành cây suy nghĩ ; lắng nghe tiếng gió,lắng nghe cây rì rào,tim đập rộn ràng, cố hình dung ra những miền xa lạ...
c. Kết bài :
- Cảm xúc của «  Tôi » vể :
+ ý nghĩa hai cây phong với quê hương, với tuổi thơ.
+ Khẳng định tình cảm với quê hương.
III. Luyện viết:
Ž GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục:
a. Đoạn mở bài
b. các đoạn thân bài.
c. Đoạn kết bài
HS viết đoạn văn
Ž HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt).
Ž GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).
C. Hướng dẫn học bài - làm bài:
 - Viết đoạn văn cho đề bài 2.
==================================================================
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 ÔN TẬP: RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP
 VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM
I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về nói quá, nói giảm nói tránh; cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm
- Kĩ năng ; Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự; viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
II. Chuẩn bị: 
1.Thầy: Các dạng bài tập 
2.Trò: Ôn tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS)
3. Nội dung ôn tập:
A. Tiếng việt: Nói quá; nói giảm, nói tránh. ( lớp 8b)
 ŽGVHDHS cúng cố khai niệm:
? Em hiểu nói quá là gì? Tác dụng của nói quá?
? Em hiểu nói giảm, nói tránh là gì? Tác dụng của nói giảm, nói tránh ?
* Bài tập : 
? Tìm 1 số câu thành ngữ có sử dụng nói quá? 
? Đặt câu có sử dụng nói quá?
? Đặt câu có sử dụng nói giảm, nói tránh ?
Ž HS thực hiện BT:
- 2 HS trình bày trên bảng.
- Lớp thực hiên trên vở bài tập.
- HS nhận xét.
B. Bài tập rèn kĩ năng:
* Bài tập vận dụng : ( lớp 8b)
 Viết đoạn văn bàn về tác hại của bao bì ni lông, đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tranh và nói quá. ( Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó)
ŽHS thực hiện bước 1: xác đinh yêu cầu đề bài:
- Kiểu bài: Tự chọn ( Tự sự, miêu tả, biểu cảm)
- Nội dung; tác hại của bao bì ni lông
 + Với môi trường....
 + Với sức khỏe con người...
- Hình thức: Đoạn văn
- Yêu cầu tiếng việt: SD BPTT nói giảm, nói tranh và nói quá- nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Ž HS viết đoạn văn.
- Xác định được BPTT- nêu tác dụng
Ž HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt).
Ž GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).
* Bài tập rèn kĩ năng:
 Đề1: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Tự sư.
 - ND: kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi
- Ngôi kể: Ngôi 1- xưng “ Tôi”.
- Thứ tự kể: Thời gian, sự việc.
- PTBĐ: Tự sự + Miêu tả +BC
2. Lập dàn bài: 
ŽHS lập dàn ý bài văn.
- HS trình bày dàn ý - HS nhận xét.
 ŽGV khái quát dàn bài chung
a. Mở bài:
 - Giới thiệu người bạn của mình là ai?
	- Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỷ niệm gì( nêu khái quát)
 b. Thân bài:
	 - Kỉ niệm xảy ra ở đâu, lúc nào, với ai?  ( thời gian , hoàn cảnh, nhân vật)
	- Chuyện xảy ra như thế nào?( mở đầu, diễn biến, kết quả)
	- Điều gì khiến em xúc động? xúc động như thế nào( miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)
c. Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
3.Luyện viết:
Ž GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục:
a. Đoạn mở bài
b. các đoạn thân bài.
c. Đoạn kết bài
HS viết đoạn văn
Ž HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt).
Ž GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).
Đề2: Lập dàn ý cho đề bài sau:
Mười năm sau học xong đại học, em về thăm lại ngôi trường cũ. Hãy kể lại chuyên thăm đó theo tưởng tượng của em ( 8c)
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Tự sư.
