Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 15 năm 2014

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.

- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX.

- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.

 

doc 15 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1314Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 15 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Gợi lại vài nét về phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX -> Vai trò, trị trí Phan Bội Châu.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- Giáo viên yêu cầu đọc-> đọc mẫu - Gọi 2 học sinh đọc bài -> nhận xét
- Đọc chú thích sgk/ 146
- Nêu vài nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
GV giảng thêm: 
1900: Đỗ đầu thi hương ->không ra làm quan
1905: Sang Nhật – PT Đông Du
1909: Sang TQ vận động PT yêu nước chống pháp
1912: TD Pháp kết án tử hình vắng mặt
GV:
(Khi bị bắt ở QĐ, ông nghĩ mình khó thoát chết – 1914 ông viết “ Ngục trung thư: - Bức thư tuyệt mệnh tâm huyết cho đồng bào, đồng chí. Bài thơ viết để tự an ủi mình và ông đã ngâm trong nục, cười vang động 4 vách hầu như không biết mình đang bị nhốt trong ngục -> Lạc quan cách mạng)
HS đọc
- HS nhắc lại bố cục thơ thất ngôn bát cú Đường luật ở học ở lớp 7.
- H/s đọc 2 câu đề và giải thích các từ : Hào kiệt, phong lưu ? giúp em hình dung về con người được giới thiệu ở đây như thế nào ?
- Quan niệm : “ Chạy mỏi .... ở tù” thể hiện tinh thần, ý chí như thế nào của Phan Bội Châu?
- Em hiểu gì về giọng thơ? Phẩm chất của người tù cách mạng?
- Đọc 2 câu phần thực. Em hiểu ý 
nghĩa 2 câu thơ?
- Khách không nhà: Người tự do đi đây đi đó.
- Trong 4 biển: Trong thế gian rộng lớn (tác giả tự nói về cuộc đời bôn ba lưu lạc 4 phương trời: TQ, NB, TLan, - sống cuộc đời sóng gió, hiểm nguy, không gia đình, xa quê hương, đất nước)
- Nhận xét giọng thơ? (pha chút ngậm ngùi, cảm thương)
- Giải thích: “ Người có tội” ?
- HS đọc 2 câu luận. ý chính của 2 
câu thơ là gì?
- Giọng điệu và thủ pháp nghệ thuật có gì thay đổi so với 2 câu thực?
- Sự thay đổi ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả tâm trạng của chủ thể trữ tình?
- Hãy phân tích câu thơ kết?
- âm điệu chủ đạo của bài thơ là gì?
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của bài thơ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk/148
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc văn bản
- Giọng hào hùng, to vang. Chú ý cách ngắt nhịp 4/3 và ắ
2. Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả: Phan Bội Châu (1867 – 1940)
- Là người học giỏi nổi tiếng, đỗ giải nguyên (Đỗ đầu kì thi Hương)
- Là người hoạt động cách mạng lớn nhất của tác dụng đầu TK XX
- Sự nghiệp văn thơ đồ sộ, phong phú phục vụ CM, thơ văn “dậy sóng” một thời.
b. Tác phẩm 
- Có nhiều tác phẩm tiêu biểu: Hải ngoại huyết thư (Hán), Sào Nam thi tập (Hán), (chữ hán - Nôm)
- Ngục trung thư: Tập tự truyện đầu tiên của Phan Bội Châu, có ý nghĩa như 1 bức thư tuyệt mệnh -> bộc lệ cảm xúc ngày đầu mới vào ngục => viết bằng chữ Nôm, sáng tác đầu năm 1914.
c. Giải thích từ khó: sgk/147
3. Bố cục
 4 phần: mỗi phần 2 câu Đề - Thực - Luận - Kết.
