Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 13

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.

- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

2. Kỹ năng:

- Thích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.

- Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 12 + 13 – TUẦN 13
Ngày soạn: ../../2014.
Ngày giảng 8A: T..././ .... /2014 
8B: T..././..... /2014 
Tiết 49- Văn bản: 
BÀI TOÁN DÂN SỐ
	 - Thái An -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2. Kỹ năng:
- Thích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.
- Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập.
* Tích hợp môi trường: Liên hệ môi trường và sự gia tăng dân số.
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: Nội dung bài học. 
 - HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những tác hại của việc hút thuốc lá?
- Giải pháp nào là tối ưu để chống ôn dịch, thuốc lá?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Giáo viên dẫn 1 số câu tục ngữ, thành ngữ về sinh đẻ, dân số -> chuyển vào bài.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
Giáo viên yêu cầu đọc văn bản
- Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn
- Gọi HS đọc tiếp
- Hãy phân định các loại văn bản tương ứng với 3 phần: MB – TB – KB?
- Em cho biết chủ đề chính của văn bản?
- Theo dõi phần mở bài, tác giả nêu ra điều gì?
- Để làm rõ vận động dân số và 
KHHGĐ, tác giả đã lập luận như thế nào? (Chứng minh và giải thích vì sao “ sáng mắt”)
- Cách nêu vận động như thế có tác dụng gì với người đọc?
- Học sinh kể tóm tắt nội dung chuyện kén rể của nhà thông thái?
- Em hiểu bản chất của “ bài toán đặt hạt thóc” như thế nào?
- Liệu có người nào có đủ số hạt thóc để xếp đầy 64 ô trong bàn cờ không? Vì sao?
- Nhà thông thái cổ đại đặt ra bài toán cực khó này để làm gì?
- Việc tác giả đưa ra những con số về tỉ lệ sinh của phụ nữ 1 số nước nhằm mục đích gì?
- Thống kê ở Châu á - Phi ->Em có nhận xét gì về sự gia tăng dân số?
Từ đó, rút ra KL gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?
- Việc tác giả nêu thêm vài con số dự báo thực hiện tăng dân số đến năm 2015 – 7 tỉ người, nói lên điều gì? Có tác dụng cảnh báo người đọc như thế nào?
- Đọc lại phần kết bài và nêu nhận xét tác giả ra lời kêu gọi như thế nào?
- Em hiểu gì về lời nói đó?
- Đọc lại phần kết bài và nêu nhận xét tác giả ra lời kêu gọi như thế nào?
 Gọi 2 Học sinh đọc phần ghi nhớ
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc văn bản
* Yêu cầu đọc: Rõ ràng, chú ý câu cảm, con số
2. Tìm hiểu chú thích
(Đọc SGK trang 131)
3. Bố cục: 3 phần
- Mở bài: Nêu vấn đề về “ Bài toán đại số”
- Thân Bài: Tập trung làm sáng tỏ vấn đề 
- Kết bài: Kêu gọi loài người cần hạn chế sự bùng nổ, gia tăng dân số
* Chủ đề: Làm thế nào hạn chế sự nổ và gia tăng dân số nhằm tránh hiểm hoạ, nâng cao cuộc sống con người.
II. Phân tích văn bản
1. Nêu vấn đề: Dân số và kế hoạch hoá gia đình 
- Bài toán dân số thực chất là vấn đề dân số và KHHGĐ -> vận động sinh đẻ có kế hoạch: Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 – 2 con.
- Nêu 2 ý kiến:
+ Vận động này được đặt ra từ thời cổ đại hay mới gần đây?
=> Tác giả tỏ ý nghi ngờ, phân vân và không tin  và cuối cùng bỗng sáng mắt ra => cách nói bằng hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
=> Cách đặt vấn đề tạo bất ngờ, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của người đọc.
2. Chứng minh – Giải thích vấn đề xung quanh bài toán cổ
- Câu chuyện về bài toán cổ nổi tiếng: Bói toán hạt thóc tăng theo cấp ố nhân với công bội là 2:
Ô 1: Đặt 1 hạt thóc Ô4: 16
Ô 2: Là 2 Ô5: 32
Ô 3: Là 4 Ô6: 64
Ô 64: Hạt thóc tăng đến tỉ tỉ
=> Không chàng trai có thể đủ (dù giàu có)
Tổng số thóc thu được có thể phủ khắp bề mặt trái đất.
- So sánh với sự gia tăng dân số:
+ Lúc đầu chỉ có 2 người
+ Mỗi gia đình chỉ 2 con -> 1995 dân số trái đất là 5,63 tỉ người.
+ So với bài toán cổ -> con số này đứng ô 31 bàn cờ.
+ Quá trình phát triển dân số của loài người theo cấp số nhân
- Tác giả đưa ra những con số cụ thể vè tỷ lệ sinh con ở Châu á - Phi => Nhịp độ dân số gia tăng cao nhất thế giới
* Kết luận:
- Gia tăng dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo 
khổ, lạc hậu, đói rét, mất cân đối về XH – tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế, văn hoá.