 - ND: Mười năm sau học xong đại học, em về thăm lại ngôi trường cũ. Hãy kể lại chuyên thăm đó theo tưởng tượng của em
- Ngôi kể: Ngôi 1- xưng “ Tôi”.
- Thứ tự kể: Thời gian, sự việc.
- PTBĐ: Tự sự + Miêu tả +BC
2. Lập dàn bài: 
ŽHS lập dàn ý bài văn.
- HS trình bày dàn ý - HS nhận xét.
ŽGV khái quát dàn bài chung
a. Mở bài:
- Lí do về thăm trường xưa.
b. Thân bài:
- Thời gian, không gian, tâm trạng
- Khung cảnh trường: Chú ý nét thay đổi.
- kể lại cảnh gặp thầy- cô cũ: Chú ý nét thay đổi – không thay đổi; cuộc hội ngộ - kỉ niệm xưa 
c. Kết bài:
- cảnh chia tay.
- Ấn tượng sâu sắc nhất để lại
3.Luyện viết:
Ž GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo bố cục:
a. Đoạn mở bài
b. các đoạn thân bài.
c. Đoạn kết bài
HS viết đoạn văn
Ž HS trình bày - nhận xét ( ND, diễn đạt).
Ž GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).
III. Hướng dẫn học -làm bài:
Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài 2( 8c)
Lập dàn ý cho đề bài 2( 8b
==================================================================
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 ÔN TẬP: - Câu ghép.
 - Văn thuyết minh.
I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về câu ghép; cách làm bài văn thuyết minh
- Kĩ năng ; Rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh.
II. Chuẩn bị: 
1.Thầy: Các dạng bài tập 
2.Trò: Ôn tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS)
3. Nội dung ôn tập:
A.Bài tập trắc nghiệm. ( 8b)
- GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp.
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời các đáp án – có thể cả giải thích lí do lựa chọn phương án đó.
* Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
A
B
B
D
B
D
C
A
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
B
D
B
B
D
B
D
B
A
D
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đáp án
B
C
D
B. Phần tiếng việt: câu ghép.
ŽGVHDHS cúng cố khai niệm về câu ghép:
H. Thế nào là câu ghép?
H. Cách nối các vế trong câu ghép ? Cho ví dụ ?
- Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là 1 vế câu.
- Có 2 cách nối các vế câu
+Dùng những từ có tác dụng nối
+Không dùng từ nối.
 * VD: 
 - Vì trời mưa to nên đường rất trơn. 
 - Trời mưa to , đường rất trơn.
C.Bài tập rèn kĩ năng:
*Bài tập1: Đặt câu ghép với các cặp QHT:
Biểu đạt quan hệ nguyên nhân. 
Biểu dạt quan hệ điều kiện. 
Biểu đạt quan hệ nhượng bộ. 
Biểu đạt quan hệ tăng tiến. 
ŽGV gợi ý : Cần tìm hiểu tác dụng biểu thị quan hệ trong câu ghép của mỗi cặp QHT để đặt câu cho phù hợp .
*Bài tập 2: Bỏ bớt một QHT  trong các câu ghép tren . ( Lớp 8C)
* GV gợi ý:
Bỏ bớt một QHT  (cần chú ý):
+ Có trường hợp có thể bớt được qht thứ nhất : 
	VD : Phương bị ốm cho nên bạn ấy phải nghỉ học.
+ Có trường hợp có thể bớt QHT thứ hai: 
	VD: Nếu trời không mưa, chúng ta sẽ đi đá bóng.
+ Có trường hợp không thể bớt QHT: 
Đảo lại trật tự các vế câu 
- GV : + Khi bỏ cần phải kết hợp với thao tác lược bớt một QHT và có khi phải đổi vị trí của một số từ. 
	VD1: - Nếu trời không mưa thì chúng ta sẽ đi đá bóng.
	 -> Chúng ta sẽ đi đá bóng nếu trời không mưa.
	VD2: - Vì Phương bị ốm cho nên hôm nay bạn ấy phải nghỉ học.
