A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Kiến thức về văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt bản chất của sự vật.
- Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống.
- Nhận biết các phương pháp thuyết minh.
- Phối hợp sử dụng phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu.
3. Tình cảm thái độ: Sử dụng phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản
kinh tế là gì - HS đọc hai câu kết. - Các từ thân ấy và sự nghiệp được hiểu NTN khi gắn với Phan Bội Châu? - Thân ấy: Chỉ con người Phan Bội Châu. - Sự nghiệp:Chỉ sự nghiệp cứu nước mà Phan Bội Châu theo đuổi. - Ý nghĩa hai câu kết? - Con người ở đây thừa nhận con đường yêu nước đầy hiểm nguy, trong đó có cả việc bị tù đày. - Nhưng không có hoàn cảnh khắc nghiệt nào làm nhụt ý chí đấu tranh của người yêu nước. - Chấp nhận mọi nguy nan, vượt lên gian khổ trong tranh đấu. => ở trong tù nhưng không nói đến cảnh tù mà nói về ý chí, tư tưởng lớn. Đọc vb phát hiện Nghe, cảm nhận Phát biểu Phân tích Cảm nhận II. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM 1. Hai câu đề - Hào kiệt, phong lưu - điệp từ vẫn - Giọng đùa vui: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù => Cách bộc lộ chí khí của một nhà nho: con đường dài cứu nước vốn nhiều chông gai, khó khăn, nhà tù chỉ là nơi tạm nghỉ. 2. Hai câu thực: - Giọng điệu: trầm, thống thiết, diễn tả nỗi đau cố nén. - PBC tự nói về cuộc đời CM đầy sóng gió, bất trắc của mình. - Phép đối => Nỗi đau vì sự nghiệp lớn cho thấy tầm vóc phi thường của một bậc anh hùng. - TG tự nhận mình là người tự do, đi đây đi đó giữa thế gian rộng lớn. - Ung dung, lạc quan ngay cả trong hoàn cảnh ngặt nghèo. 3. Hai câu luận: - Lối nói khoa trương: tạo sức truyền cảm lớn, tạo hình ảnh nghệ thuật độc đáo. Bủa tay ôm chặt Mở miệng cười tan. - Khẩu khí, tâm hồn lãng mạn của bậc anh hùng: 4. Hai câu kết: - Thể hiện quan niệm sống của nhà yêu nước: Còn sống, còn đấu tranh giải phóng dân tộc. - Tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài Em hãy phát biểu về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ? Từ bài thơ, em hiểu gì về chân dung tinh thần của Phan Bội Châu, cũng như những người yêu nước Việt Nam những năm đầu TK XX? - HS đọc ND ghi nhớ trong SGK. Phát biểu Đọc ghi nhớ III. TỔNG KẾT Ghi nhớ: (SGK). Hoạt động 4: HD HS luyện tập làm văn bản thuyết minh Gợi ý MB: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường thì đều sử dụng đến bút. Trong đó có bút bi – một phương tiện, một dụng cụ gần gũi, gắn bó và vô cùng cần thiết. Bút bi không chỉ là vật dụng không thể thiếu của người đi học mà còn với cả những công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ. Gợi ý TB: 1. Nguồn gốc - Không ai có thể xác định được rõ ràng, chính xác thời điểm bút viết ra đời để góp mặt vào cuộc sống của con người. Chỉ biết rằng từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời. - Thời xa xưa, người ta dùng chiếc bút lông vũ để viết hay vẽ. Bút có thể dùng bằng lông chim, lông gà nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa bút nên bút máy ra đời. - Phải đến tận năm 1938, một phóng viên người Hunggary tên là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình đã phát minh ra cây bút bi đầu tiên trên thế giới. 2. Cấu tạo: - Vỏ bút: được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc tuỳ theo bản vẽ thiết kế mẫu và dụng ý của nhà sản xuất. Bộ phận này dùng để chứa các bộ phận bên trong: ruột bút, lò xo. - Ruột bút: được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, thường dài khoảng 10cm và lớn hơn que tăm một chút dùng để chứa mực nên được gọi là ống