II. Phân tích văn bản:
1. Hai câu đề :
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu 
Chạy mỗi chân thì hãy ở tù
Điệp từ
=> Thể hiện tư thế tư thế, ý chí của người anh hùng, nhà cách mạng trong những ngày ở tù , đồng thời còn thể hiện 1 quan niệm của tác giả về cuộc đời và sự nghiệp
- Bị tù là bị giam hãm, tra tấn, thiếu thốn, mất tự do -> Câu 1 vẫn khẳng định tư thế ung dung, đàng hoàng.
- Câu 2 như gợi 1 nét cười – Nhịp thơ thay đổi từ 4/3 -> 3/4 : Vào tù là trạm nghỉ chân, là nơi rèn luyện ý chí cáh mạng
 2 câu đầu: Giới thiệu người tù là con người hào kiệt, phong lưu - Bị tù đày vẫn bình tĩnh, lạc quan, cứng cỏi.
2. Hai câu thực
Đã/khách không nhà/trong bốn biển 
Lại người có tội/giữa năm châu 
NT
đối
- Tác giả tự nhận mình là người tự do đi khắp thế gian rộng lớn.
- Tiếp nối t/c người tăng, cứng cỏi.
- Bị TD pháp kết án tử hình vắng mặt 19/12
+ Ông bị coi là 1 tội nhân, bị truy lùng gắt gao.
+ PBC xem mình là người có tội với dân với nước -> Đó lá nỗi đau lớn của người anh hùng cứu nước.
3. Hai câu luận:
Bủa tay/ôm chặt/bồ kinh tế 
Mở rộng/cười tan/cuộc oán thù 
Đối từ Hán Việt
->khoa trương 
- Bủa tay (giơ tay): Mở rộng vòng tay ôm lấy.
- Kinh tế: Trị nước, cứu đời
- Phép đối sử dụng chặt chẽ, rất chỉnh.
- Giọng điệu trở lại hào khí, đầy hoài bão to lớn, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ.
* Tóm lại: Cách nói khoa trương gây ấn tượng mạch => cách nói quen thuộc của các nhà nho, nhà thơ trung đại.
4. Hai câu kết:
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp 
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
Nhịp 4/3
 -> Điệp từ
=> Khẳng định ý chí hiên ngang, coi thường tù ngục, coi thường cái chết, niềm tin vào tương lai, vào sự nghiệp của người anh hùng trong nhà tù.
- Điệp từ “ Còn”: Làm cho ý thơ thêm đanh thép chắc nịch.
- C8: Là 1 câu cảm thán vang lên dõng dạc, dứt khoát.
=> Kết thúc bài thơ như 1 lời tâm niệm rất đỗi kiện trung.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: 
Phép đối chặt chẽ, điệp từ, dùng những từ ngữ Hán - Việt
2. Nội dung:
 Bức chân dung tự hoạ về nhà thơ - Người lãnh tụ ý nghĩa, cách mạng trong nhà tù kiên cường, bất khuất, lạc quan tin tưởng vào tương lai, vào bản thân, vào sự nghiệp.
* Ghi nhớ: sgk/ 148
Hoạt động 3: Luyện tập
- Nhắc lại kết cấu thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Nhận dạng thể thơ trong bài thơ về số câu, số chữ, cách gieo vần.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống, khái quát giá trị Nghệ thuật - Nội dung của bài thơ.
- Đọc lại ghi nhớ SGK trang 148
5. HDVN
- Học thuộc lòng bài thơ và bài phân tích
- Chuẩn bị bài: Đập đá ở Côn Lôn 
Ngày soạn: ../../2014.
Ngày giảng 8A: T..././ .... /2014 
8B: T..././..... /2014 
Tiết 58 - Văn bản: 
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
 - Phan Châu Trinh -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX.
- Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàn của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B:
2. Kiểm tra:
- Đọc thuộc lòng bài thơ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
- Phân tích ý chí, tư thế hiên ngang của người chiến sĩ CM trong lao tù? 
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Khái quát vai trò, vị trí của cụ Phan Châu Trinh trong lịch sử CM VN - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- Giáo viên yêu cầu đọc và đọc mẫu một lượt
- Gọi 2 học sinh đọc bài
- Đọc các CT SGK trang 148
- Nêu vài nét khái quát về Phan Chu Trinh ?