- Tác giả dùng nhiều con số để chứng minh -> cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số - Của cải loài người làm ra chỉ tăng theo cấp số cộng.
- Đất đai chẳng thể sinh sôi.
=> Vấn đề đáng lo ngại chưa giải quyết được
3. Lời kêu gọicủa tác giả
- Tập trung hướng vào chủ đề -> nâng cao tầm quan trọng của vấn đề -> người đọc thấy rõ.
- Dẫn câu độc thoại nổi tiếng
- Tập trung hướng vào chủ đề -> nâng cao tầm quan trọng của v/đ -> người đọc thấy rõ.
=> Con người phải sinh để có kế hoạch – thực hiện tốt chính sách dân số của nhà nước.
III. Tổng kết 
Ghi nhớ: SGK trang 132
Hoạt động 3: Luyện tập
- Đọc thêm đoạn văn trong bài “ Giáo dục chìa khoá của tương lai”
- Đọc và suy nghĩ kĩ về bảng thống kê dân số thế giới từ 1950 – 2050.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố:
 - Giáo viên khái quát 1 số kiến thức cơ bản.
5. HDVN:
- Giáo viên khái quát 1 số kiến thức cơ bản.
- Học thuộc ghi nhớ. Nắm vững phần phân tích văn bản?
- Thực hiện và lập bảng thống kê về tỷ lệ tăng dân số ở Việt Nam? ở địa phương?
- Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc đơn – Dấu hai chấm
Ngày soạn: ../../2014.
Ngày giảng 8A: T..././ .... /2014 
8B: T..././..... /2014 
Tiết 50- Văn bản: 
BÀI TOÁN DÂN SỐ
	 - Thái An -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
- Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: 
+ Nội dung bài học. 
+ Bảng phụ
 - HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép?
- Chữa bài tập 3,4 SGK trang 125
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: (Dựa vào yêu cầu của bài)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
 Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu
- Đọc các ngữ liệu sgk/ T.134. 
- Trong các đoạn trích dấu ngoặc đơn có tác dụng gì?
- Nếu bỏ phần trong ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích có bị thay đổi khổng? Vì sao?
Bài tập nhanh: Phần nào trong các câu sau có thể cho vào dấu ngoặc đơn? 
a. Nam, (lớp trưởng lớp 8B), có một giọng hát thật tuyệt với.
b. Mùa xuân, (mùa đầu tiên trong một năm) cây cối xanh tươi, thi nhau đâm chồi nảy lộc.
Gọi 2 Học sinh đọc
- Tác dụng của dấu 2 chấm ở các ngữ liệu a,b,c?
a. Báo trước 1 lời thoại
b. Báo trước 1 lời dẫn
c. Giải thích 1 nội dung
- Nêu các trường hợp phải viết hoa sau dấu hai chấm?
* Bài tập nhanh: Hãy thêm dấu 2 chấm sao cho chính xác?
- Nam khoe với tôi rằng: “ Hôm qua nó được điểm 10”
- Người Việt Nam nói: “ Không thầy đố mày làm nên”.
Gọi 2 Học sinh đọc
Hoạt động 3
- Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn?
- Giải thích công dụng của dấu hai chấm?
- Có thể bỏ dấu 2 chấm được không? Dùng dấu 2 chấm nhằm mục đích gì?
- Có thể thay dấu 2 chấm bằng dấu ngoặc đơn được không?
I. Bài học
1. Dấu ngoặc đơn
- Đánh dấu phần có chức năng, giải thích, thuyết minh, bổ xung thêm.
- Không thay đổi vi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ.
* Ghi nhớ 1: SGK trang 134
2. Dấu hai chấm
- Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho 1 phần trước đó:
+ Lời đối thoại (dấu ngang cách)
+ Lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép)
* Ghi nhớ 2: SGK trang 135
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Đánh dấu phần giải thích
b. Đánh dấu phần thuyết minh
c. Đánh dấu phần bổ sung
2. Bài tập 2
a. Báo trước phần giải thích
b. Báo trước lời thoại
c. Báo trước phần thuyết minh
3. Bài tập 3
Có thể bỏ được dấu 2 chấm, Vì ý nghĩa cơ bản của câu, đoạn văn không thay đổi.
4. Bài tập 4
 a. Cách viết thứ nhất không bỏ được vì sau 2 chấm là thông tin cơ bản.
b. Cách viết thứ 2 có thể bỏ được vì phần trong ngoặc đơn trả lời cho câu hỏi: Hai bộ phận nào?
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4.Củng cố: 
- Giáo viên khái quát 1 số kiến thức cơ bản.
5. HDVN:
- Học thuộc 2 ghi nhớ trang 134, 135
- Bài tập về nhà: 5,6 trang 137
- Nắm vững cách sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu 2 chấm khi viết văn.
- Chuẩn bị bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Ngày soạn: ../../2014.
Ngày giảng 8A: T..././ .... /2014 
8B: T..././..... /2014 
Tiết 51- Tập làm văn: 
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
- Đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích luỹ tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng.của đối tượng cần thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: 
+ Nội dung bài học. 
+ Bảng phụ
 - HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B:
