Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 93 đến tiết 107

I. Mức độ cần đạt:

 Thấy được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác Hồ qua đoạn văn nghị luận đặc sắc

II. Trọng tâm:

 1.iến thức:

- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng

- Đức tính giản dị của Bác được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sd ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.

- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi, nhiệt tình của tác giả.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu vb nghị luận xã hội.

- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong vb nghị luận.

- Tự nhận thức; làm chủ bản thân; Giao tiếp trao đổi, trình bày, suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận củabản than về lối sống giản dị của Bác.

III.Chuẩn bị:

- GV:SGK + SGV + giáo án

- HS: Soạn bài

 

doc 22 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1429Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 93 đến tiết 107", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại) ở mỗi đoạn văn nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
B. Luyện tập
Bài tập trang 58
Các câu bị động
_ Có khi được trưng bày trong tủ kính trong bình pha lê
_ Tác giả “mấy vần thơ” liền được tôn làm đệ nhất thi sĩ.
* Tác dụng: tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các đoạn văn.
C. HDTH:
Đặt 1 câu chủ động và 1 câu bị động.
4.Củng cố:
 4.1 Thế nào là câu chủ động?Cho ví dụ?
 4.2 Thế nào là câu bị động?Cho ví dụ?
 4.3 Cho biết mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.?
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “ý nghĩa văn chương” SGK trang
Rút kinh nghiệm 
TUẦN 26
Tiết 95, 96 VIẾT BÀI TLV SỐ 05 TẠI LỚP
ĐỀ: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam luôn sống theo đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Mục tiêu:
 Ôn tập cách làm văn lập luận chứng minh
 Đánh giá được bài viết của bản than.
TUẦN 26
VĂN BẢN
Bài 24 tiết 97
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
 I.Mức độ cần đạt: 
_ Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
_ Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương đặc sắc, độc đáo của Hoài Thanh.
 II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh.
- Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương.
- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một v/đ văn học trong một vb nghị luận của tg.
2. Kỹ năng:
- Đọc –hiểu vb nghị luận văn học.
- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong vb nghị luận
- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận
III.Chuẩn bị:
GV:SGK + SGV + giáo án 
HS: Soạn bài
IV. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1 Thế nào là câu chủ động?Cho ví dụ?
 2.2 Thế nào là câu bị động?Cho ví dụ?
 2.3 Cho biết mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bảng
H-Động 1:THC (10 phút)
GV gọi HS đọc chú thích và trả lời câu hỏi
Em hãy cho biết vài nét về tác giả,tác phẩm?
H-Động 2: Tìm hiểu vb (25 phút)
Đọc văn bản và tìm nội dung chính?
Theo Hoài Thanh,nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
Tìm dẫn chứng có trong SGK?
Quan niệm như thế đã đúng chưa?
Hãy đọc chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng?
Tìm dẫn chứng ở lớp 6,7 mà em đã học?
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 4 SGK trang 62.
H-Động 3: HDTH:
(Gv lồng ghép hđ 4,5)
 Nói cốt yếu là nói cái chính, cái quan trọng chứ chưa phải là nói tất cả. Theo Hoài Thanh,nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ang thương ngườià muôn vât,muôn loài.
 Chuyện của một nhà angĩ Ấn Độ.
Rất đúng;nhưng vẫn có những quan niệm khác(VD: văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người)các quan niệm này tuy khác nhau nhưng không loại trừ mà bổ sung cho nhau.
 Hoài Thanh viết “ văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn ang tạo ra sự sống”
 Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống phong phú đa dạng.Ví dụ: “ vượt thác,sông nước Cà Mau , ca dao-dân ca,tục ngữ LĐSX”
 Văn chương có khả năng dựng lên những hình ảnh,đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có để mọi người phấn đấu xây dựng,biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
 Ví dụ : tấm thảm bay trong thần thoại ngày xưa là ước mơ của con người muốn bay vào trong không gian,đến ngày nay thành hiện thực.
A.Tìm hiểu chung:
_ Hoài Thanh(1909_ 1982 ) quê ở Nghệ An, là một nhà phê bình văn học suất sắc của nước ta thế kỷ XX. Hoài Thanh là tg của tập Thi nhân VN – một công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào thơ mới.