- Văn bản đập đá ở côn lôn được sáng tác vào năm nào?
- HD HS tìm hiểu từ khó sgk
- Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
- Đọc 4 câu thơ đầu? nêu ý lớn phần mở đầu?
- Câu thơ mở đầu có ý nhĩa như thế nào?
- Thế đứng của 1 người đang làm phận sự của kẻ anh hùng - Làm trai 
GV lấy dẫn chứng:
+ Nguyễn Đình Chiểu;
Làm trai trong cõi thế gian
Phò đời, giúp nước, phơi gan anh hào
+ Nguyễn Công Trứ: 
Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
+ Phan Bội Châu: Đã sinh làm trai cũng phải khác đời! 
- Em hiểu như thế nào về ý thơ đứng gữa đất Côn Lôn?
- Công việc đập đá - LĐ khổ sai được tác giả miêu tả ntn? Em hình dung cảnh thực?
- 4 câu thơ mang ý nghĩa gì?
Khắc hoạ hình ảnh người tù?
- Đọc 4 câu thơ cuối và nhận xét về giọng điệu? (Tác giả chuyển sang tự bộc bạch tạo sự sâu lắng của cảm xúc, tâm hồn).
- “Tháng ngày - mưa nắng” thể hiện ý nghĩa gì? “Thân sành sỏi”, “dạ sắt son” ?
- Phép đối được sử dụng trong 2 câu thơ có tác dụng gì?
Dẫn chứng:
“Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”
- Em hiểu ý 2 câu thơ này ntn? Cách kết thúc bài thơ này có phần khác với bài cảm tác của PBC không?
- Những kẻ vá trời” muốn nhắc đến nhân vật nào?
( Nhiệm vụ nữ oa vá trời - T. thoại TQ, biểu tượng cho sức mạnh thay trời đất)
- Nêu giá trị đặc sắc về Nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc văn bản
- Giọng đọc phấn chấn, tự tin.
- Chú ý nhịp thơ: 4/3 và 2/2/3
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả: 
- Phan Châu Trinh (1872 - 1926) đỗ Phó bảng ra làm quan thời gian ngắn -> bỏ quan chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước.
- Hoạt động cứu nước: Đa dạng, phong phú cùng với những sáng tác văn chương góp phần dấy lên phong trào cách mạng sôi nổi, bước tiến của văn học yêu nước đầu thế kỷ XX
b. Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác năm 1908, Viết bằng chữ nôm -> Viết trong thời gian Phan Châu Trinh bị đầy ra Côn Đảo, bị bắt lao động khổ sai đập đá. 
c. Từ khó: sgk/149
- Đập đá: Hình thức lao động nặng nhọc ở Côn Đảo.
3. Bố cục
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Bố cục: 2 phần
+ 4 câu thơ đầu: 
+ 4 câu còn lại:
II. Phân tích văn bản:
1. Bốn câu đầu: Công việc đập đá ở Côn Lôn và khí phách người anh hùng làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
-> Gợi lên 1 thế đứng của con nguời giữa đất trời, lòng kiêu hãnh của người có chí lớn.
- Đứng giữa sóng gió biển cả, hiên ngang đạp lên gian khổ, vượt lên cái chết không sợ hãi.
=> Câu thơ toát lên vẻ đẹp cao cả, hào hùng, con người vụt lớn lên ngang tầm vũ trụ.
Lừng lẫy làm cho lở núi non B.P Khoa 
 trương h/a
Xách búa/đánh tan/năm.. bảy đống thực t. trưng 
Ra tay/ đập bể/mấy trăm hòn NT đối 
- Dùng tay, sức lực đập đá thành hòn, đống
Công việc nặng nhọc, vất vả chỉ dành cho tù khổ sai ở Côn Đảo
 * ý nghĩa:
- Tinh thần: Dám đương đầu, vượt lên chiến thắng thử thách, gian khổ
- Với hoạt động quả quyết, mạnh mẽ, sức mạnh ghê gớm, thần kỳ “cỏ núi non”
=> 4 câu thơ đã dựng lên bức tượng đài uy nghi về những tù nhân Côn Đảo, những anh hùng cứu nước giữa trốn địa ngục trần gian, với khí phách hiên ngang, lần lượt giữa đất trời.