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu các phương pháp thuyết minh?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: (Dựa vào yêu cầu của bài)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu
- Gọi 2 HS đọc ngữ liệu
- Đề thuyết minh gồm những loại nào?
- Đọc Ngữ liệu sgk/138-139
- Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì?
- Nêu bố cục của văn bản?
- Để giới thiệu về chiếc xe đạp văn bản đã trình bày như thế nào?
- Văn bản trong sgk có các yếu tố miêu tả đó hay không? Vì sao?
- Phương pháp được dùng trong văn bản sgk là gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk/140
Hoạt động 3:
I. Bài học
1. Đề văn thuyết minh:
- Yêu cầu: Đối tượng thuyết minh
- Bao gồm: Con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi,
- Đề văn thuyết minh không yêu cầu kể chuyện miêu tả, biểu cảm mà yêu cầu giới thiệu, thuyết minh giải thích
2. Cách làm bài văn thuyết minh.
a. Đối tượng: Chiếc xe đạp.
b. Bố cục: 3 phần
- Mở bài ( từ đầunhờ sức người): Giới thiệu về chiếc xe đạp.
- Thân bài (Tiếp theochỗ tay cầm): Thuyết minh chi tiết về chiếc xe đạp.
- Kết bài (còn lại): Vai trò của chiếc xe đạp trong hiện tại và tương lai.
c. Nội dung phần thân bài:
* Các bộ phận chính:
- Hệ thống truyền động: khung, bàn đạp, trục, ổ líp, bánh xe....
- Hệ thống điều khiển: ghi đông, phanh
- Hệ thống chuyên chở: yên xe, giá đèo hàng.
* Các bộ phận phụ: chắn bùn, chắn xích
* Sự khác nhau:
- Nếu miêu tả thì phải chú trọng đến màu sắc, kiêu dáng, vẻ đẹp của chiếc xe.
- Khi miêu tả luôn có các yếu tố cảm xúc thích hay không thích, tự hào hay không
- Không vì mục đích của văn bản giúp người đọc hiểu về cấu tạo và nguyên lí vận hành cảu chiếc xe đạp.
d. Phương pháp: giải thích, liệt kê.
 * Ghi nhớ: sgk/140
II. Luyện tập
Bài tập 1: Hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài tham khảo 2
- Mở bài: giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
- Thân bài: 
+ Giới thiệu về nét độc đáo của chiếc nốn.
+ Giới thiệu về quy trình làm nón.
+ Giá trị thẩm mĩ của chiếc nốn lá.
- Kết bài: Tình cảm của con người với chiếc nón lá.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố:
- Khái quát những kiến thức cơ bản đã học.
5. HDVN
- Lập dàn ý thuyết minh bài: “Chiếc áo dài VN”
- Hoàn thiện các bài tập sgk
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương (Phần văn)
Ngày soạn: ../../2014.
Ngày giảng 8A: T..././ .... /2014 
8B: T..././..... /2014 
Tiết 52 : 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (PHẦN VĂN)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
- Các tìm hiểu về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
- Cách tìm hiểu về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
2. Kỹ năng:
- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.
- Đọc- hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
- Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: Nội dung bài học. 
 - HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Về 1 số tác giả, tác phẩm ở địa phương.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Giáo viên nêu ngắn gọn yêu cầu và hình thức tiến hành giờ học.
- Gọi HS lên bảng điền vào bảng hệ thống tác giả, tác phẩm?
- Gọi HS đọc
- Nêu giá trị ND-NT, bản sắc địa phương
I. Yêu cầu
* Quan niệm về tác giả, tác phẩm viết về địa phương:
- Tác giả: Gồm những nhà văn, nhà thơ có tiếng sinh ra ở địa phương nhưng hiện tại sống và làm việc ở nơi khác hoặc đã mất.
- Địa phương: Huyện -Thành phố – Tỉnh
+ Viết về địa phương nơi mình sinh ra
+ Viết về nơi ở hiện tại
- Tác phẩm:
+ Của tác giả sinh ra ở địa phương viết về địa phương
+ Tác giả ở nơi khác viết về địa phương
II. Tổ chức hoạt động lên lớp
1. Trình bày danh sách các nhà văn, nhà thơ ở địa phương:
Stt
Họ và tên
Bút danh
Nơi sinh
T/p chính
1
Nguyễn Hữu nhàn
2
Nguyễn Thiện Kế
3
Phạm Tiến Duật
- Gọi 1 số học sinh khác bổ sung thêm 1 số tác giả khác viết về quê hương Phú Thọ.
Ví dụ: Kim Dũng (thơ)
 Trịnh Hoài Đức (Kịch)
 Ngô Kim Đỉnh (thơ)
2. Đọc các bài văn, bài thơ viết về địa phương mà em thích:
3.Sưu tầm những bài thơ, van viết về địa phương
( HS tự làm)
Hoạt động 4 : Củng cố, HDVN
4. Củng cố: 
- GV Nhận xét khái quát bài học
5. HDVN:
- Về nhà xem kĩ bài cũ và hoàn chỉnh bài chữa
- Đọc thêm 1 số bài văn tham khảo
- Soạn: “Dấu ngoặc kép”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_8_tuan_13.doc