mực. Gắn với ống mực là ngòi bút được làm bằng kim loại không rỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu lỗ có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,38 đến 0,7mm. Viên bi nhỏ xíu xinh xắn ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều - Bộ phận điều chỉnh bút: gồm một đầu bấm ở cuối thân bút. Bộ phận này kết hợp với lò xo (được làm bằng kim loại theo hình xoắn ốc) để điều chỉnh ngòi bút: Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm cho ngòi bút thụt vào. Nếu là bút bi dùng nắp đậy thì sẽ không có bộ phận điều chỉnh bút này. Chiếc nắp bút trong trường hợp này chỉ có tác dụng bảo vệ ngòi bút. Khi muốn dùng người ta chỉ cần mở nắp, không dùng nữa thì đậy lại. Nhược điểm của bút bi có nắp là dễ làm mất nắp. 3. Công dụng Bút bi rất tiện dụng và giá cả cũng phù hợp với nhiều người nên số lượng bút bi được tiêu thụ rất lớn. HS nghe Ghi chép Viết dàn ý Viết dàn ý Làm việc cá nhân Bổ sung B. Luyện tập Văn bản thuyết minh Đề bài: Thuyết minh về cây bút bi I . MB: Giới thiệu chiếc bút bi II. TB: 1/ Nguồn gốc - Thời điểm ra đời - Lí do ra đời chiếc bút bi - Lịch sử chiếc bút bi gắn với tên tuổi Laszlo Biro 2/ Cấu tạo - Vỏ bút: - Ruột bút: 3/ Công dụng: - Bút bi là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống - Nên chọn bút có mực ra đều. Để chọn được cây bút như vậy, khi thử bút ta sẽ viết số 8. 4/ Bảo quản: Ngòi bút rất quan trọng và dễ bị bể bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. Tránh để rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi có nhiệt độ cao. KB: Bút bi mãi là vật dùng tiện dụng, cần thiết, gắn bó và không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối - Học thuộc lòng bài thơ. - Soạn tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn./. *********************************** Tiết 58: Văn bản ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN (Phan Châu Trinh) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Công việc lao động khổ sai của người tù qua cái nhìn và thái độ của người chiến sĩ CM. - Tư thế hiên ngang, khí phách hài hùng của người chí sĩ giữa đất trời Côn Lôn. -Bút pháp lãng mạn, khoa trương, giọng điệu hào hùng trong bài thơ. 2. Kỹ năng: - Đọc- hiểu bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỉ XX. - Cảm nhận và phân tích vẻ đẹp của hình tượng thơ qua bút pháp và các phương thức biểu đạt theo thi pháp thơ truyền thống nhưng mang nội dung tư tưởng của chí sĩ thời đại mới đầu thế kỉ XX. 3. Tình cảm thái độ: Hưởng ứng tình cảm yêu mến, trân trọng, biết ơn những nhà chí sĩ yêu nước đã xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. GV: Soạn bài trên máy. 2. HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK. C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ (Tích hợp dạy bài mới) 3. Bài mới: Bên cạnh những nhà nho yêu nước khác ở đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh cũng là một nhà cách mạng, nhà thơ nổi tiếng. Cuộc đời Phan Châu Trinh cũng là một tấm gương yêu nước với khí phách hiên ngang của một người anh hùng. Bài thơ hôm nay chúng ta học sẽ một phần chứng minh cho điều đó. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm. * Mục đích: - Hs nắm được những nét cơ bản về tác phẩm. * Phương pháp: Hỏi đáp- trình bày... * Thời gian: 5- 7 phút. - Trình bày những hiểu biết của em về tác giả PCT? GV: - Đỗ Phó bảng, được bổ dụng một chức quan nhỏ, được một thời gian ngắn bỏ quan, chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước. - Trong những năm đầu TK XX là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam. - Hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh đa dạng, phong phú và sôi nổi trong nước, có lúc ở Pháp, ở Nhật. - Trình bày những nét chính về SNST? Văn chính luận của Phan Châu Trinh rất hùng biện, đanh thép, thơ văn trữ tình đều thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ. - Tác phẩm chính: Tây Hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca, Xăng-tê thi tập (các tập thơ), Giai nhân kì ngộ (truyện thơ dịch) HS đọc văn bản Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? + 4/1908, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và bị đày ra Côn Đảo. Đến tháng 6 năm 1910, nhờ sự can thiệp của Hội nhân quyền (Pháp), mới được tha. Bài thơ này được làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác đang bị bắt lao động khổ sai. + Côn Đảo: 1 hòn đảo nằm ở phía Đông Nam nước ta, nơi thực dân Pháp lập nhà tù giam cầm những chiến sĩ yêu nước. ? Nêu những hiểu biết của em về bài thơ: thể thơ, PT biểu đạt, cảm xúc bao trùm? ? Theo em bài thơ có thể chia làm mấy phần? ND chính của mỗi phần? ? Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ? Trả lời cá nhân Nghe Phát hiện Phát biểu đọc VB Trả lời cá nhân Nghe Phát biểu Phân tích Phát hiện I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả (1872 - 1926) - Phan Châu Trinh (1872-1926)Quê: làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam. - Là người giỏi biện luận, có tài văn chương. - Là nhà yêu nước có tư tưởng dân chủ sớm nhất ở nước ta. 2. Sự nghiệp sáng tác: 3. Tác phẩm - Viết bằng chữ Nôm. - Hoàn cảnh: Viết trong thời gian PCT bị đày ra Côn Đảo (1908 - 1911) - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + tự sự - Bố cục: (2 phần) + 4 câu thơ đầu: Công việc đập đá ở Côn Lôn. + 4 câu cuối: Ý chí sắt son của người chí sĩ CM trong cảnh tù đày. - Đại ý: Bài thơ thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chí sĩ CM trong cảnh tù đày. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản. * Mục đích: - Tư thế hiên ngang, khí phách hài hùng của người chí sĩ giữa đất trời Côn Lôn. -Bút pháp lãng mạn, khoa trương, giọng điệu hào hùng trong bài thơ. * Phương pháp: Hỏi- đáp, thảo luận nhóm, cảm nhận... * Thời gian: 30 phút. ? Em hình dung về công việc đập đá. Đập đá ở Côn Lôn của người tù là công việc ntn? + Đập đá: 1 hình thức lao động cực nhọc ở Côn Đảo. Bọn cai ngục bắt tù nhân vào núi khai thác đá, đập đá hộc, đá to thành những mảnh, viên nhỏ để làm đường. + Trên hòn đảo trơ trọi, nắng gió biển, chế độ nhà tù khắc nghiệt, buộc phải làm công việc lao động khổ sai cực nhọc. - Từ "làm trai" cho em thấy quan niệm của t/giả ntn? - GV: Giải thích quan niệm “làm trai”: phải khác đời, tung hoành, làm nên sự nghiệp, lưu danh sử sách ® là ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng mãnh liệt. + “Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời” (Phan Bôi Châu) + “Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông Cho thoả sức vùng vẫy trong bốn bể” (Nguyễn Công Trứ) Tác giả miêu tả công việc đập đá ntn? - Hàm ý sâu xa của hành động đập đá? Lừng lẫy: Từ láy gợi hình ảnh oai phong, ngạo nghễ, lẫm liệt Lở núi non: Phá núi lấy đá, một công việc nặng nhọc. Hành động quả quyết, mạnh mẽ: .. +Giọng điệu, khẩu khí: Ngang tàng, hùng tráng, coi thường mọi gian nguy. ? Qua 4 câu thơ đầu em hiểu thêm được gì về hình ảnh những người tù yêu nước cách mạng? - G. Tác giả đã dựng được một tượng đài về người anh hùng với khí phách hiên ngang lẫm liệt, sừng sững giữa trời đất. - 4 câu thơ cuối thể hiện điều gì? ? Chỉ ra phép đối ở câu 5, 6 và tác dụng của phép đối? ? Em có nhận xét gì về cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả? (Bộc lộ trực tiếp) ? Em có NX gì về