2. Bốn câu thơ cuối
Tháng ngày/bao quản/ thân sành sỏi (NT đối)
Mưa nắng/càng bền/dạ sắt son ( ẩn dụ)
-“Thân sành sỏi”:Tự thấy dày dặn phong trần.
- “Dạ sắt son”: Tinh thần cứng cỏi không sờn lòng đổi chí
=> NT: đối lập giữa thời gian và công việc và khó khăn, thời tiết, giữa vật chất và tinh thần, sẵn sàng tiếp nhận - vượt qua
+ 2 câu kết:
Những kể vá trời khi lỡ bước 
 Gian nan chi kể việc con con! 
-> Tự đề cao vai trò bản thân cũng như sự nghiệp CM của mình, bị kẻ thù giam cầm thử thách mà PCT đang phải chịu đựng chỉ là “Việc con con” không đáng kể gì 
-> Cách kết thúc gần gũi với bài cảm tác đều là câu cảm thán với thái độ thách thức, ngạo nghễ.
III. Tổng kết
- Nghệ thuật: Khoa trương, đối, hình ảnh
- Nội dung : Khắc hoạ thành công chân dung PCT với khí phách hiên ngang, bất khuất của người tù cách mạng.
* Ghi nhớ : Sgk / T150
Hoạt động 3 : Luyện tập
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của bài thơ.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố 
- Giáo viên hệ thống khái quát nội dung cần nắm vững.
5. HDVN
- Đọc thêm thơ văn Phan Châu Trinh
- Chuẩn bị bài: Ôn luyện về dấu câu
Ngày soạn: ../../2014.
Ngày giảng 8A: T..././ .... /2014 
8B: T..././..... /2014 
Tiết 59- Tiếng Việt: 
ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
- Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
- Nhận biết và sửa chữa các lỗi về dấu câu.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập 
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B:
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu cảu bài 
Hoạt động 2: Ôn tập
I. Bài học.
1. Tổng kết về dấu câu
STT
Dấu câu
Công dụng
1
Dấu chấm
- Dùng để kết thúc câu trần thuật.
2
Dấu chấm hỏi
- Dùng để kết thúc câu nghi vấn.
3
Dấu chấm than
- Dùng để kết thúc câu cầu khiến hay câu cảm thán.
4
Dấu phẩy
- Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ của câu với CN - VN, giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu, giữa một từ ngữ với một bộ phận chú thích của nó, giữa các vế trong câu ghép. 
5
Dấu chấm lửng
- Dùng để biểu thị bộ phận chưa được liệt kê hết
- Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước, dí dỏm.
6
Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
7
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Biểu thị sự liệt kê.
- Nối các từ nằm trong 1 liên danh
8
Dấu ngoặc đơn
- Dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.
9
Dấu hai chấm
- Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.
- Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại
10
Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
- Đánh dấu từ ngữ hàm ý mỉa mai, châm biếm
- Đánh dấi tên tác phẩm, báo, tạp chí ... dẫn trong câu văn
Gọi từng HS đọc bài tập và trả lời
Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HDHS thực hiện
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HDHS thực hiện
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu 
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
- Dùng dấu chấm sau “xúc động” để tách thành 2 câu.
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
- Thay dấu chấm bằng dấu phẩy.
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
- Dùng dấu phẩy để tách các bộ phận trong câu ( sau các từ: Cam, quýt, bưởi, xoài).
4. Lẫn lộn công dụng của dấu câu.
- Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu 1 là sai -> đây là câu trần thuật nên đặt dấu chấm
- Dấu chấm đặt ở cuối câu 2 là sai -> đây là nghi vấn nên đặt dấu chấm hỏi
Ghi nhớ : Sgk T151
B. Luyện tập
1. Bài tập 1 sgk/152
 Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít, tỏ ra dáng bộ vui mừng.