_ Bài “ý nghĩa văn chương” được viết 1936 bàn về nguồn gốc,ý nghĩa và công dụng của văn chương in trong cuốn Văn chương và hành động.
B. Đọc hiểu
I. Nội dung:
 1.Nguồn gốc của văn chương
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha
 2.Ý nghĩa và công dụng của văn chương
 a.Ý nghĩa:
 _ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
 _ Văn chương còn sáng tạo ra cuộc sống
 b.Công dụng:
 _ Gây cho ta những tình cảm mà ta không có hoặc chưa có.
 _ Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
 _ Đời sống nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu không có văn chương.
àVăn chương làm cho tình cảm con người trở nên phong phú,sâu sắc và tốt đẹp hơn.
II. Nghệ thuật
_ Lđiểm rõ ràng, chứng minh thuyết phục.
_ Nêu dẫn chứng đa dạng
_ Lời văn giản dị, giàu cảm xúc hình ảnh.
III. Ý nghĩa:
Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
Ghi nhớ sgk trang 62.
C. HDTH:
Tìm hiểu ý nghĩa một số từ Hán Việt sd trong đoạn trích.
4.Củng cố
 4.1 Nguồn gốc của văn chương ?
 4.2 Văn chương có ý nghĩa và công dụng như thế nào?
4.3. Bài ý nghĩa văn chương được viết theo phương thức biểu đạt nào?
a. Nghị luận b. Miêu tả c. Biểu cảm d. Tự sự
4.4. Theo em, nghệ thuật ở bài văn này có đặc điểm gì nổi bật
a. Bố cục chặt chẽ b. Dẫn chứng cụ thể c. Lí lẽ sắc bén d. Tất cả đều đúng
4.5. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
a. Lòng thương người b. Lòng thương muôn vật, muôn loài
c. Lòng vị tha d. Tất cả đều đúng
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động(tt)”SGK trang
Rút kinh nghiệm 
TUẦN 26
TIẾNG VIỆT
Bài 24 tiết 99
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt)
 I. Mức độ cần đạt:
 _Củng cố kiến thức về câu chủ động và câu bị động.
_ Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
_ Thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
II.Trọng tâm:
1. Kiến thức: Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.
2. Kỹ năng:
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
- Đặt câu (chủ động hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Ra quyết định; giao tiếp. 
IV.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2. 1 Nguồn gốc của văn chương ?
 2.2 Văn chương có ý nghĩa và công dụng như thế nào?
 3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bảng
H-Động 1 Tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động(15’)
So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa hai câu a và b SGK trang 61?
Về nội dung 2 câu có miêu tả
Tả cùng sự việc hay không?
 Hai câu là câu chủ động hay câu bị động?
Về hình thức hai câu có gì khác nhau?
GV giúp HS phát hiện cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động cho câu sau:
Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải tử hôm “ hóa vàng”
Câu trên có cùng một nội dung miêu tả với câu a,b không?
Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
H-Động 2: LT (20 phút)
GV hướng dẫn HS phân biệt câu bị động với câu có từ “bị,được”
H-Động 3:HDTH
Gv lồng ghép hđ 4,5
 Hai câu miêu tả cùng một sự việc.
 Điều là câu bị động.
 Câu a có từ “được”câu b không có
 Có.Câu này là câu chủ động tương ứng với câu bị động .
Câu chủ động
Chủ thể hoạt động tác động 
đối tượng của hoạt động
+ Đối tượng của hoạt độngàbị(được)
+ Đối tượng của hoạt độngà(lược bỏ hoặc biến chủ thể hoạt động thành bộ phận không bắt buộc.
àCâu bị động phải có câu chủ động tương ứng
Chuyển câu chủ động BT1 thành câu bị động theo hai kiểu?
Chuyển câu chủ động thành 2 câu bị động , 1 câu chứa từ bị 1 câu chứa từ được.Cho biết sắc thái?
I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
 Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
_ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ(cụm từ)ấy.
_ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu,đồng thời lược bỏ hoặc biến từ(cụm từ) chỉ chủ thể hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
♥Chú ý: không phải câu nào có từ bị được điều là câu bị động.
B. Luyện tập
1/ Chuyển câu chủ động thành câu bị động
a. Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.
 Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII
b.Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
 Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c. Con ngựa bạch được chàng kỵ sĩ buộc bên gốc đào.
 Con ngựa bạch buộc bên gốc đào
d.Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân
 Một lá cờ đại dựng ở giữa sân
2/ Chuyển câu chủ động thành 2 câu bị động có tứ “bị,được”