	 -> Hôm nay Phương phải nghỉ học vì bạn ấy bị ốm.
Ž Việc thay đổi trật tự các vế câu trong câu ghép liên quan đến ý nghĩa của câu và mục đích của người nói. Có trường hợp không thể đảo trật tự các vế câu trong câu ghép vì nó liên quan đến ý nghĩa của câu và mục đích của người nói.
	VD: Không chỉ nhà trường có trách nhiệm đối với việc học tập của học sinh mà gia đình và toàn xã hội cũng phải quan tâm tới việc học tập của học sinh.
Ž Học sinh làm theo gợi ý của GV.
*Bài tập 3:	Thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép: ( Lớp 8C)
a)  Nam vẫn cố gắng tham gia công tác xã hội.
b) Giá mà bạn thường xuyên làm bài tập 
- GV gợi ý: 
	Mặc dầu thời tiết năm nay có nhiều diễn biến bất thường nhưng sản lượng lúa màu của xã ta vẫn vượt mức kế hoạch đã đề ra.
Ž Học sinh làm theo gợi ý của GV.
*Bài tập 4: Viết đoạn văn bàn về tác hại của thuốc lá. Đoạn văn có sử dụng ít nhất hai câu ghép. Xác định và chỉ rõ quan hệ giữa các câu ghép.
ŽHS thực hiện bước 1: 
a. Xác đinh yêu cầu đề bài:
- Nội dung; tác hại của thuốc lá
- Hình thức: Đoạn văn
- Yêu cầu tiếng việt: SD ít nhất hai câu ghép. Xác định và chỉ rõ quan hệ giữa các câu ghép.
b. Dàn ý đoạn:
- Tác hại của thuốc lá: +Với người hút.
 + Với người xung quanh
 +Lời kêu gọi.
c. Luyện viết:
ŽHS viết đoạn văn:
B1: Xác định qui trình đoạn.
B2:Viết câu chủ đề.
B3:Viết các câu khai triển.
B4: Xác định câu ghép - nêu cách nối- chỉ rõ quan hệ các vế câu.
Ž HS trình bày - nhận xét 
Ž GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm).
*Bài tập 5: Lập dàn ý cho đề bài sau:
 Thuyết minh về cây bút máy.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Thuyết minh
 - ND: cây bút máy.
 - PP: Nêu định nghĩa, phân loại,phân tích, nêu số liệu
 - Phạm vi tri thức: Nguồn gố, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản.
2. Lập dàn bài: 
ŽHS lập dàn ý bài văn.
- HS trình bày dàn ý - HS nhận xét.
 ŽGV khái quát dàn bài chung
a. Mở bài:
- Giới thiệu chung( SDPP nêu đ/n: bút máy là)
b. Thân bài:
- Nguồn gốc: Châu âu- đưa vào nước ta thế kỉ XX
- Chủng loại: Nhiều mẫu mã, với các tên
- Đặc điểm cấu tạo:
* Cấu tạo bên ngoài:
- Dài..; vỏ bút: 2 phần: Thân, nắp;
+ Thân: Hình trụ rồng, thon dần về phía đuôi, chất liệu: Nhựa màu, nhôm, sắt.
+ nắp: bằng kim loại, nhôm, sắt, mạ bạc, vằng; hoặc nhựa cùng màu với thân bút, có bộ phận để gài- khỏi rơi Ž Vỏ bút có nhiệm vụ bảo vệ ruộ bút bên trong.
* Cấu tạo bên trong: Gồm ngòi bút, lưỡi gà, ruột bút ( Ống dẫn mực, ống chứa mực,)
- Ngòi bút bằng thép, đầu có chấm tròn nhỏ gọi là hạt gạo – t.d giúp bút di chuyển nhẹ nhàng; nửa trên của ngòi có rãnh để dẫn mực khi viết, nửa phần dưới cong. ốp sát vào bộ phận lưỡi gà.
- Lưỡi gà có các rãnh ngang làm n/v giữ cho mực không tràn ra đầu bút khi viết.