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội.
Cái Tý, thằng Dần cùng vỗ tay reo:
- A ! Thầy đã về ! A ! Thầy đã về !...
 Mặc kệ chúng nó, anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa, nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh lên chiếc chiếu rách. 
 Ngoài đình, mõ đạp chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi như ếch kêu.
 Chị Dậu ôm con ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi:
- Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây này.
2. Bài tập 2 sgk/152
a. Sao mãi tới giờ anh mới về ? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.
b. Từ xưa, trong cuộc sốn lao động sản xuất 
Câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”.
Hoạt động 4 : Củng cố, HDVN
4. Củng cố 
- GV hệ thống, khái quát 10 loại dấu câu đã bằng câu hỏi và bài tập.
- Tiếp tục ôn tập kỹ các dấu câu -> vận dụng hoàn thiện các bài tập
5. HDVN
- Ôn tập toàn bộ kiến thức về tiếng Việt -> Kiểm tra 1 tiết
- Chuẩn bị bài : Ôn tập tiếng Việt
Ngày soạn: ../../2014.
Ngày giảng 8A: T..././ .... /2014 
8B: T..././..... /2014 
Tiết 60- Tiếng Việt: 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Vận dụng thuận thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
- Từ vựng: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường ngữ, từ tượng thanh và từ tượng hình, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, các biện pháp tu từ từ vựng.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ 
 - GV:
+ Nội dung bài học.
+ Bảng phụ
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
8A:
8B:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài 
Hoạt động 2: Ôn tập
- Thế nào là 1 từ ngữ có nghĩa rộng và 1 từ ngữ có nghĩa hẹp? Cho ví dụ.
- Chú ý: tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối vì nó phụ thuộc vào phạm vi nghĩa của từ.
VD: Cây cỏ hoa ứng với loài thực vật do đó nghĩa của từ thực vật rộng hơn cây, cỏ, hoa và nghĩa của 3 từ cây, cỏ, hoa rộng hơn nghĩa của các từ: cây dừa, cỏ gà, hoa cúc.
- Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ.
- Phân biệt cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ với trường từ vựng.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? Cho VD.
- Tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh.
- Thế nào là từ ngữ địa phương? Cho VD.
- Thế nào là biệt ngữ xã hội ? Cho ví dụ 
- Nói quá là gì ? Cho ví dụ.
- Nói giảm, nói tránh là gì? Cho ví dụ.
- Trợ từ là gì? Cho ví dụ.
VD: đừng nói người khác, chính anh cũng lười làm bài tập 
- Thán từ là gì ? Cho ví dụ.
VD: Dạ, em đang học bài.
- Chú ý: thán từ thông thường đứng đầu câu, có khi tách thành một câu đặc biệt.
- Tình thái từ là gì ? Cho ví dụ.
VD: Anh đọc xong cuốn sách rồi à?
- Có thể sử dụng tình thái từ tuỳ tiện được không
- Câu ghép là gì? Cho ví dụ.
- Cho biết quan hệ về ý nghĩa trong những câu ghép.
Hoạt động 3:
- Điền những từ ngữ thích hợp vào ô trống theo sơ đồ SGK 
- Giải thích những từ ngữ nghĩa hẹp trong sơ đồ trên
* Lưu ý: Khi giải thích nghĩa của những từ ngữ hẹp hơn so với 1 từ ngữ khác, ta thấy phải xác định được từ ngữ có nghĩa rộng hơn.
- Trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung.
- Tìm trong ca dao Việt nam 2 ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm, nói tránh.
- Viết hai câu có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình.
- Đọc đoạn trích và xác định câu ghép trong đoạn trích.
- Nếu tách thành câu đơn được không
- Nếu tách có làm thay đổi ý diễn đạt không.