giọng điệu của 2 câu này? - G. Từ giọng điệu mạnh mẽ, quả quyết t/g chuyển sang giọng điệu sâu lắng - bộc lộ trực tiếp cảm xúc, suy nghĩ của mình. - G. Khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son. - H. Đọc 2 câu kết. ? Trong 2 câu kết t/g sử dụng NT gì? Qua đó thể hiện phẩm chất của con người PBC ntn ? (Tự ví việc đập đá ở Côn Lôn giống như việc Nữ Oa làm cột chống trời -> Sự đối lập giữa chí lớn của con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước với những thử thách phải gánh chịu trên bước đường cđ) ? Nhận xét cách kết thúc bài thơ? ? Cảm xúc bao trùm bài thơ là gì? ? Nét đặc sắc về NT của bài thơ là gì? Bài thơ có giọng điệu ntn? (giống với bài cảm tác của PBC) Trả lời cá nhân Bổ sung Phân tích Cảm nhận Phát hiện Phân tich Cảm nhận Đọc Trả lời cá nhân Bổ sung Cảm nhận Phân tích Bổ sung Cảm nhận Phát biểu II. Phân tích văn bản 1. Công việc đập đá * Câu đầu miêu tả bối cảnh ko gian, đồng thời tạo dựng tư thế của con người giữa đất trời Côn Đảo. - Làm trai: Thể hiện ý chí, trách nhiệm với đất nước. *Ba câu sau: - Miêu tả chân thực công việc nặng nhọc: Lở núi non- Phá núi lấy đá, một công việc nặng nhọc. - Hàm ý sâu xa: được gợi qua + từ láy: Lừng lẫy + Động từ mạnh:Xách búa, ra tay + Lối nói khoa trương (nói quá) Lở núi non + Nghệ thuật đối Đánh tan năm bảy đống Đập bể mấy trăm hòn => Công việc khổ sai nặng nhọc dường như đã trở thành 1 cuộc chinh phục thiên nhiên vĩ đại. Làm nổi bật khí thế vượt lên hoàn cảnh, tư thế hiên ngang của người tù. 2. Cảm nghĩ từ việc đập đá * Hai câu luận: - Giọng điệu: sâu lắng - Phép đối + hình ảnh ẩn dụ: + Tháng ngày - mưa nắng + Bao quản - càng bền + Thân thành sỏi - dạ sắt son Những thử thách gian nan >< sức chịu đựng dẻo dai, ý chí chiến đấu sắt son của chiến sĩ cách mạng => Khẳng định: gian nan đã tôi luyện nên chí khí anh hùng của người chí sĩ. * Hai câu kết: + vá trời >< lỡ bước + gian nan >< việc con con - Phép tương phản, cách nói khoa trương: ® Khí phách hiên ngang, tinh thần lạc quan trước cảnh tù đày. - Kết thúc bằng câu cảm thán với một thái độ thách thức, ngạo nghễ, tin tưởng mãnh liệt ở sự nghiệp cứu nước, coi khinh gian lao, tù đày. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài Mục đích: HS nắm được những ý cơ bản nhất về tác giả, tác phẩm: nội dung và nghệ thuật. * Phương pháp: Thảo luận nhóm thời gian: 5 phút Cảm xúc bao trùm bài thơ là gì? ? Nét đặc sắc về NT của bài thơ là gì? Bài thơ có giọng điệu ntn? ? Bài thơ giúp em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của người tù yêu nước? - H. Đọc ghi nhớ. Trả lời cá nhân Cảm nhận III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: Giọng điệu hào hùng, sảng khoái, rắn rỏi phù hợp với cảm hứng lãng mạn, hào hùng có sức lôi cuốn. 2. Nội dung: Thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí phách hiên ngang, kiên cường vượt lên hoàn cảnh của người tù CM. * Ghi nhớ (sgk) Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối - Dựa vào hai bài thơ hãy viết bài văn thuyết minh giới thiệu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Chuẩn bị: Ôn luyện về dấu câu ************************** Tiết 59: Tiếng Việt ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Xác định được những kiến thức về các dấu câu đã học từ lớp 6 đến lớp 8. 2. Tư tưởng: Tuân thủ các quy tắc, quy định khi sử dụng các dấu câu. 3. Kỹ năng: Biết cách sử dụng và sửa lỗi về dấu câu. B. Chuẩn bị của GV và HS 1. GV: Soạn bài trên máy. 2. HS: SGK, bài soạn trước. C. Tiến trình hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: tích hợp bài mới. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tổng kết về dấu câu GVKT phần lập bảng ôn tập về dấu câu của HS chuẩn bị ở nhà. ? Chương trình Tiếng Việt lớp 6 em đã học những loại dấu câu nào? Hãy nêu công dụng của từng loại dấu câu đó? ? Kể tên các dấu câu em đã được học trong chương trình lớp 7? - Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu gạch nối ? Mỗi loại dấu câu có tác dụng gì? ? Ở lớp 8 em đã được học những loại dấu câu nào? - Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm ? Mỗi loại dấu có chức năng tác dụng gì? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phát hiện các lỗi thường gặp về dấu câu, cách sửa lỗi - VD: Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc. - Câu sửa: Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc. - VD: Thời còn trẻ, học ở trường này. Ông là học sinh xuất sắc nhất. - Câu sửa: Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất. - VD: Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này. - Câu sửa: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này. - VD: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đừng bỏ mặc tôi lúc này. - Câu sửa: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu. Anh có thể cho tôi một lời khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này! Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK Bài tập 1: Thứ tự dấu câu thích hợp cần điền là: Phẩy, chấm, chấm, phẩy, hai chấm, gạch đầu dòng, chấm than, chấm than, chấm than, phẩy, phẩy, chấm, phẩy, chấm, phẩy, phẩy, phẩy, chấm, phẩy, hai chấm, gạch đầu dòng, chấm hỏi, chấm hỏi, chấm hỏi, chấm than. b/ Từ xưa, trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có truyền thống thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy, có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”. c/ Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh. Trả lời cá nhân Bổ sung Nhận xét Phát hiện Phát biểu nghe Phát hiện Phát biểu Nghe, sửa Trả lời cá nhân Bổ sung Phát biểu I. Tổng kết về dấu câu - Dấu chấm, dấu chẩm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy. - Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu gạch nối II. Các lỗi thường gặp về dấu câu: 1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc: 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc: 3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết: 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu: Ghi nhớ (SGK). III. Luyện tập Bài tập 1: Thứ tự dấu câu thích hợp cần điền là: Bài tập 2 a/ Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay. Phụ lục Lớp Dấu câu Công dụng 6 Dấu chấm hỏi (?) - Dùng để kết thúc câu nghi vấn. 6 Dấu chấmthan (!) - Dùng để kết thúc câu cầu khiến, câu cảm thán. 6 Dấu chấm (.) - Đặt ở cuối câu trần thuật 7 Dấu phẩy (,) - Đánh dấu ranh giới giữa: + Thành phần phụ với nòng cốt của câu; + Các từ ngữ cùng chức vụ ngữ pháp; + Tự ngữ với bộ phận chú thích; + Các vế của một câu ghép. 7 Dấu chấm lửng (...) - Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện từ ngữ có nội dung bất ngờ, châm biếm ... Dấu chấm phẩy (;) - Đánh dấu ranh giới giữa các: + Vế của một câu ghép cấu tạo phức tạp. + Bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp 7 Dấu gạch ngang (-) - Đặt ở giữa câu đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. - Đặt ở đầu dòng đánh dấu lời đối thoại hoặc kiệt kê. - Nối các từ trong một liên doanh. 