a.Em được thầy giáo phê bình
 Em bị thầy giáo phê bình
b.Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi
 Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi
c.Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
 Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
àCác câu bị động chứa từ “được” có hàm ý đánh giá tích cực
àCác câu bị động chứa từ “bị” có hàm ý đánh giá tiêu cực
C. HDTH: Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề nhất định trong đó có sd ít nhất một câu bị động.
4.Củng cố
 4.1 Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
 4.2 GV cho VD HS thực hành.
5. Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “luyện tập viết đoạn văn chứng minh” SGK trang	
*******************
TUẦN 26
TẬP LÀM VĂN
Bài 24 tiết 100
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
I. Mức độ cần đạt:
_ Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
_ Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết một đoạn văn chứng minh ngày càng cụ thể
II. Trọng tâm:
 1.Kiến thức:- phương pháp ll chứng minh
 - yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn chứng minh.
- Suy nghĩ, phê phán, sang tạo; ra quyết định.
 IV.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1 Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
 2.2 GV cho VD HS thực hành.
 3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bảng
H-Đ1:Củng cố kiến thức:10’ 
Nêu yêu cầu đối với đoạn văn chứng minh?
Bài văn cần phải có gì quan trọng?
Các lí lẽ trong bài lập luận như thế nào?
H-Động 2: LT(25 phút)
GV cho HS hoạt động theo nhóm.
H-Động 3:HDTH (5’)
(Gv lồng ghép hđ 4,5)
Mỗi HS viết đoạn văn ngắn theo một trong số các đề SGK
 Vì vậy cố gắng hình dung đoạn văn nằm ở vị trí nào của bài văn.Có thể mới viết được phần chuyển đoạn.
HS đọc văn bản đã chuẩn bị cho các bạn nghe .Các HS khác bổ sung nhận xét.
GV theo dõi sau đó nhận xét
A. Củng cố kiến thức:
- Đoạn văn không tồn tại riêng biệt, độc lập mà là một bộ phận của bài văn. Khi viết, cần hình dung đv đó nằm ở vị trí nào của bài để viết thành phần chuyển đoạn.
- Cần có câu chủ đề nêu rõ LĐ của đoạn văn. Các câu khác trong đv phải tập trung làm sang rõ LĐ
- Các ll, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí để quá trình ll mạch lạc, thuyết phục.
B. Luyện tập:
C. HDTH:
- Nắm chắc cách viết đv cm
- Luyện viết đv chứng minh theo đề tài tự chọn.
4.Củng cố
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Ôn tập văn nghị luận” SGK trang 
**********************
TUẦN 27
VĂN BẢN
Bài 25 tiết 101
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
I.Mức độ cần đạt:
_ Nắm chắc khái niệm và phương pháp làm văn nghị luận qua các vb nghị luận đã học. 
_ Tạo lập được một vb nghị luận dài khoảng 500 từ theo các thao tác lập luận đã học ( chứng minh, giải thích)
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Hệ thống các vb nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng vb.
- Một số kiến thức lien quan đến đọc-hiểu vb như nghị luận văn học, nghị luận xh.
- Sự khác nhau căn bản giữa kiểu vb nghị luận và kiểu vb tự sự, trữ tình.
2. Kỹ năng:
- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tp nghị luận văn học và nghị luận xh
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp ll trong các vb đã học.
IV.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Giới thiệu bài mới
Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của các bài văn nghị luận đã học 
Em hãy điền vào bảng kê theo mẫu dưới đây:
STT
Tên bài
Tác giả
Đề tài nghị luận
Luận điểm chính
Phương pháp lập luận
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của dân tộc VN
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quí báu của ta
Chứng minh
2
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp,một thứ tiếng hay
Chứng minh(kết hợp giải thích)
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bác giản dị trong mọi phương diện:bữa cơm(ăn)cái nhà(ở)lối sống,nói viết.Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú,rộng lớn,về đời sống tinh thần của Bác.
Chứng minh(kết hợp giải thích và bình luận)
4
Ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người
Nguồn gốc của văn chương là tình thương người ,muôn loài,muôn vật.Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống,nuôi dưỡng làm giàu cho tình cảm con người
Giải thích kết hợp với bình luận
Học sinh trình bày chuẩn bị của mình cho câu 2(SGK trang 67) GV bổ sung
 2.Những nét đặc sắc của mỗi bài văn nghị luận.
 _ Bài “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”bố cục chặt chẽ,dẫn chứng chọn lọc,toàn diện,sắp sếp hợp lí,hình ảnh so sánh đặc sắc.
 _ Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” dẫn chứng cụ thể,xác thực, toàn diện.Kết hợp chứng minh giải thích bình luận,lời văn giản dị và giàu cảm xúc.
 _ Bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” bố cục mạch lạc,kết hợp giải thích và chứng minh.Luận cứ xác đáng,toàn diện ,chặt chẽ.
 _ Bài “Ý nghĩa văn chương” trình bày vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn giản dị,sáng sủa.Kết` hợp cảm xúc văn giàu hình ảnh
Em hãy phân biệt các loại hình tự sự,trữ tình ,nghị luận.
 3.a. Các yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự,trữ tình và nghị luận
_ Tryuện : cốt truyện ,nhân vật, nhân vật kể chuyện
_ Kí : Nhân vật, nhân vật kể chuyện
_ Thơ tự sự: cốt truyện ,nhân vật, nhân vật kể chuyện,vần nhịp.
_ Thơ trữ tình : vần nhịp (nhân vật)
 _ Nghị luận : luận điểm,luận cứ.
 b. Đặc trưng của văn nghị luận.
 + Các thể loại tự sự như truyện,kí chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể nhằm tái hiện sự vật,hiện tượng con người câu chuyện.
 + Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình,tùy bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu đạt hiện tình càm,càm xúc qua các hình ảnh,nhịp điệu ,vần điệu.
 + Văn nghị luận chủ yếu dùng phương pháp lập luận bằng lí lẽ,dẫn chứng để trình bày ý kiến,tư tưởng nhằm thyết phục người đọc,người nghe. Văn nghị luận cũng có hình ảnh,cảm xúc nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm,luận cứ chặt chẽ xác đáng.
Những câu tục ngữ trong bài 18,19 có thể coi là văn bản nghị luận không?Vì sao?
Những câu tục ngữ trong bài 18,19 có thể coi là văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.
 4.Kết kuận 
 Ghi nhớ SGK trang 67
4.Củng cố
 4.1 Nêu những nét đặc sắc của mỗi bài văn nghị luận?
 4.2 Nêu đặc trưng của văn nghị luận?
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu” SGK trang 
***********************
TUẦN 27
TIẾNG VIỆT
Bài 25 tiết 102
DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
I. Mức độ cần đạt: 
_ Hiểu được thế nào là dùng cụm chủ - vị (C-V ) để mở rộng câu ( tức dùng C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ )
_ Nhận biết các cụm C-V làm thành phần câu trong vb.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Mục đích của việc dung cụm c-v để mở rộng câu
- Các trường hợp dung cụm c-v để mở rộng câu
2. Kỹ năng:
_ Nhận biết các cụm C-V làm thành phần câu trong vb.
_ Nhận biết các cụm C-V làm thành phần của cụm từ.
 IV.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Trình bày các quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Hãy chuyển đổi câu chủ động sau thành 2 câu bị động theo 2 cách khác nhau:
 Người nông dân đã cày thửa ruộng ấy từ hôm qua.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bảng
H-Động 1:THC (20 phút)
Tìm hiểu cách dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu.
HS đọc câu văn đã cho SGK trang 68
Tìm cụm danh từ trong câu?
Phân tích cấu tạo cụm danh từ và phụ ngữ trong cụm danh từ?
Tìm hiểu các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu
Tìm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong câu?(SGK trang 68)
H-Động 2: Hướng dẫn LT
(15’ phút)
H-Động 3: HDTH
Gv lồng ghép hđ 4,5
“ Những tình cảm ta không có, những tình cảm ta sẵn có”
 Hai cụm danh từ này có từ trung tâm là danh từ “tình cảm”,phụ ngữ trước là lượng từ những,phụ ngữ sau là cụm C-V ta không có ,ta sẵn có
 a.Chị Ba đếnàlàm chủ ngữ
 Tôi rất vững tâmà làm phụ ngữ
 b.Nhân dân ta tinh thần rất hăng háiàlàm vị ngữ
 c.Trời sinh lá sen để bao bọc cốm;trới sinh cốm nằm ủ trong lá senà làm phụ ngữ trong cụm động từ(nói).
 d.Cách mạng tháng tám thành côngà làm phụ ngữ trong cụm danh từ(ngày ) 
Tìm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong câu BT SGK trang 67?
A.THC
I. Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu
 Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ vị làm thành phần của câu hoặc cụn từ để mở rộng câu.
Ví dụ : Con mèo bạn Tuấn tặng
 Bố về là một tin vui.
II.Các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu
 Các thành phần như chủ ngữ,vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ,cụm động từ,cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V
II.Luyện tập
Bài tập trang 67
a.Mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định đượcà làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
b.Khuôn mặt đầy đặnàlàm vị ngữ
c.Các cô gái vòng đỗ gánhà làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
 Hiện ra từng lá cốm sạch sẽ và tinh khiết không có mảy mai một chút bụi nàoà làm phụ ngữ trong cụm động từ(thấy).
d.Một bàn tay đập vào vaiàlàm chủ ngữ
 Hắn giật mìnhà làm phụ ngữ trong cụm động từ(khiến).
C. HDTH:
Xác định chức năng ngữ pháp của cụm chủ vị trong câu văn
TUẦN 27
Tiết 103 TRẢ BÀI TLV SỐ 05, BÀI KT TIẾNG VIỆT, BÀI KT VĂN
Mục tiêu:
-Củng cố kiến thức về cách làm bài văn ll chứng minh, kiến thức tiếng việt và văn đã học.
-Đánh giá được chất lượng bài làm của mình.
Trả bài:
-GV lập dàn bài:
-Sửa lỗi
-Chọn bài khá biểu dương.
TUẦN 27
TẬP LÀM VĂN
Bài 25 tiết 104
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. Mức độ cần đạt:
 Giúp HS : nắm được mục đích,tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức: Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép ll giải thích.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện và phân tích một vb nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.
- Biết so sánh để phân biệt ll giải thích với ll chứng minh.
 IV.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Thông qua
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bảng
H_Động 1: THC (20 phút)
Tìm hiểu nhu cầu giải thích trong cuộc sống
Trong đời sống khi nào người ta cần nhu cầu giải thích?Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hàng ngày?
Muốn trả lời tức là giải thích các vấn đề nêu trên thì phải làm thế nào?
Giải thích để làm gì?
Tìm hiểu lập luận giải thích
GV gọi HS đọc bài lòng khiêm tốn vá trả lời câu hỏi.
Bài văn giải thích vấn đề gì?Giải thích như thế nào?
Hãy chọn và ghi ra vỡ những định nghĩa?
Đó có phải là giải thích không?
Ngoài cách địng nghĩa còn cónhững cách giải thích nào?
Giải thích trong văn nghị luận phải làm như thế nào?
H-Động 2:HDLT (15’)
H-Động 3: HDTH(5’)
(Gv lồng ghép hđ 4,5)
Khi gặp những hiện tượng mới lạ,người ta có nhu cầu giải thích.Vì sao có lụt?Vì sao có nguyệt thực?
Đọc sách tìm hiểu,nghiên cứu tra cứu..tức là phải có các tri thức khoa học chuẩn xác để giải thích.
 Bài văn giải thích lòng khiêm tốn.Giải thích bằng cách nêu ra và so sánh sự việc hiện tượng trong đời sống hàng ngày.
 “ Lòng khiêm tốn có thể coi..khiêm tốn là tính nhã nhặn”
 Đó là giải thích.
Liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn:
 _ Đưa ra các biểu hiện đối lập với lòng khiêm tốn,kiêu căng ,tự phụ,tự mãn.
 _ Việc nêu ra các biểu hiện của lòng khiêm tốn,tác hại của lòng khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn cũng là giải thích.Vì nó làm cho người đọc hiểu rõ thêm khiêm tốn là gì.
Tìm vấn đề và phương pháp giải thích trong bài?
A. THC:
I. Mục đích và phương pháp giải thích.
_ Trong đời sống giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
_ Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lí,phẩm chất,quan hệ.cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức,trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng,tình cảm cho con người
_ Các phương pháp giải thích: nêu định nghĩa,kể ra các biểu hiện,so sánh,đối chiếu với các hiện tượng khác,chỉ ra các mặt lợi hại,nguyên nhân hậu quả cách đề phòng hoặc noi theo..của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
_ Bài văn giải thích phải có mạch lạc,lớp lang,ngôn từ trong sáng,dể hiểu.Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
_ Muốn làm được bài văn giải thích tốt,phải học nhiều,đọc nhiều vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.
B.Luyện tập
Bài “lòng nhân đạo”
_ Vấn đề giải thích: lòng nhân đạo
_ Phương pháp giải thích: nêu định nghĩa,biểu hiện của lòng nhân đạo,khuyên răn nên phát huy lòng nhân đạo.
C. HDTH:
-Nắm được đặc điểm kiểu bài nghị luận giải thích
-Sưu tầm văn bản giải thích để làm tư liệu học tập.
 3. Giới thiệu bài mới
 4.Củng cố
 4.1 Giải thích để làm gì?
 4.2 Giải thích trong văn nghị luận phải làm như thế nào?
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Sống chết mặc bay” SGK trang 
*********************
TUẦN 28
VĂN BẢN
Bài 26 tiết 105,106
SỐNG CHẾT MẶC BAY
I. Mức độ cần đạt:
 Hiểu được các giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn sống chết mặc bay- một trong những TP được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn VN hiện đại.
- Xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỷ XX
- kể tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp.
- Tự nhận thức; giao tiếp.
 IV.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1 Giải thích để làm gì?
 2.2 Giả

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_34_On_tap_phan_Tap_lam_van.doc