- Xác định câu ghép và cách nối các câu ghép.
I. Củng cố lí thuyết
1. Từ vựng
a. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- 1 từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
VD: Cây rộng hơn cây cam, cây chuối
- 1 từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bào hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
Vd: cá thu hẹp hơn cá.
b. Trường từ vựng
- Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
VD: Phương tiện giao thông: tàu, xe, thuyền, máy bay ...
- Vũ khí: súng, gươm, lựu đạn ...
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ nói về mối quan hệ bao hàm nhau trong các từ ngữ có cùng từ loại
+ VD: Thực vật (DT): cây, cỏ, hoa (DT)
Trường từ vựng tập hợp các từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa nhưng có thể khác nhau về từ loại
VD: trường từ vựng người 
Chức vụ: Bộ trưởng, giám đốc. DT
Phẩm chất trí tuệ: thông minh, ngu đần TT
c. Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Từ tượng hình: từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động trạng thái của sự vật
VD: lom khom, ngất ngưởng
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh.
- Tác dụng: có giá trị gợi tả và biểu cảm cao thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự 
d. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
VD: Bắc bộ: ngô, quả dứa, vào ...
 Nam bộ: bắp, trái thơm, vô ...
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. VD: tầng lớp học sinh, sinh viên: ngỗng (2), gậy (1) - tầng lớp vua chúa ngày xưa: trẫm, khanh...
e. Một số biện pháp tu từ từ vựng
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm
VD: Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan
- Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: Chị ấy không còn trẻ lắm
2. Ngữ pháp
a. Một số từ loại
* Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ khác trong câu dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu
VD: ngay, chính, có, những, đích, mỗi, đích thị ...
* Thán từ: là những từ dùng làm dấu hiệu bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để hỏi gọi đáp. VD: A, ái, ôi, trời ôi, than ôi, hỡi, này, vâng, dạ, ừ.
* Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
VD; à, ư, hả, chăng, đi, vào, với, thay, ạ, cơ, nhé, nhỉ, mà.
- Không sử dụng được tuỳ tiện vì:
+ Phải chú ý đến quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội và tình cảm đối với người nghe, đọc.
b. Các loại câu ghép
- Câu ghép là câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.
VD: Vì trời mưa nên đường ướt.
- Quan hệ nhân quả thường dùng cặp QHT: vì-nên, do-nên, tại -nên...
- Quan hệ giả thiết-kết quả: nếu-thì, giá-thì, hễ-thì
- Quan hệ tương phản: Tuy-nhưng, dẫu-nhưng, dù-vẫn, mặc dù vẫn
- Quan hệ mục đích: để, cho
- Quan hệ bổ sung, đồng thời: và
- Quan hệ nối tiếp: rồi
- Quan hệ lựa chọn: hay
III. Luyện tập
1. Bài tập 1 Dựa vào kiến thức văn học dân gian và cấp độ khái quát của từ ngữ, điền vào sơ đồ sgk trang 157.
Truyện dân gian
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truỵện ngụ ngôn
Truỵện cười
- Truyền thuyết: truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.
- Truyện cổ tích: Truyện DG kể về cuộc đời, số phận của một số nhân vật quen thuộc ( người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người con, người dũng sĩ...) có nhiều chi tiết kì ảo.
- Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió truyện con người.
- Truyện cười: Truyện DG dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán đả kích.
- Từ ngữ chung: Truyện DG-từ ngữ có nghĩa rộng hơn (cấp độ khái quát cao hơn)
- Lỗ mũi 18 gánh bông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho
- ước gì sông hẹp một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
- HS viết đoạn văn
- Có thể dùng 1 số từ bệ vệ, chót vót, lênh khênh, ngoằn nghèo, thướt tha, í ới, oang oang, loảng xoảng, lõm bõm, tí tách, róc rách.
2. Bài tập 2: Tìm trong ca dao 2 ví dụ về BPTT nói quá:
- Bao giờ trạch đẻ n

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_8_tuan_15.doc