- Ống dẫn mực: ngắn khoảng 3cm, nhỏ như cây tăm, chất liệu nhựa trong dẻo, đầu trên gắn vào lỗ tròn của lưỡi gà, đầu dưới thông với ống chứa mực.
- Ống chứa mực: Dài 5cm, bằng cao su, hoặc nhựa mềm, đượpc bảo vệ bằng lớp kim loại mỏng.
* Cách sử dụng:
- Nhúng đầu bút vào bình mực, lấy ngón tay cái, và ngon trỏ bóp nhẹ thì mực dược hút vào ống chứa ( ruột bút) xong xuôi, cho vào phần thân bút, xoay từ từ cho gắn chặt vào nhau- có rhể sử dụng được.
* Công dụng:
- Dụng cụ học tập quan trọng
- Trong tay người chủ chuyên cần cho ra những trang viết hay – Nhưng để trở thành người chủ tài hoa của những cây bút, HS cần rèn luyện thói quen vở sạch, chữ đẹp, trau dồi KT học tập
* Cách bảo quản:
- Trước khi viết
- Khi viết xong
c. Kết bài
- K/đ vai tro cây bút trong đời sống hiện đại.
- Sự gắn bó của cây bút với em.
C. Hướng dẫn học bài – làm bài:
 - Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài 5.
 - Lập dàn ý cho đề bài: Thuyết minh về cây bút bi
==================================================================
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 ÔN TẬP : RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH
I.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh
- Kĩ năng ; Rèn kĩ năng lập dàn bài, dựng đoạn, viết bài văn thuyết minh.
II. Chuẩn bị: 
1.Thầy: Các dạng bài tập 
2.Trò: Chuẩn bị bài theo HDGV
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Chữa bài tập về nhà ( 2 HS)
3. Nội dung ôn tập:
 * Đề bài 1: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Thuyết minh
 - ND: áo dài Việt Nam
 - PP: Nêu định nghĩa, phân loại,phân tích, nêu số liệu
 - Phạm vi tri thức: Nguồn gố, cấu tạo, công dụng .
2. Lập dàn bài: 
ŽHS lập dàn ý bài văn.
- HS trình bày dàn ý - HS nhận xét.
 ŽGV khái quát dàn bài chung
a. Mở bài: - Dẫn vào bài.
- Giới thiệu đối tượng cần TM ( Chiếc áo dài Việt Nam)
b. Thân bài:
* Nguồn gốc, xuất xứ:
- Căn cứ vào số liệu, văn chương, điêu khắc, hội họa, sân khấu dân gian.tà áo dài trải qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Xưa kia, phụ nữ VN thường mặc áo mớ ba, mớ bảy ( mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau, khoác chiêc áo dài thẫm màu bên ngoài )
- tiền thân của áo dài VN là áo giao lãnh, hơi giống áo tứ thân, sau đó qua lao động sản xuất, chiếc áo giao lãnh được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù LĐ – Gọi là áo tứ thân, ngũ thân.
- Từ những năm 30 của TK XX; áo dài cổ truyền được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời ( Áo tân thời là sự kết hợp giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương tây)
* Hình dáng:
+ cấu tạo:
Áo dài từ cổ xuống chân
Gồm 3 phần: Cổ áo, tay áo, thân áo.
+ Cổ áo:May theo kiểu cổ tàu, cao 3- 4cm, có lót vải cứng bên trong – Đứng khi mặc, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn tùy theo sở thích người mặc, khi mặc cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
+ Tay áo: Dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo xuống cổ tay.
+ Thân áo: Gồm hai thân: thân trước, thân sau- dài từ trên xuống mắt cá chân
- Thân trước, sau đều được chiết ly – may sát pom người, khi mặc sát vào vòng eo – làm nổi bật đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
- Áo may bằng một màu vải thì thân trước, sau được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
+ Khuy áo: thường dùng cúc bấm, từ cổ chéo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong.doc