8 Dấu ngoặc đơn ( ) - Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung) 8 Dấu ngoặc kép " " - Đánh dấu lời dẫn trực tiếp - Từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai - Tên tác phẩm, tờ báo, tập san. 8 Dấu hai chấm (:) - Đánh dấu (báo trước): phần bổ sung, giải thích, thuyết minh ... - Đánh dấu lời đối thoại (dùng với dấu - ), lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu “”) Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt 1 tiết, - Chuẩn bị trước tiết 61: Thuyết minh một thể loại văn học. Tiết 60: Tiếng Việt KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Tiết 61: Tập làm văn THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Yêu cầu và nội dung cần thuyết minh về một thể loại văn học. - Một số thể loại văn học đã học. 2. Kỹ năng: - Quan sát, nhận xét về đặc điểm của một thể loại văn học. - Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. - Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của thể loại văn học đó. 3. Tình cảm thái độ: Biết cách thực hiện các thao tác xây dựng văn bản thuyết minh. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. GV: Soạn bài trên máy. 2. HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK. C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ (Tích hợp dạy bài mới) 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt - H. Đọc và tìm hiểu đề. (Kiểu bài: Thuyết minh Nội dung: Đặc điểm thể thơ TNBC, cụ thể là phải nắm vững luật bằng trắc, vần, niêm, ngắt nhịp) - H. Đọc vb: Vào nhà ngục; Đập đá ? Một bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ (tiếng)? Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tuỳ ý thêm bớt được không? ? Hãy ký hiệu bằng, trắc cho từng tiếng trong hai bài thơ? (1 hs trả lời, 1 hs ghi) ? Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau? - G. Luật: Nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh ? Tìm những tiếng có bộ phận vần giống nhau? (Hiệp vần) ? Hãy cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay trắc? ? Hãy cho biết câu thơ 7 tiếng trong bài ngắt nhịp ntn? ? Từ những quan sát trên, em cho biết muốn thuyết minh một thể loại văn học ta phải làm gì? - H. Đọc ghi nhớ. ? Hãy nêu phương pháp làm bài thuyết minh 1 thể loại văn học? + Phần mở bài làm gì? VD: ... Là 1 thể thông dụng của thơ Đường luật, là một chỉnh thể nghệ thuật hoàn mĩ được rất nhiều tác giả Việt Nam sử dụng và chiếm số lượng lớn so với các thể thơ khác nhất là văn học trung đại.. + Nội dung của phần thân bài? + Nhận xét: Thể thơ TNBC có ưu, nhược điểm gì? + Phần kết bài làm gì? VD: Là thể thơ quan trọng, nhiều bài hay đều được làm bằng thể thơ này. Ngày nay nó vẫn được ưa chuộng... * Luyện tập. - H. Đọc tham khảo (154) - H. Đọc truyện ngắn. Tìm hiểu đề bài * Gợi ý: + Hình thức: tự sự loại nhỏ + Dung lượng: nhỏ, tập trung mô tả 1 cảnh đời, 1 biểu hiện, 1 hoạt động, 1 trạng thái thể hiện 1 khía cạnh hay 1 mặt nào đó của đời sống XH. + Cốt truyện: diễn ra theo thời gian, ko gian hạn chế. - Là yếu tố chính, quyết định cho sự tồn tại của một truyện ngắn. - Gồm sự việc chính và nv chính. (Lão Hạc giữ tài sản cho con trai bằng mọi giá) - Ngoài ra còn có sự việc và nv phụ. + Ông giáo, con trai lão Hạc, Binh Tư, vợ ông giáo, con Vàng. + Con trai lão Hạc bỏ đi, lão Hạc đối thoại với cậu Vàng, bán con Vàng, đối thoại với ông giáo, xin bả chó tự tử + Kết cấu: ngắn, là sự đối chiếu, tương phản để bật lên chủ đề. đọc đề đọc vb Trả lời cá nhân Nghe Phát hiện Phát biểu đọc ghi nhớ Phát biểu Nghe đọc vb Nghe Phát biểu Bổ sung I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học. Đề bài TM đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú. 1. Quan sát a. Số câu: 8 câu (dòng) Số chữ: 7 tiếng (chữ) -> Số dòng, số chữ là bắt buộc, không thể tuỳ tiện thêm bớt. b. Luật bằng trắc Vào nhà ngục. Đập đá. - Tiếng thứ 2 câu 1 là thanh bằng thì gọi bài thơ thể bằng; là thanh trắc thì gọi bài thơ thể
Tài liệu đính kèm: