Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Trường THCS Cổ Đông - Sơn Tây - Hà Nội

A . Mục tiêu cần đạt :

*Kiến thức : Giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp , cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời .

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ tự sự trữ tình man mác của ThanhTịnh . -Tích hợp với phần TV ở bài “ Các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ” với phần TLV ở bài “ Tính thống nhất về chủ đề của văn bản ” .

* Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm , phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi - người kể chuyện ;

*.Thái độ : Trân trọng , ghi nhớ những kỉ niệm .

B . Chuẩn bị .

+ GV: NCTL- Soạn ga. Tranh ảnh buổi tựu trường .

+ HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk.

 

doc 277 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1847Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Trường THCS Cổ Đông - Sơn Tây - Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
......................................................
Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau:
 a . là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng
 b.Câu ghép là những câu dokhông bao chứa nhau tạo thành.
Phần 2. Tự luận.
Câu 7: Sưu tầm một số câu thơ hoặc ca dao có dùng biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.
Câu 8: Hãy viết một đoạn văn khoảng 7 câu có dùng ít nhất 1 câu ghép, 1 tình thái từ, 1 thán từ.
II. Đáp án - Biểu điểm
Phần 1: trắc nghiệm
 Câu 1-> câu 4 (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
 Câu 1 - B 2 - A 3 - A 4 - C
Câu 5- 6 (mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Câu 5 : câu 1- Quan hệ nguyên nhân
 câu 2- Quan hệ tương phản
Câu 6: a - Nói quá
 b - hai hoặc nhiều cụm C - V 
Phần 2: Tự luận
Câu 7(2điểm):- Hs sưu tầm được 1 câu thơ có chứa biện pháp tu từ nói quá(1 điểm)
 - Hs sưu tầm được 1 câu thơ có chứa biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh(1 điểm)
Câu 8(5 điểm): Yêu cầu hs viết một đoạn văn có nội dung cụ thể song phải sử dụng được ít nhất một câu ghép, 1 tình thái từ, 1 thán từ, sau đó phải liệt kê cụ thể.
- Đoạn văn đảm bảo lô gích về nội dung, liên kết, câu, từ ... đúng ( 1 điểm )
- Mỗi một đơn vị kiến thức đảm bảo được 1 điểm.
 - Bài làm trình bày sạch sẽ, đúng hình thức một đoạn văn được 1điểm.
III. Hs làm bài.
- Hs làm bài.
- Gv theo dõi đôn đốc hs làm bài nghiêm túc.
D. Củng cố - Hướng dẫn	
- Gv thu bài về chấm.
- Gv nhận xét ý thức làm bài của hs.
- Về nhà học bài. Ôn lại các kiến thức về Tiếng Viêt đã học.
 - Tìm hiểu bài: "Thuyết minh một thể loại văn học".
Tuần 16 - Tiết 61 Ngày soạn:2/12/2008
Tập làm văn:
Thuyết minh một thể loại văn học.
A. mục tiêu 
	- Giúp hs rèn luyện được năng lực quan sát, nhận thức và dùng kết quả quan sát để làm bài thuyết minh.
	- Nhận biết được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu và tra cứu.
	- Giáo dục ý thức viết bài đúng thể loại, phương pháp.
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk,sgv, giáo án, tài liệu
 - HS: Đọc trước vd sgk
C. Tiến trình dạy - học
 - Tổ chức
 - Kiểm tra:? Có những phương pháp thuyết minh nào?
 - Bài mới.
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học.
- Gv cung cấp bảng phụ ghi hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn.
? Mỗi bài thơ có mấy câu ? Mỗi câu có mấy chữ ? Yêu cầu đó có bắt buộc không ?
? Bố cục của bài thơ gồm mấy phần ? Tên của từng phần là gì ?
? Thể thơ ngắt nhịp ntn ?
- Gv hướng dẫn hs thực hiện các bước đánh dấu kí hiệu trong bài thơ như sgk về quy định về bằng, trắc, vần, niêm, đối...trong bảng phụ ghi hai bài thơ.
- Hs thực hiện thao tác quan sát, nhận xét và rút ra đặc điểm khái quát trên của thể thơ và lấy dẫn chứng cụ thể trong hai bài thơ ?
- Gv vừa hướng dẫn kết hợp với nhận xét và ghi bảng ?
* Đề bài: 
 Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
1. Quan sát.
a. Ví dụ: 
b. Nhận xét.
- Bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, đó là quy định bắt buộc, không thể thêm, bớt.
- Bố cục gồm 4 phần : đề, thực, luận, kết.
- Ngắt nhịp: 2/ 2/ 3; 4/ 3; 5/ 2; 3/ 4 ... ngắt nhịp để đánh dấu một chỗ ngừng có nghĩa.
- Gieo vần: luật bằng, trắc của bài thơ được quy định ở tiếng thứ 2 của câu 1 và được gieo ở các tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.( chủ yếu là vần bằng ).
 Vào nhà ngục Quảng Đông
 Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
 T B B T T B B 
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
 T T B B T T B
 Đã khách không nhà trong bốn bể
 T T B B B B T
 Lại người có tội giữa năm châu..
 T B T T T B B
- Luật đối: có các cách đối sau
+ Nhị, tứ, lục phân minh: các tiếng thứ 2 4 6 phải đối nhau về thanh rõ ràng
+ Nhất, tam, ngũ bất phân luật.
+ Tiếng 5 & 7 phải đối nhau về thanh.
+ Đối từ lọai, đối ý...
- Niêm( hàng dọc ).
+ Câu lẻ, chẵn liền kề: đối nhau về thanh.
+ Câu chẵn, lẻ liền kề: giống nhau về thanh.
- Hs dựa vào dàn ý sgk đẫ cung cấp, các em tự lập dàn ý.
- Gv gợi ý về một dàn ý như sau.
- Gv đọc cho hs nghe một văn bản thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đã chuẩn bị - hs nghe và học tập.
2. Lập dàn bài.
Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ (Thơ thất ngôn bát cú là một thể thông dụng trong các thể thơ Đường luật, được các nhà thơ Việt Nam rất yêu chuộng. Các nhà thơ VN ai cũng có thể làm thể thơ này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm).
Thân bài: - Thuyết minh luật thơ (lần lượt nêu các quy tắc đã đã tìm được qua nhận xét về thể thơ).
- Nhận xét về ưu, nhược và vị trí của thể thơ trong thơ VN( hài hoà, cổ điển, cân đối, nhạc điệu trầm, bổng phong phú song lại gò bó vì có nhiều ràng buộc )
Kết bài: Thất ngôn bát cú là một thể thơ quan trọng. Nhiều bài thơ hay đều làm bằng thể thơ này. Ngày nay thể thơ này vẫn còn được ưa chuộng.
? Vậy muốn thuyết minh được thể loại văn học ta cần phải làm gì ?
? Khi nêu các đặc điểm phải nêu ntn ?
? Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đẫ học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
? Thế nào là truyện ngắn
- Gv sử dụng các câu hỏi gợi ý để hs tìm ra các đặc điểm của truyện ngắn.
Ghi nhớ:
- Phải quan sát , nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
- Đặc điểm phải tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ.
- Hs phát biểu - Gv nhấn mạnh.
 II. Luyện tập.
Bài 1.
- Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ, truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện
* Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn: 
a. Tự sự: - Là yếu tố chính quyết định cho sự tồn tại của một truyện ngắn
- Gồm sự việc chính và ngân vật chính
VD: - Sự việc chính: Lão Hạc giữ tài sản cho con trai bằng mọi giá
 - Nhân vật chính là lão Hạc
 - Ngoài ra có các sự việc và nhân vật phụ
VD: Sự việc phụ: Con trai lão Hạc bỏ đi, lão Hạc đối thoại với cậu vàng, đối thoại với ông Giáo, xin bả chó, tự tử
- Nhân vật phụ: ông Giáo, con trai lão Hạc, Binh Tư, vợ ông Giáo
b. Miêu tả, biểu cảm, đánh giá
- Là các yếu tố bổ trợ, giúp cho truyện ngắn sinh động hấp dẫn
- Thường đan xen vào các yếu tố tự sự
c. Bố cục, lời văn, chi tiết
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí
- Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh
- Chi tiết bất ngờ độc đáo
D. Củng cố - Hướng dẫn
 ? Em đã học những thể loại văn học nào ? 
	 - Về nhà học bài, ôn tập các thể loại văn học đã học.
 - Hs về nhà lấy các dẫn chứng trong các văn bản để minh hoạ và viết thành bài thuyết minh hoàn chỉnh về thể loại truyện ngắn.
 - Soạn bài: " Muốn làm thằng Cuội" .
__________________________________________
Tiết 62 Ngày soạn:2/12/2008
Hướng dẫn đọc thêm:
Muốn làm thằng cuội
A. Mục tiêu
 - Giúp hs: Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn: Tản Đà buồn chán trước thực tại đên tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy
 - Cảm nhận được cái mới mể trong hình thức 1 bài thơ thất ngôn bát cú: lời lẽ giản dị trong sáng rất gần với lối nói thường ngày, không cách điệu xa vời, ý tứ hàm xúc giộng thơ thanh thoát nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh 
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk,sgv, giáo án, tài liệu
 - HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy - học
 - Tổ chức
 - Kiểm tra:? Đọc thuộc bài: Đập đá ở Côn Lôn nêu nội dung bài thơ? 
 - Bài mới.	
I. Giới thiệu chung.
- Hs đọc phần chú thích ( * ) sgk
? Hãy cung cấp những thông tin tiêu biểu liên quan đến tác giả và tác phẩm?
- Gv cung cấp ảnh và giới thiệu thêm về Tản Đà qua cuốn " Thi nhân VN "
- Gv yêu cầu hs nhận diện thể thơ của bài và tự rút ra cách đọc, ngắt nhịp cho phù hợp .
- Gv nhận xét và đọc mẫu - Hs đọc.
- Chú thích: gv cùng hs giải thích.
- Hs đọc hai câu thơ đầu.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu, ngôn ngữ, nội dung bài thơ ?
- Đọc 2 câu thơ đầu
? Lời thơ nói tới nỗi buồn đó là nỗi buồn của ai?
? Ngoài ra còn có tình cảm nào lớn hơn nỗi buồn? ? Tại sao tác giả lại buồn và chán trần thế ?
? Em có nhận xét gì ngôn ngữ thơ? Tác dụng?
? Chị Hằng là ai ? Tại sao tác giả lại gửi gắm nỗi buồn với chị ?
? Hai câu thơ toát lên điều gì ?
? Nhận xét cách bộc lộ cảm xúc của tác giả ở 2 câu thơ?
Hs đọc 4 câu thơ tiếp.
? Tác giả muốn lên cung trăng để làm gì và lên bằng cách nào ?
? Điều đó chứng tỏ tác giả ước muốn điều gì ?
? Có người nhận xét " Tản Đà là một hồn thơ ngông " . Vậy em hiểu " ngông " là gì ?
? Phân tích cái ngông đó qua 4 câu thơ ?
? Hãy tìm những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 câu thơ ? Tác dụng ?
? Qua 4 câu thơ trên em hiểu được khát vọng nào của tác giả?
Hs đọc hai câu thơ kết .
? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ trong hai câu kết ?
? Trong 2 câu thơ có chứa 3 hành động đó là hành động nào?
? Tác giả cười vì lí do gì ?
? Một thế gian như thế sẽ quyết định tính chất nào của tiếng cười
? Cái ý định mỗi năm cười thế gian một lần vào rằm tháng tám đã cho thấy tâm hồn tg tha thiết với cõi đời thực hay mơ?
? Em nhận ra tâm sự gì của tác giả qua phân tích hai câu kết ?
1 Tác giả: ( 1889 - 1939 ) tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê Bất Bạt - Sơn Tây.
- Từng tham gia thi cử song không đỗ đạt nên đẫ chuyển sang sáng tác thơ chỡ Quốc ngữ và sớm nổi tiếng.
- Là tác giả của rất nhiều thể loại, ông được đánh giá là tác giả gạch nối giữa thơ cổ điển và hiện đại.
2 Tác phẩm: Thuộc tập thơ " Khối tình con I " sáng tác 1917.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Đọc – chú thích
- Bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú, khi đọc có thể ngắt nhịp 2/2/3; 3/4; 4/3 ... Bên cạnh đó phải thể hiện lời thơ như lối nói thông thường, không cách điệu xa vời, pha chút hóm hỉnh, duyên dáng. 
2. Thể thơ
- Thất ngôn bát cú đường luật
3. Bố cục: 4 phần: đề, thực, luận, kết
4. Phân tích
a. Hai câu thơ đầu:
- Buồn của tác giả- nhân danh là em
- Chán. Vì cuộc sống trần thế không có niềm vui nào cho con người
- Ngôn ngữ, gịong thơ như một tiếng than, tiếng thở dài cất lên từ một tâm trạng, một nỗi lòng chán nản .
- Nội dung: thể hiên nỗi buồn sầu da diết trong đêm thu khó có thể tâm sự cùng ai.
- Chị Hằng: mặt trăng, là thiên nhiên, cõi mộng. Chỉ có thiên nhiên, cõi mộng mới thấu hiểu tâm sự , khát vọng của tác giả.
- Khao khát được sống với cõi mộng, thoát li thực tại do chán ghét trần thế
- Bộc lộ trức tiếp tâm sự buồn chán
b. Bốn câu thơ tiếp.
- Có bầu , bạn , để vui cùng gió mây nên tác giả nhờ chị Hằng dùng cành đa "nhắc" lên cung quế làm thằng Cuội sau khi thăm dò " đã ai ngồi đó chửa ?"
- Qua đó chứng tỏ tác giả luôn ước muốn hướng về cái đẹp, thoát li khỏi thực tại tầm thường của trần thế song vẫn muốn được sống đích thực với những niềm vui mà ở cõi trần ông không bao giờ tìm thấy.
- "Ngông" là người có cá tính mạnh mẽ, làm những việc trái với lẽ thường. Trong văn học là cá tính không chịu ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi phong kiến.(NCT, Tú Xương ...)
- Cái "ngông" của Tản Đà thể hiện:
Cách xưng hô thân mật, xuồng xã: em - chị.
Ước muốn: làm thằng Cuội.
Lạm nhận mình là tri kỉ của chị Hằng.
Cách lên trời chỉ bằng từ" nhắc "
- Nghệ thuật : điệp ngữ, cấu trúc, nói quá, giọng thơ hóm hỉnh, ngôn ngữ bình dị đã góp phần thể hiện tâm hồn thơ TĐà thật thơ mộng, tình tứ, lãng mạn, bay bổng.
-> Khát vọng chối từ cuộc sống hiện tại- khát vọng cuộc sống vui tươi tự do cho chính mình
c. Hai câu kết.
- Hình ảnh thơ tưởng tượng đầy bất ngờ, thật lãng mạn và rất "ngông" đó là : trong đêm trung thu, trăng sáng, đẹp, mọi người đều ngẩng đầu chiêm ngưỡng trăng thì tg cùng chị Hằng tựa vai cùng ngắm thế gian và ...cười.
- Tác giả cười vì: thoả mãn do đã đạt được khát vọng xa lánh hẳn được cõi trần bụi bặm, và thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cõi trần giờ đây chỉ còn "bé tí".
 - Hs bộc lộ
- Hoàn toàn lãng quên cõi đời thực, sống về cõi mộng mơ
- Chán ghét cực điểm thực trạng xã hội mình đang sống và khát khao đổi thay xã hội theo hướng tốt đẹp thoả mãn nhu cầu sống của cá nhân
? Em có nhận xét gì về nội dung, nghệ thuật bài thơ?
? So sánh ngôn ngữ, giọng điệu ở bài thơ này với bài thơ Qua đèo ngang?
5. Tổng kết.
- Hs đọc ghi nhớ
III. Luyện tập
- Hs trình bày
D. Củng cố - Hướng dẫn
 ? Em hiểu gì về tâm sự của tác giả qua bài thơ?
 - Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc nội dung
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng việt
__________________________________________
Tiết 63 Ngày soạn:3/12/2008
Tiếng việt
Ôn tập tiếng việt 
A.Mục tiêu. 
	- Giúp hs nắm vững những nội dung về từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt đã học ở học kì I.	- Nhận biết và vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học ở HKI.
	- Giáo dục ý thức ôn tập, củng cố kiến thức thường xuyên, cập nhật.
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk,sgv, giáo án, tài liệu
 - HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy - học
 - Tổ chức
 - Kiểm tra:? Khi viết câu ta thường gặp những lỗi nào?
 - Bài mới
 I. Lí thuyết .
- Gv cung cấp bảng phụ ghi các kiến thức đã học có thể khuyết phần tên hoặc nội dung để hs quan sát và điền .
- Hs quan sát và điền những ô thiếu.
- Gv nhận xét và cho điểm.
STT
Tên kiến thức
Nội dung
1
Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
- Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm pvi nghĩa của từ nhữ khác.- Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi pvi nghĩa của nó bị bao hàm trong pvi nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp.
2
Trường từ vựng
- Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 
3
Từ tượng hình
- Từ gợi tả hình ảnh, âm thanh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
4
Từ tượng thanh
- Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người. 
5
Từ ngữ địa phương
-- Từ ngữ chỉ sử dụng ở một địa phương nhất định.
6
Biệt ngữ xã hội
- Từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
7
Trợ từ
- Những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
8
Thán từ
- Từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi, đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt.
9
Tình thái từ
- Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
10
Nói quá
- Biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
11
Nói giảm, nói tránh
- Biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự.
12
Câu ghép
- Là câu do hai hay nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V được gọi là một vế.
- Giữa các vế được nối với nhau bởi 1 qht, 1 cặp qht, 1 cặp phó từ, đại từ, chỉ từ hô ứng hoặc ngăn cách bằng dấu phẩy.
II. Luyện tập.
Bài 1.? Hãy điền từ ngữ thích hợp vào ô trống:
- Truyện dân gian: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
- Từ ngữ chung: truyện dân gian.
Bài 2.? Tìm trong ca dao 2 VD về biện pháp tu từ nói giảm nói tránh hoặc nói quá?
	- Biện pháp tu từ nói quá: Tiếng đồn cha mẹ em hiền,
 Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi.
	- Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh:
	Dòng sông bên lở bên bồi,
	 Cha mẹ em lở anh hồi biết chưa.
Bài 3: ? Đặt câu có dùng từ tượng hình, từ tượng thanh , một câu có dùng trợ từ thán từ?
	- Hà nội bây giờ không còn tiếng chuông tàu điện leng keng.
	- Tà áo dài góp phần làm cho dáng vóc của người phụ nữ VN trở nên thướt tha hơn. 
	- Trợ từ, thán từ : Cuốn sách hay như vậy mà chỉ 17 000 đ à ?
Bài 4(b). Đọc đoạn trích và xác định câu ghép?
- Câu 1 là câu ghép. Có thể tách thành 3 câu đơn song mối liên hệ , sự liên tục của 3 sự việc không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành câu ghép.
Bài 5( c): Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích?
- Câu 1, 3 là câu ghép.
- Trong cả hai câu ghép, các vế câu đều được nối với nhau bằng qht: cũng như, bởi vì.
D. Củng cố - Hướng dẫn
? Khi nói, viết ,em thường sử dụng các đơn vị kiến thức đẫ học nào ?
- Về nhà học bài , tập viết các đoạn văn ngắn có sử dụng các đơn vị kiến thức đã học.
- Chuẩn bị kiến thức để giờ sau trả bài.
_______________________________________________________________________
Tuần17 - Tiết 64 Ngày soạn:8/12/2008
Trả bài tập làm văn số 3.
 A.Mục tiêu 
	- Giúp hs thông qua tiết trả bài để tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài .
	- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
	- Giáo dục thái độ cầu thị, biết khắc phục sửa chữa sai lầm.
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk,sgv, giáo án, tài liệu
 - HS: Xem lại đề bài
C. Tiến trình dạy - học
 - Tổ chức
 - Kiểm tra:
 - Bài mới
I. Đề bài:
 Thuyết minh về cây bút
II. Dàn ý: ( Xem tiết 55,56)
 III. Nhận xét - Đánh giá
* Ưu điểm:
- Hầu hết các bài làm của các em đều tuân theo một bố cục đúng yêu cầu của kiểu bài thuyết minh một đồ vật như yêu cầu của tiết 55, 56.
- Khi thuyết minh về cái bút, hầu hết các bài đã nêu được các đặc điểm về cấu tạo, nguyên lí hoạt động của cái bút. Đặc biệt một số bài của hs khá trong lớp có thể hện sự nghiên cứu, tích luỹ kiến thức về cây bút rất phong phú.
- Một số bài đã biết sử dụng phối hợp các phương pháp thuyết minh rất hợp lí. Diễn đạt khoa học, câu văn chính xác , sinh động, không sai lỗi chính tả.
- Bài viết tốt: Trang, Xoan(8A), Thư(8C)
* Nhược điểm:
- Còn khoảng hơn chục bài các em trình bày nội dung rất sơ sài, thể hiện sự cẩu thả trong viết bài do kiến thức về cây bút rất hạn chế.
- 1/ 3 số bài viết làm theo một khuôn mẫu giống nhau rất sơ sài như: nêu cấu tao chiếc bút gồm 3 phần, chất liệu, công dụng của từng phần mà không nêu nguyên lí hoạt động, vai trò hay cách bảo quản ...
- Vẫn tồn tại ở một số hs lỗi sai chính tả, câu, diễn đạt, dùng từ .
- Bài làm yếu: Tuân, Thắng(8A), Thành, Giỏi(8C)
IV. Trả bài - Sửa lỗi
- GV trả bài cho hs, yêu cầu hs đọc lại bài viết của mình và trao đổi bài cho nhau để sửa chữa lỗi sai
 - Gv tiến hành nhận xét cụ thể từng hs theo bảng tổng hợp trong quá trình chấm( nêu cụ thể các lỗi sai ).
 - Đọc một số bài viết hay để hs tham khảo và một số bài viết yếu để hs rút kinh nghiệm
D. Củng cố - Hướng dẫn	
 - Gv lấy điểm vào sổ.
 - Gv nhận xét ý thức hs trong giờ trả bài.
 - Về nhà tiếp tục ôn kiểu bài thuyết minh.
 - Soạn bài : " Ông đồ"
_____________________________________
Ngày soạn:8/12/2009.
Ngày dạy:9/12/2009.
Tiết 65 Ông đồ
 ( Vũ Đình Liên)
 A. Mục tiêu cần đạt:
*Kiến thức: Học sinh cải nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền trong bài " Ông đồ ".
*Kĩ năng: Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
*Tình cảm, thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc.
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk,sgv, giáo án, tài liệu
 - HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy - học
 * Tổ chức: Ktss.
 * Kiểm tra: ? Đọc thuộc lòng và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật chính của bài " Muốn làm thằng cuội " ?
 *Các hoạt động dạy học.
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Bài mới.
I. Tìm hiểu chung.
- Gọi hs đọc chú thích ( * ) sgk.
? Nêu những nét khái quát về tác giả?
- Gv nhấn mạnh và cung cấp thêm một số thông tin thêm trong cuốn " Thi nhân VN " 
Gv hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
- Ngắt nhịp giống thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ( 3/2, 2/ 1/ 2, 2/ 3 ...) chú ý thể hiện giọng vui nhộn, tng bừng khi ông đồ đắt khách, giọng hoài niệm xót xa khi ông đồ không có khách và không còn bán chữ trên đường phố
- Hs đọc - Gv nhận xét .
* Chú thích: Gv và HS cùng giải thích một số chú thích khó.
? Hãy tìm bố cục bài thơ ?
- Hs đọc diễn cảm hai khổ thơ đầu.
? ý chính của hai khổ thơ này là gì?
? Hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày tết trong khổ thơ 1, điều đó có ý nghĩa gì? 
? Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về nét chữ đó?
? Thái độ của mọi người đối xử với ông ntn ?
- Gv giới thiệu tranh minh hoạ sgk 
`? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong hai khổ thơ ?
? Em hình dung ntn về khung cảnh, không gian và vị trí của ông đồ qua hình ảnh thơ ?
? Hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày tết trong khổ thơ 3, 4 hiện lên ntn ?
? Thái độ của mọi người đối xử với ông ntn ?
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong hai khổ thơ ?
? Hình dung của em về ông đồ qua lời thơ: Ông đồ ai hay ntn?
? Lá vàng  bụi bay một cảnh tượng ntn được gợi lên từ lời thơ này?
? Hình ảnh ông đồ vẫn ngồi đấy gợi cho em cảm nghĩ gì?
? Sự khác nhau đến mức đối lập của hình ảnh ông đồ và thái độ của mọi người đã gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ ?
? Tâm trạng nhà thơ được thể hiện qua bài thơ ntn ?
- Hs đọc khổ thơ cuối
? Có gì giống và khác nhau trong 2 chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu?
? Sự giống và khác nhau này có ý nghĩa gì?
? Sau 2 câu thơ cuối em đọc được nỗi lòng nào của tác giả?
? Qua đó tác giả gieo vào lòng người đọc tình cảm nào?
HĐ3.
? Bài thơ có những thành công gì về nghệ thuật ? 
? Qua tìm hiểu bài thơ, giúp em hiểu gì về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài ?
1.Tác giả: 
- Vũ Đình Liên( 1913 - 1996 ) quê gốc Hải Dương, là nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới, luôn nặng lòng với niềm hoài cổ.
2.Tác phẩm:
- Là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ giàu thương cảm của tác giả.
*. Bố cục: 3 phần.
- Khổ thơ 1 -2 : Hình ảnh ông đồ thời đắt khách.
- Khổ 3 -4 : Hình ảnh ông đồ thời tàn.
- Khổ 5 : Tâm sự, nỗi lòng của tác giả .
II. Đọc - hiểu văn bản
1.. Hình ảnh ông đồ thời xưa 
- Giới thiệu ông đồ
 - H/ ảnh ông đồ: Quen thuộc, không thể thiếu bên hè phố trong dịp Tết.
- Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
- Nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động và cao quý
 - Thái độ của mọi người: Quý trọng và mến mộ, nhiều người thuê viết và thưởng thức tài nghệ viết chữ "phượng múa, rồng bay " của ông.
- NT: qht trong câu ghép qua lại,giọng thơ vui tươi, sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, âm thanh và thành ngữ.
- Cảnh vật, không khí rộn ràng, từng bừng với sắc màu rực rỡ của phố phường đang đón tết. Ông đồ là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi 
người.
2.Hình ảnh ông đồ thời nay
- H/ ảnh ông đồ: vẫn xuất hiện, nhưng cảnh vắng vẻ đến thê lương.
- Mọi người: lãng quên, thờ ơ, không thuê, không khen để nỗi buồn đọng sang cả vật vô tri vô giác (giấy không thắm, mực đọng nghiên s

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_8_CA_NAM.doc